Quyết định 1196/QĐ-UB

Quyết định 1196/QĐ-UB năm 1993 về quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố đã được thay thế bởi Quyết định 100/2001/QĐ-UB bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 1976 đến1996 và được áp dụng kể từ ngày 31/10/2001.

Nội dung toàn văn Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1196/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 8 năm 1993

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ TRỌ, NHÀ HÀNG, CỬA HÀNG ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989 ;
Căn cứ Nghị định số 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các ngành nghề kinh doanh đặc biệt ;
Căn cứ yêu cầu sắp xếp hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế trên cơ sở pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội, vệ sinh, văn hóa trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại thành phố ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố (đính kèm).

Điều 2.- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế các văn bản trước đây của Ủy ban nhân dân thành phố về kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống.

Điều 3.- Các Ông Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thương mại, Công an thành phố, Giám đốc các sở ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Sang

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁCH SẠN,NHÀ TRỌ, CỬA HÀNG ĂN UỐNG, NHÀ HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1196/QĐ-UB ngày 07/8/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố).

 

Nhằm đưa việc quản lý các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống theo đúng pháp luật, bảo đảm trật tự xã hội, vệ sinh và phù hợp với nếp sống lành mạnh. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định như sau :

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Việc kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, quán ăn bình dân, quán cà phê giải khát thuộc mọi hình thức tổ chức, của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố phải xin phép kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành và theo bản quy định này.

Điều 2.- Việc kinh doanh ăn, uống trong các trường hợp dưới đây không phải xin phép kinh doanh, nhưng người kinh doanh vẫn phải chấp hành các quy định sau đây :

- Người bán ăn uống rong có địa điểm kinh doanh không cố định và quy mô nhỏ.

- Căng tin phục vụ nhu cầu ăn uống, giải khát cho nội bộ các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang, bệnh viện, trường học.

- Các dịch vụ ăn, uống nhằm phục vụ hành khách trên phương tiện giao thông và theo các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, hàng không.

Chương II.

ĐIỀU KIỆN CẤP PHÉP KINH DOANH

Điều 3.- Điều kiện pháp lý để tổ chức kinh tế hay cá nhân kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống :

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp theo Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân phải có giấy phép thành lập theo các quy định hiện hành. Giấy phép thành lập ghi rõ chức năng kinh doanh ngành hàng tương ứng và đã được đăng ký tại cơ quan Trọng tài kinh tế thành phố.

- Đối với cá nhân hoặc nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) thì thuộc quyền Ủy ban nhân dân các quận, huyện cấp phép kinh doanh.

Điều 4.- Điều kiện về cơ sở vật chất :

1- Khách sạn là nơi lưu trú chủ yếu dành cho khách vãng lai, có kiến trúc thuộc loại kiên cố, bảo đảm an toàn và đạt các yêu cầu sau :

- Cơ sở kiến trúc phù hợp yêu cầu khách sạn, ở tại vị trí được phép mở khách sạn, phù hợp nhu cầu khu vực, thuận tiện về giao thông cho các loại xe ra vào và có nơi đậu xe theo như quy định (Chỉ thị số 03/CT-UB ngày 30/6/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố về chỗ đậu xe cho các công trình kiến trúc).

- Có tối thiểu từ 10 phòng trở lên và tiện nghi sinh hoạt phù hợp từng loại khách sạn. Dưới 10 phòng gọi là nhà có phòng cho thuê.

- Cán bộ quản lý, phục vụ có trình độ chuyên môn phù hợp.

- Nội qui khách sạn phải thể hiện các quy định chung của thành phố và được phép nêu tính đặc thù của khách sạn.

2- Nhà trọ là nơi hoạt động kinh doanh chủ yếu dành cho khách vãng lai nghỉ qua đêm. Nhà trọ chỉ được thiết lập tại các khu bến xe liên tỉnh, bến tàu, chợ (có quy mô lớn), số lượng nhà trọ theo quy hoạch của từng khu vực.

Nhà trọ phải có đủ tiện nghi bảo đảm nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh, ánh sáng... cho khách.

3- Nhà hàng là nơi kinh doanh ăn uống được xây dựng kiên cố, thiết kế và trang trí phù hợp với nếp sống văn minh, lành mạnh.

Có chế độ ánh sáng đầy đủ theo quy định của thành phố, trang trí, có thiết bị âm thanh, phòng ăn và nơi chế biến thức ăn đảm bảo các tiêu chuẩn về mỹ thuật, trang nhã, văn minh lành mạnh, vệ sinh và các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

- Các vách ngăn trong nhà hàng dành cho từng bàn (nếu có) phải bằng kính trong suốt, dễ nhìn.

4- Quán ăn bình dân, quán cà phê giải khát là nơi kinh doanh nhằm phục vụ các bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối cho nhân dân thành phố và khách vãng lai.

Nơi kinh doanh của quán ăn, quán cà phê giải khát được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, được thiết kế xây dựng theo những điều kiện phù hợp cho yêu cầu kinh doanh về vệ sinh, an toàn, phòng cháy chữa cháy... theo các điều khoản của bản quy định này.

Điều 5.- Điều kiện về địa điểm kinh doanh :

Khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn, quán cà phê giải khát chỉ được cấp phép kinh doanh khi có địa điểm kinh doanh thuận tiện, tuyệt đối không gây trở ngại giao thông, không lấn chiếm lòng lề đường, và phải ở cách cơ quan ngoại giao, cơ sở tôn giáo, trường học, bệnh viện tối thiểu 100 mét. Những khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn, quán cà phê giải khát đang hoạt động, có giấy phép kinh doanh, nằm trong vòng 100 mét được tiếp tục hoạt động trong vòng 06 tháng để chuẩn bị chuyển đổi mục đích kinh doanh cho phù hợp.

Người xin phép mở điểm kinh doanh phải chứng minh đầy đủ quyền sử dụng mặt bằng nơi đặt cơ sở theo quy định hiện hành.

Điều 6.- Điều kiện vệ sinh :

- Người quản lý, người trực tiếp phục vụ, người chế biến thức ăn tại các khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải bảo đảm sức khỏe bình thường, không mắc các loại bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da. Giấy chứng nhận sức khỏe có giá trị không quá 6 tháng. Trong thời gian này, nếu những người nói trên bị phát hiện không đủ điều kiện về sức khỏe, người quản lý trực tiếp cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm cho ngừng công việc nhân viên đang làm.

- Tùy theo quy mô các khách sạn, nhà trọ phải có nhà vệ sinh trong từng phòng hoặc nhà vệ sinh chung (có phân biệt nam nữ), được xây dựng đúng quy cách và không ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt của khách tại khách sạn, nhà trọ. Nhà vệ sinh phải ngăn cách với nơi chế biến thức ăn. Tại các nhà hàng, cửa hàng ăn uống, phải có nhà vệ sinh, chậu rửa tay (lavabo) dành riêng cho khách với đầy đủ xà phòng, khăn lau tay.

- Tất cả các khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải có hệ thống thoát nước bẩn theo đúng quy tắc vệ sinh của thành phố.

- Nếu các khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống sử dụng nguồn nước không phải là nước máy của cơ quan cấp nước thành phố thì phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xét nghiệm theo định kỳ, bảo đảm tiêu chuẩn nước sạch dùng cho ăn uống.

- Tại các nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải có dụng cụ cần thiết (ít nhất một tủ lạnh) để bảo quản thực phẩm tươi sống, các loại thực phẩm khác phải để trong tủ kính hoặc tủ có lưới để giữ vệ sinh. Các cửa hàng ăn uống quy mô nhỏ không có tủ lạnh phải bảo quản thực phẩm theo phương pháp vệ sinh thông thường. Việc chế biến, bảo quản thức ăn phải thực hiện trên bàn, kệ, có độ cao thích hợp, bảo đảm vệ sinh.

- Dụng cụ dùng phục vụ cho việc ăn uống, nghỉ ngơi của khách tại các khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống cần phải được sắp xếp và giữ gìn sạch sẽ.

- Tại mỗi khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy theo sự hướng dẫn của cảnh sát phòng cháy chữa cháy.

Chương III.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Điều 7.- Khách sạn, nhà trọ :

7.1- Được phép hoạt động kinh doanh khi có giấy phép của cấp có thẩm quyền theo điều 13 bản quy định này và báo cáo công an phường, xã thời điểm bắt đầu hoạt động, danh sách người làm việc.

7.2- Có bảng hiệu ghi rõ tên khách sạn, nhà trọ, loại hình kinh doanh gắn ngay trước địa điểm kinh doanh.

7.3- Các tầng lầu, phòng, giường đều được đánh số theo sơ đồ đã đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7.4- Bảng giá thuê phòng, giường và nội qui khách sạn, nhà trọ được niêm yết rõ ràng tại nơi thường trực hoặc nơi nhận đăng ký cho thuê phòng, giường của khách sạn, nhà trọ.

7.5- Nơi thường trực, hàng lang, lối đi công cộng, buồng ngủ, nơi vệ sinh chung phải có ánh sáng suốt đêm.

7.6- Thực hiện đầy đủ các quy định đăng ký tạm trú của Bộ Nội vụ về thể lệ quản lý an ninh trật tự đối với người cho thuê nhà trọ.

7.7- Bảo đảm yên tĩnh, an toàn, điều kiện vệ sinh cần thiết cho khách ; phải có người thường trực tại chỗ.

7.8- Chịu trách nhiệm bảo quản hành lý cho khách trong thời gian khách thuê phòng, giường và có trách nhiệm bồi thường khi hư hỏng, mất mát.

7.9- Người làm việc tại khách sạn, nhà trọ phải đeo bảng tên, có dán hình để khách hàng có thể biết và phản ảnh về phong cách, thái độ phục vụ khi cần thiết.

Điều 8.- Khách thuê phòng tại khách sạn, nhà trọ có trách nhiệm :

8.1- Nghiêm chỉnh chấp hành nội qui khách sạn, nhà trọ.

8.2- Không được lợi dụng việc mướn phòng, giường để thực hiện các hành vi trái pháp luật, vi phạm thuần phong mỹ tục.

8.3- Không được đem vũ khí, chất cháy nổ vào phòng. Nếu đã đem theo và có giấy phép sử dụng, thì phải gởi lại tại nơi thường trực của khách sạn, nhà trọ. Nếu không có giấy phép sử dụng, người quản lý khách sạn, nhà trọ phải báo ngay công an phường, xã tiến hành thủ tục tạm giữ theo quy định.

Điều 9.- Trong mọi trường hợp, khi khách thuê phòng, giường không chấp hành nội qui khách sạn, nhà trọ hoặc khi người quản lý khách sạn, nhà trọ phát hiện các hành vi phạm pháp của khách, có hiện tượng nghi vấn về việc thuê phòng, giường, người quản lý khách sạn, nhà trọ có thể từ chối việc cho thuê phòng, giường hoặc chấm dứt việc cho thuê và phải báo ngay cho công an địa phương.

Điều 10.- Nhà hàng, cửa hàng ăn uống.

Tổ chức hay cá nhân được cấp phép kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải chấp hành các quy định sau :

10.1- Đăng ký qui mô kinh doanh tính theo số bàn thường xuyên và theo số bàn phục vụ không thường xuyên.

10.2- Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, ánh sáng, các quy định về trật tự giao thông, an toàn công cộng và các quy định khác của Nhà nước về kinh doanh nhà hàng, quán ăn bình dân, quán cà phê giải khát.

10.3- Triệt để ngăn cấm hành khất và những người có bệnh truyền nhiễm như cùi, lao, bịnh ngoài da, lai vãng đến nhà hàng, cửa hàng.

10.4- Giá biểu các thức ăn uống phải được niêm yết nơi thực khách dễ nhìn thấy nhất trong nhà hàng, cửa hàng ăn uống.

10.5- Các nhà hàng, cửa hàng ăn uống được phép sử dụng một số tiếp viên (cả nam và nữ). Nhà hàng, cửa hàng ăn uống phải lập danh sách tiếp viên đính kèm :

- Lý lịch có xác nhận của chính quyền cấp phường, xã nơi cư trú.

- Giấy chứng nhận hạnh kiểm của chính quyền cấp phường, xã nơi cư trú.

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp.

- Hợp đồng lao động ký kết giữa nhà hàng, cửa hàng ăn uống với các tiếp viên.

Sau khi được cấp phép, danh sách này được ghi vào sổ có đăng ký tại công an phường, xã nơi kinh doanh nhà hàng, cửa hàng ăn uống và phải báo các thay đổi về danh sách tiếp viên cho cơ quan công an sở tại (nếu có).

10.6- Các tiếp viên khi hành nghề có thể mặc đồng phục, trang phục kín đáo, không được thể hiện mọi hành vi trái thuần phong mỹ tục.

Điều 11.- Chủ thể kinh doanh đứng tên trên giấy phép thành lập là người không có tiền án, tiền sự; chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh, mọi hành vi vi phạm an ninh trật tự và phải :

- Kinh doanh đúng địa chỉ, đúng nội dung ghi trên giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh.

- Không được cho thuê, cho mượn hoặc chuyển nhượng quyền kinh doanh nếu chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Chấp hành chế độ sổ sách, kế toán, chứng từ, hóa đơn, nộp thuế theo quy định của Nhà nước.

- Có các biện pháp bảo đảm tốt an ninh trật tự.

- Xuất trình giấy phép kinh doanh và báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hoặc yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng theo quy định, hoặc của chính quyền địa phương.

Chương IV.

THỦ TỤC CẤP GIẤP PHÉP KINH DOANH

Điều 12.- Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh.

12.1- Đơn xin phép kinh doanh.

12.2- Bản sao giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu là doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp theo Luật công ty hoặc Luật doanh nghiệp tư nhân.

12.3- Chứng từ liên quan đến việc sử dụng mặt bằng nơi đặt cơ sở kinh doanh.

12.4- Bản thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy (do cơ quan chức năng thực hiện) và phương án bảo vệ an ninh trật tự.

12.5- Sơ đồ tổ chức khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống. Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc và các thiết bị thông tin liên lạc được trang bị (nếu có).

12.6- Bản khai lý lịch của chủ cơ sở và người quản lý, có kèm giấy khám sức khỏe xác nhận không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da. Riêng người trực tiếp phục vụ, người chế biến thức ăn chỉ cần danh sách trích ngang kèm giấy khám sức khỏe.

12.7- Danh sách tiếp viên kèm theo các giấy chứng nhận nói ở điều 10 khoản 10.5 trong bản quy định này.

12.8- Nếu khách sạn, nhà hàng có tổ chức các loại hình văn hóa như ca nhạc, karaoké, discothèque... phải có giấy phép của ngành văn hóa thông tin. Việc mở vũ trường phải có sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 13.- Cơ quan cấp phép kinh doanh :

- Sở Thương mại được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền xét cấp phép kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống cho các doanh nghiệp Nhà nước đã được cấp giấy phép thành lập theo các điều kiện quy định tại Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), các doanh nghiệp theo Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân có chức năng kinh doanh ngành tương ứng.

- Ủy ban nhân dân quận, huyện xét cấp giấy phép kinh doanh cho cá nhân hoặc nhóm kinh doanh dưới vốn pháp định theo các điều kiện quy định tại Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và của quy định này.

Sau khi nhận hồ sơ xin cấp phép kinh doanh, Sở Thương mại hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện chuyển cơ quan công an cùng cấp các giấy tờ theo điều 12.4, 12.5, 12.6 để được xem xét xác nhận đủ điều kiện bảo đảm về an ninh trật tự và cơ quan công an phải phúc đáp trong vòng 15 ngày (kể từ ngày cơ quan công an nhận hồ sơ).

Chương V.

KIỂM TRA - XỬ LÝ

Điều 14.- Kiểm tra.

14.1- Các hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, cửa hàng, quán ăn bình dân, quán cà phê giải khát phải chịu sự kiểm tra và chấp hành các quy định chuyên ngành của các cơ quan sau đây :

a- Kiểm tra của công an về đăng ký quản lý hộ khẩu, trật tự an ninh, an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa và phát hiện ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

b- Kiểm tra định kỳ về vệ sinh của cơ quan y tế.

c- Kiểm tra về môi trường của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường thành phố.

d- Kiểm tra về hoạt động kinh doanh của cơ quan thương mại dịch vụ, quản lý thị trường.

e- Về các hoạt động kiểm tra của cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khác khi cần thiết.

14.2- Việc kiểm tra cần được tiến hành đúng quy định và phải lập biên bản khi có vi phạm.

Điều 15.- Xử lý.

Các vụ vi phạm sẽ bị xử lý đúng pháp luật. Tùy tính chất, mức độ vi phạm, mà xử lý hành chánh hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 16.- Hình thức xử lý.

1- Xử lý hành chánh :

- Các vi phạm trong quá trình kinh doanh của các khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống do cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chánh trong từng lĩnh vực quản lý.

- Hình thức xử phạt chính :

+ Cảnh cáo.

+ Phạt tiền.

- Các biện pháp khác :

+ Đình chỉ có thời hạn hay không thời hạn hoạt động kinh doanh.

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

+ Buộc bồi thường thiệt hại.

+ Đình chỉ hoạt động vi phạm.

2- Xử lý hình sự :

Các vi phạm có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm vào các điều khoản của Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra hình sự tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo Luật tố tụng hình sự hiện hành.

Điều 17.- Thẩm quyền xử lý.

17.1- Đối với vi phạm hành chánh, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý gồm :

- Ủy ban nhân dân các cấp.

- Cơ quan công an, thuế vụ, quản lý thị trường và cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước chuyên ngành.

17.2- Đối với vi phạm hình sự, các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xét xử theo quy định của Luật tố tụng hình sự.

Điều 18.- Tổ chức hoặc cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chánh phải thi hành ngay kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. Quá hạn 5 ngày (kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực) đương sự không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành.

Điều 19.- Tổ chức hay cá nhân vi phạm bị xử lý hoặc người đại diện, có quyền khiếu nại về việc kiểm tra, xử lý sai pháp luật hoặc các vấn đề khác trong khuôn khổ và trình tự pháp luật cho phép. Việc thi hành quyết định xử phạt phải được thực hiện kể cả khi có khiếu nại mà chưa có phán quyết của cấp có thẩm quyền.

Điều 20.- Mọi sai phạm, tùy tiện của viên chức Nhà nước trong việc kiểm tra, xử lý, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại về vật chất cho tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải bồi thường tương ứng.

Chương VI.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21.- Giám đốc Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp các ngành các cấp hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống theo như bản quy định này.

Điều 22.- Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã phải thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định theo pháp luật hiện hành.-

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1196/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1196/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/08/1993
Ngày hiệu lực07/08/1993
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2001
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1196/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1196/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýTrương Tấn Sang
                Ngày ban hành07/08/1993
                Ngày hiệu lực07/08/1993
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/10/2001
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1196/QĐ-UB quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà trọ, nhà hàng, cửa hàng ăn uống trên địa bàn thành phố