Nội dung toàn văn Quyết định 13/2015/QĐ-UBND bảo vệ an ninh trật tự an toàn tại trụ sở tiếp công dân Hải Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 24 tháng 07 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật tiếp công dân ngày 25/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NQ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân;
Căn cứ Nghị định số 38/2005/KĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng;
Căn cứ Thông tư 38/2005/NĐ-CP">09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Điểu 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn thuộc tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH
VỀ
BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN TẠI TRỤ SỞ TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Trách nhiệm thực hiện và công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn (viết tắt là ANTT) khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; nghĩa vụ chấp hành các quy định về ANTT của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương;
2. Cơ quan, người có thẩm quyền trong việc thực hiện công tác bảo vệ ANTT tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3. Người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3 Công tác bảo vệ ANTT trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương
1. Công tác bảo vệ ANTT trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm:
a) Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trụ sở tiếp công dân tỉnh, trụ sở độc lập của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh.
b) Trụ sở cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Trụ sở tiếp công dân, trụ sử độc lập của phòng chuyên môn thuộc huyện, thị xã, thành phố.
c) Trụ sở cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân vả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
2. Phạm vi bảo vệ ANTT trụ sở các cơ quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Quy định này, bao gồm: bên trong trụ sở và toàn bộ khu vực phía ngoài trụ sở cơ quan.
3. Đối tượng được bảo vệ ANTT trong công tác tiếp công dân bao gồm:
a) Người tiếp công dân; người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
b) Cơ sở vật chất và các tài sản khác của trụ sở; tài sản của người tiếp công dân và người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Điều 4. Các biện pháp bảo vệ ANTT tại khu vực trụ sở tiếp công dân của các cơ quan
1. Tuyên truyền, phổ biến nội quy, quy định về bảo đảm ANTT cho công dân khi đến thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh biết và thực hiện đúng.
2. Tổ chức, sử dụng lực lượng bảo vệ của cơ quan thực hiện các nội quy, quy định về bảo đảm ANTT, phòng cháy và chữa cháy trong tiếp công dân.
3. Thực hiện công tác bảo đảm bí mật và áp dụng các biện pháp bảo vệ người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi phát sinh vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh vận động, thuyết phục hoặc có biện pháp để công dân trở về địa phương xem xét, giải quyết.
5. Áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp giáo dục, thuyết phục nhưng người vi phạm không chấp hành hoặc cố tình chống đối, gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi phạm pháp luật khác.
6. Xử lý theo quy định của pháp luật với người có hành vi vi phạm pháp luật tại địa điểm tiếp công dân.
Điều 5. Trách nhiệm của lực lượng Công an trong công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước
1. Công an tỉnh
a) Thực hiện công tác quản lý Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội công cộng trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện và các phòng nghiệp vụ trong Công an tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước; chỉ đạo lực lượng Cảnh sát bảo vệ mục tiêu phối hợp với các cơ quan quản lý trụ sở tiếp công dân thuộc diện bảo vệ mục tiêu bảo đảm tuyệt đối an toàn khu vực bên trong trụ sở các cơ quan.
c) Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân của các cơ quan cấp tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định cấm, đặt biển cấm tạm thời tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên các tuyến đường xung quanh khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định tại Thông tư số 38/2005/NĐ-CP">09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng.
d) Giám đốc Công an tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định huy động các lực lượng của các sở, ban, ngành khác tham gia phối hợp và áp dụng các biện pháp cần thiết khác để thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực sở tiếp công dân của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
đ) Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giải quyết của tỉnh, huyện thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Công an cấp huyện.
a) Cơ quan Công an cấp huyện là cơ quan trực tiếp quản lý công tác bảo vệ ANTT tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đóng trên địa bàn.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án cụ thể để bảo vệ ANTT khu vực trụ sở các cơ quan theo quy định tại Quyết định số 2006/QĐ-BCA-A81 ngày 01/6/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an và các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự công cộng.
c) Trưởng Công an cấp huyện chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng phối hợp tham gia giải quyết; ra quyết định áp dụng các biện pháp giải quyết và xử lý các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
d) Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở các cơ quan theo quy định này, Trưởng Công an cấp huyện phải báo cáo ngay với Giám đốc Công an tỉnh để quyết định cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; tạm thời cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên các tuyến đường xung quanh khu vực trụ sở các cơ quan theo quy định tại Thông tư số 38/2005/NĐ-CP">09/2005/TT-BCA ngày 05/9/2005 của Bộ Công an.
đ) Triển khai lực lượng, phương tiện và các biện pháp công tác theo quy định để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tiếp dân, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Công an xã, phường, thị trấn.
a) Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn là cơ quan trực tiếp quản lý công tác bảo vệ ANTT tại khu vực trụ sở cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
b) Phối hợp với các lực lượng giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ ANTT khu vực trụ sở trong công tác tiếp công dân theo quy định này và các nhiệm vụ khác được phân công.
c) Xử lý theo thẩm quyền các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan được giao quản lý trụ sở tiếp công dân cơ quan Đảng, Nhà nước.
1. Chịu trách nhiệm chính công tác bảo vệ an ninh nội bộ, an toàn tài sản và trật tự bên trong khu vực trụ sở được giao quản lý khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Chủ động phối hợp với các Cơ quan Công an quản lý địa bàn, đơn vị Cảnh sát bảo vệ mục tiêu trong công việc xây dựng phương án, thực tập phương án, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin tình hình có liên quan và cách thức bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có hành vi gây mất ANTT; triển khai lực lượng, phương tiện và các biện pháp công tác để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tiếp công dân, người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị bảo vệ; áp dụng công nghệ khoa học- kỹ thuật phục vụ bảo vệ ANTT khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
4. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác bảo vệ ANTT; tạo điều kiện giúp đỡ Cơ quan Công an quản lý địa bàn, đơn vị Cảnh sát nhân dân bảo vệ mục tiêu trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại trụ sở cơ quan.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan trong công việc thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước
Cử lực lượng tham gia phối hợp thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước khi được yêu cầu; tham gia vận động, thuyết phục các trường hợp công dân tập trung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị đông người có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thuộc lĩnh vực quản lý.
Điều 8. Trách nhiệm của UBND huyện, thành phố, thị xã trong việc thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước.
1. Quy định trách nhiệm đối với các phòng, ban, ngành chức năng cấp huyện, UBND cấp xã trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn theo quy định này.
2. Chỉ đạo Công an cấp huyện phối hợp với các phòng ban, ngành, chức năng cấp huyện, UBND, Công an cấp xã quản lý khu vực trụ sở tiếp công dân cơ quan Đảng, Nhà nước xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án bảo vệ ANTT theo quy định này.
3. Thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh của tổ chức, công dân theo thẩm quyền từ cơ sở để hạn chế việc tập trung đông người tại khu vực trụ sở các cơ quan cấp tỉnh để khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị vượt cấp. Nhận được thông tin về vụ việc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân tại trụ sở các cơ quan của tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức các lực lượng giải quyết của đơn vị nhanh chóng có mặt để phối hợp giải quyết, nhanh chóng ổn định tình hình.
4. Khi các lực lượng giải quyết của tỉnh quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để đưa số công dân tham gia tập trung đông người, khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại trụ sở các cơ quan của tỉnh trở về địa phương, UBND cấp huyện nơi công dân cư trú phải chủ động về phương tiện, lực lượng đưa số công dân bị cưỡng chế về địa phương bảo vệ an toàn.
5. Xử lý theo thẩm quyền các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở liếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước đúng quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của UBND xa, phường, thị trấn
1. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ ANTT, an toàn tài sản khu vực trụ sở tiếp công dân của đơn vị khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
2. Chỉ đạo lực lượng dân quân, tự vệ, Ban bảo vệ dân phố (nếu có) lực lượng Công an xã, phường, thị trấn phối hợp với Bảo vệ cơ quan và lực lượng Công an khác triển khai thực hiện công tác bảo vệ ANTT tại khu vực trụ sở các cơ quan cấp tỉnh, các cơ quan cấp huyện thuộc địa ban quản lý và khu vực trụ sở làm việc của đơn vị.
3. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giải quyết theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
4. Xử lý theo thẩm quyền các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước đúng quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm chấp hành các quy định về ANTT của công dân tại nơi tiếp công dân
1. Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh để gây rối trật tự công cộng; lôi kéo, xúi giục, kích động, mua chuộc, cưỡng ép, cổ vũ người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Không được gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, của các cơ quan Đảng, Nhà nước; của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước.
3. Không được mang theo băng dôn, khẩu hiệu, biểu ngữ, ảnh có nội dung chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc mang theo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất độc hại, chất dễ cháy, chất kích thích, động vật hoặc các đồ vật khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước.
4. Không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cán bộ, công chức, viên chức và người thực thi công vụ; xâm phạm đến tài sản của các cơ quan và của người khác hoặc có các hành vi khác gây mất ANTT, vệ sinh môi trường, trật tự an toàn giao thông tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước.
5. Chấp hành các quy định, nội quy được niêm yết tại các cơ quan và sự hướng dẫn của người có trách nhiệm;
Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Thủ trưởng các cơ quan được giao quản lý trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm tổ chức giao ban công tác bảo vệ ANTT với cơ quan Công an, các cơ quan, đơn vị có liên quan: tổng hợp tình hình, kết quả công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) theo quy định.
2. Chế độ giao ban, báo cáo công tác bảo vệ ANTT tại khu vực các trụ sở: Đột xuất, hàng quý, 06 tháng, 09 tháng và 01 nám.
- Báo cáo quý I: trước ngày 20 tháng 3;
- Báo cáo 6 tháng đầu năm: trước ngày 20 tháng 5;
- Báo cáo 9 tháng đầu năm: trước ngày 20 tháng 8;
- Báo cáo năm: trước ngày 20 tháng 10.
Điều 12. Kinh phí thực hiện
Kình phí thực hiện công tác bảo vệ ANTT khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh được ngân sách Nhà nước đảm bảo theo quy định hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nghĩa vụ và trách nhiệm trong công tác giữ gìn ANTT khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước; phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm pháp luật về ANTT hoặc xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân, có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các vi phạm pháp luật về ANTT.
2. Công an tỉnh giúp UBND tỉnh quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ ANTT tại khu vực các trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định, Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương bảo vệ ANTT khi người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại khu vực trụ sở tiếp công dân các cơ quan Đảng, Nhà nước./.