Quyết định 1126/QĐ-UBND

Quyết định 1126/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nội dung toàn văn Quyết định 1126/QĐ-UBND 2015 Phương án ứng phó với bão mạnh siêu bão Yên Bái


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1126/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 25 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NĂM 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ban hành ngày 23/3/2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 113 /TTr-SNN ngày 21 tháng 5 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2015 (có Phương án kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh, Phó CVP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Nguyên

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1126/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

A. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN:

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

Căn cứ Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ban hành ngày 23/3/2000 và Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm;

Căn cứ Công văn số 274/PCLBTW ngày 06/12/2014 của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương về việc rà soát xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão;

Căn cứ kế hoạch, phương án của các địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái về việc xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão.

Căn cứ vào tình hình thời tiết, khí hậu, thuỷ văn trên địa bàn tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên thường xuyên xảy ra những trận sạt lở đất, đá; lũ ống, lũ quét làm thiệt hại đến tính mạng, hoa màu, tài sản của nhân dân và của nhà nước; tình hình thiên tai bão, lụt trong những năm qua có những diễn biến bất thường, các cơn bão xuất hiện sớm, hướng di chuyển không theo qui luật; nhiệt độ tăng, giảm đột ngột; dự báo trong năm 2015 Yên Bái có khả năng bị ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão đặc biệt là ảnh hưởng lớn của hoàn lưu bão mạnh, siêu bão gây mưa lớn kéo dài, giông lốc bất thường, ngập lụt cục bộ.

B. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH, SIÊU BÃO

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Tình hình địa phương

1.1. Tình hình địa hình, thời tiết

Yên Bái là tỉnh miền núi nội địa, có diện tích tự nhiên là 6887,773 km2; là đầu mối giao thông cửa ngõ khu vực Tây bắc.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai, Lai Châu .

- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang.

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Sơn La.

Địa hình của tỉnh phần lớn là rừng núi, độ dốc lớn, nhiều khe suối, có hai con sông chảy qua địa bàn là sông Hồng và sông Chảy, hồ Thác Bà với diện tích 19.200ha, trữ lượng 3 tỷ m3 (mức cao nhất).

Trên địa bàn tỉnh có tuyến đ­ường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường bộ có Quốc Lộ 32, 70, 37; các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, đặc biệt tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai chạy qua địa bàn tỉnh; giao thông đường thủy theo sông Chảy, sông Hồng và hồ Thác Bà.

Thời tiết, khí hậu thuỷ văn trên địa bàn tỉnh được chia thành 3 khu vực:

- Khu vực phía Tây (gồm các huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và TX. Nghĩa Lộ): Mùa mưa lũ bắt đầu vào tháng 4, kết thúc vào tháng 9, mùa khô bắt đầu từ tháng 10, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa: 1210 mm; mùa khô: 162 mm.

- Khu vực phía Đông (gồm các huyện: Văn Yên, Trấn Yên, Yên Bình và TP.Yên Bái ): Mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa: 1400 mm; mùa khô: 300 mm.

- Khu vực núi đá vôi (huyện Lục Yên): Mùa mưa lũ bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa trung bình mùa mưa: 1395 mm; mùa khô: 293 mm.

1.2. Tình hình chung về thiên tai trên địa bàn tỉnh:

Yên Bái là một tỉnh miền núi địa hình phân cắt mạnh, núi cao sườn dốc, hệ thống sông ngòi dày đặc nên thiên tai xảy ra rất phức tạp và bất thường khó dự báo. Nơi nào cũng có thể xảy ra gió xoáy, gió giật kèm theo mưa đá. Về mùa mưa nơi nào cũng có thể xảy ra sạt lở đất, ngoài ra còn có lũ ống, lũ quét gây thiệt hại đáng kể về người tài sản của nhân dân và của nhà nước.

Yên Bái rất ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, những cơn bão đổ bộ vào Việt Nam từ tỉnh Thanh Hóa trở ra thì tỉnh Yên Bái sẽ bị ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão gây mưa to đến rất to. Do mưa to, cường độ mạnh gây ngập úng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... Đó là những đặc trưng lớn nhất và phổ biến nhất về tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chính vì vậy, công tác phòng chống thiên tai của tỉnh thường phải kéo dài do diễn biến thời tiết phức tạp. Trong đó đáng chú ý là lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt.

Về lũ quét và sạt lở đất, đá đây là vấn đề hết sức nan giải đối với tỉnh Yên Bái vì do địa hình là một tỉnh miền núi, núi cao sườn dốc, ít mặt bằng để bố trí dân cư, khoảng trên 70% các hộ dân cư toàn tỉnh đang sinh sống ở các sườn núi, chân đồi núi, ven các ta luy đường; Một bộ phận khá đông thì lại sống ở ven các sông suối, vùng trũng nên khi có mưa to gây lũ quét, sạt lở đất thiệt hại rất lớn về người, tài sản của nhân dân và của nhà nước.

Theo thống kê vài ba chục năm trở lại đây, hầu như năm nào cũng xẩy ra các loại hình thiên tai này và có xu hướng ngày càng tăng. Riêng năm 2005, 2008 là năm xảy ra lũ quét, sạt lở đất ác liệt nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay ở tỉnh Yên Bái, đã gây thiệt hại:

Năm 2005: Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 6, số 7 đã gây ra lũ quét và sạt lở đất làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của các huyện phía Tây của tỉnh: Số người chết và mất tích 76 người ;Về nhà ở: Nhà bị sập đổ hoàn toàn và nhà bị lũ cuốn trôi mất: 375 nhà; thiệt hại về kinh tế khoảng 450 tỷ đồng.

Năm 2008: Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 5 đã gây ra lũ quét, ngập lụt và sạt lở đất làm thiệt hại rất lớn về người và tài sản của các huyện phía Đông của tỉnh: Về người : 42 người chết ; 27 người bị thương ; Tổng diện tích lúa, hoa màu bị ngập, cuốn trôi: 5.437,4 ha; Nhà Sập + trôi nhà hoàn toàn: 320 nhà; các công trình hạ tầng bị hư hỏng rất nặng nề Ước thiệt hại về kinh tế khoảng 438 tỷ đồng.

2. Tình hình lực lượng, phương tiện của LLVT tỉnh liên quan đến nhiệm vụ

Lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái có nhiệm vụ sẵn sàng cơ động (SSCĐ), phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) trên địa bàn là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn (TKCN) của tỉnh Yên Bái. Ban chỉ huy TKCN các cấp từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh đến các đơn vị thường xuyên được củng cố, kiện toàn; tổ chức biên chế lực l­­ượng, phương tiện gọn, nhẹ, cơ động nhanh, đáp ứng kịp thời diễn biến thiên tai xảy ra trên địa bàn. Cơ quan, đơn vị duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ, PCTT. Lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) toàn tỉnh được tổ chức biên chế chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động ở từng địa ph­­ương. Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung hệ thống kế hoạch cứu hộ cứu nạn (CHCN) hàng năm, bảo đảm tính khả thi cao.

Hàng năm các đối tượng được huấn luyện phổ thông ch­­ương trình PCTT và huấn luyện nâng cao lái xuồng TKCN. Tổ chức luyện tập, diễn tập ở các cấp theo kế hoạch của Tỉnh và Quân khu, do vậy trình độ khả năng thực hiện nhiệm vụ trong PCTT và TKCN ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Lực lượng vũ trang tỉnh tổ chức biên chế gồm:

- Ban CHQS các huyện, thị, thành phố; Tổ chức biên chế theo qui định và được trang bị các phương tiện CHCN do Ban chỉ huy PCTT và TKCN của tỉnh cấp; Cấp huyện có 1cDBĐV, 1-2 bDQ cơ động; Cấp xã có 1b DQ cơ động.

- Các đơn vị thường trực: Trung đoàn 121, Trường Quân sự, c20, c27 là các đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ và được trang bị một số phương tiện CHCN, có đủ khả năng chi viện, ứng cứu các tình huống thiên tai, bão lũ, sự cố xảy ra trên địa bàn.

Các đơn vị của Bộ và Quân khu đóng quân trên địa bàn gồm:

- Nhà máy Z183/ Tổng cục CNQP.

- Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái/fKQ 371.

- Sư đoàn 355/QK.

- Trung đoàn 174/ f316/QK.

3. Kết luận tình hình

3.1. Thuận lợi

Thường xuyên có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, chỉ huy các cấp.

Các phương án đã được bổ sung, điều chỉnh và thường xuyên được tổ chức luyện tập.

Có sự phối kết hợp, hiệp đồng chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn.

Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh xác định tốt ý thức, tinh thần trách nhiệm, có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN.

3.2. Khó khăn

Tình hình thời tiết, khí hậu trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, thiên tai, bão lũ luôn tiềm ẩn, bất thường, khó lường.

Địa bàn tỉnh rộng, địa hình phức tạp dễ bị cô lập đặc biệt là vào mùa mưa lũ.

Phương tiện Cứu hộ - Cứu nạn còn thiếu và chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ.

3.3. Quyết tâm của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh

Với tổ chức biên chế trang bị của LLVT tỉnh, các đơn vị đứng chân trên địa bàn và lực lượng tại chỗ của các địa phương, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Yên Bái có đủ khả năng xử lý có hiệu quả các tình huống thiên tai vừa và nhỏ; đối với các tình huống thiên tai trên diện rộng, tính chất phức tạp vượt quá khả năng của Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh đề nghị chi viện lực lượng phương tiện của Quân khu II và Bộ Quốc phòng.

Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh xác định quyết tâm cao trong ứng phó với bão mạnh, siêu bão xảy ra trên địa bàn.

II. XÁC ĐỊNH VÙNG TRỌNG ĐIỂM.

1. Các khu vực tuyến đê xung yếu.

Đê Việt Thành, đê Cầu đất - Thị trấn Cổ Phúc, đê Nga Quán /Trấn Yên.

2. Vùng ngập lụt

Phường Minh Tân, Đồng Tâm, Hồng Hà, Nguyễn Thái Học, xã Tuy Lộc, Hợp Minh, Giới Phiên, Âu Lâu /TP Yên Bái.

Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Minh Quán, Nga Quán, Y Can, Quy Mông, TT Cổ Phúc/Trấn Yên.

Hán Đà/Yên Bình.

Tô Mậu, Tân Lĩnh/Lục Yên.

Sơn A, Thanh Lương, Phù Nham/Văn Chấn

3. Vùng lũ ống, lũ quét

TT Mù Cang Chải, Nậm Khắt, Cao Phạ, Nậm Có/Mù Cang Chải (dự kiến ảnh hưởng khoảng 50 hộ dân).

Xà Hồ, Làng Nhì, Phình Hồ/Trạm Tấu (dự kiến ảnh hưởng khoảng 100 hộ dân).

Bạch Hà, Tích Cốc, Ngọc Chấn, Tân Nguyên, Bảo Ái/Yên Bình (dự kiến ảnh hưởng khoảng 60 hộ dân).

Cát Thịnh, Nghĩa Tâm, Bình Thuận, Chấn Thịnh, Sơn Thịnh, Sơn Lương, Tú Lệ, Nậm Lành, Suối Quyền /Văn Chấn (dự kiến ảnh hưởng khoảng 90 hộ dân).

Mường Lai, Tân Phượng, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Minh Xuân, An Lạc, Liễu Đô, Mai Sơn, An Phú /Lục Yên (dự kiến ảnh hưởng khoảng 2.500 hộ dân).

Lang Thíp, Phong Dụ Thượng, Lâm Giang, Ngòi A, Châu Quế Thượng, Nà Hẩu, Viễn Sơn, Tân Hợp/Văn Yên (dự kiến ảnh hưởng khoảng 20 hộ dân).

Tân Đồng, Hòa Cuông, Kiên Thành, Việt Hồng, Lương Thịnh, Hưng Thịnh, Hồng Ca/Trấn Yên (dự kiến ảnh hưởng khoảng 25 hộ dân).

Nghĩa Phúc, Pú Trạng/thị xã Nghĩa Lộ (dự kiến ảnh hưởng khoảng 70 hộ dân).

4. Các khu vực sạt lở đất

TT Mù Cang Chải, đường đèo Cao Phạ - Nậm Có/Mù Cang Chải (dự kiến ảnh hưởng khoảng 10 hộ dân).

Khu vực Km2 - Km 3 Phường Yên Ninh /TP Yên Bái (dự kiến ảnh hưởng khoảng 15 hộ dân).

Khu vực đèo Ách (Quốc lộ 32)/Văn Chấn

Đường Trạm Tấu - Bắc Yên, đường Pá Hu - Pá Lau, đường Tà Si Láng, đường Phình Hồ - Làng Nhì, TT Trạm Tấu, Bản Mù/Trạm Tấu (dự kiến ảnh hưởng khoảng 20 hộ dân).

Tuyến đường Nghĩa Lộ - Trạm Tấu,

Đường Xuân Long - Vĩnh Kiên (tỉnh lộ 171)/Yên Bình (dự kiến ảnh hưởng khoảng 50 hộ dân).

5. Nguy cơ vỡ hồ đập chứa nước.

Hồ Từ Hiếu, Roong Đen, Tặng An/Mường Lai/Lục Yên (dự kiến ảnh hưởng khoảng 1200 hộ dân).

Hồ Đầm Hậu/Minh Quân, hồ Tự Do/Y Can/Trấn Yên (dự kiến ảnh hưởng khoảng 50 hộ dân).

III. NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung:

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trong mùa mưa bão, phối hợp cùng các lực lượng giữ vững An ninh chính trị - Trật tự an toàn xã hội (ANCT–TTATXH ) trên địa bàn, theo dõi nắm chắc tình hình khí hậu, thủy văn để chủ động có biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, bão lũ có hiệu quả.

Điều chỉnh bổ sung hệ thống kế hoạch sát với tình hình thực tế, tổ chức luyện tập, diễn tập thuần thục các phương án PCTT - TKCN, chủ động củng cố nhà cửa, kho tàng, quản lý tài sản, cơ sở vật chất bảo đảm an toàn địa bàn.

Tổ chức lực lượng PCTT - TKCN theo quy định, hiệp đồng chặt chẽ với các các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.

Sẵn sàng huy động lực lượng và một số phương tiện làm nhiệm vụ tăng cường ứng cứu PCTT-TKCN khi có lệnh của trên.

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng cơ động và phòng chống giảm nhẹ thiên tai; hiệp đồng chặt chẽ với địa phương và các đơn vị của Bộ, Quân khu đứng chân trên địa bàn, luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ An ninh chính trị địa bàn trong mùa mưa và các mục tiêu đơn vị được giao, bảo đảm cho các đơn vị của Bộ, Quân khu cơ động trên địa bàn.

Tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, xây dựng, bổ sung kế hoạch PCTT-TKCN và kế hoạch sơ tán, di dân, khắc phục hậu quả ở những vùng trọng điểm.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương

Theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu thuỷ văn để chủ động sẵn sàng đối phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.

Tổ chức kiểm tra nhà cửa, kho tàng triển khai các biện pháp phòng chống như: Phát dọn, khơi thông cống rãnh, chằng néo chống sập, chống dột. Đối với các địa phương trên các khu vực trọng điểm phải kịp thời thông báo hướng dẫn cho nhân dân thực hiện các biện pháp gia cố đê điều, chống sạt, chuẩn bị các phương tiện phòng tránh sơ tán.

Tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương nắm tình hình, cảnh báo, dự kiến nguy cơ thiên tai, khảo sát, dự kiến khoanh vùng các khu vực trọng điểm, các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, khu vực xảy ra lũ ống, lũ quét, khu vực dự kiến nguy hiểm, xây dựng kế hoạch và có biện pháp chủ động kiên quyết di dời nhân dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm bảo đảnm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

- Kịp thời triển khai kế hoạch PCTT-TKCN tổ chức hiệp đồng giữa các lực lượng chặt chẽ, cụ thể, đồng thời tổ chức luyện tập, diễn tập theo phương án và làm tốt mọi công tác chuẩn bị cho PCTT-TKCN trên địa bàn.

2.2. Nhiệm vụ ứng cứu khắc phục hậu quả do thiên tai trên địa bàn

Nắm chắc diễn biến của tình huống, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng tại chỗ thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống, triển khai lực lượng cứu hộ cứu nạn, nhanh chóng đưa nhân dân đến khu vực sơ tán .

Duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng cơ động, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng quản lý nắm chắc địa bàn, giữ vững ANCT–TTATXH.

Sau khi tình huống xảy ra phải nhanh chóng củng cố, khắc phục hậu quả cho cơ quan, đơn vị mình và giúp đỡ nhân dân địa ph­ương ổn định đời sống vật chất, tinh thần; bảo đảm cho mọi hoạt động trở lại bình th­ường.

2.3. Nhiệm vụ sẵn sàng cơ động khi có nhiệm vụ

Chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng cơ động theo hiệp đồng, nhanh chóng cơ động đến khu vực xảy ra tình huống, hiệp đồng chặt chẽ triển khai lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn, nhanh chóng khắc phục hậu quả, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân địa phương ốn định đời sống sau lũ.

IV. TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, PHƯƠNG CHÂM PCLB-TKCN

1. Tư tưởng chỉ đạo Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục hiệu quả”. Trong đó lấy phòng tránh là chính.

2. Phương châm

Vận dụng phương châm 4 tại chỗ, huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, ứng cứu kịp thời, cứu người trước, cứu tài sản sau, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản của đơn vị và địa phương nơi đóng quân.

Khi thiên tai xảy ra các đơn vị được quyền sử dụng lực lượng, phương tiện hoạt động thường xuyên thuộc quyền quản lý được phép ứng cứu trước đồng thời báo cáo lên cấp trên.

V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

1. Lực lượng:

1.1. Lực lượng phòng chống tại chỗ

Cơ quan Bộ CHQS tỉnh: 02 trung đội (50 đ/c); mỗi Ban CHQS huyện, thị, thành phố: 1 trung đội (25 đ/c).

Mỗi xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, công nông lâm trường tổ chức 1 trung đội (22 đ/c) làm nhiệm vụ CHCN tại chỗ

Mỗi thôn, bản huy động 1a DQ (7 đ/c) tại chỗ.

1.2. Lực l­ượng, ph­ương tiện cơ động

* Lực l­ượng TKCN

- c20, c27, b18 TT, b25 vận tải: 48 đ/c + ph­ương tiện.

- Dân quân tự vệ: Mỗi huyện, thị, thành phố 1 trung đội Dân quân cơ động.

* Lực l­ượng, ph­ương tiện cơ động làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở những vùng trọng điểm

- c20, c27, b18 TT, b25 vận tải: 48 đ/c + ph­ương tiện, cơ động trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên.

- Trung đoàn 174/f316: 200 đ/c + phương tiện, cơ động trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình.

- Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái/fKQ 371: 50 đ/c + phương tiện cơ động trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên.

- Trung đoàn 752/f355: 60 đ/c + phương tiện, cơ động trên địa bàn thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình.

- Trung đoàn 121 sẵn sàng huy động 1 d DBĐV, thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Bộ CHQS tỉnh.

Ngoài lực l­ượng cơ động của Tỉnh và Quân khu, khi tình huống khẩn cấp các huyện, thị, thành phố được huy động 1- 2 bDQTV cơ động và một phần lực lượng DBĐV theo quyền hạn đã quy định.

1.3. Lực lượng hiệp đồng

- Lực lượng Công an và các cơ quan ban, ngành, đoàn thể của địa phương.

- Nhà máy Z183/ Tổng cục CNQP.

- Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái/fKQ 371.

- Sư đoàn 355/QK.

- Trung đoàn 174/ f316/QK.

1.4. Lực lượng khắc phục hậu quả:

- Sử dụng lực lượng làm nhiệm vụ A2 và các lực lượng làm nhiệm vụ SSCĐ theo kế hoạch của Bộ CHQS tỉnh gồm: các đơn vị trực thuộc, cơ quan Bộ chỉ huy, Ban CHQS các huyện, thị, thành phố, trường quân sự, trung đoàn 121, các kho xưởng và lực lượng DQTV các xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, công nông lâm trường duy trì bảo đảm đạt 80% quân số.

- Ngoài ra sử dụng lực lượng cơ động của tỉnh và Quân khu tăng cường, trang bị phương tiện và dụng cụ cầm tay, cụ thể:

+ Lực lượng của tỉnh: 48 đ/c.

+ Tiểu đoàn căn cứ sân bay Yên Bái/fKQ 371.

+ Sư đoàn 355/QK.

+ Trung đoàn 174/ f316/QK.

1.5. Lực l­ượng bảo vệ, tuần tra:

Sử dụng một bộ phận lực l­ượng tại chỗ của Bộ đội thường trực và DQTV cùng phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, canh gác. Bộ CHQS tỉnh 1a; các huyện, thị, thành phố; các cơ sở xã, phường, thị trấn từ 1 tổ đến 1a.

1.6. Lực l­ượng dự bị

- b Cảnh vệ/Bộ CHQS tỉnh = 1a.

- e 121 = 1c DBĐV.

- Mỗi Ban CHQS huyện, thị, thành phố = 1a.

- Mỗi xã, phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp, Công, nông, lâm trường tổ chức lực lượng từ 1a đến 1b DQTV.

2. Phương tiện:

2.1. Phương tiện của Bộ CHQS tỉnh

- Ô tô các loại: 14 chiếc.

- Xuồng cứu hộ ST 660: 02 chiếc.

- Xuồng cứu hộ ST 450: 03 chiếc.

- Thuyền cao su: 02 chiếc.

- Áo phao: 1377 chiếc.

- Phao tròn: 343 chiếc.

- Nhà bạt: 168 chiếc.

- Bộ đàm MOTOROLA: 01 bộ.

Ngoài ra các đơn vị trang bị dụng cụ cầm tay đảm bảo 01phương tiện/người.

2.2. Phương tiện của các đơn vị tăng cường và hiệp đồng

Các đơn vị tự bảo đảm phương tiện trong quá trình cơ động lực lượng đến các khu vực ứng cứu.

VI. PHÂN CÔNG CHỈ HUY, SỞ CHỈ HUY

1. Phân công chỉ huy:

Đ/c Trưởng Ban chỉ huy PCTT-TKCN Phụ trách chung các hoạt động, công tác phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn toàn tỉnh.

Đ/c Phó Ban thường trực: Trực tiếp chỉ đạo các tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Đ/c Phó Ban về công tác phòng chống thiên tai chỉ huy kiểm tra đôn đốc các đơn vị thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão mạnh và siêu bão của các huyện, thị xã, thành phố.

Đ/c Phó ban về công tác tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc về công tác tìm kiếm cứu nạn. Chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thiên tai.

Căn cứ vào tình hình diễn biến cụ thể Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh sẽ phân công các đồng chí thành viên trong Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo trên từng hướng và khu vực cụ thể.

2. Sở chỉ huy:

Vị trí chỉ huy PCTT-TKCN tại vị trí thường xuyên (Cơ quan thường trực).

Khi có tình huống thiên tai: Tổ chức chỉ huy trực tiếp tại các khu vực xảy ra thiên tai để chỉ huy điều hành.

VII. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG BÃO MẠNH, SIÊU BÃO GÂY RA VÀ CÁCH XỬ LÝ:

1. Tình huống 1: Ngập lụt

1.1. Tình huống

Do ảnh hưởng của bão mạnh, mưa lớn kéo dài ở thượng nguồn sông Hồng, làm cho nước sông dâng cao ngập khu vực đường Thanh niên/ Phường Hồng Hà/ thành phố Yên Bái .

1.2. Tổ chức lực lượng, phương tiện

- Huy động lực lượng tại chỗ:

+ Ban CHQS TP. Yên Bái: 15 đ/c.

+ Ban CHQS phường Hồng Hà: 30 đ/c.

+ Cán bộ, nhân dân các tổ dân phố không bị ngập: 100 người.

- Lực lượng cơ động Cứu hộ–Cứu nạn:

+ Lực lượng của Bộ CHQS tỉnh: 50 đ/c.

+ Trung đội DQ cơ động của TP. Yên Bái:26 đ/c.

- Phương tiện của lực lượng tại chỗ:

+ Xuồng cao tốc ST–660: 01 chiếc.

+ Các thuyền nan, bè, mảng tự chế.

+ Ôtô các loại trên địa bàn: 10 chiếc.

- Phương tiện của lực lượng Cứu hộ – Cứu nạn

+ Bộ CHQS tỉnh: Ôtô các loại 06 chiếc; 05 chiếc chiếc xuồng cao tốc ST 660 và ST 450; Xuồng cao su 02 chiếc;

+ Lực lượng Công an: Xuồng Các Lốt 03 chiếc.

1.3. Biện pháp xử lý

Lực lượng tại chỗ và lực lượng tăng cường của Bộ CHQS tỉnh nhanh chóng sơ tán nhân dân (ưu tiên các đối tượng chính sách, người già, trẻ em...) và tài sản ra khỏi các khu vực ngập lụt, lực lượng xuồng, thuyền cứu hộ vào các ngõ ngách nhanh chóng đưa nhân dân đang bị mắc kẹt ra khỏi vùng ngập sâu.

Người và tài sản đưa về tập kết tại khu vực sân ga Yên Bái. Từ đó các phương tiện vận tải và lực lượng cứu hộ tiếp tục vận chuyển đưa nhân dân và tài sản về khu vực sơ tán tổ 65/Phường Yên Ninh và tổ 36/Phường Nguyễn Thái Học.

Tổ chức các tổ tuần tra, bảo vệ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng bảo vệ ANCT - TTATXH, không để kẻ gian lợi dụng phá hoại hoặc trộm cắp tài sản của nhân dân.

2. Tình huống 2: Sạt lở đất

2.1. Tình huống

Do ảnh hưởng của siêu bão, mưa lớn kéo dài, tại khu 3/TT Thác Bà đã sạt lở ta luy dương, vùi lấp một số hộ dân thuộc khu 3/ Thị trấn Thác Bà. Khối lượng đất đá khoảng 500 m3 .

2.2. Tổ chức lực lượng, phương tiện

- Huy động lực lượng tại chỗ:

+ Lực lượng của Ban CHQS huyện Yên Bình: 15 đ/c.

+ Lực lượng Ban CHQS thị trấn Thác Bà: 30 đ/c.

+ Cán bộ, nhân dân các khu phố 1,2,4,5,/ TT Thác Bà: 150 người.

- Lực lượng cơ động Cứu hộ - Cứu nạn:

+ Lực lượng của Bộ CHQS tỉnh: 50 đ/c(Khi cần thiết).

+ Trung đội DQ cơ động của huyện: 26 đ/c.

- Phương tiện:

+ Sử dụng các loại phương tiện cầm tay như: Cuốc, xẻng.

+ Huy động các loại phương tiện cơ giới có trên địa bàn tham gia cứu hộ.

2.3. Biện pháp xử lý

Chỉ đạo các lực lượng tham gia cứu nạn khẩn trương đào bới các nhà bị đất vùi, với phương châm cứu người trước, cứu tài sản sau, nhanh chóng tìm kiếm, cấp cứa người bị nạn, tổ chức sơ cứu tại chỗ và nhanh chóng đưa lên cấp cứu ở tuyến trên.

3. Tình huống 3: Lũ ống, lũ quét

3.1.Tình huống

Do ảnh hưởng của bão mạnh, mưa lớn kéo dài, tại khu vực xã Cát Thịnh/Văn Chấn xảy ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.

3.2. Sử dụng lực lượng, phương tiện

- Huy động lực lượng tại chỗ:

+ Lực lượng của Ban CHQS huyện Văn Chấn: 20 đ/c.

+ Lực lượng Ban CHQS xã Cát Thịnh: 30 đ/c.

+ Cán bộ, nhân dân xã Cát Thịnh, TTNT Trần Phú: 150 người.

- Lực lượng cơ động cứu hộ – Cứu nạn:

+ Lực lượng của Bộ CHQS tỉnh: 50 đ/c.

+ Quân Y của Bộ CHQS tỉnh: 02 tổ.

+ Trung đội DQ cơ động của huyện: 26 đ/c.

+ Lực lượng các Ban, ngành của huyện: 100 người.

+ Lực lượng Y tế: 03 tổ

- Phương tiện:

+ Sử dụng các loại phương tiện cầm tay như: Cuốc, xẻng.

+ Huy động các loại phương tiện cơ giới có trên địa bàn tham gia TKCN.

3.3. Biện pháp xử lý

Chỉ đạo các lực lượng tham gia cứu nạn đào bới, tìm kiếm nạn nhân, cấp cứu người bị nạn, tổ chức sơ cứu tại chỗ và đưa lên cấp cứu ở tuyến trên. Bàn giao những người thiệt mạng cho chính quyền địa phương giải quyết theo chính sách. Nhanh chóng ổn định tình hình khu vực, báo cáo cấp trên theo quy định.

4. Tình huống 4: Nguy cơ vỡ đập, hồ chứa nước.

4.1. Tình huống

Do ảnh hưởng của bão mạnh, mưa lớn kéo dài, lượng nước tại hồ Từ Hiếu quá mức báo động 4 có nguy cơ làm vỡ đập Từ Hiếu tạo ra lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản các hộ dân thuộc xã Mường Lai.

4.2. Sử dụng lực lượng, phương tiện

- Huy động lực lượng tại chỗ:

+ Lực lượng của Ban CHQS huyện Lục Yên: 20 đ/c.

+ Lực lượng Ban CHQS xã Mường Lai: 30 đ/c.

+ Cán bộ, nhân dân xã Vĩnh Lạc, Liễu Đô, Minh Xuân: 150 người.

- Lực lượng cơ động cứu hộ – Cứu nạn:

+ Lực lượng của Bộ CHQS tỉnh: 50 đ/c.

+ Quân Y của Bộ CHQS tỉnh: 02 tổ.

+ Trung đội DQ cơ động của huyện: 22 đ/c.

+ Lực lượng các Ban, ngành của huyện: 100 người.

+ Lực lượng Y tế: 03 tổ

- Phương tiện:

+ Sử dụng các loại phương tiện cầm tay như: Xuồng cứu hộ, bè mảng, dây, sào cứu đuối, cuốc, xẻng...

+ Huy động các loại phương tiện cơ giới có trên địa bàn tham gia TKCN.

4.3. Biện pháp xử lý

Chỉ đạo các lực lượng gia cố bờ đập xung yếu, mở cửa xả nước, đồng thời di dời khẩn cấp các hộ dân trong vùng có nguy cơ vỡ đập

Tổ chức tìm kiếm nạn nhân bị nước cuốn trôi, đào bới tìm kiếm cấp cứu nạn nhân bị vùi lấp, sơ cứu tại chỗ và đưa lên cấp cứu ở tuyến trên. Bàn giao những người thiệt mạng cho chính quyền địa phương giải quyết theo chính sách. Nhanh chóng ổn định tình hình khu vực, báo cáo cấp trên theo quy định.

VIII. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

Khi chưa xảy ra bão mạnh, siêu bão: Sử dụng mạng thông tin Quân sự, Bưu điện là chủ yếu để theo dõi diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn kịp thời thông báo, báo động và chỉ đạo các cơ sở làm công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ PCTT và TKCN.

Khi xảy ra tình huống: Ngoài việc sử dụng hệ thống thông tin liên lạc hiện hành. Triển khai mạng TTLL (bộ đàm I COM) phục vụ cho chỉ huy điều hành.

2. Bảo đảm tuần tra canh gác

Sử dụng một bộ phận lực lượng tại chỗ từ 1 tổ đến 1a, phối hợp với Công an, bảo vệ của các cơ quan, xí nghiệp, các tổ dân phố tổ chức tuần tra canh gác, tập trung vào các khu vực trọng điểm.

3. Bảo đảm cơ động lực lượng

Bảo đảm phương tiện cơ động cho lực lượng cơ động của tỉnh gồm 5 xe Gat 66, 1 xe ca, 2 xe hồng, 3 xe Uoat.

Khi có tình huống xảy ra thiên tai bão lũ...: Các đơn vị sử dụng phương tiện của mình là chủ yếu, trong trường hợp khẩn cấp. Ban chỉ huy PCLB-TKCN đề nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh xin huy động phương tiện để bảo đảm cho việc cơ động.

Phương tiện cơ động cho các lực lượng tham gia ứng cứu của Quân khu do các đơn vị của Quân khu tự bảo đảm.

Đối với lực lượng DQTV: Cơ động bộ là chủ yếu và phải chuẩn bị trước các phương tiện thô sơ như: Thuyền, bè, mảng...

4. Bảo đảm Hậu cần, Kỹ thuật

4.1. Bảo đảm lương thực, thực phẩm

Các đơn vị có kế hoạch bảo đảm lượng lương thực, thực phẩm dự trữ 07 ngày cho các lực lượng tham gia PCTT và TKCN.

4.2. Bảo đảm xăng dầu, vật chất

Xăng dầu cơ động từ đơn vị đến nơi tham gia ứng cứu do đơn vị tự bảo đảm. (sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ phòng chống lụt bão theo quy định).

Phương tiện sử dụng, dụng cụ bảo đảm cho từng người phải đầy đủ như: Xe cải tiến, cuốc, xẻng, ky cáng , quang gánh, sọt tre ... theo hiệp đồng.

4.3. Bảo đảm Quân Y

Hiệp đồng cùng sở Y tế chỉ đạo các cơ sở Y tế cấp huyện, thị, thành phố bảo đảm đủ cơ số thuốc men phục vụ kịp thời cho lực lượng tham gia phòng, chống, lụt bão và TKCN và nhân dân ở các khu vực dự kiến bị thiên tai như : Cấp cứu, phòng dịch bệnh trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai.Tổ chức 3 tổ cấp cứu cơ động (bệnh xá 2 tổ; quân y cơ quan 1 tổ) trực 24/24 giờ cơ động kịp thời đến các khu vực dự kiến theo yêu cầu nhiệm vụ.

4.4. Bảo đảm kỹ thuật

Tất cả các huyện, thị, thành phố, các đơn vị có lực lượng tham gia phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và TKCN phải được kiểm tra hệ số kỹ thuật các phương tiện. Đặc biệt phương tiện SSCĐ phải có hệ số kỹ thuật Kt = 1. Khi có lệnh cơ động được ngay.

Tỉnh tổ chức 1 trạm cứu kéo tại khu vực Nam Cường thành phố Yên Bái.

IX. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương có những chính sách hỗ trợ để thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Hỗ trợ về kinh phí để đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.

Trên đây là phương án ứng phó bão mạnh và siêu bão của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái năm 2015./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1126/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1126/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/06/2015
Ngày hiệu lực25/06/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1126/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1126/QĐ-UBND 2015 Phương án ứng phó với bão mạnh siêu bão Yên Bái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1126/QĐ-UBND 2015 Phương án ứng phó với bão mạnh siêu bão Yên Bái
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1126/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Yên Bái
                Người kýHoàng Xuân Nguyên
                Ngày ban hành25/06/2015
                Ngày hiệu lực25/06/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1126/QĐ-UBND 2015 Phương án ứng phó với bão mạnh siêu bão Yên Bái

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1126/QĐ-UBND 2015 Phương án ứng phó với bão mạnh siêu bão Yên Bái

                        • 25/06/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 25/06/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực