Quyết định 1174/QĐ-UBND

Quyết định 1174/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1174/QĐ-UBND Chương trình phát triển chăn nuôi


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1174/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 04 tháng 5 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động số 28-CTr/TU ngày 9/10/2008 của Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi;
Căn cứ Kế hoạch 171/KH-UBND ngày 24/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy tỉnh Tiền Giang về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Giao Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, nhằm định hướng những mục tiêu và giải pháp chính huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”.

Để thực hiện chủ trương của Chính phủ cũng như mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tiền Giang lần thứ IX “phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu”; đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng “Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2015” với các nội dung sau:

PHẦN I ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Vị trí địa lý của Tiền Giang khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi hàng hóa, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và gần thành phố Hồ Chí Minh, nơi được xem là thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lớn nhất Việt Nam.

- Chăn nuôi được xác định là ngành quan trọng và được ưu tiên phát triển. Bước đầu đã hình thành một số trại chăn nuôi tập trung (CNTT) quy mô lớn, là tiền đề quan trọng để phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2015.

- Ý thức của người tiêu dùng và nhận thức của người chăn nuôi dần dần được nâng cao sau khi phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề từ dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng trên gia súc, tai xanh ở heo trên địa bàn tỉnh trong các năm vừa qua.

- Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành nhiều văn bản tổ chức lại ngành chăn nuôi là "hành lang pháp lý" để quy hoạch hệ thống sản xuất chăn nuôi.

2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, ngành chăn nuôi vẫn còn một số khó khăn tồn tại và phát sinh trong quá trình phát triển như:

- Sản xuất trong tình trạng tự phát, phân tán, quy mô nhỏ; chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, tập trung chưa phát triển.

- Quá trình đô thị hóa và xây dựng các khu công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ làm cho quỹ đất nông nghiệp giảm, vùng chăn nuôi bị thu hẹp.

- Các trang trại chăn nuôi và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm là một trong những đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

- Giá thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y tăng cao, không ổn định.

- Chưa đáp ứng yêu cầu về giống vật nuôi có chất lượng tốt cho phát triển chăn nuôi.

- Áp lực từ một số bệnh truyền nhiễm trên gia súc, gia cầm vẫn còn là mối đe dọa tiềm ẩn.

- Hệ thống mạng lưới thú y có từ tỉnh đến huyện, xã, song trên thực tế vẫn còn thiếu cả về nhân lực và vật lực.

- Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phổ biến có công suất nhỏ, công nghệ giết mổ thủ công.

- Hệ thống thương mại, lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn rất yếu, tình hình giá cả thị trường không ổn định.

- Hội nhập kinh tế thế giới (WTO) vừa là thuận lợi vừa là thách thức.

II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT

1. Đánh giá về tổng đàn và sản lượng (Nguồn Cục Thống kê năm 2010)

a) Tổng đàn   

- Đàn heo: quy mô: 553.410 con. Tổng đàn tăng 1,34%/năm.

- Đàn bò: quy mô: 72.681 con. Giai đoạn 2006 - 2010 đàn bò tăng 12,25%/năm.

- Đàn gia cầm: Tốc độ tăng bình quân đạt 8,56%/năm. Năm 2010 tổng đàn gia cầm đạt 6.149.618 con (thủy cầm là 1.936.635 con).

b) Sản lượng

- Sản lượng thịt hơi các loại năm 2010 là 124.551 tấn, tăng so với năm 2006 là 31.962 tấn, tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 8,75 %/năm.

- Sản lượng trứng gia cầm năm 2010 đạt 216,845 triệu quả, tăng so với năm 2006 là 36,233 triệu quả.

2. Công tác giống

Theo số liệu điều tra tại các huyện, thị, thành tổng số các cơ sở cung cấp con giống là 153 trong đó 39 cơ sở heo, 114 cơ sở gia cầm.

Các giống vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là heo, bò và gia cầm.

a) Về giống heo

Các giống heo ngoại và giống heo lai 2 hoặc 3 hoặc 4 máu ngoại chiếm trên 95% tổng đàn (heo ngoại: 5%, heo lai: 90%). Các giống heo ngoại chủ yếu hiện nay ở Tiền Giang là Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrian; những giống thường sử dụng làm dòng cái là Yorkshire và Landrace, còn ở dòng đực là Yorkshire, Duroc và Pietrian để tạo các con lai nuôi thương phẩm 2 hoặc 3 hoặc 4 máu ngoại. Ngoài ra còn có heo lai 2 hoặc 3 máu ngoại với giống địa phương (chiếm khoảng 5%), nuôi thích nghi với điều kiện sinh thái và phù hợp tập quán chăn nuôi của người dân.

b) Về giống bò

- Xây dựng phát triển nuôi bò hướng thịt và bò cái lai Sind để cải thiện đàn bò địa phương. Kết quả năm 2010 đàn bò lai Sind đạt gần 21.000 con, chiếm tỷ lệ 31,12% tổng đàn bò của tỉnh, tuy nhiên tỷ lệ đàn bò lai Sind còn rất thấp và mức độ Sind hóa đàn bò còn chậm, nguyên nhân do thiếu vốn mua bò giống, giá liều tinh cao, cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo chưa nhiều kinh nghiệm, cũng như thông tin về thụ tinh nhân tạo trên bò của người chăn nuôi còn hạn chế.

- Chất lượng giống bò sữa được cải thiện đáng kể, hiện nay cơ cấu giống bò sữa tại Tiền Giang chủ yếu là bò lai HF (có tỷ lệ lai máu HF từ 50% trở lên).

c) Về giống gia cầm

- Đàn gà giống địa phương (gà Ta, gà Tàu vàng, gà Tre, gà Ác) hầu hết được nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ theo phương thức quảng canh. Nuôi thả vườn chủ yếu là giống gà Ta, gà Tàu vàng, chất lượng đã được cải thiện, ngoài ra các hộ chăn nuôi còn sử dụng giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir,… Giống gà nuôi công nghiệp lông trắng chuyên thịt phổ biến là: Hubbard, Hibro, AA, nuôi chuyên trứng là giống Isa Brown, Hyline, Hubbard Comet,…

- Giống vịt siêu thịt CV Super Meat 2 dần thay giống vịt thịt địa phương và đàn vịt đẻ được thay bằng giống Khaki Cambell, CV 2000 Layer. Riêng giống vịt Tàu rằn chiếm tỷ lệ cao đối với phương thức nuôi vịt chạy đồng.

3. Công tác khuyến nông

 Tổ chức tập huấn, hội thảo, kỹ thuật sản xuất và quản lý con giống chủ lực trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và nâng cao chất lượng đàn gia súc như hỗ trợ cung cấp giống heo có tỷ lệ nạc cao, bò lai Sind, bò sữa và tinh heo, tinh bò thịt, tinh bò sữa để thụ tinh nhân tạo; mặt khác, còn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân về thụ tinh nhân tạo, chọn giống tốt cho sản xuất.

4. Đánh giá về lĩnh vực kinh tế trang trại

- Trên địa bàn năm 2010 có 504 trang trại chăn nuôi, tăng hơn năm 2005 là 250 trại. Các trang trại chủ yếu là nuôi heo, gà tập trung nhiều ở huyện Chợ Gạo (186 trại) và Châu Thành (109 trại).

- Vốn đầu tư bình quân của các trang trại chăn nuôi là 200 - 500 triệu đồng, có một số trang trại đầu tư trên 1 tỷ đồng (chủ yếu trang trại heo). Hầu hết các trang trại được đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý chất thải chăn nuôi.

5. Đánh giá sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006 - 2010

Trong chăn nuôi dịch bệnh là mối bận tâm thường xuyên nhất của người chăn nuôi; đặc biệt là những bệnh mới phát có thể lây sang người và chưa có thuốc phòng ngừa như bệnh cúm gia cầm. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong những năm gần đây diễn biến phức tạp.

- Đàn trâu bò: bệnh lở mồm long móng (LMLM) phát sinh không có quy luật rõ ràng, trâu bò mắc bệnh nguyên nhân do nhu cầu mua bò giống nên nhiều tổ chức hoặc hộ chăn nuôi mua bò không rõ nguồn gốc từ các tỉnh giáp biên giới với Campuchia như: An Giang, Đồng Tháp, Long An về chăn nuôi tại Tiền Giang, trong số đó, một số gia súc đã mang mầm bệnh, thậm chí có gia súc có biểu hiện của bệnh LMLM.

- Đàn heo: các bệnh thường xảy ra là tiêu chảy, thủy thủng do E.coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn, bệnh dịch tả heo tuy nhiên được lực lượng thú y phát hiện và điều trị kịp thời. Trong năm 2004 xảy ra dịch bệnh LMLM tại 05 huyện. Qua tuyên truyền, hướng dẫn của thú y nên người chăn nuôi đã dần nâng cao ý thức về phòng chống bệnh. Người chăn nuôi đã tự mua vắc xin về tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, giảm khả năng gây bệnh LMLM trên đàn heo. Đặc biệt, bệnh tai xanh trên heo do chưa có vắc xin phòng ngừa nên bệnh lây lan nhanh gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh.

- Đàn gia cầm: do phương thức chăn nuôi phân tán và nhận thức của người chăn nuôi chưa thật sự chú trọng đến công tác vệ sinh an toàn sinh học và tiêm phòng, khiến dịch bệnh xảy ra đối với gia cầm, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các bệnh thường gặp trên đàn gia cầm là Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng, E. coli, dịch tả,... Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm có khả năng lây lan sang người, từ cuối năm 2003 đến tháng 8/2008 có 04 đợt cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Đợt 1 (từ 29/12/2003-30/3/2004): tại 4.398 hộ, 141 xã (phường) thuộc 9 huyện, thị, thành với tổng số gia cầm thiệt hại là 4.372.102 con. Trong đó, gia cầm mắc bệnh cúm là 1.667.408 con/1.459 hộ, gà 941.790 con/786 hộ, gà ri 83.634 con/36 hộ, vịt 466.374 con/592 hộ, cút, bồ câu 175.610 con/45 hộ. Thiệt hại ước tính lên đến 329 tỷ đồng.

+ Đợt 2 (từ 01/4/2004 đến 10/11/2004): tại 10 hộ, 07 xã phường thuộc 05 huyện thị thành, có 10.510 con gia cầm nhiễm bệnh cúm bị tiêu hủy, trong đó gà 7.860con/07 hộ, vịt 2.650 con/03 hộ.

+ Đợt 3 (từ 29/12/2004 đến 06/02/2005): tại 101 hộ, 45 xã phường thuộc 9 huyện thị thành có 144.824 gia cầm nhiễm bệnh cúm bị tiêu hủy, trong đó, gà 77.556 con/68 hộ, vịt 15.418 con/21 hộ, cút 51.850 con/12 hộ.

+ Đợt 4 (4/2008): với sự nổ lực chung của toàn ngành và sự đồng thuận của nông dân cùng với sự phối hợp của các ngành, các cấp, dịch cúm gia cầm đã được khống chế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hơn 03 năm đến tháng 4/2008 tại xã Phước Lập, huyện Tân Phước đã tái xuất hiện 01 ổ dịch cúm trên đàn vịt chạy đồng không tiêm phòng vắc xin và đã tiêu hủy 6.690 con vịt. Sau khi phát hiện đã tổng tiêu độc, sát trùng và khống chế dịch bệnh đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh dịch không lây lan cũng như không tái phát.

Nhờ có sự chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh và được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền cũng như sự phối hợp của các ngành nên dịch cúm gia cầm đã được khống chế, không để lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm cũng đã để lại hậu quả nặng nề không những đối với ngành chăn nuôi gia cầm mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực kinh tế khác như thương mại, đặc biệt là đời sống và thu nhập của nông dân.

Trong năm 2008, bệnh Marek đã xảy ra ở một số xã của huyện Chợ Gạo với tổng gà mắc bệnh 92.380 con/49 hộ, tuy nhiên nhờ tác động hiệu quả từ Ban chỉ đạo các cấp nên dịch được dập tắt trong vòng 15 ngày.

Tình hình dịch tễ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nhất là một số dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như: cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở heo cho thấy các loại dịch bệnh này là nguy cơ tiềm ẩn và có khả năng tái phát rất cao. Đây là thách thức lớn nhất đối với sản xuất ngành chăn nuôi ở Tiền Giang, đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong nhiều năm tiếp theo nếu như không có biện pháp phòng chống hữu hiệu.

6. Triển khai sản xuất theo hướng an toàn sinh học (GAHP)

Hiện nay, tại Tiền Giang đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu, đó là: (1) phương thức chăn nuôi quảng canh, tận dụng trong nông hộ với quy mô nhỏ; (2) phương thức chăn nuôi bán công nghiệp quy mô vừa và (3) phương thức chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, tập trung. Ngoài ra, do điều kiện sinh thái đặc thù của vùng châu thổ hạ lưu (sản xuất lúa, hệ thống sông kênh rạch chằng chịt…), phương thức nuôi vịt chạy đồng đã trở thành một “nghề” của nông dân.

Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ở Tiền Giang hình thành và chủ yếu ở trại heo giống, trại chăn nuôi heo thịt và gà công nghiệp. Nhìn chung, chăn nuôi theo phương thức công nghiệp đang phát triển.

Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học: do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, các giống gà thả vườn lông màu như: Lương Phượng, Kabir, Sasso...; các giống vịt như Super Meat 2, vịt xiêm Pháp... đã phát triển mạnh. 25 mô hình thực hiện đều cho kết quả tốt, đạt các chỉ tiêu về kỹ thuật: tỷ lệ nuôi sống trên 90%, gà nuôi 60 - 70 ngày tuổi đạt trọng lượng bình quân 1,8 kg.

7. Giá trị sản lượng và thu nhập các loại con chủ yếu

- Giá trị sản xuất chăn nuôi theo giá cố định năm 2006 đạt 935.446 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 1.223.644 triệu đồng, tốc độ tăng giai đoạn 2006 - 2010 là 8,41%.

- Cơ cấu chăn nuôi trong ngành nông lâm nghiệp năm 2006 chiếm 14,53%, năm 2010 chiếm 15,69%.

- Trong nội bộ ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc là chủ yếu, chiếm 71,30 - 73,81%, chăn nuôi gia cầm chỉ chiếm 8,18 - 13,23% tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi.

III. HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 171 chợ, trong đó, 5 chợ loại 1 (Chợ Thạnh Trị, Chợ Cũ, Chợ Gò Công, Chợ Cai Lậy, Chợ Chợ Gạo), 21 chợ loại 2 và 145 chợ loại 3. Ngoài ra còn có chợ tự phát, xây dựng tạm do tư nhân đầu tư xây dựng, không có sự tham gia góp vốn của Nhà nước.

- Tại các chợ chính: tổ chức sắp xếp khu bán sản phẩm chăn nuôi riêng, cách ly với các khu vực buôn bán hàng hóa khác.

- Tại các chợ nhỏ: hầu hết đều không bán gia cầm sống, tuy nhiên cũng một số chợ vẫn còn bán gia cầm sống do thói quen mua gia cầm sống của người dân và một phần cũng do hệ thống phân phối thịt gia cầm làm sẵn chưa đến được các xã vùng sâu, vùng xa.

Nhìn chung, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh sản phẩm chăn nuôi tại các chợ đã được sắp xếp lại để bảo đảm vệ sinh thú y.

IV. CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG

1. Đề tài: Thử nghiệm hiệu quả một số hóa dược phòng trị bệnh E.Coli gây bệnh tiêu chảy và thủy thủng trên đàn heo tỉnh Tiền Giang: Kết quả đã áp dụng trong các hộ chăn nuôi của địa bàn tỉnh khoảng 55 - 60%. Các loại kháng sinh, hóa dược, chế phẩm sinh học: Parciflor, Pacicoli, Acid pak 4 - way, Anflox, Olaquidox, Quixalud góp phần làm giảm phù, tăng trọng nhanh giảm tỷ lệ tử vong trên heo con. Lợi nhuận tăng 20 - 25% so với không sử dụng hóa dược.

2. Đề tài: Điều tra xây dựng bản đồ dịch tể, phó thương hàn trên heo; tụ huyết trùng lở mồm long móng trên heo, trâu, bò và đề xuất phương án khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc. Đã xây dựng mạng lưới thú y dựa trên bản đồ GIS, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình dịch bệnh đã xảy ra trên địa bàn từng xã phường giúp công tác dự báo, tiêm phòng , ngăn chặn ổ dịch với thời gian nhanh nhất.

3. Đề tài: Khảo sát tình hình rối loạn sinh sản ở heo nái và đề ra giải pháp khắc phục tình trạng chậm lên giống, phối giống không đều, sẩy thai đẻ non. Kết quả đề tài ứng dụng an toàn sinh học cho hơn 20 hộ chăn nuôi. Cho thấy, cải thiện được tỷ lệ heo nái có tình trạng chậm lên giống, phối giống không đậu, sẩy thai, đẻ non hoặc heo con sinh ra gầy yếu giảm hơn 40% so với trước đây.

4. Đề tài: Nghiên cứu, ứng dụng các công thức lai và khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống bò lai theo hướng kiêm dụng và chuyên thịt tại tỉnh Tiền Giang”. Sử dụng tinh bò giống Zebu và tinh giống bò chuyên thịt Limousin để gieo tinh nhân tạo cho 3.500 bò cái địa phương. Đã tạo ra 2.752 con bê lai F1 với tỷ lệ gieo tinh đậu thai lần I là 78,63%; trọng lượng bò lai F1 ở lứa tuổi sơ sinh đều cao hơn bò địa phương; tỷ lệ thịt xẻ của bò lai F1 Brahman là 58,28% và địa phương là 49,71%; ngoài ra đề tài còn xây dựng 04 loại khẩu phần ăn cho bò lai F1 và bò thịt từ 03 - 24 tháng tuổi giúp người chăn nuôi bò thịt có thể thu lợi từ 7.936 - 9.275 đồng/con bò/ngày.

V. CÁC DỰ ÁN

1. Dự án CARE tham gia cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai mô hình truyền thông và giám sát dịch bệnh dựa vào cộng đồng.

2. Dự án ACIAR tham gia cùng Cơ quan Thú y vùng VI thực hiện khảo sát virút cúm gia cầm trên đàn vịt chạy đồng.

3. Dự án Điều tra tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn trên heo tại Tiền Giang phối hợp với Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh được triển khai tại 03 huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Gò Công Tây.

4. Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch cúm ở Việt Nam (VAHIP) tỉnh Tiền Giang.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Thành tựu đạt được

Những thành tựu và kết quả đạt được của ngành chăn nuôi tỉnh Tiền Giang đến năm 2010 là đáng ghi nhận; cụ thể như sau:

- Quy mô: 553.410 con heo; 72.681 con bò; 6.149.618 con gia cầm (trong đó thủy cầm là 1.936.635 con).

- Cơ cấu sản xuất chăn nuôi trong những năm gần đây tương đối ổn định; năm 2006 chiếm 14,53% trong cơ cấu sản xuất nông lâm ngư nghiệp, đến năm 2010 chiếm 15,69%. Tốc độ tăng giai đoạn 2006 - 2010 là 8,41%.

- Đàn heo tăng bình quân 1,34%/năm, đàn bò tăng bình quân 12,25%/năm, đàn gia cầm 8,56%/năm.

 - Do cải thiện chất lượng giống và áp dụng kỹ thuật mới nên sản lượng thịt hơi giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 8,75%/năm. So với các loài vật nuôi khác thì đàn gia cầm có lợi thế vòng quay ngắn nên có điều kiện phục hồi tăng sản lượng nhanh và hiệu quả kinh tế cao.

- Hệ thống tổ chức thú y được thành lập và củng cố từ tỉnh đến huyện và xã. Trong công tác phòng chống dịch bệnh, được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền cũng như sự phối hợp của các ngành đã hạn chế sự phát sinh và lây lan, khống chế và giảm thiệt hại đối với một số bệnh nguy hiểm. Hệ thống kiểm dịch xuất - nhập, kiểm dịch nội bộ và các đầu mối giao thông quan trọng ở tỉnh Tiền Giang đã được thiết lập và phối hợp với các tỉnh lân cận kiểm tra số gia súc, gia cầm xuất nhập tỉnh, quá cảnh, góp phần ngăn chặn dịch bệnh từ ngoài lây lan, cũng như kiểm soát vận chuyển động vật.

- Hệ thống khuyến nông cũng đã được hình thành từ tỉnh đến huyện, bên cạnh đó còn được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các viện, trường, các doanh nghiệp, hội, đoàn thể,… Hoạt động khuyến nông đang dần được “xã hội hóa” theo hướng đa phương thức với lực lượng tham gia không chỉ của Trung tâm Khuyến nông mà còn có các công ty, xí nghiệp,... hoạt động cung cấp các dịch vụ như: thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống vật nuôi.

- Năm 2010, nhu cầu thịt hơi cho nhân dân tỉnh Tiền Giang là: 75.671 tấn/năm bao gồm: thịt bò 5.373 tấn/năm (7,10%), thịt heo là 58.418 tấn/năm (77,20%) và thịt gia cầm là 11.880 tấn/năm (15,70%). Trong khi đó sản lượng thịt hơi năm 2010: 124.551 tấn; như vậy ngành chăn nuôi tỉnh tham gia vào thị trường ngoài tỉnh: 48.880 tấn thịt hơi.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Chăn nuôi hộ gia đình chiếm 70 - 80%, trong đó có tới 50% nuôi phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ, gắn liền với đất ở, khu dân cư; chăn nuôi hàng hóa quy mô lớn, trang trại tập trung chiếm tỷ trọng rất thấp 10 - 15%, còn lại là chăn nuôi vừa và nhỏ chiếm từ 10 - 15%

- Ảnh hưởng của xâm nhập mặn, thiếu nguồn nước mặt trong mùa khô, nguồn nước ngầm rất hạn chế, cũng là một khó khăn cho phát triển chăn nuôi hàng hóa, trang trại tập trung, nhất là các huyện phía tây.

- Giá thuê hoặc sang nhượng đất tăng đã ảnh hưởng đến việc thành lập và mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại chăn nuôi.

- Số lượng lớn chất thải từ chăn nuôi và lò mổ gia súc, gia cầm chưa qua xử lý là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cao; song nếu đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải cần phải có vốn, từ đó làm tăng giá thành sản phẩm, nên giảm sức cạnh tranh trên thị trường.

- Giá con giống, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y còn ở mức cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát triệt để. Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm chăn nuôi (heo và gia cầm) chiếm 65 - 70% trong khi giá bán sản phẩm luôn biến động nên đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi.

- Công tác giống và quản lý giống vật nuôi theo pháp lệnh giống vật nuôi trong thực tế mới được quan tâm nhưng năng lực và phương thức quản lý chưa ổn định. Giống vật nuôi có chất lượng tốt, nhất là giống gia cầm, hàng năm còn phải nhập giống mới thay thế.

- Tình hình dịch bệnh vẫn là mối đe dọa đối với vật nuôi như bệnh lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở heo, dịch tả heo và cúm gia cầm H5N1...

- Công tác thú y vẫn còn hạn chế. Hệ thống mạng lưới thú y vẫn còn thiếu cả về nhân lực và vật lực, hoạt động của đội ngũ cán bộ thú y ở tuyến xã chưa đạt hiệu quả cao. Tại một số địa bàn, người chăn nuôi chưa có ý thức về công tác vệ sinh, phòng dịch và tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm dịch chưa thực sự được triển khai rộng tại nông thôn.

- Cơ sở giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm còn công suất nhỏ, công nghệ thủ công và trình độ kiến thức của công nhân chưa cao. Chưa có nhiều sản phẩm thịt, trứng gia cầm được chế biến công nghiệp. Tình trạng bày bán sản phẩm thịt tươi sống ở các chợ chưa được kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là mối nguy cơ lớn cho sức khỏe người tiêu dùng.

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn. Mối quan hệ giữa người sản xuất, người giết mổ - chế biến và người tiêu thụ sản phẩm vật nuôi còn có khoảng cách, thiếu thông tin,… trong khi hệ thống thương mại, lưu thông phân phối sản phẩm chăn nuôi còn rất yếu, cộng với tình hình giá cả thị trường không ổn định đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người chăn nuôi và hạn chế đầu tư phát triển của ngành chăn nuôi.

- Hội nhập kinh tế khu vực (AFTA) và kinh tế thế giới (WTO) mang tính cạnh tranh cao, sản phẩm chăn nuôi rất khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; trong khi đó, trình độ công nghệ và điểm xuất phát của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia,... Nếu không hạ được giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi cũng như việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong những năm tới thì ngay cả thị trường nội địa cũng sẽ bị thu hẹp bởi sự lấn áp của sản phẩm thịt, trứng, sữa từ nước ngoài.

PHẦN II MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

A. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

- Xây dựng các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo VIETGAHP.

- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cơ sở giết mổ.

- Đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa chăn nuôi và giết mổ để sản phẩm đầu ra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Mức tăng trưởng ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 - 2015 là 2,91%/năm

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt chỉ tiêu số l­ượng đàn gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi cụ thể nh­ư sau:

STT

Loài

Tổng đàn

Sản lượng thịt hơi

Sản lượng trứng

(con)

(tấn)

(triệu quả)

1

Heo

654.860

113.376

 

2

81.500

 10.793

 

3

Gia cầm

6.740.000

20.949

269,6

 

 - Gà

4.493.000

 

 

 

 - Vịt, ngan, ngỗng

2.247.000

 

 

Tổng cộng

145.118

269,6

- Phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ trọng sản xuất chăn nuôi hàng hóa theo hướng trang trại tập trung và gia trại chiếm trên 30%, trong đó, đàn heo chiếm 35%, đàn bò thịt chiếm 15%, đàn gà nuôi bán công nghiệp và công nghiệp chiếm 50%.

- Cải tạo chất lượng đàn đực giống và áp dụng kỹ thuật mới để có sản lượng thịt hơi tăng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 là 3,1%/năm.

- Nâng cao chất lượng: đàn heo nạc hóa chiếm trên 96%; bò lai Zebu chiếm 35 - 40%; gia cầm giống mới có năng suất thịt, trứng cao chiếm 80 - 85%.

B. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. NHIỆM VỤ

1. Phát triển chăn nuôi tập trung và các loại vật nuôi chủ yếu

- Xác định vùng chăn nuôi tập trung (CNTT):

+ Vị trí địa lý: thực hiện theo Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

+ Điều kiện mặt bằng: diện tích tối thiểu từ 20 ha trở lên.

+ Khả năng cung cấp nước thuận lợi: nguồn nước mặt đáp ứng yêu cầu vệ sinh hoặc nguồn nước ngầm đủ nước cung cấp lâu dài cho phát triển chăn nuôi tập trung.

+ Cơ sở hạ tầng: có các tuyến đường khu vực đi qua, có các tuyến nhánh vào trong nội bộ từng khu vực. Đây không phải là điều kiện phải có, nhưng nếu có được sẽ rất thuận lợi cho tổ chức xây dựng các tuyến đường sau này và các hộ có thể vào đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Chăn nuôi theo hình thức tập trung là giải pháp tối ưu.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi trong tỉnh chuyển nhanh chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các trang trại chăn nuôi tập trung với quy mô lớn và chú trọng ứng dụng công nghệ cao. Khẩn trương di dời các cơ sở chăn nuôi ở các khu vực cấm nuôi sang các vùng được phép chăn nuôi. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cơ sở sản xuất phân vi sinh hữu cơ sử dụng nguyên liệu từ chất thải chăn nuôi. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững với cơ chế chính sách phù hợp.

- Chú trọng phát triển 02 loại vật nuôi có lợi thế nhất heo và gà, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sản xuất lâu dài và ổn định với trình độ cao.

- Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi tập trung khi tiến hành đầu tư phải thực hiện các cam kết đó là: có hệ thống xử lý chất thải lỏng và chất thải rắn hoặc có hầm Biogas đảm bảo vệ sinh môi trường.

2. Chuyển đối tượng chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung (CNTT)

Các trại CNTT phải nằm ngoài khu vực cấm nuôi, trước mắt có thể tồn tại 2 hình thức: trang trại, gia trại độc lập và khu CNTT.

Lộ trình phát triển CNTT, công nghiệp: đến năm 2013, chuyển 20% nuôi quy mô nhỏ chuyển sang CNTT, đến năm 2015 chuyển 30% hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thành CNTT với 02 loại vật nuôi chính là heo và gà:

- Vùng chăn nuôi heo tập trung, công nghiệp sẽ phát triển mạnh ở các huyện Châu Thành (xã Dưỡng Điềm), Chợ Gạo (xã Bình Ninh, Hòa Định và Xuân Đông), Gò Công Tây (xã Bình Nhì và Thạnh Nhựt), Gò Công Đông (xã Tân Điền, Tân Đông và Phước Trung) và các huyện phía Tây (phía Nam Quốc lộ 1A).

- Vùng chăn nuôi gà tập trung, công nghiệp: các trang trại chăn nuôi gà tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành (xã Thạnh Phú và Phú Phong), Chợ Gạo (xã Lương Hoà Lạc và Phú Kiết), Tân Phước (xã Mỹ Phước).

- Vùng chăn nuôi bò thịt, bán công nghiệp: phát triển trồng cỏ và các loại cây làm thức ăn cho chăn nuôi theo hộ gia đình để chủ động nguồn thức ăn xanh cho bò thịt. Tập trung phát triển ở các huyện Châu Thành (xã Tân Lý Đông và Tân hội Đông), Gò Công Tây (xã Long Bình và Long Vĩnh).

- Vùng chăn nuôi vịt tập trung, bán công nghiệp: chăn nuôi vịt với hình thức gia trại, trang trại tập trung ở các huyện Chợ Gạo (xã An Thạnh Thủy và Bình Ninh), Gò Công Tây (xã Vĩnh Hựu và Thạnh Nhựt). Chăn nuôi vịt chạy đồng ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước (khu vực trồng lúa).

II. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch kế hoạch

- Tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện pháp lệnh giống vật nuôi, pháp lệnh thú y, pháp lệnh an toàn vệ sinh thực phẩm và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, tổ chức thực hiện đúng nội dung quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.

- Xây dựng kế hoạch chủ động kiểm soát chặt chẽ dịch cúm gia cầm H5N1 hiện đã tái phát ở nhiều tỉnh trong cả nước. Tiến hành đồng bộ các biện pháp tiêu độc, khử trùng, tiêm phòng đúng kỹ thuật.

- Trên cơ sở bản đồ dịch tễ, phó thương hàn trên heo; tụ huyết trùng, lở mồm long móng trên gia súc; mạng lưới thú y dựa trên bản đồ GIS, cơ sở dữ liệu tình hình dịch bệnh đã xảy ra trên địa bàn từng xã phường có kế hoạch và phương án khống chế dịch bệnh.

- Quy hoạch gia trại, trang trại công nghiệp, khép kín tại các vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung trên cơ sở quy định Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng

a) Hạ tầng

- Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chăn nuôi tập trung được huy động từ nguồn vốn ngân sách và sẽ được tính toán cụ thể trong quá trình triển khai xây dựng từng công trình.

- Đối với hệ thống giao thông: Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí rà, sửa đường vào đến khu quy hoạch chăn nuôi tập trung. Khi các nhà đầu tư vào đầu tư trong khu vực quy hoạch Nhà nước sẽ đứng ra thực hiện nâng cấp, kinh phí nâng cấp do các nhà đầu tư trong dự án đóng góp.

- Đối với hệ thống điện: ngoài nguồn điện hiện tại, khuyến khích các trang trại chăn nuôi sử dụng ngay nguồn phân, chất thải trong sản xuất để tạo ra điện để vừa phục vụ sản xuất cho cơ sở mình và vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

 b) Hạ tầng kỹ thuật

- Thiết kế chuồng trại nuôi heo có hệ thống thông gió, hệ thống làm mát, điều khiển ánh sáng, máng ăn, núm uống tự động và xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học.

- Chuồng gà xây dựng theo kiểu chuồng kín, có hệ thống làm mát, tự động cấp thức ăn, nước uống và thực hiện quy trình cùng vào - cùng ra.

3. Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất

- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ làm ra sản phẩm có giá trị kinh tế lớn.

- Ưu tiên cho thuê đất đối với trang trại có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất và những hộ có tay nghề, có vốn nhưng không có đất sản xuất.

4. Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ; đảm bảo chất lượng an toàn vật nuôi

a) Các đề án, dự án

- Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình Khí sinh học Tiền Giang; địa điểm thực hiện tại xã Mỹ Tịnh An huyện Chợ Gạo, xã Long Hòa, Long Thuận Thị xã Gò Công và xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành; thời gian thực hiện từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 06 năm 2015; vốn đầu tư 3.363.507 USD (57.179.626 tỷ đồng); nguồn từ ADB là 2.932.299 USD và vốn đối ứng là 431.209 USD.

- Dự án chăn nuôi gia cầm theo mô hình an toàn sinh học; địa điểm thực hiện tại xã Thạnh Phú huyện Châu Thành, xã Lương Hòa Lạc huyện Chợ Gạo và xã Mỹ Phước huyện Tân Phước; thời gian thực hiện từ 2011 đến 2015; vốn đầu tư ban đầu là 7,5 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ hộ chăn nuôi và kêu gọi đầu tư.

b) Về giống

- Giống heo:

+ Tiếp tục thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo, tiến hành lai 2 máu, 3 máu ngoại nhằm nâng cao tỷ lệ nạc và khả năng tăng trọng nhanh và nhân rộng cho các vùng giống heo trong nhân dân về giống heo lai 3 máu ngoại để nuôi thịt. Đồng thời, triển khai nghiên cứu các công thức, cặp lai mới nhằm cải tiến nâng cao năng suất, chất lượng thịt của đàn heo.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp trại giống heo của tỉnh (Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tiền Giang).

+ Thông qua các chương trình xã hội hóa công tác giống, cung cấp heo đực giống và heo giống hậu bị cho các hộ chăn nuôi theo phương thức cho nông hộ vay tín dụng với lãi suất ưu đãi (hoặc hỗ trợ 100% vốn vay) để mua con giống và khuyến khích các trang trại đầu tư bằng vốn tự có.

- Giống bò thịt:

+ Sử dụng tinh viên, tinh cộng rạ các giống bò Zebu (Red Sindhi, Sahiwal, Brahmand...) để cải tạo đàn bò vàng địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

+ Tổ chức tuyển chọn và nhập bò đực giống ít nhất có 50% máu Zebu để phối giống trực tiếp ở những vùng sâu, vùng xa chưa triển khai được thụ tinh nhân tạo.

- Giống gia cầm:

+ Đầu tư chọn tạo đối với một số giống gà nội địa có phẩm chất thịt, trứng thơm ngon và khả năng chống chịu bệnh tật cao như: gà Tàu vàng, gà Ri,... để dùng lai tạo với các giống gà nhập nội nhằm cải tiến năng suất.

+ Nhập và nuôi dưỡng tốt một số giống ngoại nhập, xây dựng các đàn thuần để giữ giống gốc, đồng thời nghiên cứu sản xuất con lai thương phẩm có năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

c) Hệ thống kiểm nghiệm, kiểm định

- Đầu tư cho ngành Thú y để có đủ năng lực hoạt động theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu thực tế.

- Đầu tư cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

d) Mô hình chăn nuôi an toàn sinh học (GAHP)

- Chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học: phát huy vai trò của mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, phấn đấu đến năm 2015 đạt mục tiêu về các mô hình trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu phát triển các mô hình khác nhau phù hợp với các hộ và trang trại chăn nuôi có khả năng sản xuất được thịt và các sản phẩm thịt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này có ý nghĩa trong việc giúp các hộ tham gia vào thị trường chăn nuôi đang phát triển.

đ) Công tác khuyến nông

- Mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; kỹ thuật chế biến thức ăn gia súc (thức ăn xanh và thức ăn tinh) và công tác thú y.

- Thông qua các chương trình, dự án, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện, trường, các trung tâm nghiên cứu hoặc từ các tổ chức ngoài tỉnh.

- Cung cấp các thông tin về giống, về giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ và giá cả sản phẩm,… để giúp người chăn nuôi có quyết định đúng đắn.

- Phối hợp cùng phòng Nông nghiệp các huyện, thị, thành tổ chức 10 mô hình chăn nuôi kiểu mẫu nhằm khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho người chăn nuôi.

5. Nhóm giải pháp về thương mại

- Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang về công tác kiểm dịch, kiểm soát heo giết thịt, sản phẩm của heo.

- Tại các chợ chính: tổ chức sắp xếp khu bán sản phẩm bán gia cầm làm sẵn được giết mổ từ các cơ sở có quản lý của ngành Thú y. Trứng gia cầm được vận chuyển tập trung về các vựa trứng, sau đó phân phối lẻ cho các bạn hàng về các sạp và chợ nhỏ.

- Tại các chợ nhỏ: triển khai sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh thú y, vệ sinh dịch tễ và môi trường để chất lượng sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ hơn.

- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm chăn nuôi chủ lực của tỉnh tìm kiếm thị trường xuất khẩu (Điều 7 quy định kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND ngày 03/08/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang).

6. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

- Nhà nước đóng vai trò điều tiết trong việc đảm bảo tiêu chuẩn và quy định để sản xuất ra thịt có chất lượng và an toàn sẽ được củng cố và duy trì bền vững; đồng thời, phát triển các mô hình kiểu mẫu phù hợp với các trang trại chăn nuôi có khả năng sản xuất được các sản phẩm thịt có chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi hàng hóa gắn với việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải bằng các công nghệ phù hợp nhằm giảm ô nhiễm môi trường chăn nuôi và môi trường sống, tạo nguồn phân hữu cơ đã được xử lý cho cây trồng và nguồn năng lượng sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu hủy gia súc, gia cầm do bệnh lở mồm long móng, bệnh PRRS ở heo (tai xanh), bệnh cúm gia cầm và các bệnh khác phải tiêu hủy bắt buộc theo quy định của Trung ương,... cho các hộ chăn nuôi có đăng ký theo Quyết định 17/2010/QĐ-UBND ngày 15/10/2010 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc Quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Chấm dứt chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong các khu dân cư, đô thị,… tạo điều kiện để nhanh chóng di dời các cơ sở chăn nuôi lớn, các cơ sở giết mổ tập trung ra các vùng quy hoạch trên cơ sở bảo đảm phát triển chăn nuôi, tổ chức giết mổ có hiệu quả và bền vững, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường (theo Quyết định số 74/2005/QĐ-TTg ngày 06/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi tổ chức kinh tế phải di dời trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch và Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 01/06/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định 394/QĐ-TTg ngày 13/03/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung công nghiệp).

- Đổi mới về hình thức tín dụng tăng cho vay trung hạn, dài hạn; chủ trang trại có thể thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư để vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên tập trung vào các trang trại chăn nuôi tập trung, công nghiệp vì hình thức chăn nuôi này có hiệu quả.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUA CÁC NĂM

1. Giai đoạn từ năm 2011 - 2013

- Xây dựng các hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, nâng quy mô sản xuất, sản xuất thức ăn, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu vực chăn nuôi tập trung và hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong các trại chăn nuôi nằm trong khu vực.

- Triển khai các dự án ưu tiên đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chăn nuôi ở địa bàn trọng điểm.

- Triển khai các mô hình chăn nuôi tiên tiến, các mô hình xử lý chất thải, chăn nuôi kết hợp trồng trọt và nuôi cá.

- Tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm dịch động vật, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt với các nguồn hàng nhập vào và các cơ sở chăn nuôi.

2. Giai đoạn từ năm 2014 - 2015

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa phát triển chăn nuôi đạt trình độ khu vực, tăng sức cạnh tranh để có thể vươn ra thị trường xuất khẩu.

- Công nghiệp hóa: khuyến khích tích tụ sản xuất, tăng quy mô đàn gia súc trong từng trại, cơ giới hóa và điện khí hóa các khâu vận chuyển, tự động hóa khâu cung cấp thức ăn, nước uống.

- Hiện đại hóa: ứng dụng rộng rãi công nghệ chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi an toàn, chuồng kín. Hiện đại hóa khâu giết mổ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của từng thị trường. Kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng HACCP.

- Đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ và giết mổ gia súc. Trong mỗi khu chăn nuôi tập trung đều có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.

- Kiểm soát chặt chẽ giết mổ, khép kín từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển chăn nuôi với trồng trọt, đặc biệt là trong sử dụng các phụ phẩm chăn nuôi cho phát triển trồng trọt bền vững.

- Đảm bảo xử lý môi trường theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đẩy mạnh bảo vệ và tôn tạo cảnh quan ở các khu chăn nuôi tập trung, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường.

- Nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng trong và ngoài khu chăn nuôi tập trung.

- Đưa internet vào các khu chăn nuôi tập trung, giúp các trang trại cập nhật nhanh chóng các thông tin về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, mô hình xây dựng chuồng trại, các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về thức ăn, con giống, các thông tin về thị trường tiêu thụ…

II. TRÁCH NHIỆM SỞ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho sản xuất CNTT.

- Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi.

- Đổi mới công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa, tự động hóa trong chăn nuôi.

- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình; phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã; xây dựng các mô hình hợp tác, góp vốn, góp đất, mô hình sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào ngành chăn nuôi.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các ngành liên quan quản lý sử dụng đất, nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm môi trường chăn nuôi và môi trường sống. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cấp phép cho các trang trại chăn nuôi quy mô lớn xây dựng mới.

4. Sở Y tế

Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010. Xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh thực phẩm không an toàn và dự báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Nghiên cứu ứng dụng các mô hình GAHP để đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp.

6. Sở Công thương

- Thông tin về thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường công tác khuyến công, triển khai tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng tăng cường liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nhà chăn nuôi.

7. Sở Tài chính

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp huy động vốn đầu tư cho ngành chăn nuôi.

8. Liên minh Hợp tác xã Tiền Giang

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan tăng cường tập huấn, trang bị kiến thức cho các HTX, tổ hợp tác.

- Tăng cường tuyên truyền sâu, rộng về các mô hình HTX làm ăn có hiệu quả đến người chăn nuôi.

9. Đài Phát thanh - Truyền hình

Trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước cần chú ý đến đối tượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị

Hướng dẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch chỉnh trang đô thị; các công trình hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp; chương trình phát triển chăn nuôi đến năm 2015./.


BIỂU 1: QUY MÔ ĐÀN GIA SÚC - GIA CM NĂM 2010 - TNH TIN GIANG

 

 * Nguồn: Cục Thống kê - Tiền Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

Đơn vị

Đàn trâu tổng số (con)

Đàn bò tổng số (con)

Đàn heo tổng số (con)

Đàn gia cầm (con)

 

Tổng số

Đàn gà

Đàn vịt

Ngan, ngỗng

1

Cái Bè

 

761

100.458

952.036

747.040

188.508

16.488

2

Cai Lậy

4

3.086

94.164

1.241.195

752.726

473.185

15.284

3

Tân Phước

33

1.776

11.650

151.517

76.618

70.990

3.909

4

Châu Thành

103

6.700

53.424

666.470

442.182

220.447

3.841

5

Thành phố Mỹ Tho

0

2.789

25.548

230.222

160.867

68.265

1.090

6

Chợ Gạo

51

36.006

105.274

1.527.055

1.205.030

309.254

12.771

7

Gò Công Tây

28

10.929

81.010

661.555

331.162

325.090

5.303

8

Thị xã Gò Công

42

3.984

19.518

138.252

82.867

50.360

5.025

9

Gò Công Đông

13

5.161

37.293

405.283

245.620

155.672

3.991

10

Tân Phú Đông

77

1.385

19.622

176.033

99.460

74.864

1.709

Tổng huyện

351

72.577

547.961

6.149.618

4.143.572

1.936.635

69.411

Trại quốc doanh

 

104

5.449

 

 

 

 

Toàn tỉnh

351

72.681

553.410

6.149.618

4.143.572

1.936.635

69.411

BIỂU 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI (2005-2010) - TỈNH TIỀN GIANG

 

 * Nguồn: Cục Thống kê - Tiền Giang
  Sở Nông nghiệp và PTNT - Tiền Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

Hạng mục

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tốc độ tăng bq (%/năm)

 

 

I

Tổng đàn

 

1

Tổng đàn trâu

Con

566

453

377

376

284

351

-9,11

 

2

Tổng đàn bò

 -

40.780

63.526

65.060

67.363

65.732

72.681

12,25

 

3

Tổng đàn heo

 

517.795

553.218

561.245

520.761

549.491

553.410

1,34

 

4

Tổng đàn gia cầm

1000 con

4.078

4.807

4.974

5.711

5.967

6.149

8,56

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Tổng đàn gà

 -

1.956

2.415

2.823

3.564

3.695

4.143

16,20

 

 

 - Tổng đàn vịt, ngan, ngỗng

 -

2.121

2.392

2.151

2.147

2.272

2.006

-1,11

 

II

Giá trị sản xuất (Triệu đồng)

 

1

Giá cố định

 -

817.213

935.446

970.627

977.965

1.062.428

1.223.664

8,41

 

2

Giá trị sản xuất nông nghiệp

 -

6.195.109

6.436.582

6.834.778

7.091.633

7.523.823

7.799.981

 

 

3

Cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp(theo giá cố định)

%

13,19

14,53

14,20

13,79

14,12

15,69

 

 

BIỂU 3: SẢN PHẨM NGÀNH CHĂN NUÔI TỈNH TIỀN GIANG (2005-2010)

 

 * Nguồn: Cục Thống kê - Tiền Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SốTT

Hạng mục

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Tốc độ tăng bq (%/năm)

 

2006-2010

 

I

Sản lượng thịt hơi (tấn)

81.880

92.589

96.976

98.440

108.221

124.551

8,75

 

1

Thịt heo hơi xuất chuồng (tấn)

70.471

76.039

80.552

78.462

88.515

95.812

6,34

 

 

Tỷ lệ (%) Thịt heo hơi/sản lượng thịt hơi

86,00

82,09

83,04

79,68

81,78

76,90

 

 

2

Thịt bò hơi xuất chuồng (tấn)

4.595

7.036

7.862

8.357

8.211

9.625

15,94

 

 

Tỷ lệ (%) Thịt bò hơi/sản lượng thịt hơi

5,61

7,60

8,10

8,49

7,59

7,73

 

 

3

Thịt gia cầm giết bán (tấn)

6.814

9.514

8.562

11.621

11.495

19.114

22,91

 

 

Tỷ lệ (%) Thịt gia cầm/sản lượng thịt hơi

8

10

9

12

11

15

 

 

 

 - Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thịt gà giết bán (tấn)

2.472

4.489

5.185

7.308

6.730

11.016

34,83

 

 

Tỷ lệ (%) Thịt gà/thịt gia cầm

36,28

47,18

60,56

62,89

58,55

57,63

 

 

 

Thịt vịt, và các loại khác giết bán (tấn)

2.970

3.335

2.989

2.986

3.160

8.098

22,21

 

 

Tỷ lệ (%) Thịt vịt/thịt gia cầm

43,59

35,05

34,91

25,69

27,49

42,37

 

 

II

Sản phẩm khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mật ong (1000 lít)

27

19

12

37

91

86

26,07

 

 

Sữa tươi (1000 lít)

1.656

1.917

1.187

1.540

1.869

2.108

4,95

 

 

Trứng (1000 quả)

152.729

180.612

186.757

194.694

203.165

216.845

7,26

 

 


BIỂU 4: TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN GIA SÚC - GIA CẦM (2005- 2010)

 * Nguồn: Chi cục Thú y - tỉnh Tiền Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

Số TT

GIA SÚC GIA CẦM VÀ DỊCH BỆNH

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Số bị bệnh

Số bị bệnh

Số bị bệnh

Số bị bệnh

Số bị bệnh

Số bị bệnh

I

ĐÀN HEO

15.896

143.802

148.001

85.199

137.910

331.780

1

Dịch tả

52

14

 

43

120

33

2

Tụ huyết trùng

 

2.703

10.952

2.539

8.937

20.139

3

Phó thương hàn

14.188

3.264

13.660

1.321

9.199

27.538

4

Lở mồm long móng

 

 

 

 

 

 

5

Thủy thủng do E. Coli

1.657

331

 

775

9.268

36.794

6

PRRS

 

 

 

 

563

82.547

7

Bệnh khác

 

137.489

123.388

80.522

110.387

164.729

II

ĐÀN TRÂU, BÒ

925

844

 

182

6.714

6.868

1

Tụ huyết trùng

175

166

 

52

1.416

 

2

Lở mồm long móng

 

 

 

 

 

 

3

Bệnh khác

750

678

 

130

5.298

 

III

ĐÀN GIA CẦM

86.147

 

 

 

95.495

301.444

1

Tụ huyết trùng

 

 

 

 

37.386

54.772

2

Thương hàn

 

 

 

 

1.289

23.543

3

Marek

 

 

92.380

 

 

 

4

Cúm gia cầm

77.556

 

 

6.690

 

 

5

Dịch tả vịt

 

 

 

 

 

4.883

6

Nấm phổi

 

 

 

 

 

5.999

7

Gumboro

 

 

 

 

 

69.212

8

Newcastle

 

 

 

 

 

10.159

9

Bệnh khác

8.591

 

 

 

56.820

132.877

 


BIỂU QH/01: DỰ BÁO NHU CẦU THỊT ĐẾN NĂM 2015

Hạng mục

ĐVT

Các năm dự báo

2010

2015

1. Dân số

Người

1.681.582

1.749.930

2. Dự báo nhu cầu thịt

2.1. Thịt xẻ

Kg/người

32

40

2. 2. Quy thịt hơi

Kg/người

45

57

3. Nhu cầu cả năm (thịt hơi)

Tấn

75.671

99.746

- Thịt heo (77,20%)

Tấn

58.418

77.004

- Thịt gia cầm (15,70%)

Tấn

11.880

15.660

- Thịt khác (bò) (7,10%)

Tấn

5.373

7.082

4. Nhu cầu bình quân/ngày

- Heo (85kg/con)

Con/ngày

1.883

2.482

- Gia cầm (2kg/con)

Con/ngày

16.274

21.452

- Thịt khác (bò)
(200 kg/con)

Con/ngày

74

97


 


BIỂU QH/02: ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CÁC VÙNG CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG VÀ PHÂN THEO CÁC HUYỆN ĐẾN NĂM 2015

 

 

 

 

 

TT

Huyện

DT tự nhiên (ha)

Đối tượng nuôi

Ghi chú

1

Mỹ Tho

8,231

 

 

2

TX. Gò Công

10,201

 

 

3

Gò Công Đông

26,768

heo

 

4

Gò Công Tây

18,017

bò, vịt, heo

 

5

Tân Phú Đông

20,209

 

6

Chợ Gạo

22,721

heo, gà, vịt

 

7

Châu Thành

23,004

bò, gà

 

8

Tân Phước

33,321

 

9

Cai Lậy

43,618

heo

phía nam QL 1

10

Cái Bè

42,09

heo

 

 

Tổng toàn tỉnh

248,18

 

 


BIỂU QH/03: DỰ KIẾN QUY MÔ VÀ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI - TỈNH TIỀN GIANG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số

TT

Hạng mục

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Tăng BQ (%/năm)

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2006-2010

2011-2015

I

QUY MÔ ĐÀN 

1

Đàn bò (con)

72.681

72.400

74.500

76.700

79.000

81.500

12,25

2,03

2

Đàn heo (con)

553.410

559.250

575.220

579.130

619.660

654.860

1,34

3,42

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Heo nái

110.682

111.850

115.044

115.826

123.932

130.972

 

3,42

 

 - Heo thịt

442.728

447.400

460.176

463.304

495.728

523.888

 

3,42

3

Đàn gia cầm (1000 con)

6.149

6.100

6.490

6.530

6.580

6.740

8,56

1,85

a

Đàn gà

4.143

4.067

4.327

4.353

4.387

4.493

 

1,64

b

Đàn vịt, ngan, ngỗng

2.006

2.033

2.163

2.177

2.193

2.247

 

2,29

II

SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

1

Thịt hơi (tấn)

124.551

127.170

129.626

133.835

138.196

145.118

 

3,10

 

 - Thịt heo

95.812

98.646

99.588

103.381

107.282

113.376

 

3,42

 

 - Thịt bò

9.625

9.588

9.866

10.157

10.462

10.793

 

2,32

 

 - Thịt gia cầm

19.114

18.936

20.172

20.297

20.452

20.949

 

1,85

2

Trứng gia cầm (1000 quả)

216.845

216.845

259.600

261.200

263.200

269.600

 

4,45

III

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT(triệu đồng)

1.223.664

1.254.026

1.278.464

1.314.045

1.351.222

1.412.637

 

2,91

STT

Nhóm dự án

Địa điểm

Thời gian thực hiện

Quy mô

Tổng vốn

Ghi chú

1

Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình Khí sinh học Tiền Giang

xã Mỹ Tịnh An huyện Chợ Gạo, xã Long Hòa, Long Thuận Thị xã Gò Công và xã Thân Cửu Nghĩa huyện Châu Thành

08/2009 - 06/2015

 

3.363.507 USD (57.179.626.000 đồng)

Vốn từ ADB là 2.932.299 USD

Vốn đối ứng là 431.209 USD

2

Dự án chăn nuôi gia cầm theo mô hình an toàn sinh học

xã Thạnh Phú huyện Châu Thành, xã Lương Hoà Lạc huyện Chợ Gạo và xã Mỹ Phước huyện Tân Phước

2011 - 2015

45.000 con/ 3 mô hình

7.500.000.000 đồng

Vốn từ hộ chăn nuôi

Vốn kêu gọi đầu tư

Tổng cộng

 

 

 

64.679.626.000 đồng

 

BIỂU QH/04: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1174/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1174/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/05/2011
Ngày hiệu lực04/05/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1174/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1174/QĐ-UBND Chương trình phát triển chăn nuôi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1174/QĐ-UBND Chương trình phát triển chăn nuôi
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1174/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Tiền Giang
                Người kýNguyễn Văn Phòng
                Ngày ban hành04/05/2011
                Ngày hiệu lực04/05/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1174/QĐ-UBND Chương trình phát triển chăn nuôi

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1174/QĐ-UBND Chương trình phát triển chăn nuôi

                  • 04/05/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 04/05/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực