Quyết định 1371/QĐ-UBND

Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND về Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

Nội dung toàn văn Quyết định 1371/QĐ-UBND 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND Lai Châu


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1371/QĐ-UBND

Lai Châu, ngày 10 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19/2011/NQ-HĐND CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Kết luận số 242-TB/T.Ư ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 2 (khóa VIII) về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006-2020;

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 8/11/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/07/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 16/07/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa VIII kỳ họp thứ 2 về Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

(có Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Giao Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh; Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TICH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Phùng

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19/2011/NQ-HĐND CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU VỀ CHƯƠNG TRÌNH DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 1371 /QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Lai Châu)

Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/ĐH ngày 8/11/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/7/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 16/07/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa VIII kỳ họp thứ 2 về Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015.

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 là: “Đến năm 2015, tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở”. Đẩy mạnh việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục (PCGD) nói riêng để nâng cao trình độ dân trí, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân, góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội ở cơ sở và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh, từng bước đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển, đáp ứng nhu cầu chung của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, UBND tỉnh Lai Châu ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2015, với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

1.1. Nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn tỉnh; bảo đảm huy động tối đa trẻ 6 tuổi vào lớp 1, học sinh trong độ tuổi 11-18 được đi học và tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS); kết hợp với phân luồng sau THCS để học sinh tiếp tục học trung học phổ thông (THPT), trung học chuyên nghiệp, học nghề, trang bị cho người học những kỹ năng và năng lực cần thiết để có thể tiếp thu được những tiến bộ khoa học công nghệ khi đi vào cuộc sống.

1.2. Duy trì kết quả và nâng cao chất lượng của phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ (PCGDTH-CMC), phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT), phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS). Đáp ứng yêu cầu về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.3. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015; phấn đấu tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015.

1.4. 99% nhà giáo đạt trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên

1.5. 100% trường, lớp học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố

1.6. 82 trường đạt chuẩn quốc gia (trong đó có 24 trường Mầm non, 38 trường Tiểu học, 19 trường THCS, 01 trường THPT).

2. Các chỉ tiêu cụ thể

- Đến năm 2015: 100% trẻ 5 tuổi được học chương trình giáo dục mầm non mới; 100% học sinh vào học lớp 1 biết Tiếng Việt; 100% trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển; tỉnh đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.

- Năm 2011 công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT và năm 2013 công nhận đạt chuẩn PCGDTHCS ở 01 xã còn lại (xã Tủa Sín Chải - Huyện Sìn Hồ).

- Duy trì 100% số xã, phường, thị trấn, các huyện, thị xã đạt chuẩn PCGDTH-CMC, PCGDTHĐĐT, PCGDTHCS.

- Huy động số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 99%; số học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt trên 92%.

- Huy động đối tượng từ 11 đến 18 tuổi đi học bậc THCS đạt 93% trở lên.

- Duy trì tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 có bằng tốt nghiệp THCS đạt từ 83% trở lên.

- Hàng năm có trên 98% cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia tập huấn bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

II. NHIỆM VỤ - KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỪNG NĂM

1. Nhiệm vụ trọng tâm

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tỉnh, vai trò của ngành giáo dục và đào tạo để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là công tác phổ cập giáo dục trong tình hình mới.

- Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, phấn đấu tỉnh Lai Châu đạt chuẩn vào năm 2015; thực hiện chương trình duy trì và nâng cao chất lượng PCGDTHĐĐT, PCGDTHCS.

- Kiện toàn, bổ sung, củng cố Ban chỉ đạo PCGD giai đoạn 2011 - 2015 và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo các cấp. Ban chỉ đạo PCGD các cấp thực hiện tốt công tác tham mưu, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD.

- Xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng nhu cầu đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt chú ý nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đầu vào ở tất cả các bậc học, đổi mới cách dạy - cách học đạt hiệu quả.

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, lồng ghép các nguồn lực, các chương trình Dự án; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức và cá nhân tích cực tham gia phát triển giáo dục.

- Thực hiện đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Tập trung đầu tư cho giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm định chất lượng PCGD gắn liền với thực hiện kỷ cương nề nếp trong giáo dục và đào tạo. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng với phương châm thiết thực, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ cụ thể và kế hoạch thực hiện từng năm

(Có biểu số 1, số 2 kèm theo)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể xã hội các cấp tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức về vai trò, mục tiêu đối với công tác PCGD trong toàn tỉnh nhằm duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học cũng như nâng cao chất lượng dạy và học, tạo sự phát triển toàn diện về giáo dục một cách đồng đều giữa các vùng miền.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền về PCGD và quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII theo hướng thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên cơ sở quán triệt về đường lối quan điểm của Đảng, chủ trương của Nhà nước về việc thực hiện nhiệm vụ duy trì, giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng PCGD đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân. Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các cấp các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh, huyện đến xã cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện: Tiếp tục “Tổ chức học chữ để xóa đói giảm nghèo”, “Học chữ để xây dựng làng bản văn hóa”.

- Kiện toàn, bổ sung, củng cố Ban chỉ đạo PCGD giai đoạn 2011 - 2015 từ tỉnh đến huyện, xã và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo các cấp.

- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo PCGD tỉnh nắm chắc tình hình, đề xuất các biện pháp, giải pháp hữu hiệu để duy trì, giữ vững và nâng cao được chất lượng PCGD trong toàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo. Chủ động tham mưu với tỉnh có chính sách hỗ trợ đặc biệt, đủ mạnh cho các địa bàn khó khăn; ưu tiên kinh phí, tập trung nguồn lực để duy trì, giữ vững chuẩn PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS cho những xã khó khăn, các xã mới chia tách, các xã vùng lòng hồ phải di dân tái định cư để đảm bảo các đơn vị này có đủ điều kiện để giữ chuẩn theo đúng kế hoạch.

2. Phát triển giáo dục đồng bộ giữa các cấp học

- Phát triển ngành học Mầm non, đặc biệt thực hiện tốt PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, làm cơ sở cho giáo dục Tiểu học. Triển khai chỉ đạo các cơ sở GDMN làm tốt công tác chăm sóc trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng hàng năm xuống từ 1-2%. Tăng cường việc huy động tối đa trẻ em 5 tuổi đến lớp. Thực hiện chuyển đổi các loại chương trình cho phù hợp, phấn đấu đến năm 2015 có 100% trẻ 5 tuổi được học chương trình Giáo dục mầm non mới. Đảm bảo mọi trẻ em 5 tuổi đều biết tiếng Việt, đảm bảo hoàn thành thực hiện đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, là cơ sở vững chắc để tiếp tục duy trì giữ vững kết quả PCGDTHĐĐT.

- Duy trì, giữ vững kết quả PCGDTH-CMC; PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS. Huy động tối đa số trẻ 6 tuổi vào lớp 1, nâng cao chất lượng dạy và học, giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học (dưới 2%), đảm bảo hầu hết học sinh 11 tuổi đến 14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học.

- Huy động từ 95% đến 100 % số trẻ em tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 (THCS và Bổ túc THCS); thực hiện phân luồng sau THCS, mở rộng mạng lưới các trường THPT, các TTGDTX tạo điều kiện thuận lợi thu hút học sinh tốt nghiệp THCS có thể học lên THPT.

- Củng cố, phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT); quan tâm chú trọng phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), kết hợp phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm; phát triển các trường THPT tạo điều kiện thuận lợi thu hút học sinh tốt nghiệp THCS học lên bậc THPT và BTTHPT chuẩn bị tiến tới phổ cập bậc THPT.

- Thực hiện tốt Quy hoạch mạng lưới trường lớp tỉnh Lai Châu đến năm 2020. Phát triển và hoàn thiện mạng lưới các TTGDTX, trung tâm lao động hướng nghiệp dạy nghề. Nâng cấp và xây dựng các trường THCS, TTGDTX ưu tiên các địa bàn kinh tế gặp khó khăn; chuyển đổi từ trường THCS thành trường PTDTBT (nếu đủ điều kiện). Phát triển các trung tâm Giáo dục cộng đồng và sử dụng có hiệu quả các trung tâm Giáo dục cộng đồng hiện có. Huy động và tranh thủ các nguồn lực của toàn xã hội xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, nhất là nhà ở nội trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên ở những địa bàn khó khăn nhằm duy trì giữ vững sĩ số học sinh đến trường, giáo viên yên tâm công tác, là cơ sở đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt các mục tiêu phổ cập.

- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, thực hiện các chế độ, chính sách đối với GDMN, bảo đảm ngân sách cho các lớp mầm non 5 tuổi. Xây dựng hệ thống trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, II, trong đó tập trung xây dựng trường chuẩn Quốc gia tại 5 huyện khó khăn trong danh mục tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

- Nâng cao nhận thức và đẩy mạnh công tác thông tin - tuyên truyền về giáo dục mầm non và tăng cường phổ biến nhiệm vụ PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi. Xây dựng mô hình truyền thông các vùng, tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; bổ sung nội dung phổ biến kiến thức giáo dục mầm non trong hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục mầm non; tổ chức tốt các hội thi như thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi Bé khoẻ bé ngoan, thi bé thông minh nhanh trí để nâng cao chất lượng ngành học…

- Nâng cao chất lượng các lớp phổ cập, chỉ đạo các xã đã đạt chuẩn nhưng tỷ lệ chưa cao, chưa bền vững, có thể dẫn tới nguy cơ mất chuẩn phải có kế hoạch duy trì đạt chuẩn bằng biện pháp vận động học sinh tái nhập học chương trình bổ túc văn hoá. Tiếp tục duy trì thực hiện tốt một hội đồng làm 2 nhiệm vụ: Giáo dục phổ thông (giáo dục chính qui) và phổ cập giáo dục (giáo dục không chính qui)

3. Tăng cường phát triển đội ngũ giáo viên

- Phát triển đội ngũ giáo viên cả về số lượng và chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cấp học. Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường THCS; các trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề; đảm bảo đủ giáo viên THCS có trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm trở lên;

- Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có để chuẩn hoá và nâng chuẩn cho giáo viên về trình độ, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với những đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông đáp ứng tốt nhiệm vụ PCGD của tỉnh Lai Châu.

- Ngành Giáo dục - Đào tạo chủ động tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch tuyển mới, đổi mới cách thức tuyển dụng giáo viên; phối hợp rà soát lại đội ngũ giáo viên hiện có, phân bổ và điều chuyển hợp lý cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Thực hiện tốt quy chế luân chuyển cán bộ giáo viên.

- Tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng dưới nhiều hình thức để nâng cao dần chất lượng đội ngũ giáo viên - trước mắt là đảm bảo dạy tốt chương trình mới, sách giáo khoa mới, dạy học sát đối tượng học sinh và đảm bảo kiến thức theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD&ĐT đã ban hành.

4. Huy động học sinh, tổ chức lớp, duy trì dạy học đối với các lớp phổ cập

- Tập trung chỉ đạo, quyết tâm huy động số học sinh bỏ học ra học các lớp bổ túc THCS, xây dựng thêm lớp học, huy động giáo viên tham gia giảng dạy các lớp phổ cập.

- Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường, lớp nội trú, bán trú: Nhân rộng mô hình trường PTDTBT nhằm tăng tối đa số học sinh được ở nội trú, bán trú; ngoài việc học chính khóa các trường còn tổ chức quản lý, hướng dẫn học sinh tự học vào buổi chiều, buổi tối. Mô hình trường PTDTNT, trường PTDTBT ở các xã vùng cao của Lai Châu là mô hình thích hợp, hiệu quả nhất để duy trì sĩ số học sinh, thực hiện hiệu quả công tác PCGDTHCS của tỉnh.

- Chỉ đạo quyết liệt việc dạy học theo đối tượng vùng miền để nâng cao chất lượng dạy và học; quan tâm tới việc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng học sinh bán trú; cán bộ quản lý và giáo viên ở các cơ sở GDMN có chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, giảm dần tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Chỉ đạo việc tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng giúp đỡ học sinh học yếu, kém trong năm và trong hè: 100% số học sinh học yếu kém được bồi dưỡng trong năm học dưới nhiều hình thức linh hoạt.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện cho công tác chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp, thi chuyên nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học: Điều tra, khảo sát, phân loại trình độ học lực của học sinh; chỉ đạo dạy học phù hợp với đối tượng vùng miền; đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh ; đổi mới công tác nuôi dạy học sinh ở các trường PTDTNT và PTDTBT…

5. Nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp

- Tăng cường phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.

- Cử các cán bộ quản lý, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị tại tỉnh, trung ương theo quy hoạch và yêu cầu nhiệm vụ công tác. Mở các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý tại tỉnh, đặc biệt là cán bộ cơ sở, người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phổ cập giáo dục (đặc biệt là PCGDMN cho trẻ 5 tuổi)

- Thực hiện tốt công tác thi tuyển giáo viên, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng giáo viên để bố trí giảng dạy đúng năng lực chuyên môn. Thực hiện nghiêm quy chế luân chuyển cán bộ quản lý; tăng cường giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách phổ cập giúp đỡ các xã còn nhiều khó khăn về công tác phổ cập giáo dục.

- Phát động và duy trì các phong trào thi đua của ngành giáo dục; khuyến khích các giáo viên xây dựng và thực hiện các phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối tượng để nâng cao chất lượng đào tạo, công tác phổ cập giáo dục.

- Đẩy mạnh kiểm tra chéo, đánh giá hiệu quả quản lý thực hiện chương trình PCGD của Ban chỉ đạo, Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên về nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm thực hiện PCGD và trách nhiệm trong công tác quản lý, giảng dạy tại địa phương.

- Công tác thanh tra, kiểm tra của ban chỉ đạo phổ cập các cấp phải tiến hành thường kỳ để kịp thời tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ và giải quyết những vướng mắc phát sinh của cơ sở; giữ ổn định cán bộ phụ trách công tác phổ cập từ Sở, Phòng đến đơn vị trường.

- Nâng cao công tác quản lý giáo dục các cấp, nhất là công tác tham mưu, công tác tổ chức dạy và học, giữ tỷ lệ chuyên cần, nâng cao chất lượng các lớp phổ cập nhất là vào dịp lễ tết, mùa vụ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu mỗi đơn vị giáo dục.

6. Củng cố, xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp và đổi mới trang thiết bị phục vụ cho dạy và học

- Thực hiện tốt Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp để củng cố, xây dựng đủ các hạng mục trong nhà trường, từng bước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường (đặc biệt tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trường chuẩn Quốc gia cho các bậc học để nâng cao chất lượng giáo dục).

- Đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới trường, lớp và quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường nội trú dân nuôi, các lớp bổ túc văn hoá tại các trung tâm cụm bản, phát triển các trung tâm học tập cộng đồng và sử dụng có hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng hiện có.

- Tranh thủ mọi nguồn vốn, vốn của Nhà nước, sự đóng góp của nhân dân, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân, các nhà hảo tâm để xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

- Xây dựng mở rộng mô hình trường PTDT bán trú tạo điều kiện cho học sinh đều có cơ hội học và đến trường học tập trung.

7. Xây dựng chính sách ưu đãi đối với các đối tượng thực hiện phổ cập

- Các chính sách, hướng dẫn chi hiện có tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành bổ sung một số chính sách, hướng dẫn chi để thực hiện phổ cập: Chế độ cho học sinh, chế độ cho giáo viên, chế độ hỗ trợ Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp; Chi văn phòng phẩm, chi cho công tác kiểm tra, thẩm định công nhận phổ cập, chi cho công tác điều tra, hoàn thành hồ sơ sổ sách.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng PCGD tỉnh Lai Châu cho giai đoạn 2011 - 2015 là: 61.086 triệu đồng , trong đó:

* Nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về Giáo dục và Đào tạo: 26.736 triệu đồng.

* Nguồn ngân sách địa phương: 34.350 triệu đồng.

Trong đó nhu cầu kinh phí thực hiện từng năm:

- Năm 2011: 13.463 triệu đồng chia ra như sau:

+ Nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 6.174 triệu đồng

+ Nguồn vốn địa phương: 7.289 triệu đồng

- Năm 2012: 12.761 triệu đồng chia ra như sau:

+ Nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 5.636 triệu đồng

+ Nguồn vốn địa phương: 7.125 triệu đồng

- Năm 2013: 12.248 triệu đồng chia ra như sau:

+ Nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 5.325 triệu đồng

+ Nguồn vốn địa phương: 6.923 triệu đồng

- Năm 2014: 11.636 triệu đồng chia ra như sau:

+ Nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 4.967 triệu đồng

+ Nguồn vốn địa phương: 6.669 triệu đồng

- Năm 2015: 11.078 triệu đồng chia ra như sau:

+ Nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia: 4.634 triệu đồng

+ Nguồn vốn địa phương: 6.444 triệu đồng

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu

Giúp UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác PCGD của tỉnh; chịu trách nhiệm về việc thực hiện chương trình PCGD của tỉnh; xây dựng kế hoạch PCGD cho các địa phương và chỉ đạo các huyện, thị trong tỉnh xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình. Chỉ đạo phối hợp giữa giáo dục không chính qui và giáo dục chính qui; hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện, thị; kiểm tra công nhận kết quả duy trì giữ vững chuẩn PCGDTHĐĐT, PCGDTHCS ở các địa phương và đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận tỉnh đạt chuẩn PCGD hàng năm; phối hợp giữa các sở, ban ngành, tổ chức đoàn thể trong tỉnh thực hiện sơ kết và tổng kết, báo cáo kết quả hàng năm. Vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đóng góp cho sự nghiệp PCGD của tỉnh.

2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã

- UBND huyện, thị có trách nhiệm quản lý các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn; đảm bảo duy trì tốt chất lượng PCGD các bậc học trên địa bàn. Chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015.

- Thực hiện các qui định về ngân sách chi cho giáo dục trong đó có phần dành cho việc thực hiện PCGD; đảm bảo các điều kiện về tổ chức, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất cho các trường Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn theo qui định của nhà nước.

- Đảm bảo việc thực hiện chính sách chế độ đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh theo qui định của nhà nước, của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi và có biện pháp cải thiện đời sống của giáo viên và cán bộ quản lý, học sinh bằng các chế độ chính sách đãi ngộ của địa phương.

- Xây dựng kế hoạch cả giai đoạn và hàng năm để thực hiện chương trình duy trì, giữ vững chuẩn PCGD của đơn vị và chỉ đạo các phòng ban chức năng, các tổ chức đoàn thể xã hội trong huyện thị tổ chức thực hiện.

- Ban chỉ đạo PCGD cấp huyện, thị có trách nhiệm xây dựng triển khai kế hoạch trên địa bàn; hướng dẫn ban chỉ đạo cấp xã phường điều tra bổ sung số liệu cơ bản hàng năm, tập huấn cán bộ giáo viên làm công tác phổ cập; tuyên truyền các tổ chức đoàn thể tham gia công tác phổ cập; tổ chức thực hiện kế hoạch, đảm bảo điều kiện cho công tác phổ cập; kiểm tra công tác phổ cập cấp cơ sở và đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận huyện. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện PCGD bậc trung học ở những nơi có điều kiện.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Xây dựng Kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2015 trình UBND tỉnh để tổ chức thực hiện.

- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị giáo dục thực hiện duy trì, giữ vững kết quả PCGDTH-CMC, PCGDTHĐ ĐT, PCGDTHCS. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản thuộc thẩm quyền nhằm bảo đảm điều kiện, chất lượng PCGD.

- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện các qui định về chuyên môn, nghiệp vụ; về đào tạo; về bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; về xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật nhằm đảm bảo duy trì, giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng PCGD của địa phương.

- Chủ trì phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phục vụ sự nghiệp giáo dục nói chung và PCGD nói riêng.

- Phối hợp với Sở Tài chính trong việc xây dựng các chính sách, hướng dẫn chi để thực hiện phổ cập giáo dục.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp kế hoạch, cân đối bố trí vốn, đảm bảo thực hiện tốt công tác duy trì giữ vững kết quả PCGD của tỉnh Lai Châu.

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương triển khai quy hoạch mạng lưới trường học và thực hiện kế hoạch đầu tư nâng cấp trường học phục vụ nhu cầu giáo dục của tỉnh.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu việc hoàn thiện chính sách tài chính cho công tác PCGD, ưu tiên giành ngân sách Nhà nước cho phổ cập giáo dục; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về tài chính của tổ chức, cá nhân trong sử dụng nguồn vốn tài chính được huy động thực hiện công tác duy trì, giữ vững kết quả đạt chuẩn PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS và thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 - 2015.

- Đảm bảo phân bổ, cấp phát kịp thời nguồn vốn để thực hiện tốt công tác duy trì và nâng cao chất lượng PCGD của tỉnh Lai Châu.

- Duy trì nguồn vốn cho công tác PCGDTH-CMC đến năm 2015 nhằm giữ vững kết quả PCGDTH-CMC đã đạt được tạo nền móng vững chắc để duy trì giữ vững kết quả PCGDTHĐĐT và PCGDTHCS.

6. Sở Nội vụ

Chủ trì phối hợp với Sở GD&ĐT đổi mới qui định về tuyển dụng giáo viên vào biên chế phù hợp với tinh thần đổi mới bộ máy hành chính và hoàn cảnh thực tế; giao chỉ tiêu cho ngành giáo dục đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với việc triển khai giáo dục của các địa phương.

7. Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở Tài chính, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em xây dựng chế độ chính sách hỗ trợ cho các em là con thương binh, bệnh binh, con liệt sĩ, con mồ côi, trẻ thuộc hộ đói nghèo, trẻ tàn tật… thực hiện tốt công tác PCGD.

- Tổ chức củng cố, xây dựng cơ sở dạy nghề cho học sinh THCS, thu hút một phần học sinh đã tốt nghiệp THCS, tạo việc làm cho học sinh.

8. Các Sở: Y tế, Khoa học - Công nghệ, Văn hóa Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đảm bảo yêu cầu về y tế học đường, giáo dục môi trường, giáo dục thể chất của học sinh và cán bộ giáo viên trong các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT và các TTGDTX./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Phùng

 

Biểu số 01

KẾ HOẠCH

MỞ LỚP PHỔ CẬP ĐỂ DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỔ CẬP GIÁO DỤC TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số: 1371 /QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Lai Châu)

1. Kế hoạch mở lớp PCGDTH - CMC:

Tập

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

TS LỚP

TS HS

Số học sinh 15-25 tuổi bỏ học

Số lớp

Số HV

Số lớp

Số HV

Số lớp

Số HV

Số lớp

Số HV

Số lớp

Số HV

Tập 1

353

5

92

14

301

13

288

12

275

11

261

55

1217

Tập 2

322

5

92

14

301

13

288

12

275

11

261

55

1217

Tập 3

275

5

92

14

301

13

288

12

275

11

261

55

1217

Tập 4

277

4

92

8

169

7

161

6

153

5

146

30

721

Tập 5

153

4

91

8

115

7

109

6

103

5

98

30

516

Tổng

1380

23

459

58

1187

53

1134

48

1081

43

1027

225

4888

2. Kế hoạch giáo viên dạy lớp PCGDTH - CMC:

Giáo viên dạy

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

TS giáo viên

Tập 1

5

14

13

12

11

55

Tập 2

5

14

13

12

11

55

Tập 3

5

14

13

12

11

55

Tập 4

4

8

7

6

5

30

Tập 5

4

8

7

6

5

30

Tổng

23

58

53

48

43

225

3. Kế hoạch mở lớp PCGDTHCS:

Mở lớp phổ cập

2010

2011

2012

2013

2014

2015

TS LỚP

TS HS

Số học sinh 11-16 tuổi bỏ học

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Lớp 6

1834

11

160

50

1061

47

1017

45

975

45

932

198

4145

Lớp 7

1001

11

160

27

578

25

554

23

531

20

437

106

2260

Lớp 8

691

11

160

18

374

17

357

16

341

13

323

75

1555

Lớp 9

410

10

159

9

206

8

196

7

186

6

175

40

922

Tổng số

3936

43

639

104

2219

97

2124

91

2033

84

1867

419

8882

4. Kế hoạch giáo viên dạy lớp PCGDTHCS:

Giáo viên dạy

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

TS giáo viên

Lớp 6

22

100

94

90

90

396

Lớp 7

22

54

50

46

40

212

Lớp 8

22

36

34

32

26

150

Lớp 9

20

18

16

14

12

80

Tổng

86

208

194

182

168

838

Ghi chú:

- Tính trung bình 20 học sinh/lớp

 - 02 giáo viên/01 lớp PCGDTHCS

 - 01 giáo viên/01 lớp PCGDTH-CM

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1371/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1371/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/11/2011
Ngày hiệu lực10/11/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1371/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1371/QĐ-UBND 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND Lai Châu


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1371/QĐ-UBND 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND Lai Châu
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1371/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lai Châu
                Người kýLê Xuân Phùng
                Ngày ban hành10/11/2011
                Ngày hiệu lực10/11/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1371/QĐ-UBND 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND Lai Châu

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1371/QĐ-UBND 2011 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 19/2011/NQ-HĐND Lai Châu

                      • 10/11/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 10/11/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực