Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM

Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại


BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1371/2004/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 1371/2004/QĐ-BTM NGÀY 24 THÁNG 09 NĂM 2004 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 29/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại;
Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa;
Để từng bước tiêu chuẩn hóa phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển, quản lý xây dựng và hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các quy định trước đây về Siêu thị, Trung tâm thương mại trái với các quy định của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Thương mại; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục liên quan thuộc Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Thế Ruệ

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quản lý hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại, áp dụng đối với thương nhân kinh doanh loại hình Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

1. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

2. Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

3. Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Tên hàng là tên gọi của một mặt hàng hoặc tên gọi hay ký hiệu của một mẫu mã cụ thể trong một loại mặt hàng để phân biệt với một mẫu mã cụ thể khác trong loại mặt hàng này.

5. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại là thương nhân tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.

Chương 2:

TIÊU CHUẨN SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THUƠNG MẠI VÀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ KINH DOANH TẠI SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 3. Tiêu chuẩn Siêu thị

Được gọi là Siêu thị và phân hạng Siêu thị nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh đoanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Siêu thị theo quy định dưới đây:

1. Siêu thị hạng I:

1.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

1.1. 1. Có diện tích kinh doanh từ 5.000 m2 trở lên;

1.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 20.000 tên hàng trở lên;

1.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

1.1.4. Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;

1.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.

1.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 1.1.1 là từ 1.000m2 trở lên; tiêu chuẩn 1.1.2 là lừ 2.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

2. Siêu thị hạng II:

2.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

2.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 2.000 m2 trở lên;

2.1.2. Có Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên;

2.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

2.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

2.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, điện thoại.

2.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiên chuẩn 2.1.1 là từ 500 m2 trở lên; tiêu chuẩn 2.1.2 là lừ 1.000 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

3. Siêu thị hạng III:

3.1. Áp dụng đối với Siêu thị kinh doanh tổng hợp:

3.1.1. Có diện tích kinh doanh từ 500 rn2 trở lên;

3.1.2. Danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4.000 tên hàng trở lên;

3.1.3. Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn, thuận tiện cho khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;

3.1.4. Có kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh hiện đại;

3.1.5. Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh toán thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân, có các dịch vụ phục vụ người khuyết tật, giao hàng tận nhà.

3.2. Áp dụng đối với Siêu thị chuyên doanh: tiêu chuẩn 3.1.1 là từ 250 m2 trở lên; tiêu chuẩn 3.1.2 là từ 500 tên hàng trở lên; các tiêu chuẩn khác như Siêu thị kinh doanh tổng hợp.

Điều 4. Tiêu chuẩn Trung tâm thương mại

Được gọt là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại nếu cơ sở kinh doanh thương mại có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại theo quy định dưới đây:

1. Trung tâm thương mại hạng I:

1.1. Có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .

1 2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

1.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

2. Trung tâm thương mại hạng II:

2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

3. Trung tâm thương mại hạng III:

3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

Điều 5. Phân hạng, tên gọi và biển hiệu Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại tự tiến hành phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của mình căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này theo sự hướng dẫn và kiểm tra của Sở thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại).

2. Chỉ các cơ sở kinh doanh thương mại có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 (đối với Siêu thị) hoặc Điều 4 (đối với Trung tâm thương mại) của Quy chế này mới được đặt tên là Siêu thị hoặc trung tâm thương mại.

Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này tự đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, hoặc đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng nước ngoài (như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza,...)

3. Biển hiệu của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại được ghi theo quy định sau đây:

3.1. Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là SIÊU THỊ hoặc TRUNG TÂM THUƠNG MẠI trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ chỉ địa danh hay tính chất của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (Ví dụ: Siêu thị A, Siêu thị sách B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D... ).

3.2. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt Nam và phải đặt dưới hoặc sau tên tiếng Việt Nam.

3.3. Phải ghi rõ tên thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, địa chỉ, số điện thoại và hạng của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.

Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mạt của địa phương.

2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

Điều 7. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:

1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.

1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.

1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.

1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.

1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.

1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.

2. Không được kinh doanh tại siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:

2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).

2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoa tiêu thụ đặc biệt.

2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.

2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).

2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.

2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

3. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau:

3.1. Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.4. Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3.5. Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong Siêu thị, trung tâm thương mại.

3.6. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm của Sở thương mại.

Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Siêu thị, Trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện.

2. Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại thực hiện tiêu chuẩn và phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại xây dựng và thực hiện nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại; phê duyệt Nội quy của các siêu thị, Trung tâm thương mại.

4. Quản lý hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm thương mại theo Quy chế này và các quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.

7. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị, Trung tâm thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại tại địa phương.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Xử lý vi phạm

Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:

1. Kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 8 Qui chế này.

2. Cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn Siêu thị hoặc Trung tâm Thương mại theo quy định của Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Ghi biển hiệu Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại không đúng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.

4. Vi phạm các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị hoặc Trung tâm thuơng mại.

5. Không có Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại hoặc Nội quy không theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.

6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

Sở Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Quy chế này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo để Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1371/2004/QĐ-BTM

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1371/2004/QĐ-BTM
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/09/2004
Ngày hiệu lực17/10/2004
Ngày công báo02/10/2004
Số công báoSố 2
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1371/2004/QĐ-BTM

Lược đồ Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu1371/2004/QĐ-BTM
              Cơ quan ban hànhBộ Thương mại
              Người kýPhan Thế Ruệ
              Ngày ban hành24/09/2004
              Ngày hiệu lực17/10/2004
              Ngày công báo02/10/2004
              Số công báoSố 2
              Lĩnh vựcThương mại
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật16 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại

                    • 24/09/2004

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 02/10/2004

                      Văn bản được đăng công báo

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 17/10/2004

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực