Quyết định 124/2004/QĐ-UB

Quyết định 124/2004/QĐ-UB về phê duyệt danh mục các đề tài, dự án khoa học thực hiện năm 2005 do tỉnh Sơn La ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 124/2004/QĐ-UB phê duyệt danh mục đề tài dự án khoa học Sơn La


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/2004/QĐ-UB

Sơn La, ngày 11 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC THỰC HIỆN NĂM 2005.

Căn cứ điều 52 Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi).

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

Căn cứ kết quả làm việc của các Hội đồng Khoa học chuyên ngành xác định danh mục các đề tài, dự án năm 2005.

Xét đề nghị của Ông Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh Sơn La tại Tờ trình số: 211/TT-KH&CN ngày 16 tháng 9 năm 2004.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Danh mục các đề tài, dự án khoa học thực hiện trong năm kế hoạch 2005 (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh tổ chức thực hiện các bước tiếp theo của Quy định xác định danh mục các đề tài, dự án khoa học cấp Tỉnh, tuyển chọn các tổ chức, cá nhân tham gia chủ trì thực hiện đề tài, dự án khoa học và phương thức làm việc của các hội đồng xét duyệt, tuyển chọn ban hành theo Quyết định số 77/2004/QĐ-UB ngày 12 tháng 7 năm 2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La.

Điều 3. Các Ông (Bà) Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và các tổ chức liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để BC).
- TT HĐND Tỉnh (để BC)
- Như điều 3.
- Lưu VP

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH




Hoàng Chí Thức

 

DANH MỤC

ĐỀ TÀI DỰ ÁN THỰC HIỆN TRONG NĂM KẾ HOẠCH 2005
Tổng số: 19 đề tài
(Kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 11 tháng 10 năm 2004 của UBND Tỉnh Sơn La)

TT

Tên đề tài

Mục tiêu

Nội dung

Dự kiến kết quả

I- Lĩnh vực: Nông - Lâm - Ngư nghiệp (07 Đề tài)

1

Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống khoai sọ Cụ cang - Thuận châu - Sơn La.

- Nghiên cứu phân bố các dòng khoai sọ Cụ cang - Thuận châu

- Chọn lọc giống tốt và nhân giống bằng các phương pháp thích hợp

- Bảo tồn nguồn gen thu được

- Điều tra phân bố giống khoai sọ Cụ cang và các địa phương khác trong khác trong và ngoài tỉnh có trồng khoai sọ

- Đánh giá các yếu tố khí, hậu thổ nhưỡng tại các điểm nghiên cứu

- Chọn lọc được các dòng khoai sọ bố mẹ có chất lượng cao

- Khảo nghiệm giống thu được

- Xây dựng qui trình nhân giống

- Qui trình nhân giống bằng các phương pháp thích hợp

- Giống cây khoai sọ.

- Mô hình sản xuất thích hợp.

2

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tinh chế mật ong Sơn La đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu

- Giúp cho phong trào hội viên và các hộ gia đình phát triển chăn nuôi ong, đưa sản lượng mật ong Sơn La từ 750 tấn hiện nay lên 2000 đến 2500 tấn vào năm 2010.

- Tăng cường số lượng, chất lượng sản phẩm mật ong cho tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

- Xây dựng thương hiệu mật ong Sơn La nhằm quảng bá xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm mật ong cho hội viên nhân dân nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Nghiên cứu ứng dụng hạ thủy phần bằng phương pháp nhiệt hoặc đông lạnh để đảm bảo chất lượng mật ong đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

- Ứng dụng dây truyền công nghệ bóc tách hạ thủy phần Trường đại học quốc gia Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh quy mô hộ gia đình.

- Tinh chế thử nghiệm 50 tấn mật ong Sơn La.

- Phân tích các chỉ tiêu chất lượng mật ong.

- Xây dựng thương hiệu cho mật ong Sơn La.

- Sản phẩm của mật ong đạt tiêu chuẩn quốc gia (TCVN).

- Quy trình công nghệ tinh chế mật ong Sơn La đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Sản phẩm của đề tài dự kiến thu được khoảng 45 - 47 tấn mật ong qua tinh chế.

- Thương hiệu mật ong Sơn La.

3

Ứng dụng công nghệ chăn nuôi để sản xuất các giống vịt hướng thịt, hướng trứng tại nông hộ

- Tạo ra các giống vịt tại chỗ: Giống hướng thịt, hướng trứng nhằm cung cấp giống cho các hộ chăn nuôi

- Đáp ứng nhu cầu thịt trứng cho thị trường

- Chuyển giao công nghệ, nhân rộng mô hình  sản xuất cho các hộ nông dân

- Nghiên cứu công nghệ, tiếp thu công nghệ và tập huấn kỹ thuật

- Nhập các các giống vịt bố mẹ: Hướng thịt, hướng trứng để sản xuất ra 2 giống này từ Trạm gia súc gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi Quốc gia

- Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm 2 đàn vịt hướng thịt, hướng trứng sinh ra từ đàn giống gốc (dự kiến mỗi đàn 500 con)

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng thích nghi, phòng bệnh. Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm của chúng

- Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

- Qui trình sản xuất giống vịt hướng thịt, hướng trứng

- Mô hình nuôi vịt thương phẩm hướng thịt hướng trứng tại nông hộ.

4

Ứng dụng công nghệ sinh học để nhân giống cây Sơn Tra tại Sơn La.

- Nhằm cung cấp giống cho các vùng nguyên liệu trồng cây Sơn tra.

- Xây dựng qui trình kỹ thuật nhân giống và trồng cây Sơn tra tại Sơn La.

- Khảo sát để phúc tra và kiểm chứng một số thông tin cơ bản như:

+ Thành phần loài.

+ Trữ lượng và sản lượng quả.

- Tuyển chọn cây mẹ đủ tiêu chuẩn chất lượng (2 loại cây sơn tra và táo mèo) để phục vụ cho công tác lai tạo giống sử dụng một số biện pháp nhân giống dinh dưỡng và các công thức gieo ươm:

+ Chiết cành.

+ Ghép

+ Giâm cành.

+ Từ hạt.

- Xây dựng vườn ươm 1000m2

- Mô hình trồng thử nghiệm 3 ha từ các giống đã tạo được.

- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển.

- Xây dựng qui trình kỹ thuật tạo giống gây trồng.

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân

- Qui trình kỹ thuật: chọn giống, tạo giống, gieo ươm và gây trồng.

- Mô hình rừng trồng thử nghiệm 3ha từ các giống đã tạo được.

- Số lượng cây giống đảm bảo chất lượng:

+ Giống phép: 5000 cây

+ Giâm cành: 2000 cây

+ Chiết: 500 cây

+ Từ hạt: 10.000 cây

5

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật lai tạo giống giữa bò chuyên thịt và cao sản với bò cái lai zêbu tại Sơn La.

- Tạo ra giống bò thịt chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho chăn nuôi bò thịt.

- Tạo tiền đề đẩy mạnh phát triển giống bò thịt chất lượng cao tại Sơn La.

- Nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng lai tạo giống bò thịt chất lượng cao cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật thực hiện đề tài.

- Nâng cao nhận thức cho nông dân trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật bao gồm: Các kỹ thuật về công tác giống, nuôi dưỡng chăm sóc, thú y và chế biến thức ăn cho bò thịt chất lượng cao.

- Bình tuyển lựa chọn bò cái lai zêbu có đủ tiêu chuẩn giống, gắn số tai, lập hồ sơ quản lý bò.

- Cung ứng vật tư và tinh bò đực giống chuyên thịt (giống Chrolaise), tiến hành phối giống cho bò cái lai zêbu đã được lựa chọn.

- Tập huấn kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc đàn bò cái lai zêbu được phối giống có chửa và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc đàn bò thịt chất lượng cao sinh ra từ mô hình này.

- Xây dựng qui trình lai tạo bò thịt chất lượng cao và qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò thịt chất lượng cao.

- Chuyển giao qui trình cho các hộ chăn nuôi bò thịt Chất lượng cao tại Sơn La.

- Số lượng 1000 bò cái lai zêbu tuyển chọn đủ tiêu chuẩn để lai tạo ra tối thiểu 600 con bò thịt chất lượng cao (trong 15 tháng).

- Qui trình lai tạo bò thịt chất lượng cao.

- Qui trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò thịt chất lượng cao tại Sơn La.

6

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chế biến Chất thải hữu cơ để sản xuất phân vi sinh

- Thu gom chất thải hữu cơ để sản xuất phân vi sinh cung ứng phục vụ cho ngành trồng trọt. Trong đó có phục vụ cho cây thức ăn xanh cho đàn bò sữa, bò thịt chất lượng cao

- Bảo vệ môi trường tại Trại chăn nuôi Mường hồng và các khu vực lân cận của tỉnh

- Tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động

- Áp dụng tiến bộ KHKT chế biến chất hữu cơ bằng công nghệ lên men vi sinh để sản xuất phân vi sinh nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp nguồn phân bón vi sinh chất lượng cao phục vụ cho trồng trọt.

- Thu gom chế biến trên 2.500 tấn chất thải hữu cơ để sản xuất khoảng 750 - 1.000 tấn phân vi sinh chất lượng cao mỗi năm.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường tại trại chăn nuôi Mường Hồng và các khu vực lân cận.

7

Ứng dụng phương pháp cấy chuyển phôi bò sữa thuần chủng tại Sơn La

- Xây dựng qui trình sản xuất bò sữa bằng phương pháp cấy chuyển phôi bò Hà lan vào bò lai Sin

- Tạo ra bê cái Hà lan thuần chủng bằng phương pháp cấy chuyển phôi

- Đào tạo kỹ thuật viên

- Sử dụng phôi bò Hà lan có năng suất cao

- Điều tra, lựa chọn tập đoàn bò lai Sin có khả năng nhận phôi

- Gây động dục ở bò lai Sin để nhận phôi

- Thu phôi, bảo quản phôi và cấy phôi

- Đánh giá kết quả

- Qui trình siêu bài loãn trên bò Hà lan

- Qui trình cấy chuyển phôi

- Một số bê cái thuần chủng Hà lan được sinh ra bằng cấy phôi vào bò lai Sin

- Đào tạo được 4 kỹ thuật viên

II- Lĩnh vực: Công nghiệp - Xây dựng - Thủy lợi (03 Đề tài)

8

Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 cho một cơ quan hành chính công của tỉnh Sơn La.

- Quản lý có hiệu quả hoạt động quản lý hành chính công.

- Sắp xếp lại bộ máy hiện có để đảm bảo phát huy được hết năng lực cán bộ. Cải tiến nề nếp làm việc, kiểm soát các quy trình, quy phạm chủ yếu nhằm nâng cao nhận thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ công chức..

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.

- Mở rộng quan hệ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thực sự là công cụ thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

- Thành lập ban quản lý hệ thống bao gồm các cán bộ chủ chốt và một số cán bộ phụ trách các bộ phận, phòng ban.

- Ký hợp đồng với các Công ty tư vấn về đào tạo cho tất cả cán bộ công chức hiểu và nhận thức về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống quản lý chất lượng với xã hội về các dịch vụ do mình cung cấp .

- Đánh giá thực trạng về năng lực, chất lượng các dịch vụ của Sở, Ban, Ngành và xác định dịch vụ của cơ quan cung cấp cho ai ? ở đâu ? như thế nào ?.... Phân tích và loại trừ các sản phẩm dịch vụ không phù hợp.

- Soạn thảo, ban hành hệ thống văn bản, xác định mục tiêu và chính sách chất lượng nhằm hướng tới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trách nhiệm của cán bộ công chức trong toàn cơ quan tuân thủ theo các qui trình, quy định để đảm bảo chắc chắn sản phẩm dịch vụ phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Thực hiện áp dụng hệ thống văn bản.

- Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá hệ thống quản lý cho tỉnh.

- Đánh giá việc vận hành hệ thống văn bản.

- Mời cơ quan chứng nhận trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đánh giá và chứng nhận phù hợp hệ thống.

- Chứng nhận và duy trì hệ thống quản lý chất lượng.

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 được xây dựng và áp dụng thành công.

- Được tổ chức chứng nhận đánh giá và chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.

9

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng đập cao su nâng cao dung tích (điều tiết) hữu ích so với thiết kế cho một hồ chứa nhỏ tỉnh Sơn La.

Xây dựng mô hình đập dâng nước bằng vật liệu (cao su) để tích thêm nước cho hồ chứa khi kết thúc mùa lũ (tích vào dung tích điều tiết lũ). Tăng dung tích hữu ích của hồ sơ với dung tích thiết kế ban đầu từ 100.000m3 nước trở lên. Cung cấp thêm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất vùng hưởng lợi công trình vào mùa khô hàng năm.

Khảo sát, thiết kế, xây dựng đập dâng (cao su) trên đường tràn xả lũ hồ chứa đã được kiên cố hóa.

Xây dựng quy trình vận hành mới cho hồ chứa (kể cả vận hành đập dâng cao su), tập huấn quy trình vận hành mới. Vận hành, theo dõi đánh giá tác động thiên nhiên, môi trường đến độ bền của đập cao su.

Tổng kết đánh giá đề tài và đưa vào áp dụng rộng rãi đồng thời làm cơ sở cho xây dựng thử nghiệm mô hình đập dâng bằng cao su ngăn suối..

Một mô hình đập dâng cao su trên đường tràn xả lũ hồ chứa nhằm tăng dung tích chứa của hồ, tăng năng lực tưới cây trồng vùng hưởng lợi vào mùa khô hàng năm.

Chất lượng đập cao su đạt tiêu chuẩn ngành Quy trình vận mới cho hồ.

10

Nghiên cứu điều tra, khảo sát xác định vùng nguyên liệu sản xuất gạch ngói đất sét nung tại một số huyện phục vụ thu hút đầu tư sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường nội tỉnh và tái định cư giai đoạn 2005-2015.

Quy hoạch vùng nguyên liệu tại một số huyện cần thiết đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư phát triển phục vụ tại chỗ về gạch đất sét nung cho xây dựng cơ bản giai đoạn 2005-2015.

Quản lý khai thác nguyên liệu làm gạch ngói đất sét nung có quy hoạch, kế hoạch vừa tiết kiệm tài nguyên, góp phần tham gia trực tiếp và gián tiếp bảo vệ môi trường, khắc phục hiện trạng khai thác bừa bãi không có quy hoạch ảnh hưởng tài nguyên môi trường

Dự báo đánh giá tiềm năng về nguồn nguyên liệu sản xuất gạch ngói đất sét nung xung quanh khu vực thị trấn huyện lỵ để xác định khoanh vùng, khảo sát đánh giá trữ lượng, chất lượng của vùng nguyên liệu (5 huyện) và một số điểm tái định cư

Tiến hành thăm dò khảo sát thực tế chất lượng, trữ lượng vùng nguyên liệu chọn (đo vẽ, lấy mẫu thí nghiệm)

Lập hồ sơ vùng nguyên liệu khu vực đánh giá thăm dò.

Điều chỉnh định hướng phát triển gạch ngói đất sét nung theo quyết định của tỉnh.

Quy trình quản lý khai thác, sử dụng vùng nguyên liệu sản xuất gạch ngói đất sét nung.

Khuyến cáo kêu gọi thu hút đầu tư.

Bản đồ phân bố tổng hợp vùng nguyên liệu sản xuất tỷ lệ 1/25.000

Bản đồ khảo sát địa hình vùng nguyên liệu được chọn tỷ lệ 1/5000 từng vùng.

Hồ sơ đánh giá trữ lượng, chất lượng từng vùng khảo sát

Báo cáo tổng kết đề tài

Tổ chức công bố vùng nguyên liệu

III- Lĩnh vực: Xã hội nhân văn - Y tế - Giáo dục (09 đề tài)

1

Xây dựng mô hình “trung tâm học tập cộng đồng” ở cụm dân cư làng, bản ở Tỉnh miền núi Sơn La.

Vận dụng đường lối quan điểm của Đảng xây dựng mô hình điểm trung tâm học tập cộng đồng ở 3 vùng: vùng thấp, vùng cao và vùng tái định cư xây dựng thủy điện Sơn La làm cơ sở nhân rộng mô hình trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, bản trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao dân trí, tạo môi trường học tập mới toàn diện cho cộng đồng.

- Điều tra, nghiên cứu và phân tích tổng hợp các yếu tố liên quan điều kiện các địa phương dự kiến xây dựng mô hình

- Xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về mô hình phù hợp với điều kiện của Sơn La.

- Xây dựng mô hình điểm; trung tâm học tập cộng đồng ở Tân Lập (Mộc Châu), Mường Bằng (Mai Sơn) và Tà Sùa (Bắc Yên).

- Tổng kết mô hình, xây dựng kế hoạch mở rộng mô hình trong phạm vi toàn Tỉnh.

- Số liệu, báo cáo kết quả điều tra tại các địa phương.

- Các tiêu chí, các phương pháp xây dựng mô hình điểm.

- Đề xuất các phương hướng, cơ chế chính sách nhân rộng mô hình.

2

Văn học Sơn La từ 1930 2005

Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện giá trị nội dung, nghệ thuật các tác phẩm văn, thơ của các nhà văn, nhà thơ Sơn La và các nhà văn, nhà thơ viết về Sơn La với mục đích đề xuất chính sách khuyến khích, gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Sơn La

- Sưu tầm, nghiên cứu, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật và nhận định thành tựu hạn chế về văn thơ từng giai đoạn (1930-2005) tại Sơn La.

- Biên soạn cuốn văn học sử giai đoạn 1930-2005 gồm 5 chương

- Đề xuất với Tỉnh Ủy- UBND Tỉnh có chỉ thị về việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn học Sơn La và có chính sách khuyến khích đối với đội ngũ làm công tác sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác văn học.

- Khuyến nghị phương hướng nghiên cứu, giảng dạy địa phương tại các trường Tiểu học, PTCS,PTTH,CĐSP và Đại học Sư phạm.

- Là một cuốn nghiên cứu toàn diện về: “văn học sử Sơn La từ 1930 - 2005” gồm 5 chương:

Chương 1: Văn học Sơn La giai đoạn 1930-1945

Chương 2: Văn học Sơn La giai đoạn 1945-1954

Chương 3: Văn học Sơn La giai đoạn 1954-1965

Chương 4: Văn học Sơn La giai đoạn 1965-1975

Chương 5: Văn học Sơn La giai đoạn 1975-2005.

- Báo cáo tổng kết, tóm tắt đề tài (đề xuất khuyến nghị, giải pháp chính sách đối với việc sử dụng văn học địa phương tỉnh Sơn La...).

3

Nghiên cứu Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, vùng ngoại ô đô thị - Thị Xã Sơn La, tỉnh Sơn La.

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm làm rõ hơn về tình hình kinh tế - xã hội và sản xuất vùng ngoại ô đô thị

- Triển khai xây dựng được 3 mô hình điểm về phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp - nông thôn vùng ngoại ô đô thị Thị xã Sơn La nhằm nhân rộng mô hình toàn bộ vùng ngoại ô của Tỉnh.

- Nghiên cứu, đánh giá vị trí, vai trò, điều tra kinh tế - xã hội và thực trạng vùng ngoại ô đô thị, những nhân tố kinh tế - xã hội nông nghiệp nông thôn cần phát triển.

- Xây dựng luận cứ khoa học đề xuất phương hướng và một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng ngoại ô Thị Xã.

- Triển khai và tổng kết đánh giá mô hình thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngoại ô.

- Bảng số liệu điều tra, phương án quy hoạch tổng thể về vùng ngoại ô Thị Xã Sơn La.

- Báo cáo khoa học “thực trạng và phương hướng - giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Thị xã Sơn La”

- Xây dựng được 3 mô hình trình diễn chuyển đổi cơ cấu kinh tế bao gồm: Mô hình trồng trọt, mô hình chăn nuôi và mô hình bản nghề gắn với du lịch văn hóa dân tộc.

4

Đánh giá thực trạng bệnh mù lòa do đục thủy tinh thể tại tỉnh Sơn La

- Nắm được tình hình phân bố bệnh nhân mù lòa tại Tỉnh Sơn La.

- Xác định tỷ lệ bệnh mắt gây mù lòa trong toàn Tỉnh

- Xây dựng căn cứ khoa học để tìm giải pháp phòng chống và trị bệnh mù lòa trong toàn Tỉnh.

- Tổ chức nghiên cứu tài liệu, xây dựng phiếu điều tra cho các cá nhân mắc bệnh mù lòa trên 50 tuổi.

- Thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại viện mắt Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để bổ sung kiến thức và kỹ thuật chuyên môn.

- Tập huấn y tế cơ sở 12 lớp:

+ 01 lớp tuyến tỉnh

+ 11 lớp tuyến huyện tại 11 huyện thị trong tỉnh.

- Điều tra cơ bản thực tế tại cơ sở xã, phường có người mắc bệnh mù lòa do đục thủy tinh thể..

- Hướng dẫn và cùng cán bộ Y tế cơ sở thực hành phẫu thuật cho bệnh nhân tại các huyện để đào tạo tay nghề kỹ năng thực hành cho cán bộ cơ sở.

- Xây dựng cáo tổng kết đề tài và đề xuất giải pháp kế hoạch cho những năm tiếp theo.

- Số liệu điều tra.

- Số liệu kết quả phẫu thuật.

- Số lượng cán bộ Y Tế cơ sở được đào tạo thông qua đề tài.

- Báo cáo tổng kết đề tài.

5

Nghiên cứu đề xuất giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng công tác biên tập văn kiện của Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi để nâng cao chất lượng công tác biên tập văn kiện nói chung và từng thể loại nói riêng, góp phần phục vụ có hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng trong thời kỳ mới.

- Nghiên cứu về các thể loại văn kiện hiện có: công tác sưu tầm, biên tập văn kiện, lưu trữ văn kiện cấp ủy.

- Nghiên cứu, phân tích đánh giá tính đặc thù của văn kiện và công tác biên tập văn kiện.

- Nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác biên tập, soạn thảo văn kiện, điều kiện và phương tiện làm việc.

- Khảo sát đánh giá về yêu cầu của cấp ủy (Thường trực, Ban Thường vụ) về công tác biên tập từng loại văn kiện Đảng.

- Việc ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin trong hoạt động và công tác biên tập văn kiện.

- Báo cáo khoa học phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công tác biên tập văn kiện, đề xuất mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng công tác biên tập trong thời gian tới.

- Mẫu qui trình về soạn thảo và trình duyệt văn bản tài liệu và mẫu các thể loại văn bản của Tỉnh ủy.

- Báo cáo khoa học về việc khảo sát kinh nghiệm và kỹ năng biên tập, soạn thảo văn kiện.

- Phương án tổ chức nguồn thông tin phục vụ cho việc biên tập văn kiện của Tỉnh ủy.

- Báo cáo kết quả khảo sát công tác soạn thảo văn kiện Đảng của Văn phòng Trung ương Đảng, một số tỉnh, thành ủy....

6

Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Yên 1976- 2000

- Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống quá trình, lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng bộ huyện Phù Yên trên hai mươi năm (1976-2000). Trên cơ sở đó đúc rút được những bài học kinh nghiệm thực tiễn bổ ích; tìm ra quy luật vận động, phát triển của phong trào cách mạng huyện Phù Yên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Biên soạn và xuất bản cuốn Lịch Sử Đảng bộ huyện (Tập II) nhằm góp phần giáo dục truyền thống của cán bộ, Đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc huyện Phù Yên.

- Tổ chức sưu tầm, xác minh tư liệu, thẩm định tư liệu.

- Biên soạn cuốn sách Lịch sử Tập II (1976-2000) của Đảng bộ Huyện.

- Hội Thảo khoa học.

- Hoàn chỉnh bản thảo để nghiệm thu, xuất bản.

- Tập tài liệu được sưu tầm và xác minh ..

- Các tài liệu đã xuất bản.

- Bản thảo Tập sách dày 120 trang đánh máy (khổ A4)

- Báo cáo tóm tắt kết quả.

- Ảnh tư liệu.

7

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CNLĐ Tỉnh Sơn La trong thời kỳ CNH-HĐH

Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công nhân trong tỉnh về các mặt: trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, kỹ thuật nghề nghiệp..và đề xuất những giải pháp cơ chế tổ chức thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CNLĐ Tỉnh Sơn La giai đoạn (2005-2010).

- Nghiên cứu cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn việc nâng cao chất lượng đội ngũ CNLĐ.

- Đánh giá thực trạng về trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, kỹ thuật nghề nghiệp, tác phong lao động của đội ngũ CNLĐ

- Dự báo xu hướng phát triển số lượng, tiêu chí nghề nghiệp và sự biến động của đội ngũ CNLĐ

- Đề xuất phương án và giải pháp, kiến nghị xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Bảng biểu số liệu điều tra.

- Báo cáo phân tích, tổng kết, tài liệu dự báo và giải pháp kiến nghị cơ chế chính sách.

8

Thiết lập phần mềm bộ chữ Thái trên máy vi tính

Thiết lập được bộ phần mềm chữ Thái trên máy vi tính để: Bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc và ứng dụng bộ chữ Thái trên máy vi tính sử dụng trong việc: Viết - Dịch thuật - Biên tập in bài và dàn dựng các chương trình thời sự + văn nghệ phát thanh - truyền hình phát trên sóng của Đài PT-TH Tỉnh Sơn La.

- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kế thừa các bộ chữ Thái hiện có đang sử dụng ở Sơn La và một số Tỉnh trong nước.

- Nghiên cứu các phần mềm chữ dân tộc khác và công nghệ tin học về bộ chữ Thái một số nước liên quan.

- Nghiên cứu, đề xuất bộ chữ Thái và lập trình (theo công nghệ tin học) bộ chữ Thái Sơn La phù hợp trên máy vi tính để sử dụng rộng rãi.

- Hội thảo khoa học, thẩm định chuyên môn ở góc độ bộ chữ và phần mềm tin học về bộ chữ Thái.

- Hệ thống bảng biểu, báo cáo, phiếu điều tra liên quan đến việc thiết lập phần mềm bộ chữ Thái trên máy vi tính

- Toàn bộ phần mềm chữ Thái trên máy vi tính (bàn phím và tài liệu hướng dẫn sử dụng)

- Báo cáo khoa học tổng kết đề tài.

9

Điều tra đánh giá hiệu quả bài thuốc nam của dân tộc Thái điều trị thiểu năng Sinh  dục nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 124/2004/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu124/2004/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/10/2004
Ngày hiệu lực21/10/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2014
Cập nhật20 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 124/2004/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 124/2004/QĐ-UB phê duyệt danh mục đề tài dự án khoa học Sơn La


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 124/2004/QĐ-UB phê duyệt danh mục đề tài dự án khoa học Sơn La
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu124/2004/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Sơn La
                Người kýHoàng Chí Thức
                Ngày ban hành11/10/2004
                Ngày hiệu lực21/10/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/05/2014
                Cập nhật20 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 124/2004/QĐ-UB phê duyệt danh mục đề tài dự án khoa học Sơn La

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 124/2004/QĐ-UB phê duyệt danh mục đề tài dự án khoa học Sơn La

                        • 11/10/2004

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 21/10/2004

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực