Quyết định 14/2009/QĐ-UBND

Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên

Nội dung toàn văn Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở Hưng Yên


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2009/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 12 tháng 5 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;

Căn cứ Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD ngày 01/11/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 409/TTr-SXD ngày 27/10/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Điều 2. Giao Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các Ban, ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Quán

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 12/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi áp dụng:

Quy định này áp dụng cho việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được tạo lập hợp pháp thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Nhà ở tạo lập hợp pháp là nhà ở có giấy tờ chứng minh việc tạo lập theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Đối tượng áp dụng:

Là chủ sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật Nhà ở.

Điều 2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Mẫu Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do Bộ Xây dựng phát hành và được sử dụng thống nhất trong cả nước.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp cho chủ sở hữu bản chính và sao 01 bản để lưu tại cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Thẩm quyền cấp mới, cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cụ thể quy định như sau:

1. UBND tỉnh uỷ quyền cho Sở Xây dựng cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức (bao gồm tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài và chủ sở hữu chung là tổ chức và cá nhân).

2. UBND huyện, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân (bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân là người nước ngoài).

Chương II

HỒ SƠ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 4. Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ trước ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu phụ lục số 01 của Thông tư 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng);

b) Bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định sau:

- Bản vẽ sơ đồ nhà ở phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất, các mặt tiếp giáp của thửa đất. Vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích ngôi nhà trên khuôn viên đất, ký hiệu hướng Bắc - Nam, phải thể hiện cửa ra vào chính của nhà ở. Hình dáng mặt bằng, kích thước các cạnh, diện tích. Trong trường hợp nhà có nhiều tầng thì vẽ sơ đồ hình dáng mặt bằng các tầng và ghi diện tích sàn xây dựng của từng tầng;

- Đối với căn hộ trong nhà chung cư thì vẽ hình dáng, kích thước mặt bằng của căn hộ, tường chung, tường riêng. Hình dáng, kích thước mặt bằng tầng có căn hộ đề nghị cấp giấy chứng nhận. Trong đó vẽ mũi tên ký hiệu lối đi vào cầu thang, ký hiệu cửa ra vào căn hộ và ghi rõ số căn hộ, vị trí, diện tích của căn hộ đó;

- Đối với nhà ở thuộc các dự án nhà ở hoặc dự án khu đô thị mới thì người đề nghị cấp giấy chứng nhận sử dụng bản vẽ do các chủ đầu tư cung cấp. Nếu nhà ở không thuộc các dự án quy định tại điểm này thì do cơ quan cấp giấy chứng nhận thực hiện đo vẽ, trừ trường hợp nhà ở tại khu vực nông thôn thì do chủ nhà tự đo vẽ và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã vào bản vẽ đó.

Bản vẽ sơ đồ nhà ở do chủ nhà tự đo vẽ phải có chữ ký của chủ nhà và có kiểm tra xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã (Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương), hoặc thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động về xây dựng thực hiện.

c) Bản sao một trong các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

2. Cá nhân trong nước có nhà ở được tạo lập từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 01 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng).

b) Bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

c) Bản sao một trong các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 01 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD).

b) Bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

c) Bản sao một trong các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

4. Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài và cá nhân là người nước ngoài, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 01 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD).

b) Bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

c) Bản sao một trong các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 43 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi, xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (trường hợp mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở), hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 02 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD) trong đó nêu rõ lý do mất giấy chứng nhận và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

b) Giấy tờ xác nhận về việc mất giấy chứng nhận của cơ quan công an cấp xã nơi mất giấy kèm theo giấy tờ chứng minh đã đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng một lần đối với khu vực đô thị hoặc đã niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tại Trụ sở UBND xã nơi có nhà ở, trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với khu vực nông thôn. Trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng là giấy chứng nhận bị tiêu hủy do thiên tai, hỏa hoạn.

2. Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (trường hợp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bị hư hỏng, rách nát hoặc đã hết trang xác nhận thay đổi) hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 02 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD);

b) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cũ.

3. Xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (trường hợp sau khi được cấp giấy chứng nhận mà có sự thay đổi về diện tích, tầng cao, kết cấu chính của nhà ở, tách, nhập thửa đất), hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị xác nhận thay đổi hiện trạng (theo mẫu Phụ lục số 03 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD);

b) Bản kê về nội dung thay đổi (kèm theo bản gốc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở);

c) Bản vẽ sơ đồ nhà ở theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 46 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ;

d) Các loại giấy tờ liên quan đến nội dung thay đổi.

Điều 6. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với các trường hợp chuyển nhượng nhà ở

1. Trường hợp chuyển nhượng hết diện tích nhà ở trong Giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu Phụ lục số 02 của Thông tư số 90/2006/NĐ-CP">05/2006/TT-BXD);

b) Hợp đồng (văn bản) mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

2. Trường hợp chuyển nhượng một phần nhà ở trong giấy chứng nhận đã được cấp, hồ sơ gồm có:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (theo mẫu);

b) Bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở phần chuyển nhượng: Phải thể hiện được vị trí, hình dáng, kích thước, diện tích thửa đất phần được chuyển nhượng. Hình dáng, kích thước, diện tích mặt bằng các tầng nhà ở phần được chuyển nhượng. Vị trí nhà ở trên khuôn viên đất, tường chung, tường riêng phần được chuyển nhượng. Riêng đối với căn hộ trong nhà chung cư thì thể hiện vị trí ngôi nhà, hình dáng, kích thước, mặt bằng tầng có căn hộ và vị trí, hình dáng kích thước, diện tích của căn hộ phần được chuyển nhượng đề nghị cấp giấy chứng nhận;

c) Hợp đồng (văn bản) mua bán, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế nhà ở theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của bên chuyển nhượng. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy chứng nhận thì phải có thêm bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều 7. Quy định về mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ. Xét tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh quy định mức nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan được uỷ quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo bảng quy định dưới đây:

Nội dung thu

Mức thu (đồng/giấy)

Đối với cá nhân

Đối với

tổ chức

Tại các phường, thị trấn, đô thị

Tại khu vực nông thôn

1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở lần đầu theo diện tích:

100.000

80.000

 

- Dưới 500m2

 

 

300.000

- Từ 500m2 đến 1.000m2

 

 

400.000

- Từ 1000m2 trở lên

 

 

500.000

2. Cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

40.000

30.000

50.000

2. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy có trách nhiệm nộp ngay lệ phí cấp giấy cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi nộp hồ sơ. Lệ phí cấp giấy được hoàn trả lại cho các trường hợp không được cấp giấy, trừ trường hợp người đề nghị cấp giấy kê khai hồ sơ không đúng sự thật hoặc không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Điều 8. Lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính khác khi cấp giấy, xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

Điều 9. Những trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ.

Điều 10. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo quy định tại Điều 148 của Luật Nhà ở.

Chương III

TRÌNH TỰ THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở

Điều 11. Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (lần đầu) cho cá nhân

1. Nhà ở khu vực đô thị:

Nhà ở đô thị bao gồm nhà ở nằm trong địa giới hành chính các phường (của thành phố nếu có) và nằm trong địa giới hành chính các thị trấn.

Bước 1. Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện nơi có nhà ở và nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện kiểm tra hồ sơ, đối chiếu bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đó có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 30 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện thẩm tra, ký xác nhận vào bản vẽ sơ đồ nhà ở (trường hợp bản vẽ do chủ nhà tự đo vẽ), kiểm tra nội dung hồ sơ, kết quả đo vẽ nhà ở, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện có trách nhiệm thông báo và gửi một bộ hồ sơ (bản phô tô) cho chủ sở hữu nhà ở đến Chi cục thuế để tính các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định.

Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính theo quy định, chủ sở hữu nhà ở phải thực hiện để được nhận giấy chứng nhận.

Bước 5. Chủ sở hữu nhà ở nhận Giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp huyện, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp huyện để chuyển cho phòng chức năng quản lý nhà cấp huyện lưu hồ sơ (trừ Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở); chủ sở hữu nhà ở hoặc người được ủy quyền nhận giấy chứng nhận phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

2. Nhà ở khu vực nông thôn:

Bước 1. Chủ sở hữu nhà ở nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã nơi có nhà ở và nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã kiểm tra hồ sơ, đối chiếu bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 30 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm tra, ký xác nhận vào bản vẽ sơ đồ nhà ở (trường hợp bản vẽ do chủ nhà tự đo vẽ), chuyển hồ sơ cho phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.

Bước 3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện thẩm tra, kiểm tra nội dung hồ sơ, kết quả đo vẽ nhà ở, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét ký giấy chứng nhận.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chuyển hồ sơ giấy chứng nhận đã ký về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã có trách nhiệm thông báo và gửi một bộ hồ sơ (bản phô tô) cho chủ sở hữu đến Chi cục thuế để tính các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định.

Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định, chủ sở hữu phải thực hiện để được nhận giấy chứng nhận.

Bước 6. Chủ sở hữu nhà ở nhận giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ sở hữu phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho cơ quan giao trả giấy chứng nhận để lưu hồ sơ (trừ Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở); chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nhận giấy chứng nhận phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Bước 7. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã phải chuyển hồ sơ cấp giấy chứng cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để đưa vào hồ sơ lưu trữ.

Điều 12. Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (lần đầu) cho tổ chức

Bước 1. Tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng và nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ, đối chiếu bản sao với giấy tờ gốc, nếu hồ sơ đã có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu, trong đó ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 30 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Phòng Quản lý nhà - Sở Xây dựng thẩm tra, ký xác nhận vào bản vẽ sơ đồ nhà ở (trường hợp bản vẽ do chủ thể tự đo vẽ).

Bước 3. Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý nhà - Sở Xây dựng kiểm tra nội dung hồ sơ, kết quả đo vẽ nhà ở, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Lãnh đạo Sở ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Quản lý nhà - Sở Xây dựng chuyển lên, Lãnh đạo Sở xem xét ký giấy chứng nhận.

Bước 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng có trách nhiệm thông báo và gửi một bộ hồ sơ (bản phô tô) cho chủ sở hữu đến Cục thuế tỉnh để tính các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định.

Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp nghĩa vụ tài chính theo quy định, chủ thể thực hiện để được nhận giấy chứng nhận.

Bước 6. Chủ sở hữu nhận giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng, trường hợp người khác (không phải là người đứng tên trong biên nhận) nhận thay thì phải có giấy ủy quyền có chữ ký của người đứng tên trong giấy biên nhận và xác nhận (ký tên và đóng dấu) của tổ chức đó. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ thể phải nộp biên lai thu các khoản nghĩa vụ tài chính đã được thông báo, các giấy tờ gốc về tạo lập nhà ở mà trong hồ sơ là bản sao cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng để chuyển cho Phòng Quản lý nhà - Sở Xây dựng lưu hồ sơ (trừ Quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở; Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở); Chủ thể hoặc người được ủy quyền nhận giấy chứng nhận phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Điều 13. Trình tự thủ tục cấp lại, cấp đổi và xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho cá nhân (bao gồm các trường hợp mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận hết trang xác nhận thay đổi và các trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở)

1. Nhà ở khu vực đô thị:

Bước 1. Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi và xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện nơi có nhà ở và nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu hồ sơ đã có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu.

- Trường hợp chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

- Trường hợp chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi và thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện kiểm tra nội dung hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện chuyển đến, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Chủ sở hữu nhà ở nhận giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy chứng nhận chủ sở hữu hay người được uỷ quyền phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

2. Nhà ở khu vực nông thôn:

Bước 1. Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi và xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở tới bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã nơi có nhà ở và nộp lệ phí cấy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu hồ sơ đã có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu và chuyển hồ sơ về phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.

- Trường hợp chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

- Trường hợp chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã chuyển hồ sơ cho phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện.

Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi và thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện kiểm tra nội dung hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký giấy chứng nhận, phòng có chức năng quản lý nhà ở cấp huyện chuyển hồ sơ giấy chứng nhận đã ký về bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã.

Bước 5. Chủ sở hữu nhà ở nhận giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã, trường hợp người khác nhận thay thì phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi nhận giấy chứng nhận thì chủ sở hữu hay người được uỷ quyền phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc Ủy ban nhân dân cấp xã phải chuyển hồ sơ cho cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện để lưu vào hồ sơ lưu trữ.

Điều 14. Trình tự thủ tục cấp lại, cấp đổi và xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức (bao gồm các trường hợp mất giấy chứng nhận, giấy chứng nhận hết trang xác nhận thay đổi và các trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở)

Bước 1. Tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng và nộp lệ phí cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu hồ sơ đã có đủ giấy tờ theo quy định thì viết giấy biên nhận cho chủ sở hữu.

- Trường hợp Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi Giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

- Trường hợp Chủ sở hữu nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận thì trong giấy biên nhận ghi rõ thời gian giao trả giấy chứng nhận không quá 15 ngày làm việc.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp đổi hoặc xác nhận thay đổi và thời hạn 10 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp lại kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý nhà - Sở Xây dựng kiểm tra nội dung hồ sơ, thể hiện các nội dung trên giấy chứng nhận; trình Lãnh đạo Sở được giao phụ trách quản lý nhà ở ký giấy chứng nhận.

Bước 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do phòng chức năng chuyển lên, Lãnh đạo Sở được giao phụ trách quản lý nhà xem xét, ký giấy chứng nhận.

Bước 4. Chủ thể nhận giấy chứng nhận tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Sở Xây dựng, trường hợp người khác (không phải là người đứng tên trong biên nhận) nhận thay thì phải có giấy ủy quyền có chữ ký của người đứng tên trong giấy biên nhận và xác nhận (ký tên và đóng dấu) của tổ chức đó. Khi nhận giấy chứng nhận, chủ thể hoặc người được ủy quyền phải ký nhận vào sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Xây dựng (cơ quan quản lý nhà cấp tỉnh)

1. Tổ chức Hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức của các huyện, thành phố và cán bộ, công chức của các Sở có liên quan về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Kiểm tra, đôn đốc và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định.

2. Lập và đăng ký sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến vấn đề sở hữu nhà ở đối với những trường hợp được Sở Xây dựng cấp giấy chứng nhận.

3. Cung cấp số liệu về nhà ở cho các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.

4. Thực hiện các công việc có liên quan khi được UBND tỉnh giao cho.

5. Định kỳ 12 tháng một lần báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên phạm vi toàn tỉnh.

Điều 16. Trách nhiệm Cục thuế tỉnh

Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tổ chức tập huấn, quán triệt chủ trương cho cán bộ, công chức của ngành theo hệ thống nhằm thực hiện tốt việc thu các khoản nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp huyện

1. Tuyên truyền phổ biến để nhân dân biết và thực hiện tốt quy định pháp luật nhà ở về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan trực thuộc có liên quan, bố trí lực lượng và trang thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo nhiệm vụ được giao phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

3. Tổ chức triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn theo đúng quy định.

4. Lập và quản lý sổ đăng ký quyền sở hữu nhà ở, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến sở hữu nhà ở do UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận.

5. Cung cấp số liệu về nhà ở, công trình xây dựng cho các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.

6. Định kỳ 6 tháng một lần báo cáo về Sở Xây về kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của địa phương mình để Sở Xây dựng có số liệu báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Điều 18. Trách nhiệm của UBND dân cấp xã

Tuyên truyền phổ biến để nhân dân biết về quy định quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở về phòng có chức năng quản lý nhà cấp huyện theo quy định.

Trong quá trình thực hiện, các đơn vị và địa phương nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc thì đề xuất ý kiến với Sở Xây dựng để được hướng dẫn giải quyết hoặc tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/2009/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 14/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 12/05/2009
Ngày hiệu lực 22/05/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Bất động sản
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở Hưng Yên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở Hưng Yên
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 14/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Thanh Quán
Ngày ban hành 12/05/2009
Ngày hiệu lực 22/05/2009
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Bất động sản
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 15 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở Hưng Yên

Lịch sử hiệu lực Quyết định 14/2009/QĐ-UBND quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà ở Hưng Yên

  • 12/05/2009

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 22/05/2009

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực