Quyết định 1323/1998/QĐ-UB

Quyết định 1323/1998/QĐ-UB quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1323/1998/QĐ-UB việc cưới việc tang lễ hội Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1323/1998/QĐ-UB

Thanh Hoá, ngày 29 tháng 6 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Chỉ thị số 14/1998-CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;

- Căn cứ Nghị quyết HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa 13 kỳ họp thứ 9 ngày 11/1/1998 về việc cưới, việc tang, lễ hội;

- Xét đề nghị của Sở Văn hoá - Thông tin tại tờ trình số 09/VHTT ngày 09/3/1998 về việc cưới, việc tang, lễ hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: - Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội".

Điều 2: - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện.

Điều 3: - Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin, Thủ trưởng các ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- VPCP,Bộ VHTT (báo cáo);
- T.trực Tỉnh ủy;
- T.Trực HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Như Điều 3 - QĐ;
- Lưu.

KT/CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Bưu

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG, LỄ HỘI
(Ban hành kèm theo QĐ số 1323/1998/QĐ-UB ngày 29/6/1998 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Chương I:

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: - Bản quy định này quy định một số nghi thức trong việc cưới, việc tang, lễ hội theo nếp sống văn hoá, nhằm thực hiện Chỉ thị 27/CT-TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chỉ thị 14/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Điều 2: - Xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh trong việc cưới, việc tang, lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Thực hiện đúng những quy định của pháp luật.

- Bảo tồn có chọn lọc, kế thừa đổi mới những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, loại bỏ dần những hình thức, lỗi thời lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

-Tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa lãng phí thời gian, tiền của, phô trương hình thức.

- Triệt để chống khuynh hướng kinh doanh, vụ lợi trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

- Xoá bỏ hủ tục lạc hậu, bài trừ mê tín dị đoan.

Điều 3: - Thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, lễ hội là một trong những tiêu chuẩn để "Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá" ở mỗi gia đình, mỗi làng, bản, xóm, thôn, khối phố. Trong đó cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu tự giác thực hiện và vận động các gia đình khác cùng thực hiện.

Chương II:

VIỆC CƯỚI

Điều 4: - Cưới là việc vui mừng trong đời sống của mỗi người, mỗi gia đình. Việc tổ chức lễ cưới phải thực hiện đúng những quy định trong luật hôn nhân và gia đình, hình thức tổ chức phải thể hiện tính văn hóa, lành mạnh, tiết kiệm, không tổ chức ăn uống linh đình nhằm mục đích vụ lợi.

Điều 5: - Nam chưa vợ, nữ chưa chồng đã tìm hiểu nhau, tự nguyện quyết định kết hôn, thì lễ cưới được tổ chức theo hai nghi thức sau: Lễ kết hôn và phần vui họp mặt sau lễ kết hôn.

5.1- Lễ kết hôn:

a/Việc đăng ký kết hôn: Thủ tục chính thức của việc kết hôn là đôi nam nữ đến UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú của nam hoặc nữ để đăng ký kết hôn và xin cấp giấy chứng nhận kết hôn.

b/Trao giấy đăng ký kết hôn:

- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn chủ trì việc trao "Giấy chứng nhận kết hôn" cho đôi nam nữ. Sau khi được cấp "Giấy chứng nhận kết hôn" đôi nam nữ đã chính thức thành vợ chồng.

5.2 - Về cuộc vui sau lễ kết hôn:

a/ Sau khi được cấp giấy chứng nhận kết hôn, việc tổ chức hay không tổ chức cuộc vui là tùy thuộc ở đôi vợ chồng mới kết hôn quyết định. Tổ chức vui liên hoan là hình thức báo hỷ, thông báo cho hai bên gia đình, bạn bè, xóm giềng, cơ quan biết để chia vui.

Việc tổ chức cuộc vui phải phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc, với từng nơi và hoàn cảnh của từng gia đình, nhưng đảm bảo văn minh, lịch sự, tiết kiệm, lành mạnh, không bày vẽ ăn uống linh đình, phô trương, hình thức.

b/Tổ chức cuộc vui có thể tiến hành bằng một trong các hình thức sau:

- Khuyến khích tổ chức cuộc vui theo hình thức tiệc trà, kết hợp với vui văn nghệ hoặc hình thức báo hỷ để gia đình, họ hàng, bạn bè, xóm giềng biết và chia vui.

- Cuộc vui chỉ nên tổ chức một buổi hoặc một ngày tại gia đình hoặc phòng cưới tập thể. Đôi nam nữ kết hôn trong độ tuổi thanh niên thì do Chi đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc chủ trì tổ chức cuộc vui.

- Việc liên hoan văn nghệ và dùng loa đài trong cuộc vui không quá 23 giờ đêm và trước 5 giờ sáng, không được làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt bình thường của cộng đồng.

c- Xóa bỏ tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài để thu tiền mừng nhằm mục đích vụ lợi. Những đám cưới trước đây đã mừng nhau rồi, nay không đặt ra đòi nợ, không công bố giá trị của tặng phẩm và tên người tặng nhằm khoe khoang, làm mất tính chất văn hóa của cuộc vui.

Điều 6: - Trang phục cưới và trao nhận quà mừng cưới:

a. Trang phục cưới: Lễ kết hôn là ngày vui lớn nhất trong cuộc đời của mỗi người, vì vậy trang phục ngày cưới cần đẹp, trang trọng, lịch sự, không cầu kỳ, khuyến khích cô dâu, chú rể mặc quần áo dân tộc truyền thống phù hợp với mỗi địa phương.

b. Trao nhận quà mừng: Khách đến dự lễ cưới có thể có hoặc không có quà tặng lưu niệm là việc bình thường và đều thể hiện tình cảm chân thành với đôi vợ chồng mới. Không thông qua việc mừng cưới để trả ơn và đánh giá mối quan hệ tình cảm anh em, họ hàng, xóm giềng, đồng nghiệp.

Chương III:

VIỆC TANG

Điều 7: - Việc tang lễ là bày tỏ lòng tiếc thương, tưởng nhớ của người sống đối với người chết.Việc tang lễ phải được tổ chức chu đáo, trang trọng, thành kính, thực hiện đúng quy định về giữ gìn vệ sinh, xoá bỏ các nghi lễ và tục lệ phiền phức, mất vệ sinh và ăn uống tốn kém.

Điều 8: - Khi có người chết thì người thân trong gia đình hoặc cơ quan, đơn vị phải khai tử với chính quyền. Việc khai tử được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có người chết đứng ra lo khai tử và chôn cất chu đáo.

Điều 9: - Chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị phối hợp với các đoàn thể, hội người cao tuổi thành lập ban tổ chức tang lễ, ban tang lễ làm các công việc sau:

- Bàn bạc với gia đình tang chủ về tang lễ, thống nhất các nghi thức và công việc phải làm.

- Cử người lo đào huyệt và những việc cần thiết khác.

- Cử người viết điếu văn hoặc lời chia buồn.

- Thông báo tin buồn cho người thân, họ hàng, xóm giềng biết (họ tên người chết, tuổi, nghề nghiệp, ngày giờ mất, giờ viếng, giờ đưa tang).

Điều 10: - Việc tổ chức đám tang gồm những lễ thức cơ bản sau:

a- Khâm liệm: Trước khi khâm liệm, gia đình, người thân làm thủ tục vệ sinh, thay quần áo, đưa thi hài người chết vào quan tài và đậy nắp (quan tài phải kín, tránh làm mất vệ sinh). Thời gian để quan tài trong nhà không quá 48 giờ kể từ khi người bệnh tắt thở, nếu chết do các bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch thì không để quá 24 giờ.

b- Phát tang, phúng viếng và truy điệu:

- Việc phúng viếng được tiến hành sau khi đã phát tang, khi có khách đến viếng hoặc khi hành lễ có thể dùng băng nhạc hoặc nhạc sống, thời gian phát nhạc không quá 23 giờ đêm và trước 5 giờ sáng.

- Phúng viếng: là thể hiện tình cảm, do đó phải thể hiện thành kính, thương cảm. Việc giúp đỡ nhau khi gia đình có tang gặp khó khăn không được coi là món nợ phải trả.

c- Về hình thức và an táng: Có thể đeo băng đen ở cánh tay hoặc đính vải đen ở ngực áo hoặc chít khăn trắng, xoá bỏ mọi hình thức để tang theo tục lệ: Đội mũ rơm, thắt lưng bằng dây chuối, chống gậy, lăn đường, bắt tà, trừ ma....

Điều 11: - Đưa tang và an táng:

- Mỗi thôn hoặc mỗi xã cần có một xe tang, nơi không có xe tang thì tổ chức việc khênh quan tài cho chu đáo và trang trọng.

- Sau khi làm lễ tưởng niệm, tiến hành di linh cữu ra xe tang cùng với cờ tang, câu đối, vòng hoa, gia đình, bạn bè thân thiết hàng xóm láng giềng đến tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Người đi đưa tang cần giữ thái độ trang nghiêm, không nói chuyện ồn ào, không cười đùa, người qua đường gặp đám tang phải giữ thái độ thành kính.

- Việc an táng người chết tại nghĩa địa của xã hoặc thành phố, thị xã, theo nghi thức của địa phương, nhưng đơn giản, nghiêm trang theo nếp sống văn hóa, các xã đồng bằng chỉ nên có một nghĩa địa, các xã miền núi có thể có một số nghĩa địa, thành phố và thị xã nên có một nghĩa địa chung theo quy hoạch để giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan, tập trung đầu tư và dễ quản lý.

Điều 12: - An táng, cúng giỗ:

Gia đình có tang không tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài tốn kém, việc ăn trong ngày tang lễ chỉ bố trí cho những người trong nội bộ gia đình và người ở xa đến. Việc cúng 3 ngày, 50 ngày, 100 ngày chỉ làm trong nội bộ gia đình.

Chương IV:

LỄ HỘI

Điều 13: - Tổ chức lễ hội phải trang trọng, văn minh, phù hợp với thuần phong mỹ tục, kể cả lễ hội dân gian truyền thống và hiện đại, tính chất nội dung lễ hội phải cụ thể, mang tính giáo dục, vui tươi lành mạnh và tiết kiệm.

Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan,buôn thần bán thánh, vụ lợi, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1323/1998/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1323/1998/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/06/1998
Ngày hiệu lực14/07/1998
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật26 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1323/1998/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 1323/1998/QĐ-UB việc cưới việc tang lễ hội Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1323/1998/QĐ-UB việc cưới việc tang lễ hội Thanh Hóa
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1323/1998/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýNguyễn Đình Bưu
                Ngày ban hành29/06/1998
                Ngày hiệu lực14/07/1998
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật26 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1323/1998/QĐ-UB việc cưới việc tang lễ hội Thanh Hóa

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1323/1998/QĐ-UB việc cưới việc tang lễ hội Thanh Hóa

                      • 29/06/1998

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 14/07/1998

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực