Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT

Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT ban hành Điều lệ về tổ chức hoạt động của Hãng phim truyện Việt Nam do Bộ Văn hoá và Thông tin ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT Điều lệ Hãng phim truyện Việt Nam


BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/1999/QĐ-BVHTT

Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG PHIM TRUYỆN VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Căn cứ Nghị định 81/CP ngày 8/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Văn hoá - Thông tin;

Căn cứ Quyết định số 12/1999/QĐ-BVHTT ngày 15/3/1999 về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước Hãng phim truyện Việt Nam;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành: Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hãng phim Truyện Việt Nam (có văn bản kèm theo).

Điều 2: Văn bản này có hiệu lực từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán, Cục trưởng Cục Điện ảnh, Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trung Kiên

 

ĐIỀU LỆ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HÃNG PHIM TRUYỆN VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định số 14/QĐ-BVHTT/TC-QĐ ngày 16/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin)

Chuơng I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Hãng phim Truyện Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo Quyết định số 12/99/QĐ-VHTT ngày 15/3/1999 của Bộ trưởng Văn hoá - Thông tin lấy hiệu quả phục vụ chính trị văn hoá tư tưởng và xã hội làm chính. Hãng phim Truyện Việt Nam là một đơn vị có tư cách pháp nhân về kinh tế, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại Ngân hàng Việt Nam, có con dấu riêng, hoạt động theo luật pháp của Nhà nước.

Hãng phim Truyện Việt Nam có trụ sở tại số 4 Thuỵ Khê, Tây Hồ, Hà Nội.

Tên giao dịch:

Trong nước: Hãng phim truyện Việt Nam

Nước ngoài: Vietnam Feature Film Studio

Tổng số vốn của Hãng năm 1998: 10.894,7 triệu đồng

Vốn cố định: 9.808,8 triệu đồng

Vốn lưu động: 1.085,9 triệu đồng

Chương II

NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HÃNG PHIM TRUYỆN VIỆT NAM

Điều 2: Hãng phim truyện Việt Nam có cá nhiệm vụ như sau:

1. Tổ chức sáng tác và đầu tư xây dựng phim truyện nghệ thuật (phim nhựa và phim video) là những tác phẩm Điện ảnh nhằm phục vụ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mặt trận văn hoá tư tuởng, góp phần xây dựng nền Điện ảnh Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng XHCN - Tổ chức sản xuất phim cho đến khi ra bản đầu.

2. Ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh, liên kết, gia công dịch vụ sản xuất phim với các cá nhân, các cơ quan, các địa phương, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

3. Sản xuất các phim xuất khẩu khi có kế hoạch được duyệt.

Điều 3: Hãng phim truyện Việt Nam có trách nhiệm:

1. Thực hiện sản xuất (từ khâu viết kịch bản, đạo diễn, quay phim, thiét kế mỹ thuật, thu thanh, lồng tiếng, hoà âm, hậu kỳ phim video...) đúng thời hạn đạt chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật tốt của các bộ phim, góp phần tích cực vào sự nghiệp gìn giữ và phát triển ngành Điện ảnh Việt Nam theo định hướng XHCN. Sản xuất các phim do Nhà nước và Bộ Văn hoá- Thông tin giao đặt hàng theo kế hoạch hàng năm.

2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn và tài sản của Nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích theo quy định của Nhà nước.

3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, từng bước trang bị kỹ thuật hiện đại đưa chất lượng kỹ thuật của bộ phim tiến dần tới tiêu chuẩn quốc tế.

4. Chăm lo bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật, đội ngũ sáng tác, công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới,

5. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, thực hiện bảo hộ lao động, BHXH, BHYT và các chế độ quyền lợi khác theo chính sách của Nhà nước.

6. Tôn trọng pháp luật của Nhà nước, bảo đảm an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên phạm vi hoạt động của Hãng.

Điều 4: Quyền hạn của Hãng

1. Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trình Bộ trưởng Bộ VHTT phê duyệt và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.

2. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất và kinh doanh giúp Giám đốc thực hiện đúng các quy định do Nhà nước ban hành.

3. Chủ động liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất, tổ chức gia công dịch vụ với các đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước theo đúng pháp luật của Nhà nước. Được phép xuất khẩu phim ra nước ngoài nhằm mở rộng mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ.

4. Được quyền cử nhân sự ra nước ngoài nghiên cứu học tập, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ và được mời các tổ chức cá nhân nước ngoài tham gia sản xuất kinh doanh sản phẩm Điện ảnh theo quy định của Nhà nước và quy chế của Bộ VHTT.

5. Sử dụng các đòn bẩy kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng các quỹ của doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh và cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV.

Chương III

TỔ CHỨC CỦA HÃNG PHIM TRUYỆN VIỆT NAM

Điều 5: Tổ chức của Hãng

1. Lãnh đạo của Hãng

1.1. Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là đại diện pháp nhân, có quyền điều hành cao nhất trong Hãng và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Bộ trưởng Bộ VHTT về mọi mặt hoạt động của Hãng, chịu trách nhiệm về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, kỹ thuật của các bộ phim cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của Hãng và các công việc có liên quan đến an ninh quốc phòng.

1.2. Giám đốc có các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng giúp việc, do Giám đốc đề nghị và Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiẹm trước Giám đốc về phần việc phân công.

2. Tổ chức bộ máy của Hãng phim Truyện Việt Nam:

2.1. Các phòng chức năng

1. Phòng Hành chính quản trị

2. Phòng Tổ chức cán bộ

3. Phòng Kế hoạch Đầu tư dịch vụ sản xuất

4. Phòng vật tư

5. Phòng Kế toán Tài vụ

6. Phòng Biên tập Biên kịch

2.2. Các đơn vị trực thuộc

1. Đoàn kịch Điện ảnh

2. Xưởng làm phim I

3. Xưởng làm phim II

4. Xưởng làm phim III

5. Xưởng làm phim IV (Xưởng phim Thiếu nhi)

6. Xưởng Thiết kế mỹ thuật

7. Xưởng Thiết bị kỹ thuật

8. Xưởng Thu thanh - Dựng phim

9. Ban Quay phối hợp và nhiếp ảnh

10. Đoàn xe và máy phát điện

2.3. Hội đồng tư vấn

1. Hội đồng Nghệ thuật

2. Hội đồng Thẩm định kịch bản

3. Hội đồng Khoa học Kỹ thuật

4. Hội đồng Trọng tài kinh tế

Chương IV

NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC CẤP

Điều 6: Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam có những nhiệm vụ:

1. Tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp Nhà nước.

2. Bảo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và nghĩa vụ về mặt tài chính đối với Nhà nước quy định cho các doanh nghiệp sản xuất phm.

3. Tạo điều kiện cho CBCNV thực hiện quyền làm chủ doanh nghiệp, phát huy tính sáng tạo, tích cực lao động thiết thực tham gia quản lý Hãng.

4. Phân phối công bằng theo lao động, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV.

5. Tôn trọng các mối quan hệ làm việc với tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS HCM với chính quyền địa phương trong công tác quản lý doanh nghiệp theo pháp luật, bảo vệ Hãng, bảo vệ sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trwongf, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện nghĩa vụ quốc phòng.

Điều 7: Giám đốc Hãng có quyền:

1. Căn cứ vào phương hướng phát triển của Hãng và kế hoạch được giao được quyền tổ chức hoạt động sáng tác nghệ thuật, sản xuất kinh doanh theo phương án hợp lý nhất, đảm bảo nhiệm vụ chính trị và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu pháp lệnh với hiệu quả cao nhất.

Có quyền ra chỉ thị, mệnh lệnh công tác trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Hãng mà tất cả CBCNV của Hãng phải chấp hành.

2. Ký duyệt kịch bản các bộ phim, quyết định đưa các kịch bản vào sản xuất theo quy chế sáng tác đã được các cơ quan có thẩm quyền quy định.

3. Được quyền tuyển dụng và sử dụng lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, nâng bậc lương cho CBCNV hàng năm theo sự phân cấp của cơ quan chủ quản cấp trên. Khen thưởng đối với CBCNV có thành tích và thi hành kỷ luật đối với CBCNV vi phạm từ khiển trách, cảnh cáo đến buộc thôi việc theo đúng luật lao động và quy định phân cấp của Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. Thực hiện quyền tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, chủ động sử dụng các loại vốn đúng mục đích và có hiệu quả, chủ động cải tiến và tăng thêm TSCĐ, bổ xung TSLĐ để đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.

5. Được quyền sử dụng các quỹ giành cho Hãng như quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo quy định của Nhà nước.

6. Khi vắng mặt, Giám đốc uỷ quyền cho một Phó giám đốc htay mặt Giámd dốc điều hành công việc của Hãng. Giám đốc trực tiếp hoặc uỷ quyền cho Phó Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng theo pháp luật. Có quyền yêu cầu toà án kinh tế Nhà nước xử các việc vi phạm Hợp đồng kinh tế đối với doanh nghiệp.

Điều 8: Chế độ làm việc của Giám đốc

1. Giữ vững chế độ giao ban định kỳ (01 tháng hoặc 1/2 tháng một lần) để kiểm điểm đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất và những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tiếp theo.

2. Điều hành chương trình công tác tuần, tháng, quý để tổ chức phối hợp nhịp nhàng cân đối giữa các đơn vị sản xuất và các phòng ban chức năng. Thực hiện chế độ kiểm tra theo định kỳ hoặc bất thường để xem xét việc sản xuất kinh doanh của Hãng.

3. Giám đốc phải báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh trong các cuộc họp của BCH Đảng uỷ, trong Đại hội công nhân viên chức, Đại hội Công đoàn. Sáu tháng Giám đốc phải họp với BCH Công đoàn Hãng để bàn việc thi đua, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Hãng và cải thiện đời sống CBCNV.

4. Hàng tháng Giám đốc phải giành 1 buổi để tiếp xúc với CBCNV để hiểu tâm tư nguyện vọng và những kiến nghị phản ánh của họ. Xét và giải quyết kịp thời những đơn khiếu nại, khiếu tố của quần chúng, tạo điều kiện cho Ban Thanh tra nhân dân của Hãng làm việc có hiệu quả.

Điều 9: Nhiệm vụ và quyền của Phó Giám đốc

1. Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành công việc được phân và uỷ quyền của Giám đốc.

2. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc quản lý, chỉ đạo và điều hành công việc được giao. Ký các Quyết định về quản lý, các mệnh lệnh về sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Ký các Hợp đồng về kinh tế thuộc công việc được giao. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao và các văn bản đã ký.

Điều 10: Nhiệm vụ và quyền hạn của Kế toán trưởng:

1. Giúp Giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện mọi nội dung của Pháp lệnh về kế toán, thống kê và mọi quy định về tài chính do Nhà nước và ngành dọc quy định. Thực hiện hạch toán một cấp trong toàn Hãng.

2. Tổ chức chỉ đạo công tác thống kê và bộ máy kế toán để phản ánh chính xác, kịp thời tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hãng. Tổ chức mở sổ sách, biểu mẫu, chứng từ ban đầu để phản ánh đầy đủ các số làm căn cứ thông tin phục vụ cho sự chỉ đạo của Giám đốc.

3. Căn cứ vào quá trình theo dõi về kinh tế, tài chính, vật tư, các Hợp đồng kinh tế mà đề xuất các biện pháp khai thác các nguồn vốn, giám sát tài chính, chống thất thoát và đạt hiệu quả đồng vốn mang tính kinh tế cao.

4. Chỉ đạo công tác hạch toán kinh tế, phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc tiến hành phân tích hoạt động kinh tế định kỳ, từng thời kỳ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ qua đó đề ra biện pháp quản lý nhằm giảm chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hãng.

5. Tổ chức kiểm kê, kiểm soát định kỳ, theo dõi trong quá trình nhập vật tư... Đề nghị Giám đốc giải quyết những hư hao, hỏng, hoặc xử lý những vi phạm về tài chính, tài sản, kinh tế của Hãng. Chấp hành và theo doĩo việc thực hiện mọi chính sách, chế độ, quy định về các khoản nộp ngân sách, bảo hiểm... Công tác kế toán, thống kê, báo cáo của Nhà nước và của Hãng đề ra.

6. Được quyền ký xác nhận các báo cáo thống kê, các hợp đồng kinh tế, các chứng từ tín dụng, thanh quyết toán tài chính, lương, thưởng, đăng ký chữ tại ngân hàng.

7. Được quyền yêu cầu các đơn vị trực thuộc, phòng, ban cung cấp đầy đủ kịp thời những số liệu, tài liệu và đề xuất ý kiến với Giám đốc chưa thanh toán những khoản chi thu, xuất, nhập chưa hợp lệ. Tham dự các Hội nghị với Giám đốc bàn về những phần việc có liên quan.

Điều 11: Nhiệm vụ quyền hạn của các trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

1. Xây dựng kế hoạch công tác năm, quý, tháng trình Giám đốc duyệt, tổ chức thực hiện các công tác đã được duyệt.

2. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao xây dựng các văn bản quản lý sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hãng. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản trên.

3. Xây dựng mối quan hệ của phòng, ban đối với các đơn vị có liên quan trong Hãng. Xây dựng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các loại viên chức và bố trí cán bộ đúng chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được duyệt.

4. Được quyền phân công công tác của từng viên chức trong phòng, ban,kiểm tra nội dung công việc được giao, đề nghị khen thưởng, nâng bậc lương, thi nâng ngạch, xử lý kỷ luật viên chức trong phòng.

Điều 12: Nhiệm vụ và quyền hạn của các Xưởng trưởng các xưởng sản xuất và Dịch vụ kỹ thuật,

1. Các xưởng trưởng các xưởng sản xuất dịch vụ kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ trwocs Giám đốc điều hành các lệnh sản xuất kinh doanh của Hãng đề ra,

2. Căn cứ vào chỉ tiêu, kế hoạch của Hãng giao, xây dựng tiến độ và tổ chức sản xuất, kinh doanh trong đơn vị. Chỉ huy điều hành sản xuất kinh doanh đúng tiền độ Hãng giao và cho đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, nghệ thuật và kinh tế của từng sản phẩm đã được quy định.

3. Trực tiếp chỉ đạo công tác an toàn lao động, phòng chống cứu hoả và những nội quy quy định của hãng đề ra.

4. Được quyền đề nghị và tham gia xét duyệt nâng cấp, nâng bậc lương, khen thưởng, xử lý kỷ luật, bồi thường vật chất đối với công nhân, viên chức trong đơn vị.

Điều 13: Nhiệm vụ cụ thể của các phòng, ban, các xưởng sản xuất, dịch vụ kỹ thuật:

Trách nhiệm, quyền hạn mối quan hệ giữa các phòng ban, xưởng trực thuộc được quy định tại các nội quy trên của từng đơn vị do đồng chí Giám đốc xây dựng và ban hành phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước và phân công của Bộ.

Chương V

NGHĨA VỤ - QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC

Điều 14: Quyền lợi và nghĩa vụ của CBCNVC:

a/ Nghĩa vụ:

Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, mọi quy định của Hãng, hoàn thành mọi nhiệm vụ của Hãng giao cho. Đấu tranh chống tiêu cực tự do vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.

Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ tài sản của Hãng, nâng cao cảnh giác Cách mạng, giữ gìn bí mật quốc gia, bí mật của Hãng. Thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp, phòng chống cứu hoả.

b/ Quyền lợi:

Tất cả CBCNVC đã ký hợp đồng lao động. Hãng phải thực hiện đầy đủ theo quyết định của Bộ luật lao động và thoả ước lao động tập thể.

Được tham gia đóng góp vào chỉ tiêu kế hoạch và quản lý của Hãng, việc sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và cải thiện đời sống cho CBCNVC.

Được học tập chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ, được tham gia góp ý kiến cho lãnh đạo các cấp, nhằm củng cố mối đoàn kết nhất trí và xây dựng cùng nhau tiến bộ, hoàn thành mọi nhiệm vụ của Hãng đề ra.

Chương VI

MỐI QUAN HỆ GIỮA BAN GIÁM ĐỐC VỚI BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG UỶ, BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN, ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Điều 15: Đối với Ban Chấp hành Đảng uỷ:

Công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển của Hãng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, đề bạt cán bộ lãnh đạo của Hãng trước khi báo cáo lên Bộ duyệt. Giám đốc Hãng càn tổ chức họp thông qua Ban Chấp hành Đảng uỷ để cùng lãnh đạo làm tốt công tác tư tưởng và triển khai thực hiện khi được xét duyệt chính thức.

Định kỳ hàng tháng, Giám đốc Hãng phối hợp vớiBan Chấp hành Đảng uỷ đánh giá xem xét việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Đảng uỷ cơ quan.

Điều 16: Đối với Ban chấp hành Công đoàn

Giám đốc Hãng tạo điều kiẹn thuận lợi và cùng với BCH công đoàn chuẩn bị tốt Hội nghị cán bộ - công chức thường kỳ và bất thường. Báo cáo trước toàn thể CBCNVC nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác về chuyên môn, an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện đời sống và kèm theo các biện pháp thực hiện để đưa ra Hội nghị thảo luận.

Ban Giám đốc Hãng cùng BCH Công đoàn tổ chức thi đua lao động XHCN động viên CBCNVC làm việc thực sự có hiệu quả, có năng suất và chất lượng. Tổ chức cho CBCNVC quán triệt các nhiệm vụ, chương trình công tác,c ác chỉ tiêu kế hoạch để mọi người biết và thực hiện.

Tổ chức học tập chính trị, trao đổi nghĩa vụ, tuyển chọn đi học, bố trí công tác thích hợp, khuyến khích và tạo điều kiện cho CBCNVC học tập nâng cao trình độ.

Điều 17. Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Giám đốc Hãng tạo điều kiện cho BCH hoạt động thuận lợi ở các mặt: quán triệt các nghĩa vụ, định hướng phát triển của Hãng quy chế tổ chức và hoạt động của hãng cùng với nội quy của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện cho Đoàn viên được học tập văn hoá chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tìm hiểu về Đảng...

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình nếu có vấn đề gì chưa phù hợp cần thay đổi, Giám đốc ph ải báo cáo lên Bộ Văn hoá - Thông tin để bổ sung sửa đổi kịp thời.

Điều 19. Tất cả CBCNV của Hãng phim truyện Việt Nam có trách nhiệm thi hành bản điều lệ này. Bản điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hãng phim truyện Việt Nam gồm 7 chương - 19 điều có hiệu lực kể từ ngày Bộ trưởng Bộ VHTT ký./.

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/1999/QĐ-BVHTT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu14/1999/QĐ-BVHTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/03/1999
Ngày hiệu lực16/03/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/1999/QĐ-BVHTT

Lược đồ Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT Điều lệ Hãng phim truyện Việt Nam


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT Điều lệ Hãng phim truyện Việt Nam
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu14/1999/QĐ-BVHTT
                Cơ quan ban hànhBộ Văn hoá và Thông tin
                Người kýNguyễn Trung Kiên
                Ngày ban hành16/03/1999
                Ngày hiệu lực16/03/1999
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Văn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT Điều lệ Hãng phim truyện Việt Nam

                          Lịch sử hiệu lực Quyết định 14/1999/QĐ-BVHTT Điều lệ Hãng phim truyện Việt Nam

                          • 16/03/1999

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 16/03/1999

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực