Quyết định 1129/QĐ-UBND

Quyết định 1129/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính và xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Nội dung toàn văn Quyết định 1129/QĐ-UBND 2014 rà soát đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính Ninh Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1129/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 29 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/201 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư pháp Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính và xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Chánh văn phòng, các Phó CVP;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh; Công báo
- Lưu: VT, VP7.
MT01/2015/TTHC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Bình

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1129 /QĐ-UBND ngày 29 /12 /2014 của UBND tỉnh Ninh Bình)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thông qua việc rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, lập danh mục đề xuất, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, không phù hợp, không bảo đảm tính đồng bộ, rườm rà, phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, không quy định rõ cơ quan, đơn vị thực hiện, thời gian giải quyết, số lượng hồ sơ, cách thức thực hiện gây khó khăn, cản trở trong quá trình giải quyết công việc đối với tổ chức, cá nhân.

Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính để tham mưu cho UBND tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành hoặc xây dựng phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính để kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính đã được rà soát.

2. Yêu cầu

Công tác rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính phải được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả, đúng thời gian; phải thực hiện việc đánh giá bằng các biểu mẫu theo đúng quy định, bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, đúng nội dung, không bỏ sót thủ tục hành chính, đồng thời phải phân tích rõ các mặt hạn chế, tồn tại (nếu có) của từng thủ tục hành chính để kiến nghị các phương án đơn giản trên cơ sở tiếp thu ý kiến của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Kết quả rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính phải cụ thể, thiết thực, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, như :

- Kiến nghị việc cắt giảm thủ tục hành chính, số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính; cắt giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; giảm tần suất thực hiện thủ tục hành chính, kéo dài tối đa thời hạn có hiệu lực của các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ.

- Đề xuất giảm thiểu việc phát sinh các thủ tục “con” trong quá trình thực hiện thủ tục, như: Đề xuất bãi bỏ yêu cầu công chứng, chứng thực hoặc việc xác nhận thực sự không cần thiết trong hồ sơ, giấy tờ; bãi bỏ hồ sơ, giấy tờ mang tính hình thức; loại bỏ yêu cầu cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, thông tin mà cơ quan hành chính đã có trong hồ sơ lưu; loại bỏ những yêu cầu, điều kiện không đạt được mục tiêu đặt ra; đơn giản hóa trình tự thực hiện; đa dạng hóa cách thức giải quyết.

- Đề xuất các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính bảo đảm mục tiêu đơn giản hóa thông qua các giải pháp cụ thể; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng về trình tự, cách thức thực hiện, số lượng hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

II. NỘI DUNG, CÁCH THỨC RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Nội dung rà soát, đánh giá

- Rà soát, đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, sự phù hợp của từng thủ tục hành chính và mức độ đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 7 và Điều 12 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ.

- Rà soát, từng thủ tục hành chính về mẫu đơn, mẫu tờ khai; về yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.

2. Cách thức rà soát, đánh giá

a) Bước 1: Tập hợp, thống kê thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá

- Các cơ quan, đơn vị tập hợp, thống kê đầy đủ các thủ tục hành chính đang có hiệu lực thi hành đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố và các thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành nhưng chưa được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố để tiến hành việc rà soát, đánh giá,

b) Bước 2: Đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp, sự phù hợp của từng thủ tục hành chính theo biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT Phụ lục I ( kèm theo Kế hoạch này):

- Biểu mẫu 02/RS-KSTT Phụ lục III : Rà soát từng thủ tục hành chính;

c) Bước 3: Kiểm tra, xem xét và tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá

- Trên cơ sở kết quả rà soát, các cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, tập hợp kết quả, gồm: các biểu mẫu rà soát; bản tổng hợp kết quả rà soát; phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính, các kiến nghị, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính (theo Biểu mẫu số 05/BTP/KSTT/KTTH) gửi về Sở Tư pháp tổng hợp (gửi bằng văn bản và gửi File mềm theo địa chỉ email của phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Sở Tư pháp [email protected]) để kiểm tra chất lượng trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Sau khi nhận được kết quả rà soát từ các cơ quan, đơn vị, Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra, xác nhận chất lượng các biểu mẫu đánh giá, bản tổng hợp kết quả của các đơn vị. Trường hợp biểu mẫu, bản tổng hợp chưa đạt yêu cầu, thì Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi trả lại và yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung thông tin hoặc chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu về chất lượng. Trường hợp cơ quan, đơn vị được yêu cầu không thực hiện, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.

d) Bước 4: Nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính

- Sở Tư pháp tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; huy động sự tham gia ý kiến của các bên liên quan, các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về phương án cải cách thủ tục hành chính đối với các thủ tục hành chính có phạm vi tác động lớn.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích, Sở Tư pháp xây dựng Dự thảo Quyết định và Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (trong đó nêu rõ những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và những nội dung đề nghị cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương xem xét quyết định) trình Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành và gửi về Cục kiểm soát thủ tục hành chính - Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ

1. Cơ quan, đơn vị thực hiện

a) Cơ quan, đơn vị thực hiện việc rà soát, đánh giá

- Các Sở: Giao thông vận tải; Tư pháp; Lao động - Thương binh và Xã hội; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nội vụ; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và PTNT; Y tế; Tài chính; Khoa học và Công nghệ.

- UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn.

b) Cơ quan kiểm tra chất lượng kết quả rà soát: Sở Tư pháp.

2. Phạm vi rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

Rà soát các quy định, thủ tục hành chính đang có hiệu lực thi hành thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã được áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể:

STT

Tên cơ quan, đơn vị thực hiện việc rà soát, đánh giá

Lĩnh vực hoặc nhóm lĩnh vực TTHC được rà soát, đánh giá

CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CỦA TỈNH

1

Sở Giao thông vận tải

Nhóm thủ tục hành chính trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

2

Sở Tư pháp

Nhóm thủ tục hành chính có liên quan về lĩnh vực Tư pháp:

thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Kết hôn có yếu tố nước ngoài; hộ tịch, quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật

3

Sở Lao động - Thương binh và xã hội

Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội, dạy nghề, việc làm

4

Sở Xây dựng

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Xây dựng; Quy hoạch xây dựng

5

Sở VH, Thể thao và Du lịch

Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh văn hóa, thể thao, du lịch

6

Sở Nội vụ

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Cán bộ, công chức, viên chức; quản lý Hội; Thi đua khen thưởng, tôn giáo

7

Sở Công thương

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Điện; Quản lý cạnh tranh; Xúc tiến thương mại; Vật liệu nổ công nghiệp

8

Sở Giáo dục và Đào tạo

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo; Quy chế thi tuyển, hệ thống văn bằng chứng chỉ

9

Sở Thông tin và Truyền thông

Nhóm thủ tục hành chính có liên quan về lĩnh vực xuất bản; báo chí; phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; bưu chính viễn thông

10

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thành lập và hoạt động doanh nghiệp; Hợp tác xã; Đầu tư trong nước bằng nguồn vốn NSNN; Đấu thầu; ODA; Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Đầu tư nước ngoài; Viện trợ phi chính phủ nước ngoài

11

Ban Quản lý các Khu CN

Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Đăng ký đầu tư; Thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền

12

Sở Tài nguyên và Môi trường

Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực đất đai

13

Sở Nông nghiệp và PTNT

Nhóm thủ tục hành chính có liên quan về lĩnh vực Thủy lợi; đê điều và phòng chống lụt bão; thú y; quản lý nông lâm sản và thủy sản; thủy sản; lâm nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi; bảo vệ thực vật

14

Sở Y tế

Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Quản lý Dược; Nghiệp vụ y; An toàn vệ sinh thực phẩm; Y tế dự phòng; Giám định Y khoa

15

Sở Tài chính

Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính doanh nghiệp

16

Sở Khoa học và Công nghệ

Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ; năng lượng an toàn bức xạ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng

UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ

17

UBND thành phố Ninh Bình và UBND các xã, phường trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Công thương;

Quản lý Đô thị

18

UBND thị xã Tam Điệp và UBND các xã, phường trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo;

Đăng ký Kinh doanh.

19

UBND huyện Nho Quan và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Giao thông Vận Tải

20

UBND huyện Gia Viễn và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Tài nguyên & Môi trường

21

UBND huyện Hoa Lư và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Lao động Thương binh & Xã hội

22

UBND huyện Yên Khánh và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh Nội Vụ, Tôn giáo, Thi đua khen thưởng;

23

UBND huyện Yên Mô và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Y tế

24

UBND huyện Kim Sơn và UBND các xã, thị trấn trực thuộc

Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn; Văn hóa Thể thao và Du lịch

IV. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát các thủ tục hành chính được lựa chọn theo Kế hoạch, kết quả thực hiện gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/5/2015.

2. Sở Tư pháp tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; thực hiện việc rà soát độc lập, thẩm định, tổng hợp kết quả, trình UBND tỉnh phê duyệt trước 30/ 6/ 2015.

V. TRÁCH NHIỆM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về nghiệp vụ rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính cho các cơ quan, đơn vị, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả rà soát theo tiến độ của Kế hoạch này.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:

- Quán triệt nội dung Kế hoạch rà soát đến các cán bộ, công chức và các đơn vị trực thuộc có liên quan; sao lục nội dung Kế hoạch, các biểu mẫu gửi đến các cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ rà soát, đánh giá quy định, thủ tục hành chính. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tải các biểu mẫu đánh giá thủ tục hành chính tại mục “Kiểm soát thủ tục hành chính” (phần biểu mẫu rà soát đơn giản hóa TTHC) trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Ninh Bình theo địa chỉ:

www.sotuphap.ninhbinh.gov.vn

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ đầu mối và các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; bố trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu về lĩnh vực thủ tục hành chính để thực hiện việc rà soát, đánh giá bảo đảm chất lượng, đồng thời dành thời gian để hoàn thành đúng nội dung, tiến độ của Kế hoạch đề ra.

- Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo kế hoạch của UBND tỉnh và kế hoạch của đơn vị mình; kiểm tra chất lượng rà soát của UBND xã, phường, thị trấn, tập hợp đầy đủ các biểu mẫu; bản tổng hợp kết quả rà soát; phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính gửi kết quả về Sở Tư pháp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1129/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1129/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/2014
Ngày hiệu lực29/12/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1129/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1129/QĐ-UBND 2014 rà soát đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính Ninh Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1129/QĐ-UBND 2014 rà soát đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính Ninh Bình
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1129/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Bình
                Người kýTrần Hữu Bình
                Ngày ban hành29/12/2014
                Ngày hiệu lực29/12/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1129/QĐ-UBND 2014 rà soát đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính Ninh Bình

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1129/QĐ-UBND 2014 rà soát đánh giá đơn giản hóa thủ tục hành chính Ninh Bình

                        • 29/12/2014

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 29/12/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực