Quyết định 1254/QĐ-UBND

Quyết định 1254/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Điện Biên”

Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên đã được thay thế bởi Quyết định 620/QĐ-UBND 2018 Xác định Chỉ số cải cách hành chính sở ban ngành Điện Biên và được áp dụng kể từ ngày 30/07/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1254/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 15 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tng thcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Điện Biên” (sau đây gọi tắt là Chỉ số cải cách hành chính), với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

- Xác định Chỉ số cải cách hành chính nhằm theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả thực hiện triển khai công tác cải cách hành chính hàng năm của các Sở, ban, ngành (cấp Sở), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện) trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

- Nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại từng cơ quan, đơn vị, địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính của tỉnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực liên quan đến cải cách hành chính.

- Đ cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và người đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương và các nhiệm vụ liên quan đến cải cách hành chính của tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xác định các lĩnh vực, nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc chức năng, nhiệm vụ chung của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, từ đó xây dựng các tiêu chí, tiêu chí thành phần chấm điểm chỉ số cải cách hành chính phù hợp.

- Xác định được mức độ quan trọng, ưu tiên của tng lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần từ đó bố trí thang điểm, phương pháp đánh giá cho các tiêu chí, tiêu chí thành phần nhằm khuyến khích nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính trên từng lĩnh vực, tiêu chí.

- Điểm Chỉ số cải cách hành chính của cấp sở, cấp huyện là một trong các tiêu chí quan trọng trong xét thi đua, khen thưởng tập thể, cá nhân, đánh giá xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

2. Yêu cầu

- Chỉ số cải cách hành chính phải bám sát nội dung Chương trình tng thcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020.

- Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế chung của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đánh giá, chấm điểm thực chất, khách quan đúng quy định, trên cơ sở kết quả chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính cấp sở, cấp huyện đồng bộ, thống nhất.

- Đánh giá khách quan, chính xác kết quả công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

- Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với công tác chỉ đạo, quá trình triển khai và kết quả cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính thông qua Chỉ số cải cách hành chính làm tiêu chí quan trọng bình xét thi đua, khen thưởng cá nhân, tổ chức đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương và đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

3. Phạm vi, đối tượng

- Phạm vi: Đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện.

- Đối tượng: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

II. CÁC LĨNH VỰC, TIÊU CHÍ, TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN, THANG ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Chỉ số cải cách hành chính cấp Sở: Bảng 1

a) Cấu trúc

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp sở được cấu trúc thành 2 nhóm quy định tại Bảng 1:

- Nhóm I: Đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính, gồm 8 lĩnh vực, 38 tiêu chí và 55 tiêu chí thành phần, cụ thể là:

+ Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 06 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện thchế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở: 04 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách thủ tục hành chính: 04 tiêu chí và 07 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 03 tiêu chí và 05 tiêu chí thành phần;

+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 07 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách tài chính công: 02 tiêu chí và 03 tiêu chí thành phần;

+ Hiện đại hóa nền hành chính: 03 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần;

+ Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 02 tiêu chí.

- Nhóm II: Đánh giá tác động của cải cách hành chính thông qua điều tra xã hội học, gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp;

+ Tác động đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính;

+ Tác động đến tổ chức bộ máy hành chính;

+ Tác động đến đội ngũ công chức giải quyết thủ tục hành chính;

+ Tác động đến quản lý tài chính công;

+ Tác động đến hiện đại hóa hành chính;

+ Tác động đến chất lượng cung cấp dịch vụ công...

(Ban Chỉ đạo ci cách hành chính tỉnh xây dựng nội dung và tổ chức triển khai điều tra xã hội học phù hợp với tình hình thực tế)

b) Thang điểm đánh giá

Thang điểm đánh giá của Chỉ số cải cách hành chính là 100, trong đó:

- Đim tự đánh giá, chấm điểm (có sự thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh) là 62/100 điểm;

- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 38/100 điểm.

- Điểm đánh giá đối với tng tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định cụ thể tại Bảng 1.

c) Phương pháp đánh giá

+ Tự đánh giá, chấm điểm và thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh:

+ Tự đánh giá, chấm điểm: Các sở, ban, ngành tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của sở và các đơn vị trực thuộc theo từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Nhóm I được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp Sở và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh. Điểm cấp sở tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” tại Bảng 1.

+ Thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh: Trên cơ sở tài liệu kim chứng, kết quả thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, kết quả theo dõi công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính... Hội đồng thẩm định tỉnh xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh (nếu cần thiết) đối với điểm tự đánh giá của cấp sở cho từng tiêu chí, tiêu chí thành phần. Kết quả thẩm định được quy định là “Điểm thẩm định” tại Bảng 1. Điểm thẩm định được sử dụng để tính Chsố cải cách hành chính cho từng đơn vị.

- Điều tra xã hội học:

+ Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức điều tra và tổng hợp kết quả điều tra xã hội học phù hợp với tình hình thực tế từng năm.

+ Hội đồng thẩm đnh tỉnh thẩm tra, kiểm tra xác suất tối thiểu 10% kết quả điều tra xã hội học và công nhận hoặc không công nhận kết quả điều tra đối với từng mẫu phiếu hoặc từng phiếu cụ thể. Điểm điều tra xã hội học chỉ được tính trên các phiếu điều tra hợp lệ và được sử dụng để tính Chỉ số cải cách hành chính cho từng sở, ngành, quy định là “Điểm điều tra xã hội học” tại Bảng 1.

- Chỉ số cải cách hành chính được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng điểm thẩm định, tng điểm điều tra xã hội học và tng điểm tối đa.

2. Chỉ số cải cách hành chính cấp huyn: Bảng 2

a) Cấu trúc

Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện được cấu trúc thành 2 nhóm tại Bảng 2:

- Nhóm I: Đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính, gồm 8 lĩnh vực, 31 tiêu chí và 65 tiêu chí thành phần, cụ thể là:

+ Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 06 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước: 04 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phn;

+ Cải cách thủ tục hành chính: 03 tiêu chí và 06 tiêu chí thành phn;

+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 03 tiêu chí và 05 tiêu chí thành phần;

+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: 08 tiêu chí và 09 tiêu chí thành phần;

+ Cải cách tài chính công: 02 tiêu chí và 04 tiêu chí thành phần;

+ Hiện đại hóa hành chính: 03 tiêu chí và 11 tiêu chí thành phần;

+ Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông: 02 tiêu chí và 05 tiêu chí thành phần.

- Nhóm II: Đánh giá tác động của cải cách hành chính thông qua điều tra xã hội học, gồm các nội dung cơ bản sau:

+ Đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp;

+ Tác động đến tình hình giải quyết thủ tục hành chính;

+ Tác động đến tổ chức bộ máy hành chính;

+ Tác động đến đội ngũ công chức giải quyết thủ tục hành chính;

+ Tác động đến quản lý tài chính công;

+ Tác động đến hiện đại hóa hành chính;

+ Tác động đến chất lượng cung cấp dịch vụ công...

(Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh xây dựng nội dung và tchức triển khai điều tra xã hội học phù hợp với tình hình thực tế)

b) Thang điểm đánh giá

Thang điểm đánh giá của Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện là 100, trong đó:

- Điểm tự đánh giá, chấm điểm (có sự thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh) là 62/100 điểm;

- Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 38/100 điểm.

- Điểm đánh giá đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần quy định cụ thể tại Bảng 2.

c) Phương pháp đánh giá

- Tự đánh giá, chấm điểm và thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh:

+ Tự đánh giá, chấm điểm: UBND cấp huyện tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính cấp huyện, cấp xã theo từng tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh. Điểm cấp huyện tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” tại Bảng 2.

+ Thẩm định của Hội đồng thẩm định tỉnh: Trên cơ sở tài liệu kiểm chứng, kết quả thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, kết quả theo dõi công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính... Hội đồng thẩm định tỉnh xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh (nếu cần thiết) đối với điểm tự đánh giá của cấp huyện cho từng tiêu chí, tiêu chí thành phần và được quy định là “Điểm thẩm định” tại Bảng 2. Điểm thẩm định được sử dụng để tính Chỉ số cải cách hành chính cho tng địa phương.

- Điều tra xã hội học:

+ Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức điều tra và tổng hợp kết quả điều tra xã hội học phù hợp với tình hình thực tế tng năm.

+ Hội đồng thẩm định tỉnh thẩm tra, kiểm tra xác suất tối thiểu 10% kết quả điều tra xã hội học và công nhận hoặc không công nhận kết quả điều tra đối với từng mẫu phiếu hoặc tng phiếu cụ thể. Điểm điều tra xã hội học chỉ được tính trên các phiếu điều tra hợp lệ và được sử dụng để tính Chỉ số cải cách hành chính cho từng địa phương, quy định là “Điểm điều tra xã hội học” tại Bảng 2.

- Chỉ số cải cách hành chính được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng điểm thẩm định, tổng điểm điều tra xã hội học và tổng điểm tối đa.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành của các ngành, các cấp đối với việc xác định Chỉ số cải cách hành chính

- Chỉ đạo việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung cải cách hành chính theo kế hoạch cải cách hành chính hàng năm.

- Chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá và các giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại trong công tác cải cách hành chính một cách thường xuyên, liên tục; bảo đảm trung thực, khách quan trong việc tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo các kết quả cải cách hành chính.

- Sử dụng kết quả cải cách hành chính và kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đối với tập thể và cá nhân người đứng đầu, cấp phó có liên quan của người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền, ph biến về Chsố cải cách hành chính

- Tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, nội dung của Chỉ số cải cách hành chính nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và tăng cường sự tham gia, phối hợp giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình theo dõi, đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, triển khai cải cách hành chính hàng năm của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về mục tiêu, ý nghĩa, nội dung và trách nhiệm triển khai Chỉ số cải cách hành chính.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức cho người dân và xã hội về mục tiêu, ý nghĩa của Chỉ số cải cách hành chính.

- Tăng cường đa dạng hóa trong công tác tuyên truyền như: hội thảo, hội nghị, sân khấu hóa, tổ chức các cuộc thi liên quan...

3. Bố trí công chức theo dõi, đánh giá cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị, địa phương

- Các Sở: Bố trí, phân công nhiệm vụ cho công chức làm đầu mối theo dõi, đánh giá công tác cải cách hành chính của Sở và các đơn vị trực thuộc. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Sở bố trí, phân công công chức theo dõi, tng hợp tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính đối với các lĩnh vực theo chức năng của đơn vị mình. Thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua kết quả cải cách hành chính của sở đối với đơn vị thuộc, trực thuộc sở và lãnh đạo các đơn vị, công chức có liên quan đến công tác cải cách hành chính của sở.

- Các huyện: Bố trí, phân công nhiệm vụ cho công chức làm đầu mối theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của huyện; phân công cụ thể nhiệm vụ cho các phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc huyện; phân công công chức theo dõi mảng, lĩnh vực và phụ trách từng xã. Tại cấp xã phân công nhiệm vụ cho công chức thực hiện theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai cải cách hành chính của xã để báo cáo cấp huyện theo quy định. Thực hiện việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của huyện đối với phòng, ban cấp huyện, UBND cấp xã và lãnh đạo đơn vị, địa phương, công chức có liên quan đến công tác cải cách hành chính của cấp huyện.

- Các Sở, ngành đầu mối chủ trì nội dung cải cách hành chính cấp tỉnh theo lĩnh vực chuyên môn của ngành đã được UBND tỉnh phân công, thường xuyên cập nhật, tổng hợp tiến độ, kết quả cải cách hành chính; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tham mưu các giải pháp nâng cao mục tiêu, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính liên quan đến tiêu chí chấm điểm chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. Phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, ngành liên quan thẩm định, đánh giá kết quả triển khai cải cách hành chính của cấp Sở, huyện thông qua tài liệu kiểm chứng, kết quả thanh tra, kiểm tra, theo dõi...

4. Bảo đảm cơ svật chất, tài chính

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính và xác định Chỉ số cải cách hành chính để nâng cao chất lượng, kết quả cải cách hành chính của đơn vị, địa phương từ đó nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính của tỉnh và bảo đảm tính hệ thống trong công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải cách hành chính.

- Bố trí đủ kinh phí cho việc thực hiện xác định Chỉ số cải cách hành chính tại đơn vị, địa phương.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện

a) Sở Nội vụ- Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tự chấm điểm, thu thập và biên tập tài liệu kiểm chứng... để chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính hàng năm của cấp sở, cấp huyện.

- Trình UBND tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, các huyện.

- Tiếp nhận tài liệu kiểm chứng để xác định Chỉ số cải cách hành chính của cấp Sở và huyện qua địa chỉ thư điện tử [email protected].

- Thẩm định lại, thanh tra, kiểm tra kết quả thẩm định, tài liệu kiểm chứng, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính cấp sở, cấp huyện.

- Tổng hợp báo cáo kết quả phúc tra kết quả điều tra xã hội học.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xây dựng mẫu phiếu, tổ chức điều tra xã hội học; lập kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện điều tra xã hội học hàng năm.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan điều tra xã hội học theo kế hoạch của UBND tỉnh.

- Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bchỉ số cải cách hành chính và xếp hạng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành rà soát nội dung Chỉ số cải cách hành chính để trình điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Tham mưu cho Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh và các cấp có liên quan trong việc bình xét thi đua, khen thưởng và đánh giá cán bộ, công chức đối với tập thể, cá nhân ngưi đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác cải cách hành chính.

- Hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính đối với từng lĩnh vực cải cách hành chính do ngành làm đầu mối theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và theo phân công của UBND tỉnh.

b) Các cơ quan đầu mối chấm điểm chỉ số CCHC cấp sở, huyện thuộc Hội đồng thẩm định tỉnh

- Văn phòng UBND tỉnh, các sở Tư pháp, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Nội vụ trong việc hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính đối với từng lĩnh vực cải cách hành chính do ngành làm đầu mối theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và theo phân công của UBND tỉnh.

- Trên cơ sở tài liệu kiểm chứng, kết quả thanh tra, kiểm tra cải cách hành chính, kết quả theo dõi công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính... thực hiện thẩm định việc chấm điểm chỉ số CCHC cấp sở, huyện theo phân công.

- Thẩm định, phúc tra, kiểm tra kết quả chấm điểm chỉ số, kết quả điều tra xã hội học.

c) Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Triển khai thực hiện các nội dung Chỉ số cải cách hành chính trong phạm vi trách nhiệm và theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh.

- Tổng hợp số liệu, thu thập tài liệu kiểm chứng, tự chấm điểm, xây dựng báo cáo xác định Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương mình theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.

Tài liệu kiểm chứng chậm nhất 01 ngày sau ngày ban hành được quét (có đóng dấu và chữ ký đơn vị, địa phương phát hành) gửi đến Sở Nội vụ theo địa chỉ thư điện tử [email protected]; các trường hợp ngày ban hành và ngày tài liệu gửi đến địa chỉ thư điện tử không khớp nhau sẽ được tính từ ngày tài liệu gửi vào địa chỉ thư điện tử trên.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tổ chức điều tra, tổng hợp kết quả điều tra xã hội học.

- Xây dựng tiêu chí xét thi đua khen thưởng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương.

d) S Tài chính: Hướng dẫn việc lập dự toán, cân đối và tham mưu cấp kinh phí xây dựng, khảo sát mẫu Phiếu điều tra và kinh phí điều tra xã hội học xác đánh giá sự hài lòng của người dân tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp và điều tra xã hội học xác định chỉ số cải cách hành chính; kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo quy định.

e) UBND các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện và thực tế của địa phương, xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp xã để áp dụng đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính đối với UBND các xã, phường, thị trấn từ năm 2018.

2. Tiến đthực hiện

- Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương tự đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị, địa phương, thu thập tài liệu kiểm chng và gửi tài liệu kim chứng, báo cáo kết quả tự chấm điểm theo hướng dẫn về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng hợp) trước ngày 15/01 của năm sau liền kề.

- Điều tra xã hội học xác định Chỉ số cải cách hành chính thực hiện theo kế hoạch riêng để xác định chỉ số cải cách hành chính từ năm 2018.

3. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác.

- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính hàng năm thực hiện theo quy định.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Điện Biên”.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 


Nơi nhận:
- Bộ Ni vụ (b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

BẢNG 1

TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

Đim tối đa

Điểm đánh giá

Điểm Chs

Ghi chú

Tự đánh giá

Thẩm đnh

I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CCHC CỦA SỞ

62

 

 

 

 

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIU HÀNH CCHC

11

 

 

 

 

1.1

Kế hoạch CCHC năm

2

 

 

 

 

1.1.1

Thời gian ban hành kế hoạch (Trong Quý IV của năm trước năm kế hoạch chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày KH CCHC của tnh ban hành xong phải ngày 15/1 của năm kế hoạch)

0.5

 

 

 

 

1.1.2

Chất lượng kế hoạch CCHC

0.5

 

 

 

 

1.1.3

Mức độ hoàn thành kế hoạch CCHC

1

 

 

 

 

1.2

Thực hiện công tác báo cáo CCHC

2

 

 

 

 

1.2.1

Báo cáo CCHC định kỳ

1

 

 

 

 

1.2.2

Báo cáo tự chấm điểm kết quả Chỉ số CCHC

1

 

 

 

 

1.3

Kiểm tra công tác CCHC

2

 

 

 

 

1.3.1

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc Sở (Phòng, ban, đơn vị thuộc và trực thuộc, tương đương) được kiểm tra trong năm

1

 

 

 

 

1.3.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

1.4

Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành CCHC

2

 

 

 

 

1.4.1

Thực hiện việc gắn kết quả CCHC vi việc xét thi đua, khen thưng đối với các tập thể, cá nhân

0.5

 

 

 

 

1.4.2

sáng kiến, gii pp, đề tài.. mới trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Sở trong năm được cơ quan thẩm định nht trí: (Là những giải pháp, biện pháp, mô hình, cách làm mới được áp dụng và đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ CCHC trong năm của cơ quan, đơn vị)

1

 

 

 

 

1.4.3

Thực hiện việc gn kết quả CCHC với việc đánh giá, xếp loại hàng năm đối với người đứng đầu, cấp phó có liên quan của người đứng đầu và CBCC có liên quan đến kết quả CCHC

0.5

 

 

 

 

1.5

Công tác tuyên truyền CCHC

1.5

 

 

 

 

1.5.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC

1

 

 

 

 

1.5.2

Mức độ đa dạng trong tuyên truyền CCHC

0.5

 

 

 

 

1.6

Thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong năm

1.5

 

 

 

 

2

XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN THỂ CHẾ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ

8

 

 

 

 

2.1

Tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thuộc phạm vi qun lý nhà nước của Sở

2

 

 

 

 

2.1.1

Mức độ xây dựng VBQPPL trong năm theo Danh mục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

1

 

 

 

 

2.1.2

Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL

1

 

 

 

 

2.2

Theo dõi thi hành pháp luật

2.5

 

 

 

 

2.2.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của Sở

1

 

 

 

 

2.2.2

Thực hiện công tác báo cáo theo dõi thi hành pháp luật

0.5

 

 

 

 

2.2.3

Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

1

 

 

 

 

2.3

Công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

1.5

 

 

 

 

2.3.1

Ban hành Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

0.5

 

 

 

 

2.3.2

Thực hiện công tác báo cáo hàng năm về kết quả rà soát, hệ thống hóa VBQPPL

0.5

 

 

 

 

2.3.3

Tổ chức thực hiện rà soát thường xuyên đầy đủ và kịp thời xử lý kết quả rà soát các văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà nước

0.5

 

 

 

 

2.4

Kiểm tra, xử văn bản quy phạm pháp luật

2

 

 

 

 

2.4.1

Ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

0.5

 

 

 

 

2.4.2

Thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành thuộc phạm vi, lĩnh vực qun lý; báo cáo hàng năm về kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

0.5

 

 

 

 

2.4.3

Tham mưu xử lý văn bản QPPL theo đúng quy định của pháp luật sau khi nhn được kết lun kiểm tra văn bản của cơ quan có thẩm quyền

0.5

 

 

 

 

2.4.4

Thực hiện báo cáo hàng năm về kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy phm pháp luật

0.5

 

 

 

 

3

CI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

8

 

 

 

 

3.1

Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

2

 

 

 

 

3.1.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

1

 

 

 

 

3.1.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát

1

 

 

 

 

3.2

Công bố thủ tục hành chính: Tham mưu cho UBND tỉnh Công bTTHC theo quy định

2

 

 

 

 

 

Công bố đầy đủ, kịp thời TTHC và các quy định có liên quan: 2

 

 

 

 

 

 

Công bố không đầy đủ hoặc không kịp thời: 0

 

 

 

 

 

3.3

Công tác tiếp nhận, xử lý phn ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tchức đối với TTHC thuc thẩm quyền giải quyết của Sở

0.5

 

 

 

 

3.3.1

Tổ chức tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết

0.25

 

 

 

 

3.3.2

Xử lý PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở

0.25

 

 

 

 

3.4

Công khai thủ tục hành chính

3.5

 

 

 

 

3.4.1

Niêm yết công khai TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC thuộc Sở

0.5

 

 

 

 

3.4.2

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị

3

 

 

 

 

4

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

6.5

 

 

 

 

4.1

Tuân thủ các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của bộ, ngành, UBND tỉnh về tổ chức bộ máy

1.5

 

 

 

 

4.2

Kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Sở (Phòng, ban và tương đương)

2

 

 

 

 

4.2.1

Tỷ lệ cơ quan, đơn vị thuộc sở (Phòng, ban và tương đương) được kiểm tra trong năm

1

 

 

 

 

4.2.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

4.3

Thực hiện phân cấp quản lý

3

 

 

 

 

4.3.1

Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Chính phủ, UBND tỉnh ban hành

1

 

 

 

 

4.3.2

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở đã phân cấp cho địa phương

1

 

 

 

 

4.3.3

Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

5

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

9

 

 

 

 

5.1

Thực hiện cơ cấu công chức, viên chc theo vị trí việc làm

2

 

 

 

 

5.1.1

Tỷ lệ cơ quan, tổ chức hành chính của Sở thực hiện đúng cơ cấu ngạch công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

1

 

 

 

 

5.1.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc Sở thực hiện đúng cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

1

 

 

 

 

5.2

Tuyển dụng công chức, viên chức

2

 

 

 

 

5.2.1

Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức tại các cơ quan, đơn vị thuộc Sở (Phòng, ban và tương đương)

1

 

 

 

 

5.2.2

Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở

1

 

 

 

 

5.3

Thực hiện quy định về thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hng viên chức

0.5

 

 

 

 

5.4

Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo, quản lý

0.5

 

 

 

 

5.5

Thực hiện quy định vđánh giá, phân loại công chức, viên chức

1

 

 

 

 

5.6

Mức đhoàn thành kế hoạch tinh gin biên chế trong năm

1.5

 

 

 

 

5.7

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

1.5

 

 

 

 

5.7.1

Thực hiện công tác báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

0.5

 

 

 

 

5.7.2

Mức đhoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức

1

 

 

 

 

6

CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

4

 

 

 

 

6.1

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sdụng kinh phí qun lý hành chính

1

 

 

 

 

6.2

Thực hiện cơ chế t ch, tchịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuc sở

3

 

 

 

 

6.2.1

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở triển khai thực hiện cơ chế tự ch, tự chịu trách nhiệm

1

 

 

 

 

6.2.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đúng quy định về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong năm

1

 

 

 

 

6.2.3

Số đơn vị snghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên

1

 

 

 

 

7

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH

10.5

 

 

 

 

7.1

ng dng công nghthông tin (CNTT) của Sở

2.5

 

 

 

 

7.1.1

Mức đhoàn thành kế hoạch ng dụng CNTT

1

 

 

 

 

7.1.2

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa cơ quan, đơn vị với các cơ quan, đơn vị khác dưới dạng điện tử

1

 

 

 

 

7.1.3

Cơ quan, đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp trong xử lý công việc

0.5

 

 

 

 

7.2

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

5

 

 

 

 

7.2.1

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền được quy định thực hiện giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4

1.5

 

 

 

 

7.2.2

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3

1.5

 

 

 

 

7.2.3

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 4

1.5

 

 

 

 

7.2.4

Thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

0.5

 

 

 

 

7.3

Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

3

 

 

 

 

7.3.1

Tlệ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được đưa vào xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008

1

 

 

 

 

7.3.2

Thực hiện các yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong hoạt động

2

 

 

 

 

8

THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

5

 

 

 

 

8.1

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở được thực hiện theo chế mt cửa, cơ chế một cửa liên thông

2

 

 

 

 

8.2

Kết quả gii quyết TTHC đúng hạn theo quy định trong năm

3

 

 

 

 

II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CCHC

38

 

 

 

 

 

TỔNG ĐIỂM I+II

100

 

 

 

 

 

BẢNG 2

TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI UBND CẤP HUYỆN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1254/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Điện Biên)

STT

Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Điểm Chỉ số

Ghi chú

Tự đánh giá

Thẩm định

I

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CCHC CỦA SỞ

62

 

 

 

 

1

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CCHC

10.5

 

 

 

 

1.1

Kế hoạch CCHC năm

2

 

 

 

 

1.1.1

Thời gian ban hành kế hoạch (Trong Quý IV của năm trước năm kế hoạch chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày KH CCHC của tỉnh ban hành xong phải ngày 15/1 của năm kế hoạch)

0.5

 

 

 

 

1.1.2

Chất lượng kế hoạch CCHC

0.5

 

 

 

 

1.1.3

Mức độ hoàn thành kế hoạch CCHC

1

 

 

 

 

1.2

Thực hiện công tác báo cáo CCHC

2

 

 

 

 

1.2.1

Báo cáo CCHC định kỳ

1

 

 

 

 

1.2.2

Báo cáo tự chấm điểm kết quả Chỉ số CCHC

1

 

 

 

 

1.3

Kiểm tra công tác CCHC

2

 

 

 

 

1.3.1

Tỷ lệ cơ quan chuyên môn cấp huyện và đơn vị hành chính cấp xã được kiểm tra trong năm

1

 

 

 

 

1.3.2

Xử lý các vn đề phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

1.4

Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành CCHC

1.5

 

 

 

 

1.4.1

Thực hiện việc gắn kết quả CCHC với việc xét thi đua, khen thưng đối với các tập thể, cá nhân

0.5

 

 

 

 

1.4.2

Có sáng kiến, giải pháp, đề tài... mới trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của cấp huyện trong năm và được quan thẩm định nhất trí: (Là những giải pháp, biện pháp, mô hình, cách làm mới được áp dụng và đem lại hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ CCHC trong năm của cơ quan, đơn vị)

0.5

 

 

 

 

1.4.3

Thực hiện việc gắn kết quả CCHC với việc đánh giá, xếp loại hàng năm đối với người đứng đầu, cp phó có liên quan của người đứng đầu và CBCC có liên quan đến kết quả CCHC

0.5

 

 

 

 

1.5

Công tác tuyên truyền CCHC

1.5

 

 

 

 

1.5.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC

1

 

 

 

 

1.5.2

Mức độ đa dạng trong tuyên truyền CCHC

0.5

 

 

 

 

1.6

Thực hiện các nhiệm vụ được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao trong năm

1.5

 

 

 

 

2

XÂY DỰNG VÀ TCHỨC THC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TẠI HUYỆN

7.5

 

 

 

 

2.1

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thuộc phạm vi quản lý nhà nước

2

 

 

 

 

2.1.1

Xây dựng VBQPPL được giao ban hành theo thẩm quyền

1

 

 

 

 

2.1.2

Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL

1

 

 

 

 

2.2

Theo dõi thi hành pháp luật

2.5

 

 

 

 

2.2.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật

1

 

 

 

 

2.2.2

Thực hiện công tác báo cáo theo dõi thi hành pháp luật

0.5

 

 

 

 

2.2.3

Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật

1

 

 

 

 

2.3

Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

1.5

 

 

 

 

2.3.1

Ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

0.5

 

 

 

 

2.3.2

Thực hiện báo cáo hàng năm về kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

0.5

 

 

 

 

2.3.3

Tổ chức thực hiện rà soát thường xuyên, đầy đủ và kịp thời xử lý kết quả rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện

0.5

 

 

 

 

2.4

Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

1.5

 

 

 

 

2.4.1

Ban hành kế hoạch kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

0.5

 

 

 

 

2.4.2

Thực hiện công tác kiểm tra n bản quy phạm pháp luật

0.25

 

 

 

 

2.4.3

Kịp thời xử lý văn bản QPPL theo đúng quy định sau khi nhận được kết luận kiểm tra văn bản của cơ quan có thẩm quyền

0.25

 

 

 

 

2.4.4

Thực hiện báo cáo hàng năm về kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

0.5

 

 

 

 

3

CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

9

 

 

 

 

3.1

Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (TTHC)

2

 

 

 

 

3.1.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính

1

 

 

 

 

3.1.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát

1

 

 

 

 

3.2

Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết

2

 

 

 

 

3.2.1

Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết

1

 

 

 

 

3.2.2

Xử lý PAKN của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết

1

 

 

 

 

3.3

Công khai thủ tục hành chính

5

 

 

 

 

3.3.1

Đơn vị hành chính cấp huyện và tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã niêm yết công khai TTHC đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC thuộc

2

 

 

 

 

3.3.2

Tỷ lệ TTHC cấp huyện, xã được công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cấp huyện

3

 

 

 

 

4

CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH

5.5

 

 

 

 

4.1

Tuân thủ các quy định của Chính phvà hướng dẫn của các bộ, ngành, UBND tỉnh về tổ chức bộ máy

1

 

 

 

 

4.2

Kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã

2

 

 

 

 

4.2.1

Tỷ lệ của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã được kiểm tra trong năm

1

 

 

 

 

4.2.2

Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

4.3

Thực hiện phân cấp quản lý

2.5

 

 

 

 

4.3.1

Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do UBND tỉnh và các sở, ngành ban hành

0.5

 

 

 

 

4.3.2

Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ quản lý nhà nước đã phân cấp cho của các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã

1

 

 

 

 

4.3.3

Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra

1

 

 

 

 

5

XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

8.5

 

 

 

 

5.1

Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm

2

 

 

 

 

5.1.1

Tỷ lệ cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện đúng cơ cấu ngạch công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

1

 

 

 

 

5.1.2

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện thực hiện đúng cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt

1

 

 

 

 

5.2

Tuyển dng công chức, viên chức

1

 

 

 

 

5.2.1

Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức tại cơ quan chuyên môn cấp huyn, đơn vị hành chính cấp xã

0.5

 

 

 

 

5.2.2

Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện

0.5

 

 

 

 

5.3

Thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức theo thẩm quyền

0.5

 

 

 

 

 

Đúng quy định: 0.5

 

 

 

 

 

 

Không đúng quy định: 0

 

 

 

 

 

5.4

Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo phòng ban chuyên môn cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp xã và đương

0.5

 

 

 

 

5.5

Thực hiện quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức

0.5

 

 

 

 

5.6

Mức độ hoàn thành kế hoạch tinh giản biên chế trong năm

1

 

 

 

 

5.7

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1.5

 

 

 

 

5.7.1

Thực hiện công tác báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

0.5

 

 

 

 

5.7.2

Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1

 

 

 

 

5.8

Cán bộ, công chức cấp xã

1.5

 

 

 

 

5.8.1

Tỷ lệ đạt chuẩn của công chức cấp xã

0.5

 

 

 

 

5.8.2

Tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ cấp xã

0.5

 

 

 

 

5.8.3

Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong năm

0.5

 

 

 

 

6

CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG

3

 

 

 

 

6.1

Thực hiện cơ chế tự ch, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính

1

 

 

 

 

6.2

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện

2

 

 

 

 

6.2.1

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc huyện triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

0.5

 

 

 

 

6.2.2

S đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên

0.5

 

 

 

 

6.2.3

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện đã được phê duyệt Đề án vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp

0.5

 

 

 

 

6.2.4

Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện đúng quy định về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong năm

0.5

 

 

 

 

7

HIỆN ĐẠI HÓA HÀNH CHÍNH

10

 

 

 

 

7.1

ng dụng công nghệ thông tin (CNTT)

3

 

 

 

 

7.1.1

Mức độ hoàn thành kế hoạch ứng dụng CNTT

1

 

 

 

 

7.1.2

Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa cơ quan, đơn vị với các cơ quan, đơn vị khác dưới dạng điện tử

1

 

 

 

 

7.1.3

Cơ quan, đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp trong xử lý công việc (triển khai đến cấp xã)

1

 

 

 

 

7.2

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

3.5

 

 

 

 

7.2.1

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền được quy định thực hiện giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4

1

 

 

 

 

7.2.2

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 3

1

 

 

 

 

7.2.3

Tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến mức độ 4

1

 

 

 

 

7.2.4

Thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích

0.5

 

 

 

 

7.3

Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chun quốc gia TCVN ISO 9001:2008

3.5

 

 

 

 

7.3.1

UBND huyện Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

0.5

 

 

 

 

7.3.2

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

1

 

 

 

 

7.3.3

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện được đưa vào xây dựng, áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008

1

 

 

 

 

7.3.4

Thực hiện yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong duy trì, cải tiến HTQLCL của UBND huyện

1

 

1

 

 

8

THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG

8

 

 

 

 

8.1

Thủ tục hành chính giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông

4

 

 

 

 

8.1.1

Tỷ lệ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện được thực hiện theo cơ chế một cửa

1

 

 

 

 

8.1.2

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã có 100% sTTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được thực hiện theo cơ chế một cửa

1

 

 

 

 

8.1.3

Số lượng TTHC thuộc thẩm quyền của cấp huyện được giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông

2

 

 

 

 

8.2

Kết quả giải quyết TTHC

4

 

 

 

 

8.2.1

Tỷ lệ hồ sơ TTHC của cấp huyện tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

2

 

 

 

 

8.2.2

Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã có 100% số hồ sơ TTHC tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn

2

 

 

 

 

II

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CCHC

38

 

 

 

 

 

TỔNG ĐIỂM I + II

100

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1254/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1254/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/12/2017
Ngày hiệu lực15/12/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/07/2018
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1254/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1254/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Điện Biên
                Người kýMùa A Sơn
                Ngày ban hành15/12/2017
                Ngày hiệu lực15/12/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/07/2018
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1254/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính Điện Biên