Quyết định 1280/QĐ-SYT

Quyết định 1280/QĐ-SYT năm 2008 về Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1280/QĐ-SYT Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật y tế từ năm 2008 đến 2012


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1280/QĐ-SYT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Quyết định số 236/2003/QĐ-UB ngày 23/10/2003 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Y tế thành phố;
Căn cứ Nghị quyết số 32-CT/TW tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật">61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân;
Căn cứ vào Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;
Căn cứ vào Quyết định 25/2008/QĐ-BYT ngày 14/07/2008 Phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Giám đốc Sở;
- Lưu: Văn phòng Sở 02-CVT 5

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Châu

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1280/QĐ-SYT ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Giám đốc Sở Y tế)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Quán triệt, phổ biến kịp thời đường lối, chính sách của Đảng và Pháp luật của nhà nước trong đội ngũ cán bộ công chức ngành y tế thành phố, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý của các đơn vị.

Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức và nội dung tuyên truyền; kết hợp việc phổ biến pháp luật với các chương trình khác của ngành, nâng cao hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; xây dựng và bổ sung phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

2. Mục tiêu cụ thể:

Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết tới cán bộ công chức trong ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh; đảm bảo 100% cán bộ công chức trong ngành được cập nhật các kiến thức pháp luật phù hợp để triển khai tốt công việc chuyên môn theo quy định.

Phổ biến pháp luật y tế đến với các tầng lớp nhân dân trong xã hội, chú trọng tới các đối tượng có trách nhiệm thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, góp phần hạn chế và ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực y tế.

Bổ sung đủ về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về y tế tại các đơn vị.

II. YÊU CẦU

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó kế thừa và phát huy thành quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua, bảo đảm tính liên tục, thường xuyên và tính hệ thống của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.

Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống và những hình thức phổ biến giáo dục pháp luật mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện phù hợp và hiệu quả, gắn giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa truyền thống và bồi dưỡng rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu chấp hành pháp luật trong CBCC. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật và cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”

Chú trọng tuyên truyền và hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế. Phát huy vai trò xung kích của các tổ chức quần chúng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các thành viên, hội viên.

Thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ Y TẾ

1. Đối với Cơ quan Sở

Cập nhật, phổ biến đầy đủ, kịp thời các quy định pháp luật cho toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan thông qua các hình thức tập huấn, hội thảo, thông tin trên mạng nội bộ. Các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực y tế phải được thông báo hàng tuần trong các cuộc giao ban.

Thường xuyên quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.

Chuẩn hóa và công khai các quy trình, thủ tục hành chính, nội quy, quy chế làm việc.

Thường xuyên quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quy định của cơ quan như Quy chế văn hóa công sở, Quy tắc ứng xử của CBCC ngành y tế, Quy chế tiếp khách, Nội quy ra vào cơ quan, Nội quy Phòng cháy chữa cháy v.v…

Đối với các Cán bộ công chức trong ngành y tế:

Phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, phòng chống tội phạm, hội nhập kinh tế quốc tế; Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Tập trung phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, các chuyên đề pháp luật có liên quan đến chuyên ngành, lĩnh vực y tế; tổ chức giới thiệu các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

2. Đối với nhân dân:

Tập trung phổ biến sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, các chế độ chính sách, các quy định trong lĩnh vực y tế gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của người dân; quy định về nước sạch và vệ sinh môi trường; các quy định về phòng chống dịch bệnh, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm …

Đối với nông dân: Ngoài nội dung trên cần chú trọng đến việc phổ biến, giáo dục các quy định về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo mùa…

Đối với người nghèo: chú trọng đến việc phổ biến các chế độ chính sách trong khám, chữa bệnh cho người nghèo và các chính sách đặc thù khác trong chăm sóc sức khỏe với các đối tượng này.

Đối với phụ nữ: Cần tập trung phổ biến, giáo dục các quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản, về nuôi con bằng sữa mẹ, về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, bình đẳng giới …

3. Đối với học sinh, sinh viên:

Thực hiện chương trình phổ biến giáo dục pháp luật chung theo Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục thực hiện Nghị quyết số 32-CT/TW tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật">61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ và Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Phổ biến, giáo dục các văn bản Luật, Pháp lệnh về y tế và các văn bản hướng dẫn thực hiện; các quy định về đạo đức nghề nghiệp, về y tế học đường.

4. Các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực y tế tại thành phố Hồ Chí Minh

Tạo kênh hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực y tế theo quy định tại Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, y dược cổ truyền: tập trung phổ biến, giáo dục các quy định về khám chữa bệnh, y, dược cổ truyền; các quy định về hành nghề y tế tư nhân, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em: tập trung phổ biến, giáo dục các quy định về chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ, trẻ em và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm: Phổ biến, giáo dục các quy định về dược, mỹ phẩm, các quy định về hành nghề dược tư nhân và các quy định pháp luật khác liên quan.

Kinh doanh thực phẩm: Phổ biến, giáo dục các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trong lĩnh vực y tế dự phòng và môi trường: phổ biến, giáo dục các quy định về y tế dự phòng và môi trường gắn trực tiếp với hoạt động của họ, quy chế hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế: phổ biến, giáo dục các quy định về trang thiết bị y tế, các quy định về hành nghề trang thiết bị y tế tư nhân và các quy định khác có liên quan.

Trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS: phổ biến về các quy định về phòng, chống HIV/AIDS gắn trực tiếp với hoạt động của họ, các quy định khác có liên quan.

Trong lĩnh vực Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: phổ biến giáo dục pháp luật các quy định khác của pháp luật liên quan.

IV. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó chú trọng vào một số hình thức sau đây:

Tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo để phổ biến, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về y tế, giới thiệu các văn bản luật mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo từng chuyên đề và phù hợp với từng đối tượng.

Phối hợp tổ chức các hội thảo giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong lĩnh vực y tế trong các Hội chợ triển lãm về y, dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia hội chợ có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ, chính xác các hoạt động chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực y tế.

Tăng cường công tác biên soạn tài liệu và phát hành tài liệu tuyên truyền dưới các hình thức như sách, tờ gấp, tài liệu hỏi đáp, cẩm nang pháp luật, pano, áp phích.

Tổ chức các buổi tọa đàm, chương trình giới thiệu về pháp luật y tế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức hình thức giải đáp pháp luật về y tế trên các báo, tạp chí đặc biệt là các báo và tạp chí của ngành y tế. Nâng cao chất lượng trang thông tin điện tử của Sở cung cấp tài liệu tuyên truyền và các văn bản pháp luật miễn phí.

Triển khai các hình thức tư vấn pháp luật y tế, trợ giúp pháp lý trực tiếp thông qua điện thoại và văn bản; xây dựng và đưa chương trình giáo dục pháp luật y tế vào trong các trường đại học, Trung tâm đào tạo thành phố.

V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác phổ biến giáo dục pháp luật như:

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

Thông báo kết luận số 74-TB/TW ngày 11/05/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.

Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, nhất là những nội dung có liên quan đến hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên của các Bộ ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương.

Nghị quyết số 32-CT/TW tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật">61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW.

Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.

Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012.

2. Kiện toàn tổ chức, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Thành lập và kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Sở Y tế;

Củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Sở và tại các đơn vị trực thuộc; định kỳ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc.

Phát huy, nâng cao hơn nữa vai trò phổ biến giáo dục pháp luật của Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe của Sở.

Xây dựng, đào tạo để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn.

Phát huy vai trò của luật gia, cán bộ công đoàn, cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Ưu tiên kinh phí để đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật để đầu tư trang bị máy tính, máy chiếu, máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm … để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/08/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật và các văn bản khác có liên quan.

Huy động sự tham gia, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực y tế.

VI. KIỂM TRA, SƠ KẾT, TỔNG KẾT

1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Sở y tế thường xuyên tổ chức kiểm tra nắm tình hình triển khai chương trình, kế hoạch, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập, nảy sinh để điều chỉnh phù hợp.

2. Tiến hành sơ kết chương trình phổ biến giáo dục pháp luật về y tế vào năm 2010 và tổng kết vào năm 2012 đồng thời có đề xuất phương án khen thưởng, kỷ luật hàng năm phù hợp theo quy định của pháp luật.

 

 

Nơi nhận:
- Các đơn vị trực thuộc
- Ban giám đốc
- Đảng ủy ngành
- Công đoàn ngành
- Đoàn TN ngành
- Lưu VPS 02-CVT5

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Văn Châu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1280/QĐ-SYT

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1280/QĐ-SYT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 30/09/2008
Ngày hiệu lực 30/09/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1280/QĐ-SYT

Lược đồ Quyết định 1280/QĐ-SYT Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật y tế từ năm 2008 đến 2012


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 1280/QĐ-SYT Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật y tế từ năm 2008 đến 2012
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1280/QĐ-SYT
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Châu
Ngày ban hành 30/09/2008
Ngày hiệu lực 30/09/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 17 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Quyết định 1280/QĐ-SYT Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật y tế từ năm 2008 đến 2012

Lịch sử hiệu lực Quyết định 1280/QĐ-SYT Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật y tế từ năm 2008 đến 2012

  • 30/09/2008

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 30/09/2008

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực