Quyết định 1277/QĐ-UBND

Quyết định 1277/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015

Nội dung toàn văn Quyết định 1277/QĐ-UBND 2013 Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công trình công cộng Sơn La


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1277/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 26 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2003 của HĐND tỉnh Sơn La phê chuẩn quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 11 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 782/TTr-VHTTDL ngày 10 tháng 6 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015.

Điều 2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt tại Điều 1.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Phòng KTTH VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.VX.HA.30b.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Toa

 

ĐỀ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1277/QĐ-UBND Ngày 26/6/2013 của UBND tỉnh Sơn La)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội”. Cho nên, việc xây dựng một “Nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, các thiết chế văn hoá đóng một vai trò quan trọng, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng bộ và Chính quyền các cấp với quần chúng nhân dân, là nơi truyền tải những thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật Nhà nước đến với người dân.

2. Xây dựng Đề án Đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015, là bước cụ thể hoá thực hiện một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hoá xã hội, coi trọng giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc nói chung và của tỉnh Sơn La nói riêng.

3. Bên cạnh đó, Sơn La còn là một địa phương mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng để tuyên truyền những âm mưu phản động gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc, xuyên tạc, chống phá chế độ, gây hoang mang trong dư luận, mất ổn định về chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, công tác đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015, được đặt ra một cách cấp thiết và cấp bách đòi hỏi những sự đầu tư lớn và đồng bộ.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1998 về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và Kết luận hội nghị BCH TW lần thứ 10 (Khoá IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII).

2. Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

3. Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020.

4. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26 tháng 3 năm 2008 về việc quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

5. Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hoá (nhà hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm văn học nghệ thuật) giai đoạn 2012 - 2020”.

6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII.

7. Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2003 của HĐND tỉnh Sơn La phê chuẩn quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá tỉnh Sơn La giai đoạn 2010 - 2020.

8. Nghị quyết số 131/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2006 của HĐND tỉnh Sơn La về phê duyệt quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục - thể thao tỉnh Sơn La đến năm 2020.

9. Quyết định số 2363/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt "Đề án phát triển văn hoá nông thôn tỉnh Sơn La đến năm 2015, định hướng đến năm 2020".

10. Nghị quyết số 368/NQ-HĐND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của HĐND tỉnh phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La.

11. Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch về đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, tư vấn sức khoẻ, cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao cho thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La.

12. Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch tuyên truyền quảng cáo ngoài trời tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi: Toàn địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Đối tượng

Toàn bộ hệ thống thiết chế văn hoá, các công trình phúc lợi công cộng, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng và nhà văn hoá tổ, bản tỉnh Sơn La đến năm 2015.

Phần II

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới với dân số 1.080.641 người, trong đó có trên 80,55% dân số sống ở các vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với 10 huyện, 1 thành phố, 204 xã, phường, thị trấn; 3289 tổ, bản. Sơn La có 12 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Thái chiếm 55%; dân tộc Kinh chiếm 18%; dân tộc Mông chiếm 12%; dân tộc Mường 8,4% còn lại là các dân tộc khác.

2. Những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trên khắp địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, phát triển văn hoá, thể thao và du lịch đã đạt được những bước tiến đáng kể, nhất là đối với việc xây dựng phong trào văn nghệ quần chúng, xây dựng các thiết chế văn hoá và đặc biệt là phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" và "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đội ngũ cán bộ văn hoá cấp xã ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng.

3. Về văn hoá, Sơn La là một tỉnh có nền văn hoá phong phú, đa dạng, trong đó văn hoá dân gian chiếm vị trí chủ đạo. Hoạt động văn hoá của đồng bào thường theo mùa vụ, vào các thời điểm nông nhàn.

4. Về du lịch, những năm qua hạ tầng kỹ thuật về du lịch đã bước đầu được đầu tư, xây dựng; lượng khách du lịch đến với Sơn La tăng dần theo hàng năm. Tuy nhiên, việc hình thành các khu du lịch chưa được rõ nét, chủ yếu tập trung vào khu du lịch quốc gia Mộc Châu.

Tất cả các đặc điểm về địa hình, kinh tế - xã hội và văn hoá nêu trên làm cho việc đưa văn hoá thông tin tới các địa bàn cơ sở gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát huy tính hiệu quả của các thiết chế văn hoá, khu vui chơi giải trí, quảng trường, công viên..., cũng như hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân sống ở các vùng còn chưa đồng đều, chưa theo kịp cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh của đất nước và quốc tế.

II. THỰC TRẠNG CÁC THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, CÁC CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG CỘNG, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VÀ NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN TỈNH SƠN LA HIỆN NAY

1. Thực trạng về các thiết chế

1.1. Với phương châm xã hội hoá các hoạt động văn hoá, đặc biệt là với sự chuyển biến về mặt nhận thức của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, vấn đề xây dựng các thiết chế văn hoá đã có những bước khởi đầu rõ nét.

a) Cấp tỉnh đã thành lập được bộ máy cán bộ, công chức thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đó là: Trung tâm Văn hoá tỉnh, Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng, Trung tâm Phát hành sách và Vật tư văn hoá, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Hoạt động thể thao, Trung tâm Đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, Trung tâm Thông tin - Xúc tiến du lịch, trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật và Du lịch.

b) Cấp huyện, thành phố, mỗi huyện, thành phố đều có Phòng Văn hoá - Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thể thao trực thuộc UBND các huyện, thành phố.

1.2. Công tác đầu tư cơ sở vật chất: Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Bộ VHTTDL và UBND tỉnh, cơ sở vật chất của toàn ngành đang từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có: 174/204 nhà văn hoá xã; nhà văn hoá tổ, bản là 1.722/3.289; tổng diện tích dành cho các thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch trong toàn tỉnh là: 2.956.355 m2; quỹ đất dành cho xây dựng các thiết chế văn hoá cấp xã là: 55.500 m2; cấp tổ, bản là: 175.400 m2 và có 745.345 m2 đất của 33 di tích, danh thắng đã được công nhận trong toàn tỉnh (Một số di tích mới được công nhận chưa quy hoạch đất); 203 thư viện, tủ sách các cấp; 11 đội thông tin lưu động; 10 hiệu sách; 10 liên đội điện ảnh với 26 đội chiếu bóng cơ sở; 2 bãi, nhà chiếu bóng. Bên cạnh đó, còn có một số thiết chế văn hoá của các ngành như: Trung tâm văn hoá Thanh - Thiếu niên tỉnh; nhà Thiếu Nhi tỉnh; nhà Văn hoá tỉnh đội; Câu lạc bộ công nhân lao động của LĐLĐ tỉnh; nhà văn hoá Thiếu Nhi của huyện Mai Sơn, Thuận Châu được duy trì và thường xuyên hoạt động. Hầu hết quỹ đất dành cho hoạt động văn hoá được bố trí ở những vị trí thuận lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành. Tuy nhiên, tỷ lệ đất dành cho các thiết chế Văn hoá từ tỉnh đến cơ sở vẫn chưa đảm bảo so với tiêu chuẩn nên việc tổ chức khai thác và sử dụng để phục vụ nhiệm vụ chính trị còn có phần hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

a) Về lĩnh vực Thư viện

Hệ thống thư viện trong toàn tỉnh đang từng bước được thay đổi. Những năm gần đây, Thư viện tỉnh bắt đầu tiếp cận, ứng dụng công nghệ thư viện điện tử, kỹ thuật số, xây dựng và tạo lập trên 48.000 cơ sở dữ liệu và triển khai trên 11.000 trang tài liệu địa chí, kết nối mạng với hệ thống thư viện toàn quốc, thư viện quốc gia. Nguồn sách báo, tạp chí ngày càng đa dạng cả về số lượng và chủng loại. Trung bình hàng năm hệ thống thư viện toàn tỉnh phục vụ trên 200.000 lượt bạn đọc; luân chuyển gần 400.000 lượt sách báo; Năm 2012, toàn tỉnh có 1 thư viện tỉnh; 11 thư viện huyện, thành phố; 60 thư viện - tủ sách xã, 203 tủ sách pháp luật; 11 tủ sách đồn biên phòng và 20 chi nhánh, trạm sách của thư viện tỉnh ở cơ sở, 153 điểm Bưu điện văn hoá xã. Thư viện tỉnh thường xuyên biên soạn, in và phát hành các sản phẩm thông tin với 3 loại hình: Điểm báo, thông tin khoa học chuyên đề, tài liệu truyền thông với các chuyên đề đa dạng.

Hiện nay, Thư viện tỉnh, hệ thống thư viện công cộng trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Quỹ đất xây dựng thư viện hạn hẹp, nguồn kinh phí đầu tư thấp, Thư viện tỉnh chưa có trụ sở làm việc và phục vụ bạn đọc đạt đúng tiêu chuẩn quy định (Đang dùng chung trụ sở của Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La). Một số thư viện tuyến huyện, thành phố hoạt động chưa đều, thậm chí phải dừng hoạt động như Thư viện thành phố Sơn La, Thư viện huyện Sông Mã. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều bất cập. Nguồn nhân lực bổ sung chưa tăng kịp với nhu cầu phát triển, thiếu cán bộ có trình độ đào tạo chuyên sâu.

b) Về lĩnh vực Bảo tàng

Sơn La có kho tàng văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú và độc đáo. Tỉnh lưu giữ nhiều lễ hội cổ xưa; nhiều di chỉ khảo cổ (thời tiền sử, sơ sử) được tìm thấy tại nhiều địa phương như Mường Chanh (Mai Sơn), Thôm Mòn (Thuận Châu) và một số xã thuộc các huyện ven Sông Đà như Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Quỳnh Nhai..., minh chứng cho sự có mặt và quá trình phát triển của con người ở vùng đất này từ cách đây hàng nghìn năm.

Đến nay toàn tỉnh có 47 di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, trong đó có 12 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 35 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ngành có nhiều cố gắng trong sưu tầm, bảo quản, trưng bày hiện vật về các giai đoạn lịch sử dựng nước, đấu tranh cách mạng của địa phương, về bề dầy truyền thống của văn hoá nghệ thuật các dân tộc. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh phí, điều kiện vật chất, nên nhiều hiện vật chưa được đưa ra giới thiệu cho đông đảo công chúng. Trong những năm qua, 10/47 di tích được đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo và đưa vào khai thác phục vụ nhân dân, trong đó 3 di tích bước đầu hàng năm thu hút trên 200 nghìn lượt du khách. Tỉnh đã quy hoạch đất sử dụng cho 8/12 di tích cấp quốc gia và 11/35 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, để bảo vệ di sản văn hoá vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La, đã tiến hành khảo sát, khai quật khảo cổ 14 di chỉ; triển khai thực hiện 6 dự án thành phần về bảo vệ cấp thiết di sản văn hoá vùng lòng hồ thuỷ điện.

Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sơn La đã chủ động thực hiện nhiều dự án sưu tầm, nghiên cứu chữ Thái cổ thuộc nhiều thể loại như Sử thi, Trường ca, Truyện thơ dân gian (hơn 2.000 bản sách), nghề thủ công, mỹ nghệ truyền thống, lễ hội…, nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc Sơn La có nguy cơ thất truyền đã và đang được sưu tầm, phục dựng và phát huy giá trị trong đời sống đương đại, ví dụ: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội Cầu mưa, Lễ hội Xên Lẩu Nó, Lễ hội Xên Mường của dân tộc Thái; Lễ hội Pang A Nụn Pan của dân tộc La Ha; Lễ hội Mương A Ma, Lễ hội Ksai Si Típ của dân tộc Xinh Mun; Lễ hội Xen Pang Ả của dân tộc Kháng; Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú; Lễ Lập Tịnh của dân tộc Dao; Lễ hội Nào Sồng của dân tộc Mông… Một số nghề thủ công truyền thống cũng được phục hồi và phát triển. Ngày càng nhiều các đội văn nghệ quần chúng quan tâm khai thác các điệu múa dân gian.

Vì chưa xây dựng được Bảo tàng tỉnh theo đúng tiêu chuẩn cho nên việc phát huy di sản văn hoá Sơn La còn hạn chế (Trụ sở làm việc của cán bộ, viên chức Bảo tàng tỉnh hiện nay chưa có, đang làm việc trong di tích Nhà ngục Sơn La); thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao; thiếu kinh nghiệm bảo tồn di sản văn hoá cộng đồng; công tác quảng bá hình ảnh còn mang tính “Thương hiệu” của địa phương và gắn kết các di sản văn hoá trong nước và quốc tế còn hạn chế; thiếu kinh nghiệm quản lý và khai thác quỹ bảo tồn từ nguồn vốn huy động xã hội hoá; hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát huy di sản văn hoá còn yếu; một số nét văn hoá cổ truyền của đồng bào dân tộc chưa được bảo tồn tốt đang bị mai một, thất truyền...

Hiện nay Sơn La chưa có Quảng trường, Công viên (Chỉ có 04 khu vườn hoa, cây xanh nhỏ), khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, vui chơi giải trí của nhân dân.

c) Một số cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp đang bị xuống cấp; các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, cấp tỉnh chưa được quan tâm đúng mức để đầu tư cải tạo, nâng cấp và trùng tu tôn tạo; trang thiết bị, phương tiện hoạt động của các đơn vị sự nghiệp còn thiếu và chưa đồng bộ; đặc biệt là phương tiện và trang thiết bị phục vụ biểu diễn của Đoàn ca múa Sơn La chưa được đầu tư.

d) Tính đến tháng 12 năm 2012, toàn tỉnh có 138.374/241.286 gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, đạt 57,5%; tổng số tổ, bản văn hoá là 940/3289 đạt 28,58%; số đơn vị văn hoá 1.776/2.060 đạt 86,21%.

đ) Cho đến nay đã có 8/11 huyện/thành phố có Nhà văn hoá huyện kiêm hội trường; 11/11 huyện, thành phố có Thư viện nhưng chưa có khuôn viên riêng mà nằm chung trong khuôn viên làm việc chung của Trung tâm Văn hoá - Thể thao; 11/11 huyện, thành phố có đội thông tin lưu động chuyên nghiệp.

Tuy số lượng các thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, công viên, quảng trường, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn nhưng thông qua các hoạt động thiết thực và thường xuyên, các thiết chế trên đã thực sự trở thành cầu nối giữa các cấp uỷ Đảng, chính quyền với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, góp phần vào công cuộc thực hiện “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ” giữa các dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tham gia đẩy mạnh và nâng cao mức hưởng thụ văn hoá ở vùng cao biên giới, vùng sâu vùng xa, xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng cơ sở chính trị, đội ngũ cán bộ Đảng viên của các dân tộc ở các vùng, các cấp trong sạch. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã đạt được những thành quả quan trọng.

2. Những hạn chế

a) Về hệ thống thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, công viên, quảng trường, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh ở các cấp (tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn, tổ, bản, khu phố) hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng đặc biệt thiếu tính đồng bộ ở tất cả các cấp. Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch hiện vẫn chưa được đầu tư kinh phí tương xứng để xây dựng các thiết chế văn hoá (bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá, cụm cổ động…). Nhiều công trình được xây dựng và hoạt động đã lâu, nay đã xuống cấp và lạc hậu. Một số công trình hiện mới chỉ được đầu tư cơ sở vật chất, chưa chú trọng xây dựng các mặt hoạt động nên hiệu quả còn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.

b) Về bộ máy cán bộ làm công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trình độ của đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ trong ngành nói riêng còn yếu kém và không đồng đều, hoạt động kém hiệu quả đặc biệt là ở cấp xã, phường, tổ, bản.

3. Nguyên nhân các mặt hạn chế

a) Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về vai trò của văn hoá còn chưa đúng với thực tế. Thậm chí ở một số nơi còn coi nhẹ nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động văn hoá ở cơ sở. Một số nơi coi cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” là việc riêng của ngành Văn hoá hay của Mặt trận Tổ quốc, ít có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát.

b) Từ việc nhận thức chưa đúng về vai trò của văn hoá trong đời sống cho nên việc đầu tư cho các hoạt động văn hoá còn hạn chế. Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII đề ra mức chi cho hoạt động văn hoá là 2% tổng chi ngân sách nhưng thực tế mức chi cho hoạt động này ở tỉnh Sơn La hiện nay rất thấp, dẫn đến tình trạng đời sống văn hoá, đặc biệt là đời sống văn hoá ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới và vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, lạc hậu.

c) Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ quản lý ở các cấp còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cán bộ văn hoá ở cấp huyện, xã chưa qua đại học, hoặc công tác trái ngành nên đã bộc lộ những hạn chế trong việc xử lý công tác chuyên môn dẫn đến hiệu quả chất lượng công việc chưa cao. Đội ngũ cán bộ chỉ đạo phong trào ở các phòng, Trung tâm văn hoá - thể thao trình độ còn bất cập, hoạt động văn nghệ quần chúng rất quan trọng nhưng hầu hết các huyện không có cán bộ chuyên ngành âm nhạc và múa. Vì vậy, vấn đề xây dựng và chỉ đạo hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hoá gặp nhiều khó khăn.

Phần III

NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THIẾT CHẾ VĂN HOÁ, KHU DU LỊCH, VUI CHƠI GIẢI TRÍ, QUẢNG TRƯỜNG, CÔNG VIÊN, THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HOÁ TỔ, BẢN ĐẾN NĂM 2015

I. MỤC TIÊU

Xây dựng thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay đang là một nhiệm vụ cấp bách và khó khăn. Vì vậy, phải xây dựng được những mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể. Đồng thời phải tìm ra những giải pháp hiệu quả.

1. Mục tiêu tổng quát

a) Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh, trước mắt là nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, phấn đấu đến năm 2015 có 70% số công trình thiết chế văn hoá cấp tỉnh được đầu tư xây dựng, 80% thiết chế văn hoá cấp huyện, 30% thiết chế văn hoá cấp xã, 50% thiết chế văn hoá cấp tổ, bản đi vào hoạt động.

b) Coi trọng đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, các công trình phục vụ hoạt động văn hoá: Nhà văn hoá, sân chơi, bãi tập, thư viện, bảo tàng, công viên.

2. Mục tiêu cụ thể

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thiết chế văn hoá các cấp, đi đôi với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách. Cụ thể là:

a) Ở cấp tỉnh

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế như: Trung tâm văn hoá tỉnh, Rạp chiếu phim, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Nhà văn hoá thiếu nhi, Sân vận động, Công viên, Quảng trường. Từ nay đến hết năm 2015 phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất của Trường Trung cấp văn hoá nghệ thuật và du lịch, Bảo tàng tỉnh, tu bổ tôn tạo 04 di tích cấp quốc gia và xây dựng 01 nhà văn hoá huyện.

b) Ở cấp xã, phường, thị trấn

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế: Nhà văn hoá, khu thể thao, sân chơi, bãi tập, đội văn nghệ.

c) Ở cấp tổ, bản, khu dân cư, đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế: Nhà văn hoá, đội văn nghệ.

II. NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Xác định mô hình thiết chế văn hoá phù hợp với đặc điểm tình hình tự nhiên - xã hội của tỉnh

a) Xây dựng thiết chế văn hoá, khu du lịch, khu vui chơi giải trí..., là một nội dung quan trọng trong việc nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vấn đề này cần phải nghiên cứu, tìm tòi xây dựng các mô hình phù hợp với đặc điểm tự nhiên - xã hội của vùng. Sơn La là tỉnh nghèo, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đời sống còn nhiều khó khăn nên phải làm thế nào để các thiết chế văn hoá và thiết chế khác..., hoạt động có hiệu quả. Do đó, xây dựng mô hình thiết chế văn hoá đòi hỏi phải nắm vững nhu cầu văn hoá, tinh thần của người dân và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn.

b) Cũng như các tỉnh miền núi khác, nhu cầu văn hoá của người dân Sơn La có đặc điểm riêng. Tuy đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng vẫn mang tính chất thuần nông, sản xuất trên nương rẫy là chủ yếu. Do đó, thời gian nhàn rỗi rất ít nhưng thời gian nhàn rỗi theo mùa vụ lại tương đối nhiều. Mỗi năm, người dân có gần 3 tháng nông nhàn. Do đó, các loại hình hoạt động văn hoá như đọc sách, xem phim, biểu diễn và xem văn nghệ…, nhằm đáp ứng nhu cầu thời gian rỗi hàng ngày, đáp ứng được nhu cầu giải trí và sáng tạo của người dân. Vì vậy, hoạt động các thiết chế văn hoá ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa cần dựa vào đặc điểm mùa vụ của xã hội nông nghiệp.

c) Nếu công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở làm không tốt, sẽ dẫn đến tình trạng các thiết chế văn hoá cấp xã hoạt động không hiệu quả. Mỗi xã của tỉnh có diện tích rất rộng, mỗi bản lại có phong tục và cách thức hưởng thụ văn hoá khác nhau. Vì vậy, xây dựng thiết chế văn hoá phải mang tính hiệu quả, thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động. Do đó, nên đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá ở trung tâm các xã, ở các điểm trung tâm để các cư dân phi nông nghiệp, có thời gian nhàn rỗi theo cấp ngày tham gia hoạt động văn hoá hơn.

d) Cần xác định rõ tổ, bản là đơn vị cơ sở của văn hoá. Bởi vì, tổ, bản là đơn vị cộng đồng, nơi gắn kết các hoạt động văn hoá. Tổ, bản cũng là cấp gần dân nhất. Mọi chủ trương, chính sách của hệ thống Đảng và chính quyền (từ Trung ương đến xã) có đến được với người dân hay không đều thông qua cấp tổ, bản. Tuy nhiên, nhiều tổ, bản hiện nay không có một công trình nào để hội họp, hoạt động chung của cộng đồng. Nhu cầu về thông tin, khai trí, sáng tạo, giáo dục, tiêu dùng văn hoá, giải trí…, của người dân chưa được đáp ứng. Cho nên, việc xây dựng thiết chế văn hoá tổ, bản (chủ yếu là nhà văn hoá) là việc làm cần thiết. Để nhà văn hoá tổ, bản hoạt động được thì phải mở rộng hệ thống chức năng, không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi văn hoá văn nghệ, thể thao đơn thuần. Nhà văn hoá phải mang tính cộng đồng, mang tính chất đa năng và bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức các cuộc họp dân nhằm phổ biến các chủ trương, chính sách của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền thông tin khuyến nông, khuyến lâm, học tập nâng cao kiến thức cho mọi người.

- Tổ chức các hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá như đọc sách báo, xem văn nghệ, xem truyền hình (nhất là các vùng lõm, vùng sâu khó phủ sóng), nghe truyền thanh.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao, biểu diễn văn nghệ…

đ) Ở các tổ, bản, mặt bằng diện tích đất có khả năng sinh hoạt cộng đồng rất hạn chế. Do đó, nhà văn hoá tổ, bản cần gắn liền với các lớp học, gắn với sân trường, gần trung tâm để tổ chức các hoạt động văn hoá.

Bộ máy quản lý nhà văn hoá cộng đồng thật gọn nhẹ, chủ yếu do Tổ trưởng dân phố, Trưởng bản. Giúp việc cho Tổ trưởng dân phố, Trưởng bản là một vài hạt nhân có khả năng hoạt động văn hoá. Hàng năm, ngoài các lớp tập huấn do các cơ quan cấp tỉnh tổ chức, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, thành phố cần tổ chức tập huấn cho các cán bộ nhà văn hoá xã, phường, thị trấn. Cơ chế hoạt động nhà văn hoá tổ, bản là cơ chế tự quản. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu là nguồn kinh phí chung của tổ, bản, có sự hỗ trợ của các ngành về tài liệu tuyên truyền, băng hình…

2. Về cơ sở vật chất

2.1. Trung tâm Văn hoá

Là địa điểm cho các cán bộ phong trào tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ cổ động, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

a) Trung tâm Văn hoá tỉnh

Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Cục Văn hoá cơ sở, hoạt động nghiệp vụ trên lĩnh vực tổ chức thực hiện các hoạt động văn hoá - thông tin, tuyên truyền, cổ động các đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham mưu cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và hướng dẫn cơ sở (các Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thành phố, các đội thông tin lưu động cấp huyện, thành phố thực hiện nghiệp vụ trên địa bàn toàn tỉnh). Trung tâm Văn hoá tỉnh hiện nay cần được đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất và đầu tư trang sắm thiết bị.

b) Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thành phố

Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của Phòng Văn hoá và Thông tin huyện, thành phố và chuyên môn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hoạt động nghiệp vụ trên lĩnh vực tổ chức thực hiện các hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin, tuyên truyền, cổ động các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham mưu cho UBND huyện, thành phố và hướng dẫn các đội văn nghệ xã, tổ, bản, khu phố thực hiện nghiệp vụ trên địa bàn toàn huyện. Trụ sở của Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thành phố phải được xây dựng khang trang ở trung tâm huyện lỵ, được bố trí như Trung tâm Văn hoá tỉnh nhưng có quy mô nhỏ hơn. Hiện nay cần khảo sát, quy hoạch và xây dựng các Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

2.2. Nhà văn hoá

Là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, nơi sinh hoạt hội họp của các đoàn thể quần chúng và nhân dân, nơi làm việc của chính quyền đoàn thể; vì vậy, nó phải ở nơi có khuôn viên rộng, thoáng, đẹp, thuận tiện cho đi lại và sinh hoạt cộng đồng. Nhà văn hoá gồm một ngôi nhà rộng gần gũi với mô hình kiến trúc truyền thống kèm theo khuôn viên sân vườn phù hợp với không gian văn hoá. Nhà văn hoá được vận hành theo phương thức xã hội hoá hoạt động trên cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên. Trong khuôn viên của nhà văn hoá phải có nhà kiến trúc có diện tích phù hợp với từng cấp, kiến trúc của nhà phải thể hiện được những đặc điểm chính về tự nhiên và văn hoá của địa bàn. Diện tích quy hoạch nhà văn hoá phải có các khu chức năng: Hội trường, khu sinh hoạt Câu lạc bộ, nơi đặt tủ sách… Kiến trúc phải hài hoà với nội thất và sân vườn, bãi vui chơi luyện tập, nơi biểu diễn ngoài trời. Thiết bị trang bị cho nhà văn hoá phải có khánh tiết (Khẩu hiệu, bục, tượng Bác Hồ), sách báo, nhạc cụ, dụng cụ thể thao và thiết bị trang âm, ánh sáng…, để khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả trong việc xây dựng đời sống văn hoá mới, lành mạnh. Nhà văn hoá gồm có các loại sau:

a) Nhà văn hoá tỉnh

Hiện nay đang sử dụng Hội trường Trung tâm Văn hoá tỉnh tại trung tâm thành phố Sơn La với tổng diện tích khoảng 1.000 m2. Trong đó, có hội trường chính, các phòng chức năng và các hạng mục ngoài trời khác như: Sân chơi, tập luyện, khu biểu diễn ngoài trời, nơi tổ chức sinh hoạt các loại hình Câu lạc bộ, còn lại là diện tích sân vườn.

b) Nhà văn hoá huyện

Có trụ sở tại trung tâm huyện lỵ với tổng diện tích khoảng 5.000 m2. Trong đó, diện tích toà kiến trúc khoảng 300 m2, còn lại là diện tích sân vườn và các hạng mục ngoài trời khác.

c) Nhà văn hoá xã

Có trụ sở tại trung tâm xã. Hiện nay, các nhà văn hoá xã hầu hết chưa đủ diện tích, không gian để tổ chức các hoạt động, thiếu sân chơi, bãi tập và các khu chức năng khác.

d) Nhà văn hoá tổ, bản

Có trụ sở tại tổ, bản. Hiện nay, diện tích nhà khoảng 80 - 100 m2, hầu hết chưa có khuôn viên, sân chơi bãi tập.

đ) Nhà văn hoá thiếu nhi

Thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, đầu tư cho thiếu nhi là đầu tư cho một thế hệ tương lai tươi sáng hơn, tiếp bước cha ông trên con đường bảo vệ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Trong đó, việc xây dựng Nhà văn hoá thiếu nhi là một hành động thiết thực và cần thiết. Nhà văn hoá thiếu nhi tỉnh sẽ là nơi sinh hoạt văn hoá, vui chơi và luyện tập của thiếu nhi các dân tộc trong địa bàn, trong toàn tỉnh, là nơi để các em tham gia các hoạt động học tập ngoài học đường, nơi để các em giao lưu, vui chơi giải trí và sinh hoạt hè, sinh hoạt ngoại khoá… Vì vậy, nó phải đặt ở nơi có khuôn viên rộng, thoáng, đẹp, thuận tiện cho đi lại và tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Nhà văn hoá thiếu nhi sẽ bao gồm một toà nhà khang trang, bề thế kèm theo khuôn viên sân chơi, bãi tập, bể bơi, vườn cây, thảm cỏ… Kiến trúc phải hài hoà với nội thất và không gian ngoài trời. Tổng diện tích khuôn viên của Nhà văn hoá thiếu nhi khoảng từ 1 - 1,5 ha. Trong đó, diện tích toà nhà là 2.000 m2; còn lại là diện tích không gian ngoài trời. Những thiết bị trang bị cho Nhà văn hoá thiếu nhi phải có sách báo, nhạc cụ, dụng cụ thể thao phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi…, và các thiết bị trang âm, ánh sáng…, để khai thác, sử dụng và phát huy có hiệu quả trong công tác “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tỉnh Sơn La cần xây dựng Nhà văn hoá thiếu nhi ở trung tâm các huyện, thành phố.

2.3. Rạp chiếu phim

Là một thiết chế văn hoá phục vụ nhu cầu thưởng thức những tác phẩm điện ảnh trong và ngoài nước cho các tầng lớp cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân; đồng thời lồng ghép với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của tỉnh. Rạp chiếu phim chịu sự quản lý, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền theo từng cấp. Ở cấp tỉnh, chịu sự quản lý của Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh. Ở cấp huyện và cụm xã, rạp chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện và sự chỉ đạo chuyên môn của Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng tỉnh. Tỉnh Sơn La hiện nay chưa có rạp chiếu phim. Việc đầu tư xây dựng rạp chiếu phim tại tỉnh, các huyện là hết sức cần thiết, trước hết cần đầu tư xây dựng 01 rạp tại thành phố Sơn La theo đúng tiêu chuẩn rạp chiếu phim; giai đoạn sau sẽ tiến tới quy hoạch và đầu tư xây dựng tại các huyện. Đồng thời, nâng cấp trang thiết bị cho các đội chiếu phim nhằm nâng cao chất lượng chiếu phim kết hợp thông tin, tuyên truyền cổ động.

2.4. Bảo tàng

Là một thiết chế văn hoá có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và giới thiệu các hiện vật và sưu tầm hiện vật phản ánh về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước; đồng thời phản ánh nét văn hoá truyền thống độc đáo và phong phú của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, truyền thống lao động cần cù cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, Bảo tàng cần phải được xây dựng trên một khuôn viên rộng, thoáng, đẹp, thuận tiện cho nhận biết và đi lại của khách tham quan. Trong diện tích khuôn viên của Bảo tàng nên kết hợp đầu tư xây dựng nhà trưng bày, giới thiệu hiện vật, diện tích nhà trưng bày phải đạt tối thiểu là 2.000 m2 và bố trí diện tích kho bảo quản, trụ sở làm việc, khu trưng bày ngoài trời và các hạng mục khác (phòng bảo vệ, vườn hoa cây xanh, trạm điện, bể nước, nhà xe…).

Ngoài ra, tại mỗi huyện, thành phố cũng cần xây dựng 01 Nhà truyền thống với chức năng là một bảo tàng ở cơ sở. Nội dung trưng bày của mỗi Nhà truyền thống sẽ làm nổi bật về lịch sử tự nhiên và xã hội của huyện, thành phố cũng như văn hoá của cộng đồng cư dân sống trên địa bàn. Nhà truyền thống huyện, thành phố thuộc quyền quản lý của Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện, thành phố và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Bảo tàng tỉnh.

2.5. Thư viện tỉnh

Là một thiết chế văn hoá thực hiện chức năng lưu trữ các loại ấn phẩm trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ bạn đọc trong và ngoài tỉnh; đồng thời hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở. Thư viện là nơi phản ánh rõ nét về vấn đề tri thức và khoa học của nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Vì vậy, cần đầu tư xây dựng tại trung tâm thành phố Sơn La 01 Thư viện tỉnh với quy mô bề thế, khang trang, hài hoà với khuôn viên sân vườn và quang cảnh xung quanh. Diện tích khuôn viên vào khoảng 1 ha. Trong đó, toà nhà thư viện khoảng 2.000 m2; còn lại là diện tích không gian khác. Ở mỗi huyện, thành phố cần 01 Thư viện với tổng diện tích khuôn viên khoảng 1.000 m2. Trong đó, diện tích toà nhà là 500 m2. Mỗi xã xây dựng phòng đọc và bố trí, xây dựng 01 tủ sách (Trong nhà văn hoá) .

2.6. Bưu điện văn hoá xã

Là một loại hình thiết chế văn hoá cơ sở gắn với dịch vụ thông tin được ngành Bưu chính viễn thông đầu tư nhà trạm, sách báo, dịch vụ bưu chính viễn thông và cán bộ phụ trách. Bưu điện văn hoá xã cũng là trung tâm đọc sách báo của mọi người dân. Trên địa bàn tỉnh hiện nay cần đầu tư nâng cấp mỗi xã, phường, thị trấn 1 điểm. Diện tích khuôn viên khoảng 200 - 300 m2. Trong điểm bưu điện văn hoá cần có 01 phòng đọc.

2.7. Quảng trường

Quảng trường là một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc không gian các đô thị. Về bản chất, quảng trường là một không gian công cộng, đảm nhiệm những chức năng công cộng và chung sống của dân cư đô thị, như là nơi tổ chức hoạt động sự kiện xã hội, những sinh hoạt văn hoá - lễ hội, buôn bán là nơi để thị dân sum họp hoặc dạo chơi.

Thực tế thời gian qua, khi tổ chức các sự kiện lớn của tỉnh đều tiến hành tại sân vận động tỉnh, không gian nhỏ, hẹp và gây khó khăn cho công tác quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả của sân vận động đúng với chức năng. Vì vậy, cần quy hoạch và đầu tư xây dựng 01 quảng trường tại thành phố Sơn La.

2.8. Tụ điểm vui chơi

Là những công viên, vườn hoa cây xanh, sân chơi bãi tập của thanh thiếu niên, người cao tuổi, có thể gắn với xây dựng sân khấu biểu diễn sinh hoạt văn hoá ngoài trời hoặc gắn với nhà văn hoá đa năng hay Nhà văn hoá thiếu nhi. Có những loại tụ điểm vui chơi theo từng cấp như sau:

a) Công viên

Là một địa điểm vui chơi có quy mô lớn với một hệ thống liên hoàn gồm tượng đài, hồ nước, vòi phun, vườn hoa cây xanh, đường rải sỏi hoặc lát gạch và các phương tiện vui chơi đa dạng và hiện đại..., là nơi luyện tập, vui chơi, giải trí và thư giãn cho mọi tầng lớp nhân dân sau những ngày lao động mệt nhọc. Diện tích của công viên thường lớn (Khoảng 2 ha trở lên). Thông thường, công viên được bố trí ở trung tâm tỉnh lỵ, là nơi đầu não về chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, nếu có điều kiện có thể xây dựng những công viên quy mô nhỏ ở các huyện. Trong điều kiện thực tế của Sơn La hiện nay chưa thể xây dựng nhiều công viên, nhưng cần thiết phải đầu tư xây dựng 01 công viên tại thành phố Sơn La.

b) Vườn hoa cây xanh

Là một kiểu của công viên nhưng có quy mô nhỏ hơn, ít đơn nguyên hơn và đơn giản hơn so với công viên. Thông thường, vườn hoa cây xanh chỉ có tượng đài, bể non bộ (có hoặc không có vòi phun), vườn hoa, đường rải sỏi hoặc lát gạch. Tụ điểm văn hoá này có thể đặt ở trung tâm phường/thị trấn, trung tâm cụm xã với diện tích khoảng từ 3.000 m2 đến 1 ha hoặc có thể rộng hơn.

c) Sân chơi bãi tập

Là nơi vui chơi, tập luyện của dân nhân ở cấp xã và tổ, bản. Tụ điểm này thường được đặt ở khu trung tâm của xã, tổ, bản. Có thể gắn liền sân chơi bãi tập với khuôn viên ngoài trời của nhà văn hoá. Về diện tích, sân chơi bãi tập cấp xã thường vào khoảng 3.000 m2 đến 1 ha; sân chơi bãi tập cấp tổ, bản có diện tích nhỏ hơn, tuỳ theo thực tế của địa bàn. Sân chơi bãi tập có thể có hoặc không có tường bao, hàng rào chắn nhưng nhất thiết phải là một bãi đất hoặc thảm cỏ bằng phẳng.

2.9. Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh là đơn vị sự nghiệp hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp duy nhất của tỉnh, trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng, biểu diễn các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân. Ngoài ra, còn có chức năng tổ chức tập huấn hoặc cố vấn chuyên môn cho các đội văn nghệ ở cơ sở. Hiện nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Đoàn tuy đã được quan tâm đầu tư trong thời gian qua song chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, cần được đầu tư hợp lý.

2.10. Phát hành sách và ấn phẩm văn hoá

Trung tâm Phát hành và Vật tư văn hoá là đơn vị thuộc ngành, hoạt động trên lĩnh vực phát hành sách và vật tư văn hoá. Toàn tỉnh có 11 Hiệu sách nhân dân, hàng năm phát hành trên 200.000 bản sách, trên 2 triệu tờ văn hoá phẩm phục vụ nhu cầu bạn đọc. Tuy nhiên, hầu hết các Hiệu sách tại các huyện đều đã cũ, diện tích nhỏ, hẹp không đáp ứng được nhu cầu chuyên môn; sự đầu tư còn hạn hẹp, có nơi còn do vốn của cán bộ, viên chức đóng góp là chủ yếu nên rất cần có sự đầu tư để xây dựng, cải tạo và sửa chữa cơ sở vật chất.

2.11. Cụm cổ động

Gồm khẩu hiệu chiến lược, tranh cổ động cỡ lớn, kẻ vẽ màu trên mảng tường hoặc cụm pano bằng các loại chất liệu phù hợp (khung, cột sắt, mặt biển in nội dung trên bạt Haflex; hoặc một số loại vật liệu tạo hình đắp nổi…). Cụm cổ động phải được đặt ở những nơi cao ráo, thoáng đãng dễ nhìn, dễ đọc, dễ xem từ xa. Có thể kết hợp làm ở gần trạm thông tin, gần nơi đặt loa truyền thanh công cộng. Nếu có điều kiện có thể kết hợp với cổng chào, trưng bày triển lãm nhỏ.

Đồng thời, kết hợp đầu tư xây dựng các Cụm thông tin, cổ động là đầu tư xây dựng các bảng thông tin: Là nơi dán báo, bản tin, niêm yết các thông báo, văn bản pháp quy, thông tin cơ sở cần thiết hàng ngày, hàng tuần. Các dịp kỷ niệm có thể thêm ảnh truyền thống, tranh cổ động, biểu dương người tốt việc tốt, khẩu hiệu và các ấn phẩm truyền thông cần thiết khác. Các bảng thông tin phải được đặt ở nơi trung tâm, có đông người qua lại, có thể xây bằng gạch hoặc bằng tôn tấm lớn có mái che, có kính hoặc lưới bảo vệ. Vị trí của bảng thông tin nên có bóng mát, nếu có thể nên trang bị bóng đèn chiếu sáng về đêm.

2.12. Khu du lịch

Ngoài khu du lịch Mộc Châu hiện nay đang triển khai các thủ tục đầu tư và đầu tư cơ sở vật chất, cần tập trung đầu tư xây dựng khu du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Việc xây dựng đề án đầu tư xây dựng khu du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La khi được phê duyệt và triển khai sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn khách thăm quan; đồng thời, khuyến khích được cộng đồng dân cư nâng cao nhận thức, nâng cao trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống là tiền đề cho du lịch Sơn La phát triển theo hướng bền vững. Thu hút được sự tham gia của các đơn vị kinh doanh, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào lĩnh vực phát triển du lịch vùng nông thôn, miền núi, từng bước hình thành các sản phẩm du lịch hiện đại phù hợp với thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đề án đầu tư xây dựng khu du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của khu vực này và cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2007 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020. Thực hiện các nội dung của đề án sẽ thúc đẩy nhanh chương trình phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của tỉnh, nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dịch vụ du lịch, hình thành điểm du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Sơn La thân thiện và mến khách. Thúc đẩy các chương trình, các dự án khác cùng đầu tư trên địa bàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao hơn, góp phần đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Nội dung đầu tư: Xây dựng khu tổ chức Lễ hội đua thuyền tại huyện Quỳnh Nhai; hỗ trợ đầu tư xây dựng một số bản du lịch cộng đồng vùng ven lòng hồ; đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Quỳnh Nhai. Trong đó có các nội dung: Trồng cây xanh khu vực khu tổ chức Lễ hội đua thuyền; xây dựng khu nhà nghỉ, các dịch vụ phục vụ khách du lịch; lắp đặt các thiết bị chiếu sáng, biển chỉ dẫn, biển báo; cải tạo, nâng cấp trục giao thông Phiêng Lanh - Cầu Pá Uôn, đường lên xuống bến thuyền cầu Pá Uôn, bến thuyền đập thuỷ điện Sơn La.

2.13. Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh

Đề nghị đầu tư xây dựng Nhà lưu trữ, trưng bày, triển lãm, giới thiệu các công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật có tính chuyên nghiệp của các dân tộc, các tác giả về đất nước, con người Sơn La (sách, báo, tạp chí, âm nhạc, mỹ thuật, ảnh nghệ thuật, múa, sân khấu, kiến trúc và các hiện vật khác). Đây cũng là bảo tàng văn học nghệ thuật có tính chuyên nghiệp, là điểm tham quan trong hệ thống du lịch của tỉnh Sơn La và trong vùng Tây Bắc, là nơi tổ chức triển lãm, sinh hoạt văn học nghệ thuật hàng năm vừa có tính chuyên nghiệp, vừa có tính quần chúng rộng rãi của giới văn nghệ sĩ và công chúng yêu mến văn học nghệ thuật. Mặt khác, Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh thường xuyên thông qua hoạt động thực hiện quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật tại các thiết chế văn hoá từ tỉnh đến cơ sở, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân.

3. Kế hoạch đầu tư xây dựng

3.1. Đầu tư ở cấp tỉnh

Nhu cầu đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá thì rất lớn do đó đến năm 2015 lựa chọn một vài công trình mang tính cấp bách, khả thi để tập trung đầu tư:

a) Đầu tư xây dựng

Nhà lưu trữ, trưng bày, triển lãm, giới thiệu các công trình, tác phẩm văn học, nghệ thuật (Thuộc Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh)

b) Lập dự án và đầu tư xây dựng

Bảo tàng tỉnh; cải tạo sửa chữa Thư viện tỉnh; mở rộng sân khấu nhà tập Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh; cải tạo, nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao tỉnh.

c) Đầu tư xây dựng khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào (tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu); khu di tích lịch sử Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Tây Bắc (tại huyện Thuận Châu).

d) Hoàn thiện trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch.

đ) Tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị 04 di tích cấp quốc gia

Di tích lịch sử ngã ba Cò Nòi; Tháp Mường Và; Nghĩa trang liệt sỹ Tô Hiệu và khuôn viên Nhà ngục Sơn La; Đền thờ Vua Lê Thái Tông.

e) Xây dựng hệ thống tuyên truyền trực quan (theo quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2020).

- Bảng tuyên truyền tấm lớn; Bảng chào; Bảng tuyên truyền tấm nhỏ.

- Bảng tuyên truyền treo trên cột đèn, cột điện.

- Bảng tin tại nhà văn hoá, trụ sở UBND xã, phường.

f) Đầu tư trang thiết bị âm thanh, ánh sáng cho Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh.

3.2. Đầu tư ở cấp huyện, thành phố

a) Lập dự án xây dựng mới

01 Trung tâm Văn hoá - Thể thao huyện Sốp Cộp.

b) Xây dựng khu di tích Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Yên Châu.

c) Lập dự án đầu tư xây dựng

Khu du lịch vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La. Gồm:

- Khu tổ chức Lễ hội đua thuyền tại huyện Quỳnh Nhai.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng 03 bản du lịch cộng đồng vùng ven lòng hồ.

- Khu du lịch nghỉ dưỡng vùng lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai.

- Đầu tư Đội tàu du lịch vùng lòng hồ.

3.3. Đầu tư ở cấp xã, phường, thị trấn

a) Xây dựng mới nhà văn hoá xã, phường, thị trấn, tổ, bản

Mỗi nhà 05 gian, diện tích xây dựng khoảng 120 m2; 01 gian để làm Thư viện tủ sách, 04 gian thông có hội trường và sân khấu biểu diễn văn nghệ.

- Đầu tư xây dựng 30 nhà văn hoá xã; 330 nhà văn hoá tổ, bản.

- Trang bị thiết bị cho 30 nhà văn hoá xã; 330 nhà văn hoá tổ, bản.

b) Xây dựng 02 điểm vui chơi cho trẻ em

Phấn đấu đến năm 2015 có từ 10 - 15% số xã có điểm vui chơi trẻ em, có cụm cổ động, 100% số xã có thiết bị để hoạt động. Tập trung đầu tư cho 1.105 bản đặc biệt khó khăn, các xã có cửa khẩu biên giới với nước bạn Lào.

4. Kinh phí đầu tư và phân kỳ thực hiện

4.1. Kinh phí đầu tư

a) Tổng kinh phí khái toán: 842,481 tỷ đồng. Trong đó:

Đã đầu tư đến ngày 31 tháng 12 năm 2012: 31,425 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2013 - 2015: 266,911 tỷ đồng. Trong đó: Ngân sách Trung ương: 113,531 tỷ đồng; ngân sách tỉnh: 99,780 tỷ đồng; ngân sách huyện: 26,4 tỷ đồng; ngân sách cấp xã: 6,6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp, vốn xã hội hoá và vốn khác: 20,6 tỷ đồng.

- Lồng ghép nguồn vốn các chương trình dự án đang được triển khai thực hiện, như: Ngân sách hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; Chương trình 925, 134, 135, 3665, 177; hỗ trợ 1.105 bản đặc biệt khó khăn...

b) Nguồn vốn

- Nguồn ngân sách của tỉnh.

- Nguồn vốn lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Nguồn vốn khoa học công nghệ của tỉnh.

- Nhân dân đóng góp và xã hội hoá.

4.2. Phân kỳ thực hiện đề án

Đề án được phân làm 2 giai đoạn:

a) Giai đoạn năm 2012, thống kê số liệu hiện trạng hệ thống thiết chế văn hoá, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản và xây dựng đề án.

b) Giai đoạn 2013 - 2015: Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá, khu du lịch, khu vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản ở cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn. Cuối năm 2015, tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung hoàn thiện hệ thống thiết chế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và tổ bản.

5. Các giải pháp chủ yếu

Đầu tư quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, bảo tàng, thư viện, nhà văn hoá tổ, bản và đưa hoạt động của các thiết chế này thực sự đi vào cuộc sống nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá cho nhân dân; đồng thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị - xã hội của tỉnh là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ và liên quan khăng khít trong một tổng thể.

a) Giải pháp về nâng cao nhận thức

Nhận thức của các cấp uỷ Đảng và chính quyền về vai trò và vị trí của văn hoá biến thành hành động, thành chương trình, nghị quyết cụ thể.

b)Tăng cường đầu tư kinh phí, tăng mức chi cho đầu tư xây dựng các thiết chế ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, khu du lịch, khu vui chơi giải trí không thể chỉ dừng lại ở mức xây dựng công trình, khuôn viên..., mà cần đầu tư đồng bộ các thiết bị chuyên dùng mới đảm bảo tính hiệu quả của các công trình.

Lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá với các chương trình, dự án xây dựng thiết chế văn hoá, khu du lịch, vui chơi giải trí, quảng trường, công viên, thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá tổ, bản trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Lựa chọn một vài công trình mang tính cấp thiết để đầu tư dứt điểm, từ đó làm động lực trong việc hoàn thiện các thiết chế khác ở giai đoạn sau.

c) Làm tốt công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch đất, cấp quyền sử dụng đất cho đầu tư xây dựng các thiết chế

Bố trí quỹ đất hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng cấp; Đảm bảo diện tích sử dụng theo chức năng của các thiết chế, đặc biệt lưu ý tới việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

d) Nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế chính sách phù hợp

Chính sách là phương thức thể hiện sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước; bao gồm các chính sách sau:

- Nhóm chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Người dân ở Sơn La hầu hết là sống bằng nghề nông nghiệp nương rẫy, đời sống khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Vì vậy khó có điều kiện đóng góp kinh phí để xây dựng các thiết chế văn hoá, khu du lịch, công viên, quảng trường... Vì vậy, cần có cơ chế huy động vốn từ nhiều nguồn: Ngân sách Trung ương, địa phương, các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, các nhân, kết hợp các nguồn vốn đầu tư có mục tiêu, nguồn hỗ trợ 1105 bản đặc biệt khó khăn, nguồn vốn hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, vốn hỗ trợ theo Chương trình 925; nguồn vốn cấp cho trung tâm học tập cộng đồng của cơ sở tổ, bản.

- Nhóm chính sách về đào tạo, tập huấn

Cần xây dựng chế độ đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đồng thời tổ chức tập huấn thường xuyên từ đó phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá, nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trong tác nghiệp.

- Nhóm chính sách về tăng cường sự quản lý các thiết chế

Sau khi đã được đầu tư xây dựng và trang bị đầy đủ cho các thiết chế thì phải có quy chế hoạt động cho thích hợp ở mỗi cấp, nhằm khai thác có hiệu quả đầu tư và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

đ) Giải pháp về xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch

Chủ trương xã hội hoá cần được thể chế hoá thành cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao và du lịch, tổ chức các hoạt động. Chủ trương xã hội hoá cũng cần thể hiện trong các dự án. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải có mục tiêu về hoạt động văn hoá, thể thao và du lịch.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Trên cơ sở đề án được phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế theo lộ trình của đề án.

2. Phòng Văn hoá và Thông tin các huyện, thành phố

Tham mưu với UBND huyện, thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá của các tổ, bản theo lộ trình của đề án.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố để cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội của ngành, địa phương để thực hiện.

4. Sở Tài chính

Tham mưu đề xuất trình cấp có thẩm quyền bố trí nguồn ngân sách hàng năm thực hiện việc đầu tư xây dựng các thiết chế theo lộ trình của đề án. Hướng dẫn việc thực hiện nguồn kinh phí đã cấp đảm bảo đúng quy định.

5. Uỷ ban MTTQVN tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh; các Sở

Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Ban quản lý khu du lịch Mộc Châu; Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; UBND các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện Đề án./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1277/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1277/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 26/06/2013
Ngày hiệu lực 26/06/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Đầu tư, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1277/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1277/QĐ-UBND 2013 Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công trình công cộng Sơn La


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 1277/QĐ-UBND 2013 Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công trình công cộng Sơn La
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1277/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Nguyễn Ngọc Toa
Ngày ban hành 26/06/2013
Ngày hiệu lực 26/06/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Đầu tư, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 1277/QĐ-UBND 2013 Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công trình công cộng Sơn La

Lịch sử hiệu lực Quyết định 1277/QĐ-UBND 2013 Đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa công trình công cộng Sơn La

  • 26/06/2013

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 26/06/2013

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực