Quyết định 134/QĐ-UBND

Quyết định 134/QĐ-UBND năm 2014 về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Nội dung toàn văn Quyết định 134/QĐ-UBND 2014 phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt Cần Thơ


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 10 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI SINH HOẠT

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 25/2013/NĐ-CP">63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2013 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Căn cứ Nghị quyết số 08/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc quy định mức thu và tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:

1. Đối tượng nộp phí

a) Hộ gia đình, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nước do đơn vị cung cấp nước sạch cung cấp, thải ra môi trường bao gồm: Hộ gia đình; cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân); trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất chế biến; các cơ sở rửa xe ô tô, xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy; bệnh viện, phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.

b) Các tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước mặt, nước ngầm để sử dụng.

2. Mức thu phí

a) Trường hợp tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước của các đơn vị cung cấp nước sạch:

- Tại địa bàn quận Ninh Kiều: mức thu phí là 500 đồng/m3.

- Tại các quận, huyện còn lại: mức thu phí là 300 đồng/m3.

- Đối với hộ nghèo có sổ và nước sạch do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp: mức thu phí là 180 đồng/m3.

b) Trường hợp tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước mặt, nước ngầm để sử dụng: mức thu phí là 200 đồng/m3.

3. Đơn vị thu phí

a) Các đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu phí đối với các đối tượng do đơn vị cung cấp nước sạch.

b) Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn tổ chức thu phí đối với trường hợp tổ chức, đơn vị, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước mặt, nước ngầm để sử dụng.

Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp đối tượng nộp phí chưa lắp đặt được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động và lượng nước sạch sử dụng theo định mức bình quân là 2,5 m3/người/tháng hoặc quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và được Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thẩm định.

4. Quản lý và sử dụng phí

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước được quản lý, sử dụng như sau:

a) Tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí:

- Đối với các đơn vị cung cấp nước sạch được để lại 6% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được, riêng đối với Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn được để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí.

- Đối với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn được để lại 15% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí.

Số phí bảo vệ môi trường được trích theo quy định trên đây, các đơn vị phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo chế độ quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo chế độ.

b) Phần phí thu được còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị thu phí), đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; tổ chức thực hiện các giải pháp phương án công nghiệp, kỹ thuật xử lý nước thải; trả nợ vay đối với các khoản vay của các dự án thoát nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương; cụ thể như sau:

- Đơn vị cung cấp nước sạch: Nộp số phí thu được còn lại vào ngân sách thành phố.

- Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: nộp số phí thu được còn lại vào ngân sách quận, huyện.

5. Giao Giám đốc Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện kê khai, thu và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch số 25/2013/NĐ-CP">63/2013/TTLT-BTC-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và quy định hiện hành.

Điều 2. Mức thu phí nêu tại Điều 1 được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 (kỳ hóa đơn tháng 01 năm 2014).

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Thống

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 134/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 134/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 10/01/2014
Ngày hiệu lực 10/01/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước, Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 134/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 134/QĐ-UBND 2014 phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt Cần Thơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 134/QĐ-UBND 2014 phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt Cần Thơ
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 134/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Võ Thành Thống
Ngày ban hành 10/01/2014
Ngày hiệu lực 10/01/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước, Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 10 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 134/QĐ-UBND 2014 phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt Cần Thơ

Lịch sử hiệu lực Quyết định 134/QĐ-UBND 2014 phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt Cần Thơ

  • 10/01/2014

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 10/01/2014

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực