Nội dung toàn văn Quyết định 1114/QĐ-UBND thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1114/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 05 tháng 05 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH KHÁNH HÒA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 30/01/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 444/SKHĐT-TH ngày 21/3/2014 và đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 705/STP-KSTTHC ngày 18/4/2014;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính ban hành mới lĩnh vực viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI LĨNH VỰC VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày 05/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa)
Phần I:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục |
Lĩnh vực viện trợ phi Chính phủ nước ngoài | |
| TTHC ban hành mới |
01 | Tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài |
Phần II:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. Thủ tục tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài
1. Cách thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua hệ thống bưu chính đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật (được nêu rõ trong mục 3 của phần này).
- Bước 2: Nộp hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Khu liên cơ số 01 Trần Phú - Nha Trang; thời gian nộp hồ sơ từ thứ 2 cho đến thứ 6 hàng tuần và sáng thứ 7 trong giờ hành chính.
Trong trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu điện; đề nghị ghi rõ địa chỉ cần gửi trả hồ sơ trong trường hợp phải bổ sung hoặc đã xử lý xong.
- Bước 3: Nhận giấy biên nhận, kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả từ thứ 2 cho đến thứ 6 hàng tuần và sáng thứ 7 trong giờ hành chính.
3. Số lượng và thành phần hồ sơ:
3.1. Số lượng bộ hồ sơ:
Số lượng hồ sơ khoản viện trợ PCPNN được lập thành 08 bộ tài liệu, trong đó có ít nhất 01 bộ tài liệu gốc.
3.2. Thành phần bộ hồ sơ:
Chủ khoản viện trợ PCPNN chịu trách nhiệm phối hợp với Bên tài trợ tổ chức xây dựng văn kiện chương trình, dự án hoặc hồ sơ khoản viện trợ phi dự án, đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 9 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ. Chủ khoản viện trợ có văn bản chính thức đề nghị Cơ quan chủ quản tiến hành thủ tục trình duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ PCPNN.
Kết cấu văn kiện chương trình, dự án phải được xây dựng theo mẫu Phụ lục 1a, 1b, 1c của Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (kèm theo trong phụ lục).
3.2.1. Đối với văn kiện chương trình, dự án PCPNN gồm có:
- Văn bản đề nghị phê duyệt của chủ khoản viện trợ PCPNN.
- Văn bản của bên tài trợ thống nhất với nội dung khoản viện trợ PCPNN và thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ PCPNN đó. Về hàng hóa viện trợ đã qua sử dụng thì bên tài trợ phải có văn bản xác nhận hàng hóa đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 93/2009/NĐ-CP.
- Dự thảo văn kiện chương trình, dự án (bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) và dự thảo Thỏa thuận viện trợ PCPNN cụ thể (nếu được yêu cầu để ký kết thay văn kiện chương trình, dự án sau này).
Trường hợp dự án đầu tư sử dụng vốn viện trợ PCPNN thì nội dung dự án phải được xây dựng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng công trình, bổ sung thêm lý do sử dụng vốn viện trợ PCPNN.
- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
3.2.2. Hồ sơ khoản viện trợ phi dự án bao gồm các văn bản chủ yếu sau đây:
- Văn bản đề nghị trình phê duyệt của cơ quan chủ khoản viện trợ có thể hiện các nội dung chủ yếu:
+ Trị giá của khoản viện trợ phi dự án.
+ Tính phù hợp của khoản viện trợ phi dự án với định hướng, kế hoạch dài hạn phát triển, nhu cầu cụ thể của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN.
+ Phương thức tổ chức thực hiện và cơ chế phối hợp trong quá trình thực hiện.
+ Khả năng đóng góp của địa phương, đặc biệt là nguồn vốn đối ứng để tiếp nhận và sử dụng viện trợ phi dự án.
- Văn bản của Bên tài trợ thông báo hoặc cam kết xem xét tài trợ cho khoản viện trợ phi dự án đó. Đối với khoản hàng hóa đã qua sử dụng thì bên tài trợ phải có văn bản xác nhận khoản hàng hóa đó còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới.
- Các văn bản ghi nhớ với Bên tài trợ; những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác đối với khoản viện trợ của bên tài trợ; nghĩa vụ và cam kết của bên tiếp nhận; dự thảo danh mục các khoản viện trợ phi dự án.
- Bản sao Giấy đăng ký hoạt động hoặc bản sao giấy tờ hợp pháp về tư cách pháp nhân của bên tài trợ. Các bản sao cần được hợp pháp hóa lãnh sự để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.
3.2.3. Đối với khoản viện trợ phi dự án là các phương tiện đã qua sử dụng thì ngoài các văn bản đã quy định trên, cần có các văn bản sau:
- Bản đăng ký hoặc Giấy chứng nhận sở hữu phương tiện của bên tài trợ;
- Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của nước bên tài trợ. Trong trường hợp có phương tiện tạm nhập tái xuất thì cần có Giấy chứng nhận đăng kiểm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
- Văn bản giám định phương tiện vận tải còn hơn 80% so với giá trị sử dụng mới do tổ chức giám định có thẩm quyền của nước Bên tài trợ xác nhận.
4. Thời hạn giải quyết:
Thời gian thẩm định đối với các khoản viện trợ PCPNN là không quá 20 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong đó:
Thời gian đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thời hạn các cơ quan liên quan trả lời ý kiến thẩm định bằng văn bản: Không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan chủ trì thẩm định phát hành văn bản lấy ý kiến gửi các cơ quan liên quan. Sau thời hạn trên, cơ quan nào không có ý kiến bằng văn bản thì được xem là đồng ý với nội dung hồ sơ gửi lấy ý kiến, quá trình thực hiện có vướng mắc liên quan thì đơn vị nói trên chịu trách nhiệm.
Thời hạn chuẩn bị cho Hội nghị thẩm định không quá 2 ngày làm việc; thời hạn chuẩn bị báo cáo thẩm định và biên bản hội nghị thẩm định không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức Hội nghị thẩm định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các đơn vị thực hiện công tác viện trợ và tiếp nhận viện trợ PCPNN
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
7. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Phê duyệt các khoản viện trợ PCPNN
8. Yêu cầu, điều kiện: không
9. Lệ phí: không có
10. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Thông tư 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thi hành Nghị định 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.
- Quyết định 02/2013/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 về ban hành quy định về vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
PHỤ LỤC 1A
NỘI DUNG VĂN KIỆN
DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
(Tên dự án)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Mã ngành dự án[1]: …………….. Mã số dự án2:………………
3. Tên nhà tài trợ:
4. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
5. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
6. Chủ dự án3:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
7. Thời gian dự kiến thực hiện dự án4:
8. Địa điểm thực hiện dự án (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):
9. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………….nguyên tệ, tương đương……………. USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
b) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD
10. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của dự án
Khái quát mục tiêu và các kết quả của dự án
Chủ Dự án ký tên và đóng dấu | Ngày tháng năm |
NỘI DUNG DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
I. Căn cứ hình thành dự án
1. Cơ sở pháp lý của dự án
a) Quyết định phê duyệt Dự án của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ PCPNN
b) Quyết định của Cơ quan chủ quản về chủ dự án
c) Các văn bản pháp lý liên quan khác.
2. Bối cảnh của dự án
a) Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của dự án trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).
b) Nêu các chương trình, dự án tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
3. Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ dự án.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án.
II. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
1. Mô tả tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
3. Nêu các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
III. Mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu dài hạn
Mô tả hiệu quả, những lợi ích lâu dài mà dự án đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các nhóm đối tượng liên quan.
2. Mục tiêu ngắn hạn
Mô tả đích mà dự án cần đạt được khi kết thúc để đáp ứng nhu cầu trực tiếp của đối tượng thụ hưởng, từ đó hỗ trợ đạt được mục tiêu dài hạn.
IV. Các kết quả chủ yếu của dự án
Xác định rõ các kết quả cuối cùng của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó
V. Những cấu phần và hoạt động của dự án
Mô tả chi tiết kế hoạch thực hiện các cấu phần hoặc tiểu dự án (nếu có) và hoạt động tương ứng của dự án theo các nội dung sau:
- Mục đích
- Các kết quả dự kiến
- Tổ chức thực hiện
- Thời gian bắt đầu và kết thúc
- Dự kiến nguồn lực
VI. Ngân sách dự án
1. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
a) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại:….nguyên tệ, tương đương…. USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
b) Vốn đối ứng:…………...VND tương đương với…………….. USD
Trong đó: | - Hiện vật: tương đương……….. VND |
- Tiền mặt:………VND |
Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số các hình thức sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát………VND (... %) tổng vốn đối ứng
(trong đó: vốn NS trung ương ….... %, vốn NS địa phương….... %)
- Vốn của cơ quan chủ quản…………VND (... %) tổng vốn đối ứng
- Vốn tự cân đối của chủ dự án………VND (... %) tổng vốn đối ứng
- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có)….....VND (... %) tổng vốn đối ứng.
2. Cơ cấu vốn theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế), đào tạo (trong nước, nước ngoài); thiết bị và vật tư (trong nước, nhập khẩu), kinh phí tạo lập các quỹ triển khai hoạt động trong dự án (nếu có), các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá dự án, kiểm toán dự án và các chi phí khác.
VII. Các quy định về quản lý tài chính của dự án
1. Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng…)
2. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán
3. Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản…)
4. Kiểm toán dự án
VIII. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Cơ cấu tổ chức
a) Mô hình tổ chức quản lý dự án theo thỏa thuận với nhà tài trợ
b) Hoạt động của Ban quản lý dự án tuân theo quy định tại Thông tư số …/2010/TT-BKH ngày ……..về Hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
2. Cơ chế phối hợp
a) Phối hợp giữa cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án (ban quản lý tiểu dự án)
b) Phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực hiện dự án với nhà tài trợ và các cơ quan khác trong quá trình thực hiện dự án.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án sẽ được giao thực hiện dự án.
IX. Theo dõi và đánh giá dự án
1. Xây dựng chi tiết kế hoạch theo dõi thực hiện dự án trên các mặt:
a) Thực hiện dự án
b) Quản lý dự án
c) Xử lý, phản hồi thông tin theo dõi
2. Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện dự án
a) Đánh giá ban đầu
b) Đánh giá giữa kỳ
c) Đánh giá kết thúc
3. Chế độ kiểm tra, báo cáo của dự án
4. Cơ chế báo cáo
Tuân theo quy định tại Thông tư số …/2010/TT-BKH ngày về Hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
X. Tác động của dự án
1. Phân tích tác động của dự án đối với đối tượng thụ hưởng (trực tiếp, gián tiếp)
Nêu rõ những lợi ích đối với các đối tượng thụ hưởng sau khi dự án kết thúc (bằng định tính và định lượng).
2. Phân tích các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của dự án sau khi kết thúc
a) Mô tả tác động kinh tế - xã hội của dự án: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng....
b) Mô tả những tác động môi trường của dự án
3. Tác động giới
XI. Rủi ro
Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và nêu các biện pháp để khắc phục rủi ro.
XII. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc
Đánh giá tính bền vững của dự án trên các phương diện:
1. Bền vững về kết quả: kết quả của dự án được duy trì và phát triển sau khi dự án kết thúc.
2. Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của dự án được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi dự án kết thúc.
3. Bền vững về tài chính: sau khi hết tài trợ, các hoạt động của dự án có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.
4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện dự án được bảo tồn sau khi dự án kết thúc.
_________________________________________________________________
Văn kiện dự án có thể kèm theo một số phụ lục sau:
1. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện dự án
2. Khung logic của dự án
3. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
4. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách dự án
5. Ảnh minh họa
6. Bản đồ
7. Các tài liệu có liên quan khác.
PHỤ LỤC 1B
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
(Tên dự án)
(Tên cơ quan chủ quản)
(Tên đơn vị đề xuất dự án)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
11. Tên dự án:
12. Mã ngành dự án5:
13. Tên nhà tài trợ:
14. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
15. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
16. Đơn vị đề xuất dự án:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
17. Chủ dự án dự kiến:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
18. Thời gian dự kiến thực hiện dự án6:
19. Địa điểm thực hiện dự án:
20. Tổng vốn của dự án: …………..USD
Trong đó:
c) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………….nguyên tệ, tương đương……………. USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện dự án)
d) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD
Đại diện Chủ dự án ký tên và đóng dấu | Ngày tháng năm |
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
5. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án
1. Mô tả tóm tắt quy hoạch, kế hoạch phát triển của đơn vị thụ hưởng (cơ quan, ngành, lĩnh vực) liên quan đến nội dung của dự án và sự cần thiết, vai trò, vị trí của dự án trong quy hoạch, kế hoạch đó.
2. Khái quát các chương trình, dự án khác đã và đang thực hiện bằng những nguồn vốn khác nhau nhằm mục đích hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan của đơn vị đề xuất dự án.
3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vi của dự án đề xuất.
4. Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án đề xuất.
6. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
7. Các mục tiêu của dự án
1. Mục tiêu dài hạn
2. Mục tiêu ngắn hạn
8. Các kết quả chủ yếu của dự án
Kết quả dự kiến đạt được của dự án và các chỉ số đo lường các kết quả đó (theo từng cấu phần, hạng mục nếu có).
9. Cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu và dự kiến phân bổ nguồn lực của dự án
Mô tả tóm tắt các cấu phần, hạng mục, hoạt động chủ yếu theo từng kết quả dự kiến của dự án (trong đó nêu rõ từng kết quả theo từng cấu phần, hạng mục) và nguồn lực dự kiến tương ứng.
10. Cơ chế tài chính trong nước đối với dự án
1. Đối với vốn viện trợ PCPNN:
e) Vốn viện trợ PCPNN:…………nguyên tệ, tương đương………...USD
2. Đối với vốn đối ứng
Vốn đối ứng:…………. VND
Trong đó: | - Hiện vật: tương đương ……... VND | Tiền mặt:………VND |
Nguồn vốn đối ứng được huy động theo một hoặc một số hình thức sau:
f) Vốn ngân sách trung ương cấp phát…………..VND (…%) tổng vốn đối ứng
g) Vốn khác (nêu rõ nguồn vốn): ………………VND (…%) tổng vốn đối ứng
11. Tổ chức quản lý thực hiện dự án
1. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án.
2. Khái quát cơ chế làm việc, quan hệ giữa các cơ quan: cơ quan chủ quản, chủ dự án, Ban quản lý dự án, các nhà thầu, nhà tài trợ và các bên tham gia khác để thực hiện và quản lý dự án.
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ dự án dự kiến sẽ được giao thực hiện dự án, bao gồm cả năng lực tài chính.
12. Phương án xây dựng và công nghệ dự kiến để thực hiện dự án
13. Phân tích sơ bộ tính khả thi của dự án (về kinh tế, tài chính, công nghệ, năng lực tổ chức thực hiện)
14. Phân tích sơ bộ hiệu quả dự án
1. Đánh giá hiệu quả trực tiếp đối với đơn vị thực hiện.
2. Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và môi trường đối với ngành, lĩnh vực và địa phương.
3. Đánh giá tính bền vững của dự án sau khi kết thúc.
_________________________________________________________________
Văn kiện dự án có thể kèm theo một số phụ lục sau:
8. Các hồ sơ theo quy định của Luật xây dựng (nếu là Dự án đầu tư xây dựng công trình)
9. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện dự án
10. Khung logic của dự án
11. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
12. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách dự án
13. Ảnh minh họa
14. Bản đồ
15. Các tài liệu có liên quan khác.
PHỤ LỤC 1C
NỘI DUNG VĂN KIỆN
CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN7
(Tên chương trình)
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH
21. Tên chương trình:
22. Mã ngành chương trình8:…………… Mã số chương trình9:……….
23. Tên nhà tài trợ:
24. Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
25. Cơ quan chủ quản:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
26. Chủ chương trình:
a) Địa chỉ liên lạc:………… b) Số điện thoại/Fax:……………
27. Thời gian dự kiến thực hiện chương trình10:
28. Địa điểm thực hiện chương trình (ghi rõ tới cấp huyện, nếu có thể áp dụng được):
29. Tổng vốn của chương trình: …………..USD
h) Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………….nguyên tệ, tương đương……………. USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình)
i) Vốn đối ứng:
- Tiền mặt: …………...VND tương đương với…………….. USD
- Hiện vật: tương đương …………...VND tương đương với…………….. USD
30. Mục tiêu và kết quả chủ yếu của chương trình
Khái quát mục tiêu và kết quả của chương trình.
Chủ Chương trình ký tên và đóng dấu | Ngày tháng năm |
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG VỐN VIỆN TRỢ PCPNN
15. Căn cứ hình thành chương trình
d. Cơ sở pháp lý
a) Quyết định của Cơ quan phê duyệt khoản viện trợ
b) Quyết định của cơ quan chủ quản về chủ chương trình
c) Các văn bản pháp lý liên quan
e. Bối cảnh của chương trình
a) Mô tả chi tiết vai trò, vị trí và sự cần thiết của chương trình trong khung khổ quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn của lĩnh vực có liên quan và của đơn vị thụ hưởng viện trợ PCPNN (cơ quan, ngành, lĩnh vực, địa phương).
b) Nêu các chương trình tương tự đã và đang thực hiện trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan chủ quản và các chương trình, dự án đã được tiếp nhận trong cùng một lĩnh vực để tránh trùng lặp và đảm bảo sự phối hợp, chia sẻ kết quả giữa các chương trình, dự án với nhau nhằm phát huy hiệu quả tối đa.
f) Các vấn đề sẽ được giải quyết trong khuôn khổ chương trình.
g) Nêu rõ những đối tượng thụ hưởng trực tiếp của chương trình.
16. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ
1. Tính phù hợp của mục tiêu chương trình với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ.
3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam.
17. Mục tiêu của chương trình
1. Mục tiêu tổng thể
Mô tả hiệu quả, những lợi ích lâu dài mà chương trình đóng góp vào sự phát triển của xã hội, ngành, lĩnh vực, địa phương và các nhóm đối tượng liên quan.
2. Mục tiêu thành phần
Mô tả các mục tiêu thành phần cần đạt được để hỗ trợ đạt được mục tiêu tổng thể của chương trình.
18. Các kết quả chủ yếu của chương trình
Xác định rõ các kết quả cuối cùng của chương trình và các chỉ số đo lường các kết quả đó.
19. Các dự án thành phần hoặc cấu phần và hoạt động của chương trình
1. Mô tả các thành phần của chương trình, các dự án thành phần (nếu có) hoặc các cấu phần và các hoạt động tương ứng, gồm:
- Mục đích
- Các kết quả dự kiến
- Tổ chức thực hiện
- Thời gian bắt đầu và kết thúc
- Dự kiến nguồn lực.
2. Mô tả mối quan hệ tương tác giữa các dự án thành phần (nếu có) hoặc các cấu phần của chương trình.
20. Ngân sách chương trình
1. Tổng vốn của chương trình
a) Tổng vốn của cả chương trình:................. USD
Trong đó:
- Vốn viện trợ PCPNN không hoàn lại: …………….nguyên tệ, tương đương……………. USD
(theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Văn kiện chương trình)
- Vốn đối ứng:…………...VND tương đương với…………….. USD
Trong đó: Hiện vật: tương đương……….. VND Tiền mặt:………VND
Nguồn vốn được huy động theo một hoặc một số trong các hình thức sau:
- Vốn ngân sách nhà nước cấp phát…………VND (….. %) tổng vốn đối ứng
(trong đó: vốn NS trung ương …%, Vốn NS địa phương…..%)
- Vốn tín dụng ưu đãi………………VND (….. %) tổng vốn đối ứng
- Vốn của cơ quan chủ quản……………VND (….. %) tổng vốn đối ứng
- Vốn tự cân đối của chủ chương trình……VND (….. %) tổng vốn đối ứng
- Vốn đóng góp của các đối tượng thụ hưởng (nếu có)….VND (….. %) tổng vốn đối ứng.
b) Vốn cho từng thành phần (nếu có) hoặc cấu phần.
2. Cơ cấu vốn của các thành phần chương trình phân theo: dịch vụ tư vấn (ước tính tỷ trọng chuyên gia trong nước/chuyên gia quốc tế); xây lắp; thiết bị và vật tư (trong nước, ngoài nước); đào tạo (trong nước, ngoài nước); các chi phí quản lý; chi phí theo dõi và đánh giá chương trình và các chi phí khác.
21. Các quy định về quản lý tài chính của chương trình
5. Hình thức giải ngân (qua kho bạc, tài khoản đặc biệt hay tài khoản tạm ứng…)
6. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán
7. Trách nhiệm quản lý vốn (mở tài khoản, chủ tài khoản…)
8. Kiểm toán chương trình
22. Tổ chức quản lý thực hiện chương trình
1. Cơ cấu tổ chức
a) Mô hình tổ chức quản lý chương trình theo thỏa thuận với nhà tài trợ
b) Hoạt động của Ban quản lý dự án tuân theo quy định tại Thông tư số …/2010/TT-BKH ngày về Hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
2. Cơ chế phối hợp
a) Phối hợp giữa cơ quan chủ quản, chủ chương trình, các đơn vị thực hiện cấu phần và Ban quản lý chương trình.
b) Phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực hiện chương trình với nhà tài trợ và các cơ quan khác trong quá trình thực hiện chương trình
3. Năng lực tổ chức, quản lý thực hiện của chủ chương trình sẽ được giao thực hiện chương trình, bao gồm cả năng lực tài chính.
23. Theo dõi và đánh giá chương trình
1. Xây dựng chi tiết kế hoạch theo dõi thực hiện chương trình trên các mặt:
a) Thực hiện chương trình
b) Quản lý chương trình
c) Xử lý, phản hồi thông tin theo dõi
2. Xây dựng chi tiết kế hoạch đánh giá tình hình thực hiện chương trình
a) Đánh giá ban đầu
b) Đánh giá giữa kỳ
c) Đánh giá kết thúc
3. Chế độ kiểm tra, báo cáo của chương trình.
Tuân theo quy định tại Thông tư số …/2010/TT-BKH ngày về Hướng dẫn thực hiện Quy chế về quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN ban hành kèm theo Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009
24. Tác động của chương trình
1. Phân tích tác động của chương trình đối với đối tượng thụ hưởng (trực tiếp, gián tiếp)
Nêu rõ những lợi ích đối với các đối tượng thụ hưởng sau khi dự án kết thúc (bằng định tính và định lượng).
2. Phân tích các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của chương trình
a) Mô tả các tác động kinh tế - xã hội của chương trình: xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, nâng cấp cơ sở hạ tầng....
b) Mô tả các tác động môi trường của chương trình
3. Tác động giới.
25. Rủi ro
Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và nêu các biện pháp để khắc phục rủi ro.
26. Đánh giá tính bền vững của chương trình sau khi kết thúc
Đánh giá tính bền vững của chương trình trên các phương diện:
1. Bền vững về kết quả: kết quả của chương trình được duy trì và phát triển sau khi chương trình kết thúc.
2. Bền vững về tổ chức: cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của chương trình được đảm bảo để có thể tiếp tục sau khi chương trình kết thúc.
3. Bền vững về tài chính: sau khi hết tài trợ, các hoạt động của chương trình có thể tự tạo ra kinh phí để tiếp tục các hoạt động cần thiết khác.
4. Bền vững về môi trường: môi trường tự nhiên quanh khu vực thực hiện chương trình được bảo tồn sau khi chương trình kết thúc.
_________________________________________________________________
Văn kiện chương trình có thể có một số phụ lục sau:
16. Đề cương chi tiết cho từng dự án thành phần hoặc cấu phần
17. Danh mục trang thiết bị cung cấp để thực hiện chương trình
18. Khung logic
19. Điều khoản giao việc của các chức danh chủ chốt và dịch vụ tư vấn
20. Các bảng biểu bao gồm cả bảng tổng hợp và chi tiết về ngân sách chương trình
21. Ảnh minh họa
22. Bản đồ
23. Các tài liệu có liên quan khác
[1] Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
2 Mã dự án - Không bắt buộc – có thể do Bên tài trợ quy định.
3 Chủ Dự án chính là Chủ khoản viện trợ
4 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.
5 Mã ngành kinh tế quốc dân của dự án, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
6 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện dự án kể từ ngày dự án có hiệu lực.
7 Áp dụng đối với chương trình, dự án có nhiều cấu phần, đa lĩnh vực và chỉ có một cơ quan chủ quản.
8 Mã ngành kinh tế quốc dân của chương trình, phân theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ).
9 Mã chương trình - không bắt buộc, có thể do Bên tài trợ cung cấp.
10 Xác định số năm hoặc số tháng cần thiết để thực hiện chương trình kể từ ngày chương trình có hiệu lực.