Quyết định 1368/QĐ-UBND

Quyết định 1368/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Cao Bằng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 1368/QĐ-UBND 2013 Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Cao Bằng đến 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH CAO BNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1368/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 04 tháng 9 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 12/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc thông qua Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 343/TTr-SKHĐT ngày 30/8/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Cao Bằng đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Cao Bằng theo hướng toàn diện, tiên tiến, hiện đại đạt chuẩn quốc gia. Gắn giáo dục và đào tạo với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khu vực và cả nước, chủ động hội nhập quốc tế.

Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại. Xây dựng và mở rộng hệ thống trường mầm non, phổ thông với quy mô phù hợp, chất lượng cao. Hoàn thiện việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Hoàn thiện việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.

Mở rộng hợp lý quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.

Chú trọng công tác đào tạo nghề, gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thị trường lao động trên địa bàn; gắn kết chặt chẽ giữa các khâu từ nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo và dạy nghề, nhằm xây dựng một đội ngũ lao động có chất lượng; thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi người dân.

Duy trì và nâng cao chất lượng các Trung tâm giáo dục cộng đồng, thỏa mãn nhu cầu học tập ngày càng cao của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giáo dục mầm non

- Phấn đấu 13/13 huyện/thành phố và trên 90% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015, tỉnh Cao Bằng đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi được đến lớp để chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày, nhằm giúp trẻ em phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 1.

- Phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non để nâng tỷ lệ huy động của trẻ 0-2 tuổi đến nhà trẻ ít nhất 20% năm 2015 và 35%-40% năm 2020. Nâng dần tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học mẫu giáo lên 80%-85% vào năm 2015 và 95%-96% vào năm 2020, trong đó huy động ít nhất 96% số trẻ 5 tuổi đến trường vào năm 2015 và 99%-100% năm 2020.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non bằng những hình thức thích hợp. Trong đó giảm tỉ lệ trẻ mẫu giáo 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%. Từ 2015 tất cả trẻ em học tại các cơ sở trường mầm non được chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày và học chương trình giáo dục mầm non mới.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ xã/phường có trường mầm non trên 96% năm 2015 và đến năm 2020 là 100%.

- Đào tạo, bồi dưỡng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo vào năm 2015, trong đó giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là 35%-40% vào năm 2015 và 55%-60% vào năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học.

2.2. Giáo dc ph thông

- Tiu hc

+ Duy trì thành quả đã đạt được của phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập, đến 2015 sẽ hoàn thành ở hầu hết các xã/phường, thị trấn (99,5% đạt chuẩn mức độ I, trong đó 20% đạt mức độ II).

+ Huy động tối đa số trẻ 6 tuổi (99,5%-100%) vào học lớp 1 và trẻ em khuyết tật được đi học hòa nhập vào cộng đồng.

+ Tăng tỷ lệ huy động học sinh đi học đúng độ tuổi lên trên 90% năm 2015 và 96%-98% năm 2020. Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày tăng lên 50% - 55% vào năm 2015 và phấn đấu đạt 95% đến 96% vào năm 2020.

+ Đảm bảo đủ giáo viên về số lượng và nâng cao về chất lượng dạy và học; nâng tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học lên 100% năm 2015 và duy trì đến năm 2020, trong đó tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn tăng lên 35%-40% năm 2015 và 50%-55% năm 2020.

+ Đến năm 2015, có từ 12% đến 15% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 phấn đấu từ 30% đến 35% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, mỗi huyện/thành phố có ít nhất từ 1-2 trường tiểu học đạt chuẩn chất lượng cao.

- Trung hc cơ s (THCS):

+ Duy trì và nâng cao vững chắc phổ cập giáo dục (PCGD) THCS tại 13/13 huyện và 100% xã phường, thị trấn. Nâng cao dần chất lượng giáo dục và giáo dục hướng nghiệp tạo điều kiện tốt cho phân luồng sau THCS phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

+ Tăng tỷ lệ đi học của học sinh THCS lên 80% đến 85% năm 2015 và trên 90% năm 2020. Phấn đấu hầu hết (99,8%-100%) học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được huy động vào học lớp 6.

+ Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt khoảng 25% đến 30% năm 2015 và từ 50% đến 55% năm 2020.

+ Thực hiện phân luồng sau THCS, có khoảng 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông (THPT) và có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học tại trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề, dạy nghề và giáo dục thường xuyên.

+ Đảm bảo đủ giáo viên về số lượng và cơ cấu đồng bộ. Nâng dần tỷ lệ chuẩn về trình độ đào tạo đạt 100% vào năm 2015, trong đó nâng trình độ đào tạo trên chuẩn lên trên 35% đến 40% năm 2015 và từ 55% đến 60% năm 2020.

+ Đầu tư nâng cấp chuẩn hóa 20%-25% trường THCS đạt chuẩn quốc gia năm 2015 và 45%-50% trường THCS chuẩn quốc gia năm 2020.

- Trung hc ph thông (THPT):

+ Thực hiện chương trình phân luồng học sinh hợp lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo mọi điều kiện phát huy năng lực của học sinh trong việc lựa chọn ngành/nghề đào tạo sau trung học hoặc tham gia thị trường lao động.

+ Tăng tỷ lệ đi học THPT lên 50%-55% năm 2015 và 60%-65% năm 2020.

+ Nâng cao dần chất lượng giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp, trong đó phấn đấu có 4%-5% giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo năm 2015 và 8%-10% năm 2020.

+ Đầu tư nâng cấp chuẩn hóa từ 25%-30% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia năm 2015 (8-10 trường) và nâng lên 55%-60% trường THPT đạt chuẩn quốc gia năm 2020 (18-20 trường); đầu tư hiện đại hóa trường THPT Chuyên của tỉnh là trường trọng điểm, chất lượng cao.

2.3. Giáo dc thưng xuyên (GDTX):

Tạo cơ hội cho mọi người được học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người, thúc đẩy xã hội học tập. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục cho đội ngũ lao động.

Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm GDTX huyện, thành phố trong đó có trung tâm thực hiện cả 3 nhóm nhiệm vụ: GDTX, hướng nghiệp và dạy nghề phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng.

2.4. Đào tạo nhân lực (giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp)

Đáp ứng một phần yêu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo các cấp trình độ (từ công nhân kỹ thuật, TCCN và đại học, cao đẳng) phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hội nhập với tiến trình phát triển chung của cả nước.

Đến năm 2020, thu hút trên 30% số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng dần tỷ lệ học viên theo học trong hệ thống đào tạo nhân lực thuộc các loại hình. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 26% năm 2010 lên 34% năm 2015 và từ 50% đến 55% năm 2020 nhằm góp phần đáng kể trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu nhân lực. Thực hiện chuẩn hóa và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực.

II. QUY MÔ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Giáo dục mầm non

1.1. Quy mô học sinh và số lớp học

Quy mô trnhà trẻ và hc sinh mu giáo tăng mnh trong giai đon 2011-2020, vi tc đ bình quân là 5,27%/năm. S hc sinh mm non đi hc đến năm 2020 tăng lên 37.613 trẻ (trong đó nhà tr: 10.200 trvà mu giáo: 27.412 tr). Tng nhu cu lp hc s tăng tương ng lên 1.670 lp, nhóm trẻ năm 2015 và 1881 lp, nhóm trẻ năm 2020. S lp mu giáo 5 tui tăng mnh giai đon đu đến 2015 đ thc hin PCGDMN cho tr 5 tui và tiếp tc tăng trong giai đon tiếp theo đến 2020.

Quy mô hc sinh và s lp, phòng hc mm non

Đơn v: hc sinh

Năm

Trẻ em

2010

2015

2020

1. Tng s trđi hc

22496

30062

37613

- Trđi hc nhà trẻ

2299

5719

10200

- Trđi hc mu giáo

20197

24343

27412

- Mu giáo 5 tui

7729

8473

9431

2. S lp

1201

1670

1881

- Nm tr

129

318

510

- Lp MG

1072

1352

1371

- Lp MG 5 tui

429

471

472

3. S phòng hc

1232

2088

2821

1.2. Nhu cu phòng hc

Nhu cầu phòng học nhóm/lớp mầm non dự báo tăng mạnh đến năm 2020 là 2821 phòng, do số trẻ em trong độ tuổi được huy động đến lớp tăng và được chăm sóc bán trú, học 2 buổi/ngày. Số phòng học mầm non dự kiến xây dựng mới chủ yếu ở các xã chưa có trường mầm non tập trung, ở khu đô thị mới; do tách lớp mầm non ra từ trường tiểu học và số phòng học mới thay thế những phòng tạm, mượn, nhờ và phòng bán kiên cố bị hư hỏng, xuống cấp.

Đến năm 2020, số phòng học mầm non cần xây dựng mới kiên cố là 1920 phòng, gồm 1485 phòng học xây dựng mới bổ sung thêm và đầu tư 435 phòng thay thế phòng bán kiên cố bị hư hỏng, xuống cấp và phòng học tạm, trong đó giai đoạn 2011-2015 đầu tư cải tạo, kiên cố hóa khoảng 40% phòng học bán kiên cố và giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 đầu tư số phòng bán kiên cố còn lại. Đồng thời, hàng năm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp khoảng 10%-12% số phòng học kiên cố. Trong đó ưu tiên đầu tư cải tạo kiên cố hóa cho các trường, lớp mẫu giáo, nhóm trẻ thuộc xã vùng sâu/xa, vùng đặc biệt khó khăn.

1.3. Phân bố mạng lưới

Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng kiên cố hóa 68 trường mầm non mới ở những xã chưa có trường mầm non hoặc được tách riêng từ trường tiểu học, đảm bảo phủ kín mỗi xã có ít nhất từ 1-2 trường mầm non và các điểm trường/lớp mầm non, tùy thuộc vào từng xã vùng sâu/cao, xã biên giới. Giai đoạn tiếp theo đến năm 2020 sẽ xây thêm các trường mầm non ở những nơi có điều kiện (thành phố, thị trấn) và những xã tập trung nhiều trẻ em đi học.

Đối với một số huyện, xã vùng sâu/cao, các xã vùng khó khăn, có mật độ trường/lớp thưa, để đưa trường/lớp học đến gần học sinh hơn, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho học sinh đến trường sẽ đầu tư xây dựng một số các điểm trường mầm non/ nhóm, lớp lẻ mầm non ở thôn/bản.

1.4. Nhu cu giáo viên

Đến năm 2020, nhu cầu giáo viên mầm non ở các huyện/ thành phố tăng lên 4702 giáo viên, do quy mô học sinh tăng mạnh và các lớp/nhóm trẻ thực hiện học 2 buổi/ngày. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, nâng 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn là 35%-40% năm 2015 và 55% -60% năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học.

2. Giáo dc ph thông

2.1. Tiu hc

a) Quy mô hc sinh và s lp hc

Quy mô hc sinh tiu hc gim nh đến năm 2015 và n đnh dn vào năm 2020. Nhu cầu lp hc gim tương ng xung còn 2575 lp năm 2015 và gim còn 2408 lp năm 2020. Shc sinh đưc hc 2 bui/ngày khong 55%-60% hc sinh năm 2015 và trên 90% hc sinh năm 2020.

V ph cp giáo dục tiu học đúng đ tuổi (PCGDTH ĐĐT): toàn tnh đt chun PCGDTH ĐĐT trong năm 2012, vi 182 xã, phưng đt chun phcp (t l 91,45%). Đến năm 2015, nâng dn ph cp lên 100% xã, phưng đt chun ph cp mc đ I, trong đó 20% đt chun mc đ II. Huy đng hu hết tr 6 tui vào lp 1, nâng dn s tr trong đ tui hoàn thành chương trình tiu hc.

Quy mô hc sinh và s lp, phòng hc cp tiu hc

Đơn v: hc sinh

Năm

2010

2015

2020

1.Tng s hc sinh

43241

38662

43318

2. S lp

3131

2575

2408

3. S phòng hc

3775

3221

3655

b) Nhu cu phòng hc

Tổng số phòng học cấp tiểu học đến năm 2020 là 3655 phòng và ít biến động (tăng/giảm) so với 2010. Phòng học đầu tư xây dựng mới kiên cố chủ yếu do tách trường phổ thông cơ sở (PTCS) thành trường tiểu học và THCS; bổ sung những phòng học còn thiếu (mượn hoặc học nhờ), thay thế những phòng bán kiên cố xuống cấp, phòng học tạm; xây dựng bổ sung phòng học ở các điểm trường thôn/bản ở vùng sâu/vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Dự báo số phòng học cấp tiểu học đến năm 2020 cần xây dựng mới kiên cố là 2062 phòng, trong đó: 920 phòng học xây dựng mới bổ sung thêm và 1142 phòng thay thế phòng bán kiên cố bị hư hỏng, xuống cấp. Về cơ bản, giai đoạn 2011-2015 đầu tư cải tạo, kiên cố hóa khoảng 30% số phòng học bán kiên và giai đoạn tiếp theo đến 2020 đầu tư kiên cố 35%-40% số phòng bán kiên cố xuống cấp còn lại. Đồng thời hàng năm đầu tư tu sửa, nâng cấp khoảng 10%-12% số phòng học xuống cấp (khoảng 175-180 phòng học/năm) giai đoạn 2011-2020.

Tiếp tục đầu tư bổ sung các phòng chức năng cho các trường học tiểu học, trong đó ưu tiên ở các xã vùng sâu/xa, vùng khó khăn.

c) Phân b mng lưi trưng tiu hc

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 272 trường tiểu học, trong đó xây dựng mới thêm 5 trường và tách 59 trường tiểu học từ trường PTCS (cấp 1+2) ở những xã có đủ điều kiện. Đầu tư xây dựng mới kiên cố, chuẩn hóa 1-2 trường tiểu học với quy mô phù hợp ở khu dân cư đô thị mới thành phố (TP) Cao Bằng. Các trường tiểu học được đầu tư nâng cấp chuẩn hóa, đảm bảo phòng học và các khu phòng chức năng cần thiết, cùng trang thiết bị giáo dục đồng bộ.

Đến 2015, nâng cấp chuẩn hóa 36-40 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (12%-15%) và giai đoạn 2016-2020 nâng cấp 90-95 trường đạt chuẩn quốc gia (30%-35%), đầu tư nâng cấp hiện đại hóa để mỗi huyện/thành phố có ít nhất 01 trường tiểu học đạt chuẩn-chất lượng cao.

d) Giáo viên tiu hc

Giai đon đến 2020 nhu cu giáo viên tiu hc gim không nhiu, còn 3610 giáo viên; tuy nhiên có s tăng/gim khác nhau gia các huyn, nht là các xã vùng sâu/cao, đim trưng. Đng thi tiếp tc bồi dưng, nâng cao trình đ, k năng cho giáo viên tiu dc và đào to giáo viên tr thay thế dn. Nâng t lgiáo viên trên chun đào to là 35%-40% năm 2015 và 50%-55% năm 2020 nhm đápng yêu cu đi mi ni dung và phương pháp dy hc.

2.2. Trung hc cơ s

a) Quy mô hc sinh và s lp hc

Giai đon 2011-2020, quy mô hc sinh THCS gim xung còn 28484 hc sinh năm 2020 (gim khong 0,74%/năm). Nhu cu lp hc gim tương ng còn 1096 lp năm 2020 (gim 1,81%/năm).

Quy mô hc sinh và s lp, phòng hc cp THCS

Đơn v: hc sinh

Năm

2010

2015

2020

1.Tng s hc sinh

30692

30553

28484

2. S lp

1210

1221

1096

3. S phòng hc

1398

1418

1315

b) Nhu cu phòng hc

S phòng hc cp THCS không có biến đng nhiu trong giai đon đến năm 2020, ch yếu là thay thế nhng phòng bán kiên c xung cp hoc b sung nhng phòng hc còn thiếu, s phòng hc các trưng đưc xây dng mi do tách trưng PTCS (cp 1+2) hoc xây dng mi khu dân cư đô th mi và các xã mi tách chưa có trưng THCS.

Tng nhu cu phòng hc THCS đến năm 2020 là 1315 phòng. S phòng hc đưc đu tư xây dng mi kiên c là 346 phòng, trong đó: 176 phòng hc xây dng mi b sung và 170 phòng thay thế s phòng bán kiên c b hư hng, xung cp. Đến 2020, v cơ bn sẽ đu tư ci to, nâng cp kiên c a khong 30%-35% s phòng hc phòng bán kiên c và giai đon tiếp theo đến 2020 snâng cp, kiên c a s phòng hc bán kiên c còn li. Đng thi, hàng năm đu tư sửa chữa, nâng cp hin đi a phòng hc hin hữu bình quân 10%-12%/năm sphòng hc (khong 120-140 phòng hc/năm) giai đon 2011-2020.

c) Phân b mng lưi

Giai đoạn đến 2020, đầu tư kiên cố và nâng cấp chuẩn hóa các trường THCS với quy mô phù hợp, các phòng chức năng cần thiết, cùng đồng bộ trang thiết bị. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 190 trường THCS (184 trường THCS và 6 trường PTCS), trong đó xây dựng kiên cố thêm 4 trường và đầu tư kiên cố, chuẩn hóa 59 trường được tách từ PTCS (cấp 1+2) thành riêng trường THCS ở những xã có đủ điều kiện.

Giai đoạn đến 2015, nâng cấp chuẩn hóa 30-33 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (20%-25% trường THCS) và giai đoạn 2016-2020 chuẩn hóa 83-92 trường THCS đạt chuẩn quốc gia (45%-50%), đầu tư nâng cấp hiện đại hóa để mỗi huyện/thành phố có 01 trường THCS đạt chuẩn, chất lượng cao.

d) Nhu cu giáo viên

Giáo viên THCS sẽ được sắp xếp lại và giảm dần đến 2020 còn 2465 giáo viên (giảm 1,72%/năm). Đồng thời nâng cao chất lượng giáo viên phù hợp với đổi mới chương trình giảng dạy THCS; nâng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đào tạo lên 40%-45% năm 2015 và 55%-60% năm 2020. Bổ sung giáo viên còn thiếu theo cơ cấu bộ môn và đào tạo giáo viên trẻ bổ sung dần qua từng năm.

2.3. Trung hc ph thông

a) Quy mô hc sinh và s lp hc

Giai đoạn đến năm 2020, quy mô học sinh và số lớp học THPT ít có biến động và đối hợp lý giữa phát triển và nâng cao chất lượng, nhất là tuyển sinh đầu vào lớp 10 THPT, đồng thời theo khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất.

Quy mô học sinh và số lớp, phòng học cấp THPT

Đơn vị: học sinh

Năm

2010

2015

2020

1.Tng s hc sinh

15882

14855

16382

2. S lp

433

413

431

3. S phòng hc

496

475

517

b) Nhu cu phòng hc

Nhu cầu phòng học THPT sẽ ít biến động trong giai đoạn đến năm 2020.

Số phòng học được đầu tư xây dựng mới kiên cố là 84 phòng, trong đó 65 phòng học xây dựng mới bổ sung thêm và đầu tư thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố bị hư hỏng, xuống cấp. Đồng thời, hàng năm đầu tư sửa chữa, nâng cấp hiện đại hóa phòng học hiện hữu, bình quân 10%-12%/năm giai đoạn 2011-2020.

c) Phân b mng lưi

Đến năm 2020, số trường THPT và phổ thông trung học (PTTH) nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh là 33 trường, gồm 28 trường THPT và 5 trường PTTH (cấp 2+3).

Dự kiến đầu tư xây dựng mới kiên cố, chuẩn hóa 2-3 trường THPT (ở khu đô thị mới TP Cao Bằng, huyện Hòa An...). Đầu tư xây dựng mới, chuẩn hóa trường THPT dân tộc nội trú tỉnh, nâng cấp trường DTNT huyện (Bảo Lâm hoặc Bảo Lạc) thành trường DTNT PTTH (cấp 2+3) ở cụm huyện phía Tây và XD trường DTNT PTTH (cấp 2+3) ở cụm huyện phía Đông.

Tiếp tục đầu tư nâng cấp, chuẩn hóa các trường THPT và tách trường PTTH thành trường THPT và THCS ở một số huyện có đủ điều kiện.

Giai đoạn đến 2015, nâng cấp chuẩn hóa 8-10 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (25%-30%) và giai đoạn 2016-2020 nâng cấp 15-16 trường THPT đạt chuẩn quốc gia (50%-55%). Đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại hóa trường PTTH chuyên của tỉnh là trường trọng điểm chất lượng cao, nâng cấp hiện đại hóa để mỗi huyện/thành phố có 01 trường THPT chất lượng cao.

d) Nhu cu giáo viên

Nhu cầu giáo viên THPT dần vào ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng. Đến năm 2015 là 928 giáo viên và năm 2020 tăng lên 1012 giáo viên. Tiếp tục chuẩn hóa giáo viên về trình độ đào tạo và kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên phù hợp với đổi mới chương trình giảng dạy THPT, nâng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo lên 4%-5% năm 2015 và 8%-10% năm 2020.

3. Giáo dc dân tc

- Phát triển hệ thống trường phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) và trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các trường PTDTNT tỉnh/huyện, hoàn thiện các hạng mục thiết yếu, trong đó đầu tư xây dựng trường PTDT nội trú tỉnh đạt chuẩn quốc gia. Thành lập các cơ sở trường PTDT bán trú cấp tiểu học và mầm non ở các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người.

- Nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường PTDT nội trú và bán trú. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học phù hợp với đối tượng học sinh các dân tộc ít người; thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục kỹ năng cho học sinh các trường PTDT.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, trong đó quan tâm bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên người dân tộc ít người về số lượng và chất lượng.

- Xây dựng Đề án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn. Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy-học các trường PTDT nội trú và bán trú, nhất là vùng có nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ học bổng, học phẩm tối thiểu cho học sinh dân tộc ở các trường PTDT bán trú.

4. Giáo dc thưng xuyên (GDTX)

- Phát triển mạng lưới cơ sở GDTX và trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ), tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục. Nâng cấp các TTGDTX cấp tỉnh/huyện theo mô hình dạy văn hóa kết hợp với hướng nghiệp, dạy nghề, thực hiện nhiệm vụ: giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề... Đầu tư mỗi huyện có cơ sở GDTX kiên cố, chuẩn hóa, cùng trang thiết bị cần thiết (12 TTGDTX huyện); nâng cấp hiện đại hóa cho TT GDTX tỉnh và thành phố.

- Nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi và mở rộng xóa mù chữ cho những người từ 35 tuổi trở lên. Xây dựng Đề án "Xã hội học tập và xóa mù chữ giai đoạn đến 2020". Cùng với các cấp của hệ thống giáo dục quốc dân, GDTX góp phần đảm bảo ít nhất 80%-85% số người từ 15 tuổi trở lên biết chữ, trong đó từ 15-35 tuổi là 90% năm 2020; góp phần đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn, thường xuyên, đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sử dụng lao động, nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển đổi nghề của người lao động.

- Đổi mới chương trình, phương pháp dạy-học GDTX phù hợp với các cấp học, trình độ; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập.

- Củng cố các TTHTCĐ, tạo cơ hội học tập cho người dân, đặc biệt trong việc xóa mù chữ, phổ biến, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản.

Các TTGDTX và hướng nghiệp phối hợp lồng ghép với đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với các trường/trung tâm dạy nghề của tỉnh/huyện đào tạo các nghề phù hợp với phát triển của địa phương.

5. Đào to nhân lc

a) Mc tiêu tng quát:

Phát trin nhân lc đvslưng, đm bo vcht lưng vk năng ngh nghip, đo đc và cơ cu hợp lý theo yêu cu phát trin KT-XH ca tỉnh đến năm 2020. Nâng t l lao đng qua đào to lên 34% năm 2015 và t 50% đến 55% năm 2020. Bình quân mi năm đào to khong 5980 lao đng giai đon 2013-2015 và 11.900 lao đng giai đon 2016-2020.

b) Nhu cu lao động đào tạo:

- Năm 2015 nhu cầu lao động cần được đào tạo là 113.290 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo các cấp trình độ năm 2015 là 34% tổng số lao động làm việc (trong đó dạy nghề: 19% và đào tạo: 15%).

- Năm 2020 nhu cầu lao động cần đào tạo là 172.940 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 là 50%-55% tổng số lao động (dạy nghề: 32% và đào tạo: 18%). Nhu cầu đào tạo khá lớn tạo sức ép lên hệ thống đào tạo của tỉnh.

- Trong tổng số lao động qua đào tạo, tỷ lệ đào tạo công nhân kỹ thuật chiếm 46,5% năm 2015 và 54,2% năm 2020; tỷ lệ đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật trình độ cao (ĐH-CĐ, TCCN) là 19% năm 2015 và 15,6% năm 2020.

Hệ thống cơ sở đào tạo của tỉnh (dạy nghề và trung tâm dạy nghề) đảm bảo phần lớn nhu cầu đào tạo nhân lực, đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc ở khu vực nông thôn. Đồng thời phối hợp với cơ sở đào tạo trong vùng và cả nước... liên kết đào tạo, chuẩn hóa và bồi dưỡng nhân lực các ngành/ cấp của tỉnh.

Pt trin mạng lưi đào to nhân lc

+ Giai đoạn 2013-2015:

- Chuẩn bị các điều kiện đầu tư nâng cấp trường Trung cấp Y tế Cao Bằng.

- Đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa trường năng khiếu Văn hóa, Nghệ thuật và Thể thao.

- Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị trường trung cấp nghề; chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp lên trường Cao đẳng nghề sau năm 2015.

- Đầu tư xây dựng mỗi huyện 01 trung tâm dạy nghề.

+ Giai đoạn 2016-2020:

- Đầu tư nâng cấp trường Trung cấp Y tế thành trường Cao đẳng Y Cao Bằng

- Nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (KT-KT) thành trường Cao đẳng KT-KT.

- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật và đội ngũ giáo viên đồng bộ để nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm thành trường Đại học Cao Bằng (đa ngành)

- Nâng cấp trường năng khiếu Văn hóa, Nghệ thuật và Thể thao thành trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật dân tộc, thể thao tỉnh Cao Bằng

- Nâng cấp trường Trung cấp nghề thành trường Cao đẳng nghề;

- Thành lập 2-3 trường trung cấp nghề: nâng cấp TT dạy nghề huyện Hòa An, trung tâm dạy nghề cụm huyện Miền Đông, trung tâm dạy nghề Cụm huyện Miền Tây lên cấp độ trường trung cấp nghề.

- Đầu tư hiện đại hóa 11 trung tâm dạy nghề cấp huyện; phát triển các cơ sở dạy nghề thuộc khối doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nghề trong doanh nghiệp đào tạo từ sơ cấp (dạy nghề ngắn hạn) cho tới trình độ trung cấp. Đầu tư xây dựng 2-3 trung tâm dạy nghề tư thục và một số cơ sở dạy nghề tư nhân tham gia dạy nghề cho lao động ở khu vực nông thôn.

- Mạng lưới dạy nghề đến năm 2020 có 18-20 cơ sở dạy nghề theo ngành nghề và cấp trình độ đào tạo (cao đẳng, trung cấp nghề và công nhân kỹ thuật). Đầu tư hiện đại hóa trường Cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề tỉnh đạt chuẩn trình độ quốc gia. Nâng cao năng lực các trường, các trung tâm dạy nghề cấp huyện.

- Khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo tin học, ngoại ngữ tư thục ở thành phố, mỗi huyện có ít nhất 2-3 cơ sở dạy tin học, ngoại ngữ.

- Các cơ sở đào tạo của tỉnh sẽ đào tạo liên thông (liên thông theo trình độ và liên thông các ngành nghề trong một lĩnh vực), trong đó các hình thức đào tạo liên thông từ công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề và cao đẳng nghề).

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Gii pháp vvn đu tư

a) Nhu cu vn đến năm 2015 và 2020

+ Dự kiến tổng chi ngân sách (chi thường xuyên) cho giáo dục - đào tạo giai đoạn 2011-2020 là 14.760 tỷ đồng (theo giá 2010), trong đó giai đoạn 2011-2015 là 5280 tỷ đồng, bình quân: 1056 tỷ đồng/năm; giai đoạn 2016-2020: 9480 tỷ đồng, bình quân: 1896 tỷ đồng/năm.

+ Căn cứ vào quy mô giáo dục -đào tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho giai đoạn 2011-2020 là

5140 tỷ đồng (theo giá 2010), trong đó giai đoạn 2011-2015 là 2317 tỷ đồng, bình quân: 463 tỷ đồng/năm và giai đoạn 2016-2020 là 2827 tỷ đồng, bình quân: 514 tỷ đồng/năm.

+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2020 là 1.290 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015: 560 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020: 730 tỷ đồng. Chia ra: vốn đào tạo nhân lực là 450 tỷ đồng; vốn đầu tư cơ sở đào tạo là 840 tỷ đồng.

b) cu vn đu tư

Để đáp ng các mc tiêu phát trin GD-ĐT ca Cao Bng trong giai đon đến 2020, v cơ bn ngân ch Nhà nưc (NSNN) vn là ngun lực ch đo cho phát trin GD-ĐT, chiếm khong 75%-80% tng ngun vn đu tư.

- Ngun Ngân ch cho giáo dục-đào to: 65%-70%;

- Vn t các chương trình mc tiêu quc gia: 10%-15%;

- Vn ODA và c t chc NGOs: 5% - 6 %;

- Vn khác (t doanh nghip, nhân dân,...): 14%-15%.

c) Các chính sách huy đng và sdụng vn

- NSNN tnh ưu tiên dành cho GD-ĐT và lng ghép c Chương trình mc tiêu quc gia, trong đó cho vùng đc bit khó khăn, đng bào dân tc thiu s. Đảm bo đu tư trang thiết b, các hot đng dy và hc tp theo quy định.

- Tăng đu tư phát trin v giá tr tuyt đi và t trng trong tng ngun vn đu tư toàn xã hi (t trng đu tư phát trin cho GD-ĐT khong 6%-6,5% tng vn đu tư toàn xã hi).

- Tăng v giá tr và đm bo t trng NSNN cho GD-ĐT trên mc 25% chi thường xuyên. Ưu tiên btngun kinh phí hp lý đđào to nhng nhóm nhân lc có vai trò quan trng (lãnh đo, nhà khoa hc, giáo viên…).

- Xây dng kế hoạch phân b NSNN theo hưng tp trung thc hin các nhim v, chương trình mc tiêu, d án GD-ĐT và phát trin nhân lc theo mc tiêu ưu tiên và thc hin công bng xã hi .

- Đy mnh xã hội hóa, huy đng các ngun vn cho phát trin GD-ĐT.

- Tranh th cơ hi huy đng và lng ghép các ngun vn ODA.

2. Các gii pháp khác

a) Nâng cao hơn nữa nhận thức về phát triển giáo dục - đào tạo trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tăng cường sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về giáo dục-đào tạo. Phát huy tính chủ động và trách nhiệm của từng địa phương và cơ sở trong những vấn đề bức xúc của ngành học

b) Đổi mới công tác quản lý giáo dục có hiệu lực và đảm bảo hiệu quả

- Hoàn thiện bộ máy quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về giáo dục.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương các chủ thể tham gia phát triển giáo dục-đào tạo .

- Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ trong quản lý giáo dục-đào tạo, trong đó bao gồm các nội dung về môi trường làm việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh sống...

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo cơ chế quản lý có hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục; xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thông tin quản lý giáo dục. Nghiên cứu đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục.

c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chất lượng và đồng bộ hóa cơ cấu đội ngũ giáo viên các cấp

- Đồng bộ hóa và bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo yêu cầu ở tất cả các cấp/bậc học, ngành đào tạo, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên các bộ môn, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên ở những môn đặc thù.

- Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên gắn với đổi mới chương trình, phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Từng bước đổi mới toàn diện hệ thống sư phạm (nội dung, phương pháp đào tạo) trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển đội ngũ cán bộ, chuyên gia đầu ngành trong trường sư phạm.

- Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên mầm non và phổ thông được thường xuyên bồi dưỡng, luân phiên đào tạo lại nâng cao trình độ. Phân cấp công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho các cấp theo hướng tăng trách nhiệm, quyền hạn cho địa phương theo cấp quản lý giáo dục, cho trường CĐ sư phạm về đào tạo giáo viên.

- Tạo nguồn để đào tạo giáo viên là người dân tộc ít người tại chỗ (nhất là giáo viên mầm non và tiểu học ở thôn/bản).

- Xây dựng những chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh về thu hút, sử dụng giáo viên dạy học tại các xã vùng sâu/cao, đồng bào dân tộc thiểu số (như phụ cấp, nhà ở, các cơ hội được học tập và đào tạo ...).

d) Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy

Từ những yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển khoa học-công nghệ, sự mở rộng giao lưu trong tiến trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy cần được đổi mới. Vì vậy để đảm bảo tính thống nhất của chương trình giáo dục, nội dung kiến thức, chuẩn kỹ năng, phương pháp dạy và học, cần vận dụng linh hoạt trong việc giảng dạy theo chương trình phù hợp với đặc điểm của tỉnh và từng địa phương.

Đổi mới toàn diện hơn các bộ môn học, nhất là khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt có liên quan đến lịch sử, văn hóa dân tộc địa phương. Tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường bền vững, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nội dung các môn học phù hợp với từng cấp học.

Xây dựng chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm, từ lớp 3 đến lớp 12, biên soạn tài liệu học tập phù hợp với quy định về năng lực trình độ của mỗi cấp, lớp học. Đưa việc dạy ngoại ngữ vào các bậc học phổ thông thành nền nếp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong tiến trình chung của cả nước. Chương trình mới đào tạo ngoại ngữ ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1/6; THCS đạt trình độ bậc 2/6 và THPT đạt trình độ bậc 3/6. Học sinh được học ổn định và liên thông ít nhất một ngoại ngữ để có thể sử dụng được khi tốt nghiệp phổ thông.

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu trang bị về kiến thức tiếp cận chuẩn chung của cả nước (phần nội dung cứng) và phù hợp với, đặc điểm thực tế của từng vùng, từng địa phương (phần nội dung mềm).

Tăng cường giáo dục kỹ năng và năng lực thực hành ở bậc phổ thông, kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở bậc đào tạo, năng lực thích ứng với những thay đổi của công nghệ và thực tiễn sản xuất, năng lực tự tạo việc làm.

Giáo dục toàn diện đạo đức, nhân cách, ý thức công dân, sức khỏe và thẩm mỹ cho học sinh phù hợp với từng lứa tuổi, từng cấp học.

Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình, nội dung là đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, thông qua hoạt động giảng dạy tích cực, các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy và học. Đồng thời phải đầu tư trang thiết bị đồng bộ, các phương tiện, học liệu và giáo viên phải biết kết hợp để hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy.

Đổi mới cách tiếp cận để xây dựng nền giáo dục-đào tạo phục vụ nhu cầu xã hội: Xây dựng kế hoạch đào tạo theo nhu cầu xã hội toàn tỉnh và từng địa phương, đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với việc đào tạo nhân lực để phục vụ chính mình.

e) Tăng cường cơ sở vật chất cho giáo dục-đào tạo

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường, lớp và tạo thuận lợi cho sự tiếp cận của người dân tới hệ thống này, đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, cần có các chương trình, đề án cụ thể xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục-đào tạo, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia, đảm bảo đủ phòng học kiên cố, chuẩn hóa và phòng chức năng, tăng dần tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày.

f) Đảm bảo quỹ đất cho xây dựng cơ sở giáo dục-đào tạo

Các ngành, các cấp địa phương (huyện, thành phố) dành đủ quỹ đất cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn của ngành GD-ĐT cho xây dựng mới, mở rộng và cải tạo các cơ sở giáo dục-đào tạo đến năm 2020.

Ngành Giáo dục-Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát quỹ đất cơ sở trường học. Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét những quỹ đất phù hợp cho phát triển cơ sở giáo dục.

Quy hoạch sử dụng đất cần ưu tiên quỹ đất ở những vị trí thuận tiện và cấp đất theo quy chuẩn về diện tích mặt bằng của từng loại cơ sở. Quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục-đào tạo (trường học) cần được tuân thủ theo các quy chuẩn về trường học của Bộ GD-ĐT theo nguyên tắc gắn với phân bố các điểm dân cư, thuận tiện về giao thông cho học sinh đến trường và đảm bảo cảnh quan sư phạm và các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

Ưu tiên dành quỹ đất để tạo lập khu tập trung cho các cơ sở đào tạo (đại học đa ngành, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường nghề...) dự kiến xây dựng mới, cải tạo nâng cấp trong giai đoạn quy hoạch.

g) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo

Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” để mỗi người dân, cộng đồng và toàn xã hội có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi về giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện cho mọi người dân, các tổ chức xã hội và doanh nhân tham gia đóng góp, xây dựng cộng đồng trách nhiệm và cùng hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến.

Phát triển hợp lý các loại hình giáo dục công lập và ngoài công lập, nhất ở thành phố, các thị trấn, khu vực đô thị có đủ điều kiện thích hợp và tập trung chủ yếu ở các cấp học mầm non, THPT và các trường thuộc khối đào tạo, dạy nghề. Ưu tiên đầu tư phát triển cho các cấp giáo dục cơ bản, cho các vùng sâu/cao, vùng khó khăn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng xây dựng trường, lớp,... cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Mở rộng quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các doanh nhân và tổ chức xã hội đóng góp vào giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau.

Lồng ghép các chương trình dự án đầu tư trên cùng một địa bàn và huy động nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và phổ thông. Cha mẹ, gia đình học sinh có trách nhiệm cùng phối hợp với nhà trường, các tổ chức xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nhân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp ngoài công lập.

Tại các vùng sâu/xa, vùng khó khăn có giải pháp thích hợp huy động sự đóng góp công sức lao động của người dân cùng với ngân sách nhà nước để xây dựng trường, lớp; kết hợp chính sách của địa phương với chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tổ chức ăn bán trú hoặc thực hiện chương trình bữa ăn học đường tại lớp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để dạy tiếng Việt cho trẻ.

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, mở rộng liên kết đào tạo đa phương gắn với quản lý Nhà nước, hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực có chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn của tỉnh. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tranh thủ sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ để thu hút các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhằm thực hiện PCGD mầm non 5 tuổi, PCGD tiểu học đúng độ tuổi, PCGD phổ thông 9 năm đúng độ tuổi,...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, công bố và tổ chức thực hiện Quy hoạch. Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể cho từng năm và giai đoạn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Quy hoạch. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh cũng như đề ra giải pháp, chính sách đồng bộ, đảm bảo thực hiện tốt Quy hoạch, Kế hoạch, phù hợp với thực tiễn địa phương; định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện Quy hoạch báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với các ngành và các địa phương bố trí lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch hằng năm và cho từng giai đoạn của Quy hoạch; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn tài trợ của Trung ương, các doanh nghiệp và các tổ chức Quốc tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh.

3. Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định tỷ lệ hợp lý ngân sách hàng năm chi cho giáo dục và đào tạo theo các mục tiêu đã xác định.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện chính sách xã hội hóa đối với hoạt động giáo dục và đào tạo.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nội dung Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề có liên quan, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích và thu hút thanh niên đã tốt nghiệp THCS và THPT vào các trường đào tạo nghề, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

5. Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố trong quản lý biên chế; tham mưu các chính sách đối với học sinh, sinh viên, cán bộ giáo viên ngành giáo dục; chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo Quy hoạch; xây dựng các chính sách phù hợp với giáo viên vùng sâu/cao, vùng đặc biệt khó khăn; tham mưu phân cấp quản lý giáo dục toàn diện, tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức cơ sở Giáo dục và Đào tạo.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo và các huyện, thành phố bảo đảm quỹ đất để phát triển cơ sở trường/lớp học theo Quy hoạch; rà soát tình hình sử dụng đất trường học và các cơ sở đào tạo; triển khai các thủ tục, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở nói trên.

7. Sở Xây dựng: hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng các công trình trường học theo tiêu chuẩn (quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

8. Ban Dân tộc: phối hợp thực hiện các chế độ chính sách nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Tham mưu phối kết hợp, lồng ghép các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục miền núi, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa miền núi với miền xuôi.

9. Sở Khoa học và Công Nghệ: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

10. Sở Thông tin và Truyền thông: chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền về Quy hoạch; tổ chức các lớp tập huấn về công nghệ thông tin, tư vấn và cung cấp các phần mềm sử dụng trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học; thực hiện đề án đưa tin học vào nhà trường.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: căn cứ vào Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục trên địa bàn; xây dựng phương án quy hoạch đất, huy động các nguồn lực, tăng cường xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho phát triển giáo dục. Tham mưu thực hiện các chế độ, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành chức năng định kỳ 6 tháng, năm và đột xuất theo quy định.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể: phối hợp cùng ngành Giáo dục và Đào tạo làm tốt công tác tuyên truyền; vận động các lực lượng xã hội tham gia đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; huy động các trẻ em trong độ tuổi phổ cập giáo dục tiểu học và THCS đến trường, huy động mọi nguồn lực trong xã hội cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục. Xây dựng xã hội học tập, trong đó Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đều góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục vào việc học tập suốt đời trở nên phổ biến đối với mọi người.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: GD&ĐT, KH&ĐT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ tỉnh; các Đoàn thể;
- Ban VHXH, HĐND tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Các sở: TC, LĐTBXH, TNMT, TTTT, NV, XD, KHCN;
- Các PCVP, CVVP UBND tỉnh;
- Trung tâm TH-CB, VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX.

TM. UBND TỈNH
CHỦ TCH




Nguyn Hoàng Anh

 

PHỤ LỤC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số/QĐ-UBND ngày của UBND tỉnh Cao Bằng)

I. GIÁO DC MM NON

 

Tiêu chí

2010-2011

2015-2016

2020-2021

1

Huy động trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo

 

 

 

1.1

Tổng số

 

 

 

 

Tỉ lệ huy động trẻ em nhà trẻ

11,54%

20%

35-40%

 

Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo

83,65%

80-85%

95-96%

 

Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi

95,61%

96%

99-100%

 

Tổng số trẻ em nhà trẻ

2299

5719

10200

 

Tổng số trẻ mẫu giáo

20197

24343

27412

 

Tổng số trẻ mẫu giáo 5 tuổi

7729

8473

9431

1.2

Số trường mầm non

136

204

249

1.3

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

 

Đạt

Duy trì, cng cố

2

Giáo viên

1605

3674

4702

2.1

Nhà trẻ

217

699

1275

2.2

Mẫu giáo

1388

2975

3427

II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC

1

Tổng số HS tiểu học

43241

38662

43318

2

Tổng số lớp

3131

2575

2408

3

Tổng số trường

208

241

272

4

Số trường đạt chuẩn quốc gia

10

36-40

90-95

 

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

4,32%

12-15%

30-35%

5

Giáo viên

3783

3490

3610

III. GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ

1

Tổng số HS trung học cơ sở

30692

30553

28484

2

Tổng số lớp

1210

1221

1096

3

Tổng số trường

186

188

190

4

Số trường đạt chuẩn quốc gia

6

 

 

 

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

5,4%

20-25%

45-50%

5

Giáo viên

2669

2689

2411

IV. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1

Tổng số HS THPT

15882

14855

16382

2

Tổng số lớp

433

413

431

3

Tổng số trường

30

32

33

 

- Trường chuyên

1

1

1

 

- Trường PT DTNT

1

1

1

4

Số trường đạt chuẩn quốc gia

2

8-10

18-20

5

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

6,7%

25-30%

55-60%

6

Giáo viên

941

853

865

V. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN

 

Tổng số trường

15

15

15

VI. GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG

1

Số trường TCCN

3

3

 

2

Số trường Cao đẳng

1

1

4

3

Trung cấp Nghề

1

1

2-3

4

Cao đẳng Nghề

 

 

1

5

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

26%

34%

50-55%

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1368/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1368/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/09/2013
Ngày hiệu lực04/09/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1368/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1368/QĐ-UBND 2013 Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Cao Bằng đến 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1368/QĐ-UBND 2013 Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Cao Bằng đến 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1368/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
                Người kýNguyễn Hoàng Anh
                Ngày ban hành04/09/2013
                Ngày hiệu lực04/09/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1368/QĐ-UBND 2013 Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Cao Bằng đến 2020

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1368/QĐ-UBND 2013 Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo Cao Bằng đến 2020

                        • 04/09/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 04/09/2013

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực