Quyết định 1322/QĐ-UBND

Quyết định 1322/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Chương trình giống vật nuôi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015

Nội dung toàn văn Quyết định 1322/QĐ-UBND 2010 Chương trình giống vật nuôi Quảng Ninh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1322/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 11 tháng 05 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIỐNG VẬT NUÔI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng vật nuôi được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/3/2004;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tư­ớng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLB- BTC-BNN&PTNT ngày 08/3/2007 Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách nhà nư­ớc chi cho chương trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;

Căn cứ công văn của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & PTNT số 49/CN-VP ngày 18/01/2010 V/v góp ý chương trình giống vật nuôi tỉnh Quảng Ninh;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 482/NN&PTNT ngày 19/4/2010 “V/v Xin phê duyệt Chương trình giống vật nuôi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2010 – 2015”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giống vật nuôi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015, với các nội dung sau.

1. Tên chương trình: Chương trình giống vật nuôi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 – 2015.

2. Phạm vi thực hiện: Các địa phương trong tỉnh

3. Mục tiêu của ch­ương trình giống.

Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống vật nuôi, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông dân một cách bền vững. Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với bò thịt đạt 50%; đối với lợn, gia cầm đạt 90%; bò sữa đạt 100%, tỷ lệ bò lai 50%. Năng suất thịt lợn hơi xuất chuồng tăng trên 20%; năng suất sữa đạt 4.500 – 5.000 kg/chu kỳ. Góp phần phát triển nhanh ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, đến năm 2015 đư­a tỷ trọng chăn nuôi chiếm 50% giá trị ngành nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 sản xuất cơ bản đủ giống tốt phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh và tham gia xuất khẩu.

4. Nội dung của ch­ương trình:

- Giống lợn: Chọn lọc 1.500 lợn nái, 30 lợn đực giống Móng Cái tốt nhất, làm đàn hạt nhân, nuôi giữ tại các cơ sở giống và các xã vùng giống. Phát triển đàn lợn ngoại gồm 45 - 50 đực giống ngoại, 1.000 nái ngoại có tỷ lệ nạc cao (59% - 62% nạc).

- Giống bò thịt: Xây dựng vùng giống 5.000 bò nái nền tại Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng, Đầm Hà, Hải Hà để mỗi năm sản xuất 3.800- 4.000 con giống bò Lai Sind chất lượng cao; Phát triển thêm 30 - 40 trang trại nuôi trên 500 bò cái lai sind F1 để nhân giống bò F2. Mua 50 bò đực F2 và 50.000 liều tinh đông viên (10.000 liều/năm) để truyền giống nhân tạo sản xuất 30.000-32.000 bê lai, tỷ lệ bò lai Sind đạt 45-50 % tổng đàn.

- Giống bò sữa: tiếp tục lai cải tiến nâng cao tỷ lệ máu HF cho đàn bò sữa, để nâng sản l­ượng sữa đạt 4.500 – 5.000 lít/ chu kỳ.

- Giống trâu: Chọn lọc 10.000 trâu cái, 500 trâu đực đạt tiêu chuẩn Quốc gia để xây dựng đàn trâu nền thực hiện việc cải tiến giống, mỗi năm sản xuất 5.500- 6.000 nghé đã được cải tiến.

- Giống gia cầm: Nuôi giữ, bảo tồn quỹ gen đàn giống gà Tiên Yên, Hoành Bồ, hoàn chỉnh quy trình chọn lọc, chăm sóc nuôi d­ưỡng, các chỉ tiêu kỹ thuật của con giống, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 2 giống gà Tiên Yên, Hoành Bồ. Nhập nội giống gà Giang Thôn, Quý Phi, Hắc Phong, giống Ngỗng.

5. Các giải pháp:

- Nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ giống vật nuôi chất lượng tốt cho nhu cầu chăn nuôi của nhân dân trong tỉnh.

- Tăng cư­ờng bình tuyển, chọn lọc đàn giống hiện có, nhập thêm các giống vật nuôi tốt để lai cải tạo giống địa ph­ương, có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu bệnh, đủ sức cạnh tranh trong thị trường.

- Nâng cao năng lực công tác quản lý nhà n­ước, xây dựng phần mềm hệ thống quản lý giống vật nuôi, tổ chức công bố tiêu chuẩn chất l­ượng giống vật nuôi và đăng ký thương hiệu giống vật nuôi.

- Thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm giống.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực giống vật nuôi.

- Tăng cường công tác khuyến nông cho sản xuất giống vật nuôi.

- Xây dựng thị trường giống vật nuôi.

- Tăng cư­ờng huy động các nguồn vốn để sản suất giống vật nuôi.

- Tăng c­ường thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp cận thị trư­ờng.

6. Chính sách phát triển giống vật nuôi:

- Về đầu tư: Các tổ chức cá nhân tham gia thực hiện chương trình giống vật nuôi khi có đủ các điều kiện quy định tại mục 2 phần II (những quy định cụ thể) Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 08/3/2007 của Liên Bộ Tài Chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020”; Thông tư liên tịch số 15/2007/TTLB-BTC-BNN&PTNT ngày 08/3/2007 của Liên Bộ Tài Chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước chi cho chương trình trình giống cây trồng vật nuôi và giống cây lâm nghiệp, về chính sách giống vật nuôi”.

- Chính sách về đất đai và thủy lợi phí: Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để nghiên cứu, thí nghiệm và sản xuất giống vật nuôi được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất với ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất; miễn nộp thủy lợi phí.

- Về tín dụng: Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, giống mới sử dụng công nghệ cao được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước theo quy định hiện hành; Các Ngân hàng thương mại quốc doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến giống.

- Cơ chế hỗ trợ và thu hồi vốn: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020.

7. Vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế.

Tổng vốn đầu tư: 160.275,0 triệu đồng. Trong đó:

- Vốn ngân sách: 32.270,0 triệu đồng (22%).

- Vốn của dân và doanh nghiệp: 125.005,0 triệu đồng ( 78%).

Chi tiết như sau:

ĐVT: Triệu đồng.

STT

Hạng mục

Tổng vốn

Chia ra

Vốn Ngân sách

Vốn của dân & Doanh nghiệp

1

Giống lợn

58.684,0

12.910,0

45.773,0

2

Giống bò

40.398,0

8.887,0

31.511,0

3

Giống trâu

33.468,0

7.363,0

26.105,0

4

Giống gia cầm

27.775,0

6.110,0

21.615,0

 

Tổng cộng

160.275,0

35.270,0

125.005,0

- Hiệu quả kinh tế: Năng suất chăn nuôi tăng thêm 10%, Sản luợng thịt tăng trong 6 năm là 13.000 tấn, giá trị tăng thêm 320 tỷ đồng.

- Hiệu quả xã hội: Đến 2015 sẽ sản xuất đủ giống vật nuôi chất lượng cao cho các địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng nghìn lao động nông thôn, góp phần hạn chế việc nhập lậu gia súc, hạn chế dịch bệnh lây lan phát sinh ở người và vật nuôi.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giống vật nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; Tổ chức thực hiện chương trình có hiệu quả.

- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn, phối hợp với các ngành, các địa phương quản lý giống vật nuôi trên địa bàn.

2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính bố trí vốn ngân sách theo kế hoạch dài hạn, hàng năm để thực hiện chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn để quản lý giống vật nuôi theo quy định của Pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi và các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Các đơn vị, tổ chức, các nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện cách quy định của Pháp lệnh giống cây trồng, vật nuôi và các quy định của nhà nước và của tỉnh về giống vật nuôi.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Kế hoạch và đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Đọc

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1322/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1322/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/05/2010
Ngày hiệu lực11/05/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1322/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1322/QĐ-UBND 2010 Chương trình giống vật nuôi Quảng Ninh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1322/QĐ-UBND 2010 Chương trình giống vật nuôi Quảng Ninh
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1322/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýNguyễn Văn Đọc
                Ngày ban hành11/05/2010
                Ngày hiệu lực11/05/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1322/QĐ-UBND 2010 Chương trình giống vật nuôi Quảng Ninh

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1322/QĐ-UBND 2010 Chương trình giống vật nuôi Quảng Ninh

                        • 11/05/2010

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 11/05/2010

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực