Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN

Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN về Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp đã được thay thế bởi Quyết định 66/2004/QĐ-BNN Quy chế công nhận, quản lý giám sát phòng kiểm nghiệm, người lấy mẫu kiểm định giống cây trồng nông nghiệp và được áp dụng kể từ ngày 21/12/2004.

Nội dung toàn văn Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 139/1999/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 139/1999/QĐ-BNN-KHCN NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÔNG NHẬN VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THỬ NGHIỆM NÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành "Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Lãnh đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Ngô Thế Dân

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

CÔNG NHẬN VÀ QUẢN LÝ PHÒNG THỬ NGHIỆM NGÀNH NÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 139/1999/BNN-KHCN ngày 11 tháng 10 năm 1999 )

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy chế này dùng để xét duyệt công nhận các phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp có khả năng hoạt động cung cấp số liệu phân tích kiểm tra, thử nghiệm phục vụ công tác quản lý chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi.

2. Các phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp thuộc các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Nông nghiệp - PTNT, khi có quyết định công nhận khả năng hoạt động, có mã số riêng, phòng thử nghiệm mới có giá trị pháp lý để cung cấp các số liệu kiểm tra thuộc ngành nông nghiệp.

3. Căn cứ để công nhận phòng thử nghiệm gồm:

- Tiêu chuẩn 10TCN 382- 99: yêu cầu chung của phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp

- Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan.

4. Thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận không quá 5 năm kể từ ngày ký. Trước thời hạn hết hiệu lực 3 tháng, nếu muốn được tiếp tục hoạt động cơ sở phải làm đơn xin công nhận lại. Trong thời gian còn hiệu lực của quyết định, Bộ kiểm tra (Vụ Khoa học công nghệ - CLSP) nếu thấy không đảm bảo yêu cầu Bộ sẽ thu hồi quyết định.

II. ĐĂNG KÝ XIN CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Hồ sơ đăng ký xin công nhận phòng thử nghiệm gồm:

1.1. Đơn xin công nhận phòng thử nghiệm (phụ lục 1)

1.2. Báo cáo khả năng hoạt động của phòng thử nghiệm (phụ lục 2)

2. Hồ sơ được gửi về Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, trong phạm vi 15 ngày Vụ sẽ tiến hành xem xét và có ý kiến bằng văn bản trả lời cơ sở.

3. Khi hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học công nghệ - CLSP sẽ có trách nhiệm báo cáo Bộ để Bộ thành lập Hội đồng đánh giá. Nếu hồ sơ xin công nhận chưa được chấp nhận thì Vụ Khoa học công nghệ - CLSP phải giải thích, hướng dẫn cho cơ sở rõ các nội dung cần bổ sung để hoàn chỉnh.

III. ĐÁNH GIÁ PHÒNG THỬ NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Đánh giá phòng thử nghiệm.

1.1. Việc đánh giá phòng thử nghiệm được thực hiện thông qua hoạt động của Hội đồng đánh giá (gọi tắt là Hội đồng) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập (Hội đồng đánh giá sẽ có quyết định riêng cho từng phòng thử nghiệm)

1.2. Nội dung đánh giá gồm:

1.2.1. Xác định sự phù hợp về: nguồn nhân lực, trang thiết bị, tài liệu kỹ thuật của phòng thử nghiệm đối với các yêu cầu quy định.

1.2.2. Xác định độ chính xác của kết quả thử nghiệm, kết quả hiệu chuẩn và sự thành thạo tay nghề của nhân viên phòng thử nghiệm.

1.3. Cách thức đánh giá:

1.3.1. Xem xét hồ sơ, sổ sách tài liệu của phòng thử nghiệm

1.3.2. Trao đổi trực tiếp với cán bộ phụ trách, nhân viên và khách hàng của phòng thử nghiệm

1.3.3. Xem xét tại chỗ điều kiện môi trường, mặt bằng làm việc, tình trạng trang thiết bị và các tiện nghi khác để tiến hành thử nghiệm.

1.3.4. Tiến hành các phép thử hoặc so sánh phép thử giữa các phòng để kiểm tra độ chính xác hoặc sự thành thạo của nhân viên phòng thử nghiệm.

1.3.5. Thảo luận, trao đổi tại các buổi họp làm việc của Hội đồng.

1.4. Trước khi tiến hành đánh giá tại phòng thử nghiệm, Vụ Khoa học công nghệ - CLSP sẽ thông báo cho cơ sở biết nội dung đánh giá và danh mục các tài liệu làm cơ sở cho việc đánh giá. Cơ sở phải cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình đánh giá trên.

1.5. Khi kết thúc công việc, Hội đồng phải có báo cáo kết quả gửi về Vụ Khoa học công nghệ - CLSP (phụ lục 3) và biên bản kết luận của Hội đồng (phụ lục 4)

1.6. Dựa vào kết quả các báo cáo đánh giá và biên bản kết luận của Hội đồng, nếu đủ điều kiện Vụ Khoa học công nghệ - CLSP đề nghị Bộ ra quyết định công nhận phòng thử nghiệm. Trường hợp không đạt yêu cầu thì Vụ Khoa học công nghệ - CLSP phải thông báo lại cho cơ sở biết.

2. Hồ sơ trình Bộ duyệt gồm:

2.1. Hồ sơ đăng ký xin công nhận phòng thử nghiệm.

2.2. Các báo cáo về kết quả đánh giá

2.3. Các biên bản làm việc và kết luận của Hội đồng

2.4. Tờ trình của Vụ Khoa học công nghệ - CLSP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Quyết định công nhận:

3.1. Trên cơ sở hồ sơ đánh giá và tờ trình của Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và ra quyết định công nhận phòng thử nghiệm. Quyết định công nhận được gửi cho cơ sở có phòng thử nghiệm được công nhận, đồng thời thông báo cho các ngành, các cơ quan có liên quan. Phòng thử nghiệm được công nhận được quyền công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3.2. Mã hiệu, mẫu dấu và phiếu kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận.

- Mã hiệu của phòng thử nghiệm được công nhận quy định trong quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Mẫu dấu và việc sử dụng dấu (phụ lục 5).

- Phiếu kết quả thử nghiệm phải đảm bảo đạt các yêu cầu và nội dung theo quy định của phụ lục 6 (để phù hợp với nội dung của phòng thử nghiệm, các cơ sở phải gửi mẫu phiếu kết quả thử nghiệm để bộ duyệt).

4. Chi phí cho việc đánh giá và công nhận phòng thử nghiệm nông nghiệp do tổ chức, cá nhân có phòng thử nghiệm xin đăng ký hoạt động chịu trách nhiệm chi theo quy định chung đã được Bộ Tài chính ban hành

IV. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Vụ Khoa học công nghệ - CLSP có trách nhiệm tổ chức kiểm tra đối với các hoạt động chuyên môn của phòng thử nghiệm được công nhận. Hình thức kiểm tra có thể:

- Định kỳ có thông báo trước

- Đột xuất, thông báo tại thời điểm kiểm tra.

2. Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp số liệu kết quả thử của phòng thử nghiệm được công nhận.

2.1. Các tổ chức, cá nhân (gọi chung là khách hàng) có quyền khiếu nại với phòng thử nghiệm, kết quả thử nghiệm do phòng thử nghiệm được công nhận công bố, nếu kết quả khiếu nại chưa thoả đáng thì có thể khiếu nại lên Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Vụ Khoa học công nghệ - CLSP sẽ tổ chức đánh giá lại kết quả và ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là kết luận cuối cùng.

2.2. Bên sai phải chịu trách mọi phí tổn cho việc đánh giá kết quả thử nghiệm để giải quyết khiếu nại.

3. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của quyết định công nhận phòng thử nghiệm:

3.1. Khi kiểm tra theo mục 1.IV hoặc khi giải quyết khiếu nại theo mục 2.IV, nếu phát hiện có các vi phạm quy định về phòng thử nghiệm được công nhận thì xử lý như sau:

3.1.1. Trường hợp có những sai phạm về kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể ra quyết định đình chỉ từng phần hoặc tạm thời hiệu lực của quyết định công nhận cho tới khi phòng thử nghiệm khắc phục được các sai sót đó.

3.1.2. Trường hợp các vi phạm và hậu quả gây ra là nghiêm trọng, cơ quan kiểm tra sẽ lập hồ sơ trình Bộ ra quyết định huỷ bỏ hiệu lực của quyết định công nhận phòng thử nghiệm và thực hiện các biện pháp xử lý cần thiết theo quy định của luật pháp hiện hành, kể cả việc chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo pháp luật.

3.2. Hồ sơ xử lý gồm:

- Biên bản về các vi phạm của phòng thử nghiệm được công nhận.

- Công văn đề nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra.

V. XIN MỞ RỘNG KHẢ NĂNG, GIA HẠN CÔNG NHẬN, CÔNG NHẬN LẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Khi phạm vi thử nghiệm được mở rộng, cơ sở có phòng thử nghiệm chỉ cần báo cáo tình hình liên quan đến việc xin mở rộng phạm vi hoạt động.

2. Khi hết thời hạn hiệu lực của quyết định công nhận phòng thử nghiệm, cơ sở phải làm đơn xin gia hạn hiệu lực quyết định công nhận phòng thử nghiệm, thời gian gia hạn nhiều nhất là 6 tháng.

3. Khi cơ sở có phòng thử nghiệm muốn công nhận lại phải làm đơn xin công nhận lại chậm nhất là 3 tháng trước khi hiệu lực của quyết định công nhận phòng thử nghiệm hết hạn.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Vụ Tổ chức cán bộ, các cơ quan quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có liên quan và các cơ sở có phòng thử nghiệm thuộc ngành nông nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện những điều trong quy chế thuộc phạm vi đơn vị mình phụ trách.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

ĐƠN XIN CÔNG NHẬN PHÒNG THỬ NGHIỆM NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tên cơ sở xin công nhận:

Địa chỉ:

Điện thoại:

2. Tên phòng thử nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại: FAX

3. Lĩnh vực thử nghiệm xin công nhận:

TT

Tên phép thử hoặc loại phép thử

Cơ sở pháp lý để tiến hành thử nghiệm

Ghi chú

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Cơ sở chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng mọi quy định trong quy chế về công nhận phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Phụ trách phòng thử nghiệm

(ký và ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng cơ quan

(ký tên và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

BÁO CÁO KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Tên cơ sở xin công nhận:

Địa chỉ:

Điện thoại:

2. Tên phòng thử nghiệm:

Địa chỉ:

Điện thoại:

3. Họ, tên, chức danh người phụ trách phòng thử nghiệm:

4. Cán bộ, nhân viên của phòng thử nghiệm:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn được đào tạo

Công việc được giao hiện nay

Thâm niên trong lĩnh vực thử nghiệm

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Trang thiết bị:

5.1. Phương tiện đo lường:

Tên phương tiện đo lường

Phạm vi đo cấp chính xác

Chu kỳ kiểm định hiệu chuẩn

Ngày kiểm định hiệu chuẩn lần cuối

Cơ quan kiểm định hiệu chuẩn

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2. Trang thiết bị khác:

Tên thiết bị

Đặc trưng kỹ thuật

Ngày đưa vào sử dụng

Tài liệu kỹ thuật của thiết bị

Ghi chú

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Diện tích và môi trường của phòng thử nghiệm:

6.1. Sơ đồ mặt bằng và diện tích (m2) của từng bộ phận phòng thử nghiệm

6.2. Môi trường các bộ phận thử nghiệm:

- Khả năng về điều hoà nhiệt độ

- Khả năng thoát nhiệt, thoát khí độc hại

- Các điều kiện đảm bảo khác (chống rung, chống bụi, chống ồn, ánh sáng, phóng xạ...)

6.3. Điều kiện về bảo hộ và an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên

7. Danh mục các phép thử loại phép thử do phòng thử nghiệm thực hiện

TT

Tên phép thử, loại phép thử

Tiêu chuẩn làm cơ sở pháp lý để tiến hành

Số mẫu thử trong 1 năm

Nguồn mẫu

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Cơ sở cam kết:

- Thực hiện các quy định về công nhận phòng thử nghiệm.

- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan đánh giá khi tiến hành đánh giá phòng thử nghiệm.

- Phòng thử nghiệm sẵn sàng để được tiến hành đánh giá từ ngày... tháng... năm 199....

Phụ trách phòng thử nghiệm

(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ trưởng cơ quan

(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÒNG THỬ NGHIỆM

1. Hội đồng đánh giá: (ghi rõ họ, tên, số quyết định)

2. Tên phòng thử nghiệm được đánh giá

3. Nội dung đánh giá

4. Các căn cứ để đánh giá

5. Thời gian tiến hành đánh giá

6. Kết quả đánh giá

Ghi kết luận về từng nội dung đánh giá (có hồ sơ biên bản đánh giá kèm theo)

7. Kết luận và đề nghị của Hội đồng

Các Uỷ viên hội đồng

(ký và ghi rõ họ tên)

Chủ tịch Hội đồng

(ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 1999

BIÊN BẢN KẾT LUẬN CỦA HỘ ĐỒNG ĐÁNH GIÁ

Hội đồng đánh giá phòng thử nghiệm chuyên ngành nông nghiệp được thành lập theo Quyết định số .../199.../ QĐ/BNN-KHCN ngày... tháng... năm 199...

1. Tên phòng thử nghiệm:

Thuộc:

2. Kết luận của Hội đồng

2.1. Kết quả đánh giá phòng thử nghiệm

2.2. Về đề nghị công nhận:

- Công nhận.............................. (tên phòng thử nghiệm............. thuộc.............) là phòng thử nghiệm được công nhận đối với các phép thử hoặc loại phép thử sau:

TT

Tên phép thử hoặc loại phép thử

Cơ sở pháp lý để tiến hành thử nghiệm

Ghi chú

1

2

3

4

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3. Kiến nghị thời hạn hiệu lực công nhận................. năm

3. Biên bản này được thông qua với sự đồng ý của.................... Ghi kết quả bỏ phiếu)................. thành viên Hội đồng.

Thư ký Hội đồng
(Ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 5

MẪU DẤU VÀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU CỦA PHÒNG THỬ NGHIỆM ĐƯỢC CÔNG NHẬN

1. Mẫu dấu:

Dấu của phòng thử nghiệm chuyên ngành nông nghiệp được công nhận do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp có hình thức quy định theo mẫu cụ thể dưới đây (hình mẫu kèm theo)

- Dấu hình vuông, mỗi cạnh dài 3,0cm

- Dấu chia làm 2 phần có vạch ngang ở 2/3 từ trên xuống

- Phía trên ghi thành 2 dòng chữ: dòng 1 ghi: phòng thử nghiệm, dòng 2 ghi: nông nghiệp, phía dưới là mã số của phòng thử nghiệm

- Mực dấu mầu tím

2. Quy định về sử dụng dấu:

2.1. Dấu được đóng vào phiếu kết quả thử nghiệm do chính phòng thử nghiệm được công nhận thực hiện.

2.2. Chỉ những kết quả thử nghiệm ở các phép thử nghiệm được công nhận mới được sử dụng dấu để đóng lên kết quả thử nghiệm.

2.3. Trưởng phòng thử nghiệm chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng dấu của phòng thử nghiệm được công nhận. Trường hợp cần thiết có thể giao cho cán bộ phụ trách thay thế mình quản lý, sử dụng dấu.

2.4. Trường hợp mất dấu phải báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm báo cáo với Bộ.

2.5. Mọi hành vi vô tình hay cố ý vi phạm quy định sử dụng dấu trên sẽ tuỳ theo mức độ và hậu quả mà bị xử lý từ phê bình, cảnh cáo, phạt tiền.... đến truy tố trước pháp luật theo Điều 34 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và Điều 38, 39 Nghị định số 327/HĐBT ngày 19 tháng 10 năm 1991 về thi hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá

3. Mẫu dấu:

Phòng thử nghiệm nông nghiệp

Mã số

 

PHỤ LỤC 6

Tên tổ chức có phòng thử nghiệm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa danh, ngày tháng năm

PHIẾU KẾT QUẢ TNỬ NGHIỆM

Tên phòng thử nghiệm

Thuộc (Tên cơ sở chủ quản)

Số hiệu phòng thử nghiệm (theo quyết định của Bộ NN-PTNT)

Địa chỉ

Điện thoại

Phiếu kết quả thử nghiệm

Số

Tên mẫu thử

Ký hiệu

Cơ sở sản xuất

Cơ sở gửi mẫu

Đặc trưng kỹ thuật

Yêu cầu thử nghiệm:

Kết quả thử nghiệm:

Nhận xét

Cơ sở chủ quản
(Thủ trưởng ký tên, đóng dấu)

Phụ trách phòng thử nghiệm
(Ký tên, đóng dấu phòng thử nghiệm)

Ghi chú:

Trường hợp kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của chủ hàng mẫu phiếu không phù hợp thì phòng thử nghiệm phải báo cáo Bộ mẫu phiếu kết quả thử nghiệm mới và xin phép sử dụng mẫu phiếu đó.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 139/1999/QĐ-BNN-KHCN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu139/1999/QĐ-BNN-KHCN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/10/1999
Ngày hiệu lực26/10/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/12/2004
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 139/1999/QĐ-BNN-KHCN

Lược đồ Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu139/1999/QĐ-BNN-KHCN
              Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
              Người kýNgô Thế Dân
              Ngày ban hành11/10/1999
              Ngày hiệu lực26/10/1999
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/12/2004
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 139/1999/QĐ-BNN-KHCN Quy chế công nhận quản lý phòng thử nghiệm nông nghiệp