Quyết định 119-HĐBT

Quyết định 119-HĐBT năm 1986 về biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm và mở rộng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước đã được thay thế bởi Nghị định 99-HĐBT mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Ngân hàng Nhà nước và được áp dụng kể từ ngày 01/07/1987.

Nội dung toàn văn Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 119-HĐBT

Hà Nội, Ngày 04 tháng 10 năm 1986

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BIỆN PHÁP ĐẶC BIỆT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VÀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Quyết định số 117-HĐBT ngày 4-10-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thực hiện kết luận của Hội đồng Bộ trưởng về việc thực hiện kết luận của Hội nghị Bộ chính trị (4-9 tháng 9 năm 1986) bàn những biện pháp cấp bách về giá - lương - tiền,

QUYẾT ĐỊNH:

1. Cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thể thức tiết kiệm có bảo hiểm giá trị tiền gửi bằng một số mặt hàng tính theo giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương quy định mặt hàng cụ thể theo hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Trong một thời gian ngắn, mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm được quy định như sau:

- 2% tháng đối với tiền gửi tiết kiệm được bảo hiểm giá trị.

- 6%-8% tháng đối với tiền gửi tiết kiệm không được bảo hiểm giá trị.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể và công bố lãi suất đối với từng loại tiết kiệm ở từng nơi, từng lúc, trong từng thời gian.

3. Lãi suất tín dụng ngân hàng (ngắn hạn và dài hạn) được nâng thêm từ 0,5% đến 1%/tháng. Lãi suất tiền vay quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa được nâng thêm từ 2,5% đến 4,5%/tháng.

Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và công bố cụ thể mức lãi suất tăng thêm đối với từng đối tượng và từng loại tiền vay trong từng thời gian.

4. Quyết định này được thi hành từ ngày 1 tháng 10 năm 1986.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành những quy định cụ thể thực hiện và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

5. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Chí Công

(Đã Ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 119-HĐBT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu119-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/10/1986
Ngày hiệu lực01/10/1986
Ngày công báo01/12/1986
Số công báoSố 23
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/1987
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu119-HĐBT
                Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
                Người kýVõ Chí Công
                Ngày ban hành04/10/1986
                Ngày hiệu lực01/10/1986
                Ngày công báo01/12/1986
                Số công báoSố 23
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/1987
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 119-HĐBT biện pháp đặc biệt huy động tiền gửi tiết kiệm mở rộng tín dụng Ngân hàng Nhà nước