Quyết định 124/2006/QĐ-TTg

Quyết định 124/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020 đã được thay thế bởi Quyết định 2185/QĐ-TTg 2014 Quy hoạch thăm dò khai thác chế biến sử dụng quặng sắt 2020 2030 và được áp dụng kể từ ngày 05/12/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

******

 

Số: 124/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG SẮT ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các văn bản số 4469/TTr-KH ngày 19 tháng 8 năm 2005; số 387/BCN-KH ngày 18 tháng 01 năm 2006 và ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

a) Quặng sắt Việt Nam phải được thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự xã hội tại các địa bàn có quặng sắt.

b) Quy hoạch thăm dò và khai thác quặng sắt là cơ sở để lập lại trật tự trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và của nhân dân ở những vùng có quặng sắt.

c) Xây dựng và phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng sắt với công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản.

d) Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt, trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên.

2. Mục tiêu

a) Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu quặng sắt cho các cơ sở luyện kim trong nước, dành một phần xuất khẩu để đối lưu đổi lấy than cốc, than mỡ cho nhu cầu luyện kim.

b) Công tác thăm dò địa chất tập trung vào các điểm quặng manhetit có triển vọng và tiến hành kết hợp với việc thực hiện những nhiệm vụ địa chất khác.

c) Chuẩn bị đầy đủ cơ sở tài liệu về trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác của các mỏ sẽ đưa vào khai thác trước năm 2020.

d) Xác định các vùng thăm dò, khai thác, thể hiện các vùng cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản để đảm bảo cho các hoạt động khoáng sản thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3. Nội dung Quy hoạch

a) Nhu cầu quặng sắt: đáp ứng nhu cầu quặng sắt cho các cơ sở luyện gang, công nghiệp xi măng, xuất khẩu một phần ở các mỏ không nằm trong quy hoạch vùng nguyên liệu cho các cơ sở luyện kim và để đổi đối lưu nhập khẩu than cốc và than mỡ (dự kiến năm 2006 là 1,5 triệu tấn; năm 2010 là 9 triệu tấn; năm 2015 là 15 triệu tấn và năm 2020 là 16 triệu tấn).

b) Quy hoạch thăm dò: từ nay đến năm 2020 tiến hành quy hoạch thăm dò 14 mỏ và vùng mỏ, trong đó: thăm dò bổ sung 2 mỏ, giao địa phương quản lý 3 mỏ. Kết quả của công tác thăm dò phải đảm bảo chuẩn bị đủ trữ lượng để khai thác ổn định cho các vùng mỏ tại địa bàn Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang; chuẩn bị tài nguyên để sau năm 2015 quy hoạch khai thác và chế biến các khu mỏ mới: Trấn Yên (Yên Bái), Tòng Bá (Hà Giang), Thanh Sơn (Phú Thọ), Mộ Đức (Quảng Ngãi). Chi tiết theo Phụ lục I.

c) Quy hoạch khai thác, chế biến:

- Quy hoạch khai thác:

+ Từ nay đến năm 2020 sẽ khai thác 26 mỏ thuộc địa bàn 9 tỉnh để đáp ứng đủ nhu cầu về quặng sắt cho các hộ tiêu thụ; trong đó: Lào Cai 6 mỏ; Yên Bái 4 mỏ; Hà Giang 2 mỏ; Tuyên Quang 2 mỏ; Cao Bằng 3 mỏ; Bắc Kạn 4 mỏ; Thái Nguyên 2 mỏ; Thanh Hoá 2 mỏ và Hà Tĩnh 1 mỏ. Công suất khai thác năm 2010 là 9 triệu tấn/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 14 - 15 triệu tấn/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 15 - 16 triệu tấn/năm. Chi tiết theo Phụ lục II và Phụ lục III.

+ Sản lượng trên có thể điều chỉnh tùy theo thực tế phát triển ngành luyện kim Việt Nam và yêu cầu cụ thể của các dự án đầu tư nước ngoài về luyện kim tại Việt Nam.

- Quy hoạch chế biến: phần lớn quặng sắt của các mỏ đều có chất lượng thấp, cần phải chế biến, làm giàu trước khi tiêu thụ. Đầu tư đồng bộ giữa khâu khai thác và tuyển khoáng để làm giàu quặng đảm bảo yêu cầu cho khâu luyện kim.

- Sản lượng khai thác, chế biến quặng sắt trên từng địa phương như sau:

+ Giai đoạn đến 2010: 

(1) Tại tỉnh Lào Cai: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Quý Xa và các mỏ khác với tổng công suất 3,5 - 4,5 triệu tấn/năm để cung cấp cho Nhà máy sản xuất gang tại Lào Cai có công suất 500.000 tấn/năm, cho Công ty Gang thép Thái Nguyên và cho xuất khẩu đổi than mỡ, than cốc và nguyên liệu khác.

(2) Tại Cao Bằng: khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 350.000 - 450.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao xây dựng tại Cao Bằng với công suất 30.000 tấn gang/năm và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

(3) Tại Bắc Kạn: khai thác và chế biến quặng sắt các mỏ trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 200.000 - 350.000 tấn/năm để cung cấp cho 02 lò cao (25 m3) đang xây dựng tại Bắc Kạn và cung cấp cho Công ty Gang thép Thái Nguyên.

(4) Tại Thái Nguyên: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Trại Cau, mỏ Tiến Bộ và các mỏ khác trên địa bàn của tỉnh với tổng công suất 400.000 - 500.000 tấn/năm để cung cấp cho Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II và III của Công ty Gang thép Thái Nguyên với tổng công suất 750.000 tấn gang lỏng/năm.

(5) Tại Hà Tĩnh: chuẩn bị khai thác mỏ sắt Thạch Khê công suất ban đầu là 5 triệu tấn/năm.  

+ Giai đoạn sau 2010:

(6) Tại Hà Tĩnh: khai thác và chế biến quặng sắt mỏ Thạch Khê với tổng công suất từ 5 - 8 triệu tấn/năm để cung cấp cho Nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh công suất 2,5 - 4,5 triệu tấn/năm.

Các tỉnh khác có quặng sắt (như Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Thanh Hoá) chỉ được phép xây dựng khu luyện thép trên địa bàn của tỉnh khi đã có tài liệu thăm dò xác định chắc chắn nguồn quặng sắt, các yếu tố nguồn lực khác và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Vốn đầu tư

a) Vốn đầu tư cho công tác thăm dò (khoảng 60 tỷ đồng), chủ yếu từ nguồn vốn của chủ đầu tư.

b) Vốn đầu tư cho khai thác và tuyển quặng sắt (khoảng 6.900 tỷ đồng) do chủ đầu tư thu xếp từ các nguồn vốn tự có, vốn vay và các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.

c) Trong trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định hình thức hỗ trợ cụ thể.

5. Giải pháp và chính sách thực hiện

a) Giải pháp

- Quản lý và phát hiện tiềm năng quặng sắt: sớm xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý dữ liệu địa chất về quặng sắt bằng công nghệ tin học trên phạm vi cả nước để lưu trữ quốc gia; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng chương trình điều tra nhằm phát hiện thêm các mỏ và điểm quặng sắt có tiềm năng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Trung Bộ; khoanh định diện tích mỏ và các công trình phục vụ khai thác của các mỏ, điểm mỏ trong quy hoạch để sử dụng đất hợp lý, nhằm giảm thiểu đền bù và giải tỏa sau này. Đẩy mạnh công tác thăm dò chi tiết để chuẩn bị tài nguyên cho các dự án đưa vào khai thác giai đoạn 2006 - 2020.

- Về khai thác và sử dụng quặng sắt:

+ Ưu tiên các dự án khai thác mỏ phục vụ sản xuất phôi thép trong nước.

+ Áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực khai thác, chế biến quặng sắt, nâng cao năng suất lao động, quản lý giá thành chặt chẽ để sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

+ Tập trung nghiên cứu lựa chọn các công nghệ luyện kim thích hợp để sử dụng hiệu quả tối đa nguồn quặng sắt và các nguyên liệu khác trong nước.

+ Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ khai thác, chế biến quặng.

- Giải pháp về cơ sở hạ tầng: ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng tại các tỉnh có nguồn quặng đang và sẽ được khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước.

b) Các chính sách

- Xây dựng chính sách sử dụng, kinh doanh xuất nhập khẩu quặng sắt với phương châm sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài nguyên, nâng cao hiệu quả kinh tế của việc khai thác, chế biến quặng sắt, đưa dần các hoạt động xuất khẩu quặng sắt đi theo đường chính ngạch, trên cơ sở hợp đồng trung và dài hạn, đảm bảo hài hoà sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao giá trị kinh tế của khoáng sản quặng sắt.

- Xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi về tài chính, thuế, đất đai đối với dự án đầu tư khai thác quặng sắt làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép trong nước. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt theo quy hoạch phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tạo nguồn vốn ngân sách và tín dụng nhà nước để hỗ trợ cho công tác thăm dò và đầu tư khai thác một số mỏ quặng sắt.

- Có chính sách thu hút đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học chuyên ngành địa chất, tuyển khoáng và khai thác thực hiện các dự án thăm dò, khai thác quặng sắt và luyện kim trong nước.

- Về hợp tác quốc tế:

+ Đối với các dự án mỏ Quý Xa và Thạch Khê, để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa khâu khai thác mỏ và luyện kim, có thể hợp tác đầu tư phần mỏ dưới hình thức liên doanh với nước ngoài, phía Việt Nam nắm cổ phần chi phối.

+ Đối với các mỏ khai thác quy mô nhỏ, khai thác tận thu, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự làm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp khai thác và chế biến quặng sắt.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản quặng sắt phù hợp với Quy hoạch này và chỉ đạo tổ chức thực hiện.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính cân đối vốn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào tại các khu liên hợp mỏ - luyện kim Quý Xa, Thạch Khê.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng sắt trên địa bàn khi mỏ chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác theo quy định; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép quặng sắt. Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đối với các mỏ thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
 
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN (5b).
Trang (315b).
 

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG



Nguyễn Tấn Dũng





    
               

 

 


PHỤ LỤC I:

DANH MỤC

CÁC MỎ, ĐIỂM QUẶNG PHẢI TIẾN HÀNH THĂM DÒ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Mỏ,

 vùng mỏ

Mức độ

thăm dò

Thời gian thăm dò

Vốn đầu tư

(triệu VNđ)

Địa chỉ sử dụng

1

Nà Rụa,

Cao Bằng

Thăm dò

2005 - 2007

10.000

Cung cấp quặng giàu cho Thái Nguyên, hoặc cho khu gang thép Cao Bằng

2

Bông Quang,

Cao Bằng

Thăm dò

2007 - 2009

4.000

Làm cơ sở để khai thác ổn định mỏ Nà Lũng

3

Bản Quân, 

Khuổi Giang,

Bắc Kạn

Thăm dò

2008 - 2010

6.000

Phục vụ cho gang thép Thái Nguyên và phát triển công nghiệp khai khoáng Pb, Zn, sắt vùng Chợ Đồn

4

Làng Lếch,
Lào Cai

Thăm dò bổ sung

2008 - 2010

 

4.000

Chuẩn bị trữ lượng và mỏ vệ tinh cho Quý Xa

5

Làng Vinh,
Lào Cai

Thăm dò bổ sung

2008 - 2010

 

3.000

Chuẩn bị trữ lượng và mỏ vệ tinh cho Quý Xa

6

Mộ Đức

Quảng Ngãi

Thăm dò

Sau 2010

10.000

Làm cơ sở quy hoạch công nghiệp, luyện kim miền Trung cho khu kinh tế Dung Quất

7

Núi 300,

Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

8

Núi Vi,
Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

9

Làng Thảo,
Yên Bái

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

10

Tòng Bá,
Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

3.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.

11

Nam Lương      Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

2.000

Giao địa phương quản lý

12

Lũng Rầy          Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

1.000

Giao địa phương quản lý

13

Sàng Thần         Hà Giang

Thăm dò

Sau 2010

3.000

Giao địa phương quản lý

14

Xóm Gường,
Phú Thọ

Thăm dò

Sau 2010

4.000

Làm cơ sở quy hoạch khai thác và làm giàu sau 2015.


PHỤ LỤC II:

DANH MỤC

CÁC MỎ QUẶNG SẮT DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ VÀ DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ HUY ĐỘNG VÀO KHAI THÁC ĐẾN NĂM 2020

(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Các mỏ

Dự kiến công suất khai thác (103 tấn/năm)

2006

2007

2008

2009

2010

2011 - 2015

2016 - 2020

I

Lào Cai

170

1.280

1.820

1.820

1.820

3.520

3.520

1

Mỏ Quý Xa

60

1.000

1.500

1.500

1.500

3.000

3.000

2

Mỏ Làng Lếch

 

50

50

50

50

100

100

3

Mỏ Làng Cọ

 

50

50

50

50

100

100

4

Mỏ Làng Vinh

 

50

50

50

50

100

100

5

Mỏ Kíp Tước

50

50

50

50

50

100

100

6

Tính quặng sắt Dự án Đồng Sin Quyền

60

80

120

120

120

120

120

II

Yên Bái

50

100

100

100

100

400

400

1

Mỏ Làng Thảo

50

50

50

50

50

100

100

2

Mỏ Làng Mỵ

 

50

50

50

50

100

100

3

Mỏ Núi Vi

 

 

 

 

 

100

100

4

Mỏ Núi 300

 

 

 

 

 

100

100

III

Hà Giang

 

 

100

100

100

200

200

1

Mỏ Tòng Bá

 

 

50

50

50

100

100

2

Mỏ Sàng Thần

 

 

50

50

50

100

100

IV

 Tuyên Quang

60

60

60

60

60

60

30

1

Mỏ Phục Ninh

30

30

30

30

30

30

 

2

Mỏ Tân Tiến

30

30

30

30

30

30

30

V

Tỉnh Cao Bằng

250

270

270

270

270

370

420

1

Mỏ Nà Rụa

 

 

 

 

 

100

200

2

Mỏ Nà Lũng

150

150

150

150

150

150

100

3

Mỏ Ngườm Cháng

100

120

120

120

120

120

120

VI

Bắc Kạn

20

180

180

180

180

400

400

1

Mỏ Bản Phắng

20

45

45

45

45

100

100

2

Mỏ Khuổi Giang

 

45

45

45

45

100

100

3

Mỏ Pù ô

 

45

45

45

45

100

100

4

Mỏ Bản Quân

 

45

45

45

45

100

100

VII

Thái Nguyên

280

970

970

970

970

870

770

1

Khu vực Trại Cau

230

320

320

320

320

220

170

 

Trong đó: cám tồn kho

50

50

50

50

50

50

 

2

Mỏ Tiến Bộ

 

600

600

600

600

600

600

VIII

Thanh Hoá

30

100

100

100

100

100

100

1

Mỏ Làng Sam

30

60

60

60

60

60

60

IX

Tỉnh Hà Tĩnh

 

 

 

 

4.400

8.000

8.000

1

Mỏ Thạch Khê

 

 

 

 

4.400

8.000

8.000

X

Các mỏ khác

500

700

800

800

1.000

1.000

2.000

Tổng cộng hàng năm

1.360

3.660

4.500

4.500

9.000

14.920

15.840


PHỤ LỤC III:

DANH MỤC

 CÁC MỎ KHAI THÁC TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 124/2006/QĐ-TTg  ngày 30 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Dự án

Nội dung chủ yếu

Địa chỉ tiêu thụ

Công suất

thiết kế (103tấn/năm)

Thời gian khởi công

Chủ đầu tư

Mỏ sắt Trại Cau,

Thái Nguyên

Khai thác lộ thiên trữ lượng còn lại, sử dụng công nghệ KT và CB hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công ty  Gang thép Thái Nguyên

350

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ sắt Tiến Bộ,

Thái Nguyên

Khai thác lộ thiên, xây dựng quy trình chế biến nâng cao hàm lượng sắt, giảm hàm lượng Mn.

Công ty  Gang thép Thái Nguyên

300

Đang chuẩn bị đầu tư

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ Tân Tiến,

 Phúc Ninh,

Tuyên Quang

Khai thác lộ thiên.

Phối liệu với quặng Trại Cau

và Tiến Bộ

60

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Mỏ Nà Rụa,

Cao Bằng

Khai thác lộ thiên. Thăm dò bổ sung cho thiết kế khai thác.

Gang thép Thái Nguyên, các lò cao ở khu vực Cao Bằng và xuất khẩu.

200 - 500

Chuẩn bị đầu tư

Tổng công ty Sông Hồng và doanh nghiệp trong nước

Nà Lũng,

Cao Bằng

Khai thác lộ thiên.

Lò cao Cao Bằng;

Xuất khẩu;

150

Đang khai thác

Tổng công ty khoáng sản VN

Ngườm Cháng,
Cao Bằng

Khai thác lộ thiên.

Phối liệu với quặng Trại Cau và quặng Tiến Bộ

120

Đang khai thác

Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Mỏ Thạch Khê

Khai thác lộ thiên.

Liên hợp thép Hà Tĩnh và xuất khẩu

5.000

Trước  2010

Liên doanh NN

Quý Xa,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên. Xây dựng cơ sở chế biến làm giàu.

Tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

1.500

Đang khai thác

các điểm lộ.

Liên doanh NN

Kíp  Tước,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên; quy mô nhỏ

Xuất khẩu hoặc tiêu thụ  nội địa

60

2008 - 2010    (đã bị KT từng phần)

Tổng công ty Khoáng sản VN

Làng Lếch,

Lào Cai

Khai thác lộ thiên.

Xuất khẩu hoặc tiêu thụ  nội địa

60

2008 - 2010    (đã bị KT từng phần)

Công ty Khoáng sản Lào Cai

Làng Sam - Ngọc Lặc, Thanh Hoá

Khai thác lộ thiên.

Gang thép Thái Nguyên GĐII

100

2005 - 2006

Liên doanh

trong nước

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 124/2006/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu124/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/05/2006
Ngày hiệu lực24/06/2006
Ngày công báo09/06/2006
Số công báoTừ số 8 đến số 9
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/12/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 124/2006/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020
          Loại văn bảnQuyết định
          Số hiệu124/2006/QĐ-TTg
          Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
          Người kýNguyễn Tấn Dũng
          Ngày ban hành30/05/2006
          Ngày hiệu lực24/06/2006
          Ngày công báo09/06/2006
          Số công báoTừ số 8 đến số 9
          Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/12/2014
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 124/2006/QĐ-TTg Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng quặng sắt đến 2010-2020