Quyết định 1381/QĐ-BNV

Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Chăn nuôi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Chăn nuôi


BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1381/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định về quyền lập Hội;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam và Vụ trưng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Chăn nuôi Việt Nam đã được Đại hội lần thứ V của Hội thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2012.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ NN&PTNT;
- B Công an;
-
Lưu: VT.TCPCP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dĩnh

 

ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 1381/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưng Bộ Nội vụ)

Chương 1.

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

Điều 1. Tên gọi

Tên tiếng Việt: Hội Chăn nuôi Việt Nam.

Tên tiếng Anh: Animal Husbandry Association of Vietnam.

Tên viết tắt tiếng Anh: AHAV.

Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

1. Hội Chăn nuôi Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc không vụ lợi, tự nguyện, dân chủ và đoàn kết.

2. Mục đích của Hội là tập hợp rộng rãi mọi công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động khoa học công nghệ và sản xuất, kinh doanh về chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam, tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi, tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.

Điều 3. Phạm vi hoạt động

1. Hội Chăn nuôi Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, thành viên của Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

2. Hội Chăn nuôi Việt Nam hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hội Chăn nuôi Việt Nam chịu sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực hoạt động của Hội.

Điều 4. Địa vị pháp lý

1. Hội Chăn nuôi Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

2. Trụ sở chính của Hội đặt tại Hà Nội và có Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi cần Hội có thể đặt văn phòng đại diện tại các địa phương khác theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội

1. Tập hợp, đoàn kết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, giúp đỡ nhau trong nghiên cứu, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phm, đưa tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu sut chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

2. Tham gia các hoạt động giám định, tư vn, phản biện các dự án phát triển kinh tế, các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm, ứng dụng khoa học, nâng cao trình độ công nghệ chăn nuôi; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tổ chức hướng dẫn phát triển chăn nuôi, tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên và người chăn nuôi, góp phần làm tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập của hội viên theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghiên cứu khoa học và công nghệ chuyên ngành chăn nuôi, thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án hoàn thiện công nghệ theo quy định của pháp luật.

4. Phổ biến kiến thức và chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết với các dự án, hợp đồng kinh tế - kỹ thuật, cung cấp con giống, vật tư chăn nuôi thú y theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Tổ chức sinh hoạt học thuật, tham quan, khảo sát về nghề nghiệp, hội thảo khoa học, trao đi kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn, các điển hình chăn nuôi tốt theo quy định của pháp luật.

6. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện kế hoạch nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kthuật, sản xuất kinh doanh.

7. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của Hội và hội viên, kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách để phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

8. Quan hệ với các hội, hiệp hội khác trong nước, các hội, các tchức chăn nuôi trên thế giới nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn, tập huấn, chuyển giao công nghệ và các hoạt động khác của Hội nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

9. Được thành lập các đơn vị dịch vụ, tư vấn, các cơ quan nghiên cu đào tạo, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật.

10. Xuất bản sách, tạp chí, ấn phẩm, lập website nhằm phổ biến các kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, các tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

HỘI VIÊN

Điều 6. Tiêu chun hội viên, điều kiện gia nhập

Công dân và tchức Việt Nam làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng dạy về chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi trên Lãnh thổ Việt Nam, tán thành Điều lệ Hội, có đơn xin gia nhập Hội, được Hội công nhận là hội viên. Hội viên của Hội gồm: Hội viên cá nhân, hội viên tập thvà hội viên danh dự.

1. Hội viên cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực chăn nuôi, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn xin gia nhập Hội và được xét kết nạp vào Hội.

2. Hội viên tập thlà các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, trường học, các tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi...) tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hội và được xét kết nạp vào Hội.

3. Các hội, hiệp hội (chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, chăn nuôi - thú y - thủy sản) được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập và phê duyệt Điều lệ, tán thành Điều lệ của Hội Chăn nuôi Việt Nam, tự nguyện có đơn xin gia nhập thì được xem xét kết nạp làm hội viên.

4. Hội viên danh dự là những người có nhiều đóng góp cho công tác chăn nuôi ở Việt Nam và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội, được Ban Chấp hành Hội mời tham gia Hội. Hội viên danh dự không tham gia ứng cử, đề cử vào Ban Lãnh đạo Hội và biểu quyết các vấn đề của Hội.

Điều 7. Quyền lợi hội viên

1. Được dự Đại hội, tham gia họp, thảo luận góp ý kiến, chất vấn phê bình và kiến nghị về các mặt công tác của Hội.

2. Được bầu cử, đề cử và ứng cử vào Ban Chấp hành và các chức vụ khác của Hội.

3. Được tham gia các chương trình của Hội như:

a) Nhận thông tin, tài liệu; dự hội thảo, các lớp đào tạo, huấn luyện, trình diễn kỹ thuật, chuyn giao công nghệ, tham gia khảo sát trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và theo quyết định của Lãnh đạo Hội;

b) Tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội chủ trì.

4. Tùy điều kiện cụ thể và khả năng của Hội, hội viên sđược bồi dưng, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, tchức quản lý sản xuất kinh doanh, được giúp đỡ thực hiện những sáng kiến, phát minh, các công trình nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

5. Khi xét thấy không có điều kiện hoạt động và sinh hoạt trong tổ chức Hội có thể tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Hội.

Điều 8. Nhiệm vụ hội viên

1. Chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăn nuôi, chấp hành các quy định, nghị quyết của Hội và Điều lệ Hội.

2. Tăng cường học tập, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại và hiệu quả của ngành chăn nuôi.

3. Tích cực tham gía các hoạt động của Hội và sinh hoạt đều đn trong tchức Hội.

4. Đoàn kết, hợp tác giúp đỡ các hội viên khác để cùng nhau xây dựng Hội ngày càng phát triển vững mạnh.

5. Đóng hội phí và các khoản thu khác đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Hội và quy định của pháp luật.

6. Bảo vệ danh dự, quyền lợi của Hội và hội viên khi hoạt động nghề nghiệp và các công việc khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

7. Không được nhân danh Hội Chăn nuôi Việt nam trong các quan hệ giao dịch, ngoại trừ khi thực hiện nhiệm vụ do Hội phân công.

8. Cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết và kịp thời để phục vụ cho hoạt động của Hội ngày càng tốt hơn.

9. Tích cực tuyên truyền và phát triển hội viên mới.

Chương 4.

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 9. Cơ cấu tổ chức của Hội

1. Đại hội đại biểu toàn quốc.

2. Ban Chấp hành.

3. Ban Thường vụ.

4. Ban Kiểm tra.

5. Văn phòng.

6. Các chi hội và các đơn vị trực thuộc Hội.

Điều 10. Đại hội đại biểu toàn quốc

1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc, thường kỳ 5 (năm) năm tổ chức Đại hội một lần.

2. Đại hội có thể họp bất thường khi có yêu cầu ít nhất của trên 1/2 (một phần hai) shội viên và chi hội trực thuộc hoặc 2/3 (hai phần ba) sủy viên Ban Chấp hành.

3. Đại hội đại biu toàn quốc có nhiệm vụ:

a) Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hội;

b) Quyết định nhiệm vụ và phương hướng công tác của Hội;

c) Quyết định bổ sung và sửa đi Điều lệ Hội (nếu có);

d) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội;

đ) Thông qua việc chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể Hội và tài chính của Hội.

4. Các nghị quyết của Đại hội phải được trên 1/2 (một phần hai) đại biu chính thức có mặt tán thành, được lập thành văn bản và lưu tại trụ sở Hội.

Điều 11. Ban Chấp hành

1. Cơ quan lãnh đạo Hội giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành do Đại hội bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành là 05 (năm) năm.

Cơ cấu Ban Chấp hành bao gồm đại diện một số viện, trung tâm, công ty, trang trại hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến chăn nuôi; nhà khoa học; đại diện của một số tỉnh thành Hội là hội viên của Hội.

2. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng phiếu kín hoặc giơ tay (hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định). Người trúng cử phải đạt trên 50% (năm mươi phần trăm) số phiếu bầu hp lệ của đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành Hội có thể bầu bổ sung một số ủy viên Ban Chấp hành nhưng không quá 20% số ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội bầu tại thời điểm bổ sung.

Ủy viên của Ban Chấp hành Hội có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên Ban Chấp hành và báo cáo trước Đại hội gần nht.

3. Ban Chấp hành Hội mỗi năm họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Ban Thường vụ hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.

4. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội toàn quốc;

b) Bầu Ban Thường vụ;

c) Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tng thư ký;

d) Xây dựng chương trình hoạt động của Ban Chấp hành hàng năm và cả nhiệm kỳ, tchức thực hiện nội dung công việc đã được Ban Chấp hành thông qua;

đ) Chuẩn bị văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường khi thấy cần thiết;

e) Tuyên truyền phát triển, kết nạp đồng thời khai trừ những hội viên vi phạm pháp luật và Điều lệ Hội;

Điều 12. Ban Thường vụ

1. Ban Thường vụ gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tng thư ký và các ủy viên. Hoạt động thường xuyên có thường trực gm Chủ tịch, Tng thư ký và 01 (một) Phó Chủ tịch hoặc 01 (một) ủy viên thường vụ.

Tng sủy viên Ban Thường vụ không quá 1/4 (một phn tư) tng số ủy viên Ban Chấp hành.

2. Ban Thường vụ 03 (ba) tháng họp 01 (một) lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ.

3. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ:

a) Là cơ quan điều hành hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban chấp hành;

b) Quyết định thành lập các ban chuyên môn đgiúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ triển khai chương trình công tác theo nghị quyết của Đại hội;

c) Quy định tổ chức, quy chế hoạt động các ban chuyên môn, Văn phòng Hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hội;

d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác của các ban, các đơn vị thành viên, các ủy viên Ban Chấp hành và các chi hội trực thuộc;

đ) Chuẩn bị báo cáo cho các cuộc họp Ban Chp hành;

e) Dự kiến các vấn đề về nhân sự của Hội trình Đại hội quyết định.

Điều 13. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra ca Hội do Đại hội bầu ra. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Trưởng Ban Kiểm tra do Ban Kiểm tra bầu trong số các ủy viên.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội, Điều lệ, quy chế và chương trình công tác hàng năm của Hội;

b) Kiểm tra hội viên cá nhân, hội viên tập thể trong các hoạt động để biểu dương, khen thưởng đồng thời phát hiện khi có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, các hiện tượng tiêu cực để Hội kịp thời chấn chỉnh;

c) Kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính và các hoạt động khác của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội;

d) Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Điều 14. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký

1. Nhiệm vụ của Chủ tịch:

a) Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật;

b) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, của hội nghị Ban Chấp hành và quyết định của Ban Thường vụ;

c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Chp hành và Ban Thường vụ;

d) Ký quyết định bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Hội, các ban chức năng và các tổ chức trực thuộc theo nghị quyết của Ban Thường vụ.

2. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công phụ trách từng lĩnh vực và một Phó Chủ tịch (thường trực) được ủy quyn điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.

3. Tổng thư ký Hội là người giúp chủ tịch Hội giải quyết các công việc do Chủ tịch Hội phân công và trực tiếp phụ trách Văn phòng Hội.

Điều 15. Văn phòng Hội

1. Cơ quan giúp việc của Ban Chấp hành là Văn phòng Hội do Tổng thư ký Hội phụ trách.

2. Văn phòng Hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ;

b) Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ Hội và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan bên ngoài;

c) Thực hiện công tác hành chính, lưu trữ của Hội;

d) Quản lý tài sản của Hội, thực hiện công tác tài chính, kế toán của Hội theo các quy định hiện hành.

Điều 16. Chi hi trực thuộc

1. Mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường học, trang trại có hoạt động liên quan đến chăn nuôi có 05 (năm) người trở lên tán thành Điều lệ Hội, có đơn xin thành lập chi hội thì có thể thành lập chi hội do Ban Thường vụ Hội Chăn nuôi Việt Nam ra quyết định.

Chi hội có Chi hội trưởng, Chi hội phó và các ủy viên Ban Chấp hành. Chi hội hoạt động theo quy chế hoặc quy định phù hợp với Điều lệ của Hội Chăn nuôi Việt Nam.

2. Chi hội có nhiệm vụ:

a) Triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, sản xuất - kinh doanh, dịch vụ. Thực hiện đy đủ quy chế, quy định của chi hội và của Hội Chăn nuôi Việt Nam;

b) Tuyên truyền phát triển hội viên mới. Bồi dưng giáo dục, giúp đhội viên, thu hội phí đu đặn;

c) Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. Tổ chức tham quan, khảo sát tập hun;

d) Vận động quần chúng hưởng ứng các hoạt động phổ biến khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, mở rộng ảnh hưởng, uy tín của Hội.

3. Chi hội có nhiều hội viên thì tùy theo tính chất chuyên môn hoặc địa dư công tác, chia thành nhiều phân hội, mỗi phân hội có ít nht 3 (ba) hội viên.

Chương 5.

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 17. Nguồn thu của Hội

1. Hội tự túc kinh phí hoạt động.

2. Nguồn thu của Hội gồm các khoản sau:

a) Lệ phí gia nhập Hội và hội phí của hội viên;

b) Các khoản thu từ hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất kinh doanh, liên kết, liên doanh, góp vốn cổ phần, tư vấn và dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;

c) Tài trợ của các cơ quan, doanh nghiệp, các đoàn th, cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài bằng hiện vật, tiền theo quy định của pháp luật;

d) Các khoản thu hợp pháp khác.

Điều 18. Các khoản chi của Hội

Các khoản chi của Hội được chi theo Quy chế tài chính của Hội như chi trả tiền lương cho nhân viên, phụ cấp cho cán bộ thường trực, nhân viên tại Văn phòng Hội, mua sắm trang thiết bị, chi phí văn phòng, công tác phí, chi phí giao tế, hội nghị, hội thảo và một số khoản chi hợp lý khác.

Điều 19. Quản , sử dụng tài chính và tài sản của Hội

1. Ban Thường vụ Hội quy định về việc quản lý, sdụng tài chính và tài sản của Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và pháp luật; phê duyệt kế hoạch thu-chi tài chính hàng năm.

2. Ban Kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo tài chính, tài sản công khai hàng năm cho hội viên biết.

3. Trường hợp Hội giải thể hoặc bị giải thể thì tài sản và tài chính của Hội được xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 6.

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 20. Khen thưởng

1. Hội viên và các tổ chức của Hội có thành tích xuất sắc, có các công trình nghiên cứu chăn nuôi được triển khai đạt hiệu quả trong sản xuất, những sáng kiến phát minh có giá trị được Hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan cấp trên khen thưởng.

2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ th thm quyn, thtục, tiêu chun và hình thc khen thưởng trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Kỷ luật

Hội viên hoạt động trái với Điều lệ, nghị quyết, vi phạm các quy chế của Hội, làm tổn hại đến danh dự, uy tín của Hội; bỏ sinh hoạt thường kỳ nhiu ln không có lý do chính đáng thì tùy theo mức độ mà phê bình hoặc xóa tên trong danh sách Hội viên.

2. Ban Chấp hành Hội quy định cụ thể trình tự, thủ tục và thm quyền xử lý kỷ luật theo Điều lệ Hội và quy định của pháp luật.

Chương 7.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Sửa đi, b sung

1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chăn nuôi Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội.

2. Việc sửa đổi, bsung Điều lệ Hội phải được trên 1/2 ( một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Điều lệ Hội Chăn nuôi Việt Nam gồm 07 (bảy) Chương, 23 (hai mươi ba) Điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Chăn nuôi Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2012.

2. Điều lệ này có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

3. Căn cứ các quy định của pháp luật và Điều lệ Hội, Ban Chấp hành Hội Chăn nuôi Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1381/QĐ-BNV

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1381/QĐ-BNV
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2012
Ngày hiệu lực28/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcQuyền dân sự
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1381/QĐ-BNV

Lược đồ Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Chăn nuôi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Chăn nuôi
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1381/QĐ-BNV
                Cơ quan ban hànhBộ Nội vụ
                Người kýNguyễn Tiến Dĩnh
                Ngày ban hành28/12/2012
                Ngày hiệu lực28/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcQuyền dân sự
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Chăn nuôi

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1381/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ sửa đổi bổ sung Hội Chăn nuôi

                        • 28/12/2012

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 28/12/2012

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực