Quyết định 1440/QĐ-BNN-KH

Quyết định 1440/QĐ-BNN-KH năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1440/QĐ-BNN-KH 2014 Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư nâng cao hiệu quả đầu tư công


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1440/QĐ-BNN-KH

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI CƠ CẤU VÀ CƠ CHẾ ĐẦU TƯ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”,

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI

1. Mục đích

a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trong ngành nông nghiệp, phục vụ tái cơ cấu ngành và xây dựng nông thôn mới.

b) Huy động tối đa nguồn lực xã hội, đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn; tăng tỷ trọng vốn đầu tư ngoài ngân sách trong tổng vốn đầu tư của ngành.

2. Nguyên tắc đổi mới

a) Phù hợp với định hướng tái cơ cấu đầu tư công của cả nước theo hướng đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và lãng phí, nâng cao hiệu quả đầu tư nhà nước.

b) Lấy hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường làm mục tiêu ưu tiên lựa chọn dự án đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư và phân bổ vốn hàng năm.

c) Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư vào các dịch vụ công, các lĩnh vực/dự án mà không có khả năng hoặc khả năng thu hồi vốn không cao, không thể huy động đầu tư tư nhân.

d) Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân; phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân.

Phù hợp với khả năng nguồn vốn được giao; việc phân bổ, quản lý và giám sát sử dụng vốn đầu tư phải tuân theo kế hoạch chi tiêu trung hạn.

e) Đảm bảo tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý, sử dụng đầu tư công từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp tác phát triển.

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG

1. Định hướng chung

1.1. Về cơ cấu đầu tư

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất có lợi thế (khai thác, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt cây trồng lợi thế, chăn nuôi, lâm nghiệp, nghề muối); tăng cường năng lực nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo, dịch vụ công cho ngành.

- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công các vùng theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho các vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa (Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên), hỗ trợ xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên...), vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- Trong từng ngành, lĩnh vực, thực hiện điều chỉnh các ưu tiên đầu tư công theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên đầu tư công trong nông nghiệp sẽ thay đổi như sau:

Lĩnh vực thủy sản:

+ Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản.

+ Tiếp tục đầu tư các dự án cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; thông tin hỗ trợ đánh bắt xa bờ; hỗ trợ phương thức phối hợp quản lý nguồn lợi với nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gần bờ.

+ Đầu tư điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác hải sản; đầu tư hạ tầng các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa.

+ Hỗ trợ đầu tư hiện đại hóa tầu cá khai thác xa bờ, bảo quản, chế biến giảm tổn thất sau thu hoạch, an toàn thực phẩm; dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang và hộ sản xuất nhỏ.

+ Đầu tư đóng tàu kiểm ngư, cơ sở hậu cần cho lực lượng kiểm ngư, hệ thống đăng kiểm tàu cá.

Lĩnh vực nông nghiệp:

Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu với sâu bệnh, biến đổi khí hậu; đầu tư các dự án giám sát, phòng ngừa và kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lĩnh vực lâm nghiệp:

+ Ưu tiên đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng rừng; phát triển các giống cây lâm nghiệp phục vụ chuyển hóa rừng gỗ lớn, tái trồng rừng kinh tế.

+ Đầu tư nâng cao năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.

+ Xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý rừng bền vững và phát triển dịch vụ môi trường rừng.

Lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo và phát triển thị trường:

+ Đào tạo nhân lực; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi, gắn sản xuất nguyên liệu hợp pháp với chế biến.

+ Công tác giống, chuyển hóa rừng gỗ lớn.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống thông tin thị trường trong nước và thế giới; hỗ trợ tiếp thị, quảng bá, phát triển thị trường và chuyển giao công nghệ và hài hòa hóa các quy định thương mại quốc tế.

Lĩnh vực thủy lợi:

+ Đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp.

+ Ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, các dự án công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống đê điều, an toàn hồ chứa; ưu tiên vốn nhiều hơn cho nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư; phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp với thủy điện ở khu vực miền núi; hỗ trợ áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.

1.2. Về cơ chế đầu tư

a) Đổi mới quản lý nhà nước về đầu tư công

- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời, xây dựng các Thông tư hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và PTNT theo hướng quản lý chặt chẽ hơn nguồn vốn đầu tư công, nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư và thu hút sự tham gia quản lý của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư làm cơ sở quản lý thực hiện và giám sát đầu tư chuyên ngành nông nghiệp và PTNT.

- Đổi mới phân cấp quản lý đầu tư, trách nhiệm về quản lý chi tiêu công theo hướng phân định rõ trách nhiệm đầu tư công giữa Bộ và các địa phương: Các địa phương chịu trách nhiệm huy động nguồn lực và quản lý chi tiêu công thực hiện các dự án quy mô nhỏ, hoặc có tác động trong phạm vi tỉnh/thành phố; Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện các dự án quy mô lớn, các dự án cấp vùng, liên vùng, quốc gia và các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp; chịu trách nhiệm về giám sát đánh giá tổng thể đầu tư toàn ngành.

b) Đổi mới tổ chức thực hiện đầu tư công

- Lựa chọn danh mục dự án ưu tiên đầu tư: Đổi mới quá trình lựa chọn và quyết định dự án đầu tư công theo hướng lựa chọn các dự án đầu tư phải trên cơ sở các tiêu chí có tính chất định lượng để sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư trung hạn và hàng năm.

- Đổi mới công tác quản lý các dự án đầu tư

+ Về chủ trương đầu tư: Quản lý chặt chẽ quy trình thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư như xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định, bao gồm cả thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

+ Lập và phê duyệt dự án đầu tư: Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư; không phê duyệt dự án đầu tư khi chưa chỉ rõ được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện dự án.

+ Thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường công tác tiền kiểm trong phân cấp đầu tư.

+ Giám sát đánh giá đầu tư: Xây dựng các quy định và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đầu tư chuyên ngành đối với các công trình/dự án do Bộ và các địa phương quản lý thực hiện; phát huy vai trò và sự kiểm tra giám sát của cộng đồng và người dân đối với việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá hiệu quả các công trình đầu tư; xác định bộ chỉ số đánh giá hiệu quả phục vụ của các công trình về thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành của dự án, tác động kinh tế, xã hội, môi trường và tính bền vững của dự án.

c) Khuyến khích, thu hút đầu tư tư nhân, nâng dần tỷ trọng vốn ngoài ngân sách đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Điều chỉnh phương thức, nguồn vốn đầu tư các dự án để đa dạng hóa nguồn lực đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: rà soát các dự án đang thực hiện và đang chuẩn bị đầu tư để chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư, các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư, hợp tác công tư với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các lĩnh vực có khả năng thực hiện hình thức đối tác công tư trong ngành nông nghiệp, nông thôn bao gồm:

+ Dự án kết hợp cấp nước công nghiệp, sinh hoạt; kết hợp phát điện; thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản; tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; trạm bơm điện vùng Đồng bằng sông Cửu Long...;

+ Dự án hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, đầu tư phát triển hệ thống lai tạo giống thương phẩm; các trung tâm nghề cá lớn; các chợ cá, cảng cá kết hợp với dịch vụ hậu cần nghề cá...;

+ Dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp; bảo quản sau thu hoạch, các phòng kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm; các dự án trồng rừng.

- Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn như Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi các chính sách hiện hành; nghiên cứu và xây dựng các chính sách mới để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho ngành, chú trọng các chính sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp tác công tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại.

2. Nội dung đổi mới cụ thể của Bộ.

2.1. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực

Thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư nguồn vốn đầu tư của Bộ quản lý theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực thủy lợi, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp và khoa học công nghệ, đào tạo.

Ưu tiên đầu tư trong cơ cấu ngành nông nghiệp như sau:

a) Lĩnh vực thủy sản: Tăng tỷ trọng đầu tư công cho lĩnh vực thủy sản đạt trên 10% giai đoạn 2016-2020 (chưa bao gồm hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản). Ưu tiên thực hiện các dự án hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, trung tâm giống thủy sản cấp quốc gia ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ; tiếp tục đầu tư các cảng cá tại các đảo có vị trí quan trọng, gần ngư trường trọng điểm và có khả năng kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; tập trung đầu tư hoàn thành các khu neo đậu tránh trú bão tại các đảo và khu vực Nam Trung Bộ, các trung tâm nghề cá lớn.

b) Lĩnh vực nông nghiệp: Tỷ trọng đầu tư giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 9% trong tổng vốn đầu tư của Bộ. Ưu tiên các chương trình, dự án phát triển giống cây, con; quản lý dịch bệnh, an toàn thực phẩm; công nghệ sau thu hoạch; tiếp tục thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững.

c) Lâm nghiệp: Tỷ trọng đầu tư khoảng 5-6% giai đoạn 2016-2020. Ưu tiên đầu tư các dự án giống cây lâm nghiệp phục vụ tái trồng rừng kinh tế; nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm, phòng cháy chữa cháy rừng

d) Lĩnh vực thủy lợi: Tỷ trọng đầu tư trong tổng vốn đầu tư do Bộ quản lý khoảng 68 % giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi đa mục tiêu chuyển tiếp từ giai đoạn 2011-2015; nâng cấp các hệ thống thủy lợi liên tỉnh; đảm bảo an toàn các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa mà vùng hạ du đập có dân cư tập trung, công trình hạ tầng quan trọng; ưu tiên đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ), tưới cây công nghiệp (vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung du miền núi phía Bắc).

e) Lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo: Tỷ trọng đầu tư khoảng 5 - 6% giai đoạn 2016-2020. Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nhân lực.

2.2. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo vùng

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo vùng giai đoạn 2016-2020 theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho các vùng có lợi thế phát triển nông nghiệp hàng hóa (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ), vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số; trong đó, tỷ trọng đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 20% (tăng 4,7% so với giai đoạn 2011-2014), các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ khoảng 9 - 10%.

2.3. Phân cấp quản lý đầu tư, phân định rõ trách nhiệm đầu tư công giữa Bộ và các địa phương.

Theo định hướng chung, các địa phương chịu trách nhiệm về huy động các nguồn lực và quản lý chi tiêu công (bao gồm cả nguồn vốn của địa phương và nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu) thực hiện các dự án quy mô nhỏ trên địa bàn; Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chịu trách nhiệm quản lý các dự án quy mô lớn, các dự án cấp vùng, liên vùng, quốc gia và các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.

Trên cơ sở định hướng chung về phân cấp quản lý đầu tư và các ưu tiên đầu tư trong ngành nông nghiệp, xác định các tiêu chí lựa chọn các dự án ưu tiên do các địa phương và Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý theo từng ngành, lĩnh vực như tại phụ lục 1.

2.4. Các ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ

Thực hiện quản lý chặt chẽ quy trình đề xuất danh mục dự án và quản lý sử dụng vốn ODA thông qua xây dựng Thông tư hướng dẫn và quy định về quản lý dự án nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp và PTNT; thực hiện điều chỉnh định hướng thu hút vốn ODA, vận động nguồn vốn ODA theo hướng đầu tư tạo sự chuyển biến căn bản của ngành. Cụ thể:

a) Đối với nguồn vốn ODA không hoàn lại. Ưu tiên cho các lĩnh vực, chương trình và dự án sau:

- Hoàn thiện thể chế, chính sách cho ngành: sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước (nông lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp..); đổi mới và nâng cao quả quản lý của các công ty thủy nông; chính sách phát triển đối tác công tư, hợp tác công tư; chính sách liên kết sản xuất, hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp...

- Các dự án nâng cao năng lực cán bộ quản lý, kỹ thuật ở các cấp; năng lực, khả năng nghiên cứu cho các viện nghiên cứu, các trường đào tạo.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành, trong quản lý vận hành các công trình kết cấu hạ tầng; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Thử nghiệm các mô hình quản lý, các mô hình sản xuất theo hướng hiện đại, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

b) Đối với nguồn vốn vay ODA. Ưu tiên các chương trình, dự án sau:

(1) Lĩnh vực thủy lợi:

- Xây dựng hệ thống thủy lợi đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại, thực hiện Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”.

- Đầu tư các công trình thủy lợi trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phục vụ nuôi trồng thủy sản, tưới tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn.

- Các dự án đảm bảo an toàn đập; củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai;

- Các dự án thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu, chống ngập úng cho các thành phố lớn.

(2) Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông nghiệp nâng cao thu nhập nông dân như: phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; tăng cường công tác khuyến nông; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch; tăng cường chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm; đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với những hoạt động như quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn; hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh MTNT.

(3) Lĩnh vực lâm nghiệp

- Các chương trình, dự án trồng rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển ở miền Bắc và Nam Bộ.

- Các dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông lớn, đầu nguồn các công trình thủy điện, thủy lợi lớn.

- Các chương trình, dự án trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến thay thế cho gỗ nhập khẩu.

- Các chương trình, dự án phát triển mạng lưới chế biến, thương mại lâm sản, công nghiệp phù trợ, xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp ở những vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung.

(4) Lĩnh vực thủy sản

- Điều tra nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường; đầu tư các trung tâm nghề cá lớn; đóng tàu kiểm ngư.

- Phát triển sinh kế cho người dân ven biển và bảo vệ nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.

- Các dự án kiểm soát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường vùng nuôi trồng thủy sản.

- Đầu tư các cảng cá, bến cá, các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất và quản lý hiện đại, tăng cường năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy hải sản.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao chất lượng quy hoạch kết cấu hạ tầng, gắn quy hoạch với kế hoạch đầu tư; tăng cường quản lý giám sát nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch kết cấu hạ tầng thủy lợi, nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, cấp nước tưới cho các loại cây trồng cạn; Quy hoạch xây dựng các khu nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Quy hoạch hệ thống giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản; điều chỉnh quy hoạch cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão; điều chỉnh quy hoạch đầu tư các khu bảo tồn, phát triển nguồn lợi phục vụ mục tiêu phát triển bền vững...

- Nâng cao chất lượng quy hoạch kết cấu hạ tầng; phân kỳ đầu tư, xác định danh mục dự án ưu tiên đầu tư trên cơ sở dự báo nguồn vốn đầu tư trung hạn và dài hạn; đồng thời đề xuất các cơ chế, chính sách đầu tư đảm bảo tính khả thi của quy hoạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực với các quy hoạch của địa phương; sự phù hợp của các dự án đầu tư với quy hoạch được duyệt; tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.

2. Rà soát, phân loại các dự án đầu tư phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn và phương hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư.

a) Đối với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Tiếp tục rà soát các hạng mục đầu tư của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ chưa hoàn thành để phù hợp với khả năng nguồn vốn được giao; có phân kỳ đầu tư, xác định các hạng mục công trình cần ưu tiên để sớm phát huy hiệu quả dự án; vận động nguồn vốn ODA thực hiện hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi.

b) Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước

Rà soát các dự án đầu tư giai đoạn 2016-2020 theo hướng:

- Các dự án đang triển khai: rà soát quy mô, cắt giảm các hạng mục đầu tư chưa thực sự cần thiết nhằm giảm tổng mức đầu tư. Danh mục các dự án cần rà soát, điều chỉnh quy mô như tại phụ lục 2 kèm theo;

- Chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án có khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác: chuyển đổi hình thức đầu tư đối với một số dự án có khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Chi tiết như tại phụ lục 3;

Trên cơ sở định hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư, các ưu tiên đầu tư của Bộ và các nguyên tắc, tiêu chí phân cấp đầu tư giữa Bộ và địa phương, xác định danh mục các dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 như tại phụ lục 4.1 đến 4.7.

3. Tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải

a) Thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định tại Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các văn bản hướng dẫn về xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và PTNT.

b) Thực hiện bố trí vốn tập trung, chống dàn trải, nợ đọng xây dựng cơ bản

Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, thời gian thi công kéo dài, cần thực hiện các giải pháp bố trí vốn tập trung, theo các nguyên tắc như sau:

- Thực hiện bố trí vốn theo thứ tự ưu tiên: (1) Các dự án đã hoàn thành, quyết toán (nhưng chưa bố trí đủ vốn); (2) Các dự án dự kiến hoàn thành trong năm kế hoạch; (3) Vốn đối ứng các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án; (4) Số vốn còn lại bố trí cho các dự án chuyển tiếp và một số dự án mở mới thực sự cấp bách, trong đó ưu tiên các dự án phục vụ tái cơ cấu ngành.

- Việc bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp phải đảm bảo dự án nhóm B hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C hoàn thành trong 3 năm.

- Đối với các dự án cấp bách khởi công mới phải đảm bảo các thủ tục về đầu tư; mức vốn bố trí cho dự án trong năm phải đảm bảo tối thiểu 15% đối với dự án nhóm A, 20% đối với dự án nhóm B và 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt).

c) Chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư:

- Hạn chế mở mới các dự án chuẩn bị đầu tư; chỉ xem xét quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các dự án cấp bách. Việc phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư phải căn cứ các tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

- Quyết định lựa chọn chủ đầu tư dự án phải đủ năng lực, kinh nghiệm để quản lý thực hiện dự án; các chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quá trình lập dự án đầu tư đảm bảo hiệu quả đầu tư, mục tiêu đầu tư; tính đúng, tính đủ các hạng mục đầu tư trong phạm vi, quy mô đầu tư của dự án;

- Chấn chỉnh tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung dự án đầu tư dẫn đến tăng tổng mức đầu tư. Các chủ đầu tư, các cơ quan đầu mối được giao thẩm định dự án phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư, dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư.

d) Thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:

- Thực hiện các quy định về tiền kiểm và hậu kiểm trong phân cấp đầu tư phê duyệt thiết kế-kỹ thuật, dự toán; công tác đấu thầu.

- Các cơ quan Thanh tra Bộ, thanh tra chuyên ngành; các đơn vị chức năng tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra về việc lập dự án, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư và toàn bộ quá trình thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác giám sát đánh giá dự án đầu tư

4. Đẩy mạnh chuyển giao khoa học công nghệ.

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; tập trung nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; phát triển công nghệ, thiết bị bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch...

- Nghiên cứu kết cấu, vật liệu, công nghệ thi công trong đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp và PTNT, đặc biệt trong lĩnh vực thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu (cống, đập ngăn sông, an toàn đập...)

- Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ thông tin, công nghệ mới tiên tiến trong quản lý, vận hành các công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, phòng chống thiên tai.

- Nghiên cứu các mô hình tổ chức sản xuất, khai thác các công trình sau đầu tư.

5. Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư

- Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ quản lý, hoạt động xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và PTNT; hàng năm, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

- Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, vận động thu hút đầu tư nước ngoài (Cả ODA và FDI); đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác vận động vốn nước ngoài cho ngành.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc thiết kế, thi công và vận hành các công trình sau đầu tư.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

a) Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

- Tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch đầu tư hàng năm trên cơ sở định hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư và danh mục các dự án đầu tư phục vụ tái cơ cấu ngành được phê duyệt; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

- Xây dựng khung hướng dẫn lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư và bộ chỉ số đánh giá hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư theo hình thức đối tác, hợp tác công tư (PPP) trong nông nghiệp.

b) Vụ Hợp tác quốc tế:

- Hoàn thành Đề án thu hút đầu tư nước ngoài (FDI); đồng thời tăng cường các hoạt động hợp tác vận động vốn nước ngoài cho ngành.

- Xây dựng Thông tư hướng dẫn và quy định quản lý dự án nguồn vốn ODA ngành nông nghiệp và PTNT.

c) Vụ Quản lý doanh nghiệp:

Theo dõi tình hình thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị hướng giải quyết.

d) Cục quản lý xây dựng công trình:

Trình Bộ phê duyệt Đề án: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các văn bản hướng dẫn về quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành nông nghiệp và PTNT và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án được phê duyệt.

e) Các Tổng Cục, Cục thực hiện điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo định hướng điều chỉnh cơ cấu, ưu tiên đầu tư.

Tiếp tục rà soát các dự án đang thực hiện và đang chuẩn bị đầu tư để chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư. Thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với Vụ Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện đầu tư.

2. Các địa phương

Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố:

- Rà soát các quy hoạch kết cấu hạ tầng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh/thành phố phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Rà soát các dự án đang thực hiện và đang chuẩn bị đầu tư; xây dựng kế hoạch đầu tư năm 2015 và giai đoạn 2016-2020 theo phương hướng điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi hình thức đầu tư đối với các dự án có thể thu phí để hoàn vốn đầu tư. Thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Công đoàn Ngành NN&PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý

Địa phương quản lý

I. Lĩnh vực thủy lợi

1. Củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều

- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch hệ thống đê sông, đê biển các vùng, miền, cả nước; Xây dựng Chương trình đầu tư củng cố, nâng cấp đê biển, đê sông

- Đầu tư cho các tuyến đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đê điều thuộc phạm vi quản lý của địa phương

- Đầu tư các tuyến đê trên địa bàn; ưu tiên xử lý và bảo vệ các trọng điểm đê, kè cống xung yếu; nâng cấp đê biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2. Đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, trọng tâm khu vực miền Trung, Tây nguyên và miền núi phía Bắc

- Xây dựng Chương trình nâng cấp, đảm bảo an toàn hồ chứa.

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp các đập lớn (đập cao trên 15 m hoặc hồ chứa có dung tích trên 3 triệu m3) và đập quan trọng quốc gia thuộc phạm vi quản lý ngành của Bộ

- Rà soát, đánh giá an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn.

- Đầu tư, đảm bảo an toàn các hồ chứa nước trên địa bàn.

3. Đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung cho các đối tượng nuôi chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long, các khu vực ven biển Trung Bộ

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản

- Đầu tư công trình đầu mối, hệ thống cấp thoát nước (cấp I) cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn hơn 500 ha

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi và hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn.

- Đầu tư hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

4. Đầu tư thủy lợi phục vụ tưới cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao; ưu tiên khu vực Tây Nguyên, miền Trung và Đông Nam bộ, miền núi phía Bắc

- Đầu tư xây dựng đầu mối các hồ chứa lớn, kênh chính, kênh cấp I đối với các công trình có quy mô tưới lớn hơn 1.000 ha để tạo nguồn nước tưới cho vùng cây công nghiệp tập trung,

- Hỗ trợ áp dụng các mô hình tưới hiện đại, tiết kiệm nước

- Đầu tư các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các công trình cấp nước cho các loại cây công nghiệp, hoa màu...

- Áp dụng đồng bộ trên diện rộng các giải pháp tưới tiên tiến và tiết kiệm nước.

5. Sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi

- Công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp I các hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh;

- Công trình đầu mối trên dòng chính sông liên tỉnh.

- Công trình đầu mối, kênh chính, kênh cấp I của hệ thống thủy lợi quy mô lớn (diện tích tưới, tiêu lớn hơn 1.000 ha đối với vùng Trung du và miền núi; lớn hơn 5.000 ha đối với vùng đồng bằng)

- Sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.

- Nâng cấp hạ tầng thủy lợi nội đồng để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, tưới tiết kiệm nước và gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Đổi mới cơ chế quản lý, vận hành các hệ thống thủy lợi.

 6. Tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu; chống ngập các đô thị ven biển; các công trình kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt.

- Quy hoạch thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng các vùng. Quy hoạch chống ngập các thành phố lớn.

- Đầu tư các công trình đầu mối phục vụ đa mục tiêu trên dòng chính các sông liên tỉnh

- Đầu tư chống ngập TP Hồ Chí Minh (Cống Mương Chuối).

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi trên địa bàn.

- Đầu tư các công trình trên địa bàn.

- Đầu tư chống ngập TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long...

II. Lĩnh vực thủy sản

 

1. Giống thủy sản

 

- Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản đến năm 2020

- Xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm giống thủy sản, hải sản cấp quốc gia ở các vùng.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng đầu mối cho các vùng sản xuất giống tập trung theo quy hoạch.

- Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản trên địa bàn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng các trung tâm giống cấp tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng cho một số vùng sản xuất giống trên đại bản.

2. Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; ưu tiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển Trung Bộ

- Đầu tư các hạng mục chính: hệ thống thủy lợi đầu mối cấp I (hệ thống cấp, tiêu nước), đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, khu xử lý nước thải ...các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ven biển.

- Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường phòng ngừa dịch bệnh thủy sản.

- Xây dựng 3 Trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm và khảo nghiệm ở Đồng bằng sông Cửu Long, miền Bắc, miền Trung.

- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết yếu phục vụ nuôi trồng thủy sản cho các vùng nuôi tập trung ven biển, trên biển, eo vịnh, đầm phá, hải đảo và hồ chứa.

- Hỗ trợ kinh phí mua giống, làm lồng bè cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản trên vùng biển, đảo xa; hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung áp dụng Quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) và các chứng chỉ áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến.

3. Hạ tầng khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

- Đầu tư xây dựng và trang bị tàu cho các chi cục kiểm ngư cấp vùng.

- Hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển giai đoạn 2.

- Các trung tâm nghề cá lớn cấp vùng.

- Đầu tư các cảng cá, bến cá loại I theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ

- Đầu tư các khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá cấp vùng theo Quyết định số 1349/QĐ-TTg ngày 09/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ

- Đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa cấp quốc gia

- Đầu tư cho lực lượng kiểm ngư, hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên địa bàn

- Đầu tư các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thủy sản nội địa trên địa bàn.

III. Lĩnh vực nông nghiệp

1. Phát triển giống cây trồng vật nuôi

 

- Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cây trồng chính; cơ sở sản xuất giống vật nuôi chính cả nước đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, lưu giữ, quản lý, sản xuất, chế biến, bảo quản giống của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quy hoạch hệ thống sản xuất giống cây trồng chính; cơ sở sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, lưu giữ, quản lý, sản xuất, chế biến, bảo quản giống trên địa bàn.

2. Quản lý dịch bệnh, an toàn thực phẩm

- Đầu tư các dự án kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Đầu tư các dự án kiểm soát sâu bệnh, dịch bệnh, quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị thuộc địa phương

3. Hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch

- Xây dựng các kho bảo quản cấp vùng

Thực hiện hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch cho doanh nghiệp, nông dân tại địa bàn

IV. Lĩnh vực Lâm nghiệp

 

1. Phát triển giống cây lâm nghiệp

 

- Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp cả nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, lưu giữ, quản lý, sản xuất, chế biến, bảo quản giống của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu, lưu giữ, quản lý, sản xuất, chế biến, bảo quản giống trên địa bàn

2. Nâng cao năng suất, giá trị rừng trồng

 

Xây dựng mô hình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Hỗ trợ nhân rộng mô hình chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

3. Nâng cao năng lực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

 

- Đầu tư cơ sở vật chất các vườn quốc gia, cơ quan kiểm lâm vùng, các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đầu tư cải thiện năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng các cơ quan kiểm lâm vùng.

- Đầu tư cơ sở vật chất các vườn quốc gia, cơ quan kiểm lâm vùng, các đơn vị ở địa phương

- Đầu tư cải thiện năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng các cơ quan kiểm lâm.

4. Phát triển rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn.

 

- Các dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các đơn vị thuộc Bộ.

- Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn các vùng liên tỉnh

- Các dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

- Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn.

 


PHỤ LỤC 2:

DỰ KIẾN DANH MỤC DỰ ÁN CẦN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY MÔ DỰ ÁN
(Kèm theo quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm XD

Năng lực thiết kế

Thờigian KC-HT

Quyết định đầu tư

Đã bố trí vốn đến hết năm 2013

Kế hoạch năm 2014

Số vốn còn lại sau kế hoạch năm 2014

Ghi chú

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSNN

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSNN

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

219.000

593.385

 

 

THỦY LỢl

 

 

 

 

 

 

 

 

203.000

560.185

 

 

Các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự án nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

SCNC cụm hồ tỉnh Sơn La

S.La

T 360, CN

2008-14

3051 06/10/08

2069 02/8/10

94.810

93.081

27.038

27.038

15.000

51.043

HT 2014

2

SCNC hồ Mộc Hương, Đá Cát

H. Tĩnh

T 425

2008-14

3799 2/12/08;

1521 8/7/2011

86.348

86.348

35.000

35.000

20.000

31.348

HT 2014

3

SCNC cụm hồ Ngòi Vần

P.Th

T 400

2008-14

2685 01/9/08;

392 11/02/10

82.716

82.716

60.512

60.512

22.000

204

HT 2014

4

SCNC cụm hồ Bắc Giang

B. Giang

T 4480

2009-14

3403 30/01/08

60.814

60.814

32.000

32.000

24.000

4.814

HT 2014

 

Các dự án khởi công mới năm 2014

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

HTTL Tiểu vùng III - Nam Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Cái Nước

Cà Mau

CN 7420

2014­2019

2602 16/9/09

198.877

198.877

 

 

40.000

158.877

Phê duyệt từ năm 2009

2

HT tưới tiêu và TB điện Ông Cha, H Chợ Mới

A. Giang

T690, T1783

2014-17

2902 29/10/10

75.552

60.000

814

814

12.000

47.186

Phê duyệt từ năm 2009

3

Hồ Đạ Lây

L.Đồng

T1118

2014-17

3520 9/12/09

246.259

246.259

7.000

7.000

50.000

189.259

Phê duyệt từ năm 2009

4

SCNC hồ Pa Khoang

Đ.Biên

T3317

2014-17

3159 30/10/09

97.954

97.954

500

500

20.000

77.454

Phê duyệt từ năm 2009

 

THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

16.000

33200

 

1

Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ

Quảng Ngãi

160 m

2010-2014

3389; 30/10/08

82.709

79.434

60.000

30.234

16.000

33.200

HT 2014

2

Hạ tầng vùng sản xuất giống tập trung – Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Vân Đồn, Quảng Ninh

- DT đất: 6,7ha; nước: 300 ha

- 1,5 tỷ  giống nhuyễn thể sạch bệnh

 

2633/QĐ-BNN-TCTS 28/10/2011

230.316

230.316

 

 

 

 

 

3

Hạ tầng vùng Nuôi trồng thủy sản ruộng trũng Ninh Bình

Nho Quan, Ninh nh

- DT đất: 530 ha; nước 300ha

- Nuôi thâm canh, bán thâm canh cá rô phi, tôm càng xanh

 

2476/QĐ-BNN-TCTS 21/10/2011

354.449

354.449

 

 

 

 

 

4

Hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

- DT đất 500 ha

- CC 200 tr tôm giống /năm;  NS 3-5T/ha; SL 2.000T/ năm

 

2502/QĐ-BNN-TCTS 24/10/2011

205.606

205.606

 

 

 

 

 

5

Hạ tầng vùng nuôi cá Tra tập trung, tỉnh Vĩnh Long

Huyện Măng Thít Vũng Liêm, Vĩnh Long

- DT đất: 83,78  ha;  DT vùng nuôi 230ha.

- Sản lượng SX 120.000 T/năm
Sản lượng chế biến: 48.000T/năm

 

2500/QĐ-BNN-TCTS 24/10/2011

261.050

261.050

 

 

 

 

 

Ghi chú: trong thời gian qua đã có nhiều dự án ở các ngành thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, giáo dục đào tạo, NCKH đã triển khai rà soát cắt giảm quy mô

 

PHỤ LỤC 3:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN CHUYỂN ĐỔI HÌNH THỨC ĐẦU TƯ SANG ĐỐI TÁC CÔNG TƯ
(Kèm theo quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm XD

Năng lực thiết kế

Thời gian KC-HT

Quyết định đầu tư

Đã bố trí vốn đến hết năm 2013

Dự kiến KH giai đoạn 2014-2015

Dự kiến KH giai đoạn 2016-2020

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSNN

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSNN

Vốn NSNN

Vốn huy động nhà đầu tư

Vốn NSNN

Vốn huy động nhà đầu tư

 

TNG S

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

670.000

820.000

 

Dự án đã phê duyệt đầu tư

 

 

 

4.120.263

4.113.544

 

 

 

 

300.000

600.000

1

Hồ chứa nước Đồng Điền

Khánh Hòa

2900 và CN khu kinh tế Vân Phong

 

572-28/3/2011

3.520.263

3.513.544

 

 

 

 

200.000

 

2

Hồ Thủy Cam

Huế

 

 

 

600.000

600.000

 

 

 

 

100.000

600.000

 

Dự án chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

600.000

380.000

 

100

10.000

 

370.000

220.000

1

Trung tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc

Hải Dương

 

 

 

200.000

100.000

 

 

 

 

100.000

100.000

2

Dự án sản xuất cá rô phi

Thanh Hóa

 

 

 

200.000

100.000

 

 

 

 

100.000

100.000

3

Nâng cấp, mở rộng cảng cá Gành Hào, tỉnh Bạc Liêu

Bạc Liêu

 

 

 

200.000

180.000

 

100

10.000

 

170.000

20.000

 


PHỤ LỤC 4.1

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày
27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

ĐVT: 106 đ

Số thứ tự

Tên công trình

Địa điểm XD

N. lực thiết kế

TG KC HT

DA đầu tư được duyệt

Thực hiện hết năm 2014

Dự kiến KH năm 2015

Dự kiến KH GĐ 2016-2020

SQĐ, ngày duyệt

TMĐT

 

TNG S

 

 

 

 

 

 

6.256.292

67.171.500

I

Dự án vốn Trái phiếu Chính phủ (chuyển tiếp)

 

 

 

 

33.641.062

15.273.695

2.022.210

15.006.000

1

HTTL Tà Pao

B. Thuận

T20340

2009-17

2241 25/7/08

2.128.663

609.936

200.000

1.318.727

2

Hồ chứa nước Krông Pách Thượng

Đ.Lắk

T14000

2010-17

1394 15/5/09

2.993.684

576.715

200.000

2.216.969

3

Dự án JAMơ

G.Lai

T 12500

2008-17

2954 27/10/05

1.263.588

576.000

100.000

587.588

4

Công trình thủy lợi Ngàn Tươi - Cẩm Trang

H.Tĩnh

T32585, CN

2009-17

1493 22/6/12

4.430.015

1.430.369

872.210

1.100.000

5

H Bán Mồng

N.An

T30600

2010-17

1478 26/5/09

4.455.268

1.039.630

500.000

1.028.000

6

Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre

B.Tre

NM 139000ha

2011-17

824 02/4/10

2.123.601

695.000

150.000

1.278.601

7

HTTL Tân Mỹ

N. Thuận

T600, CN

2009-17

169 20/01/10

3.693.925

635.468

 

3.058.457

8

H Bản Lải

L.Sơn

T1041.CN

 

2019 31/10/07

644.746

36.560

 

608.186

9

HMỹ Lâm

P.Yên

T2500

 

703 23/3/04

175.710

14.166

 

119.978

10

Kênh nối sông Tiền sông Hậu

ĐT-VL

Tưới tiêu, thoát lũ

 

 

343.353

7.100

 

336.253

14

Hồ Nước Trong

Q. Ngãi

TN52000

2006-15

2452 21/9/05

1.642.000

1.249.989

 

561.344

15

H T Trạch

TT-Huế

T25900

2005-15

416 24/02/10

3.490.887

3.490.000

 

449.801

16

H Tà Rục

K.Hòa

T2510

2009-15

2731 28/9/09

667.398

493.347

 

246.426

17

H Định Bình

B.Định

T15915

2003-15

2454 19/10/11

2.567.282

2.452.000

 

470.409

18

HTTL Sông Ray

BR-VT

T 9150

2006-15

4183 30/12/08

2.625.578

1.574.000

 

355.949

19

Hồ Bản Mòng

S.La

T13000

2010-15

1387 14/5/09

395.364

393.415

 

304.108

20

HTTL Đá Hán

H.Tĩnh

T2700

2009-14

385 10/02/10

432.199

432.199

 

142.394

21

H Đắk Lông Thượng

L. Đồng

T3689

2007-14

947 09/5/11

372.296

372.296

 

67.425

22

SCNC đầu mối 5 trạm bơm lớn HTTL Bắc Nam Hà

N.Định

T78500 Ti100260

2009-15

2300 24/9/12

286.016

286.016

 

91.539

23

Nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy

H.Nội

T, Ti36,24m3 /s

2009-15

3740 27/11/08

349.038

349.038

 

478.962

24

Hồ Đá Mài - Tân Kim

Q.Tr

T 1310

2009-12

4066 24/12/07

173.791

173.791

 

49.493

25

Nạo vét kênh S52

N.Định

Ti 1000 ha

2009-14

3006 23/10/09

245 17/2/11

66.863

36.517

 

29.972

26

SCNC cng Báo Đáp

H. Dương

Lấy sa, bảo đảm an toàn c.Xuân Quan

2010-2015

4113 26/12/07;

216 26/01/2010

157.947

 

 

61.000

27

SCNC trạm bơm Tiên Kiều

H. Dương

Ti 4200, T 750

2009-14

3426 31/10/08

118.744

112.742

 

44.348

II

Dự án ODA

 

 

 

 

 

 

2.905.082

28.575.752

A

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

2.401.082

13.537.923

1

Dự án Phan Rí - Phan Thiết

Bình Thuận

 

2006-2014

Số 2042/QĐ-BNN-XD ngày 21/7/2009

1.547.233

1.017.554

300.000

229.679

2

Dự án Tăng cường Quản lý thủy lợi và cải tạo hệ thống thủy nông (ADB5)

Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương

 

2010-2016

395/QĐ-BNN-HTQT ngày 11/02/2010 & 1330/QĐ-BNN-TCTL ngày 05/6/2012

3.270.853

791.009

400.000

1.462.766

3

Dự án Bắc sông Chu-Nam Sông Mã (ADB6)

Thanh Hóa

 

2011-2017

2542/QĐ-BNN-XD ngày 26/10/2011

2.998.522

726.223

400.000

1.667.299

4

Dự án QL Thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐB sông Cửu Long (WB6)

Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang

 

2011-2016

1214/QĐ-BNN-XD 24/05/2012

4.352.602

1.192.980

500.000

2.243.622

5

Dự án Quản lý thiên tai (WB5)

10 tỉnh min Trung

 

2012-2017

1370/QĐ-BNN-HTQT ngày 11/6/2012

3.780.000

458.154

322.000

2.999.846

6

Dự án Quản lý và giảm nhẹ lũ và hạn tiểu vùng sông Mê Kong mở rộng (ADB-GMS1)

Đồng Tháp, Tin Giang

 

2012- 2017

2913/QĐ-BNN-TCTL
ngày 19/11/2012

1.351.548

147.100

282.222

922.226

7

Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An (JICA2)

Hà Nội và Nghệ An

 

2012-2017

1929/QĐ-BNN-TCTL 14/08/2012

5.705.456

92.028

196.860

4.012.485

2

Dự án khởi công mới năm 2014

 

 

 

 

 

 

504.000

7.461.909

1

Dự án phát triển nông nghiệp có tưới (WB7)

Tỉnh Hà Giang, Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh; Quảng Nam

 

2014-19

2409 QĐ/BNN-HTQT ngày 18/10/2013

4.430.880

282.073

400.000

2.411.230

2

Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Mơ nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặn, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu (KEXIM1)

Tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An

 

2014-20

1573 QĐ/BNN-XD ngày 8/7/2013

2.640.000

29.000

52.000

2.074.180

3

Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre (JICA3)

Bến Tre

 

2014-20

1653 QĐ/BNN-XD ngày 17/7/2013

4.672.810

16.400

52.000

2.976.499

3

Danh mục dự án dự kiến khởi công mới

 

 

 

 

18.354.000

 

 

7.575.920               

1

Dự án cải thiện an toàn hồ chứa thích ứng với biến đổi khí hậu (WB8)

Các tỉnh miền Trung

 

 

 

5.250.000

 

 

2.260.000

2

Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng ổn định và nâng cao sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (WB9)

Đồng bng sông Cửu Long

 

 

 

5.250.000

 

 

2.200.000

3

Dự án Nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi vùng ven biển tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Nghệ An (JICA4)

Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng

 

 

 

5.502.000

 

 

1.200.000

4

Dự án Nâng cấp các hệ thống thủy lợi thuộc các tỉnh Miền núi phía Bắc (ADB8)

Các tỉnh miền núi phía Bắc

 

 

 

2.100.000

 

 

1.200.000

5

Dự án Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thủy lợi thuộc các tỉnh miền Trung và Tây nguyên (ADB9)

Miền Trung, Tây Nguyên

 

 

 

252.000

 

 

115.920

6

SCNC HTTL Thạch Nham

Quảng Ngãi

Nâng cao hiệu quả CT

 

 

1.500.000

 

 

600.000

III

Dự án vn ngân sách tập trung

 

 

 

 

 

602.545

1.329.000

23.589.748

A

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

405.000

663.578

1

HTTL Khe Lại - Vực Mấu (GĐ 1)

N.An

T1524

2010-15

1609 11/06/09

227.812

126.604

40.000

61.208

2

SCNC Hồ Đắk Uy

K.Tum

T 3300

2010-15

432 25/02/10

3023 04/12/12

180.851

118.000

40.000

19.527

3

Gia cố cửa ngoài cống Xuân Quan

HT Bắc Hưng Hải

An toàn công trình

2012-15

2053 20/5/2011

123.253

40.000

20.000

63.253

4

SCNC Cng Cầu Xe

HTTL Bắc Hưng Hải

Ti 86793

2013-17

3157 30/10/09

277.734

100.000

100.000

77.734

5

SC cống Bến Chùa, cống Thâu Râu

T.Vinh

 

2013-15

3136 30/10/09

93.908

37.427

25.000

31.481

6

HTTL Tiểu vùng III- Nam Cà Mau, huyện Trần Văn Thời, Cái Nước

C.Mau

CN 7420

2014-2019

2602 16/9/09

198.877

40.000

45.000

113.877

7

HT tưới tiêu và TB điện Ông Cha, H Chợ Mới

A.Giang

T690, Ti783

2014-17

2902 29/10/10

75.552

12.814

15.000

47.738

8

Trạm bơm Phí Xá, huyện Thanh Miện

Hải Dương

Ti3474

2014-17

189 31/1/2013

152.247

50.200

50.000

52.047

9

HĐạ Lây

L.Đồng

T1118

2014-17

3520 9/12/09

246.259

57.000

50.000

139.259

10

SCNC h Pa Khoang

Đ.Biên

T3317

2014-17

3159 30/10/09

97.954

20.500

20.000

57.454

B

Dự án khởi công mới

 

 

 

 

 

 

924.000

22.926.170

 

Tu b đê điều

 

 

 

 

 

 

200.000

1.000.000

 

Đảm bảo an toàn h chứa

 

 

 

 

 

 

239.000

1524.126

11

SCNC Hồ Lương cao

Hòa Bình

T250

2016-19

3129 30/10/09

44.699

2.573

10.000

32.126

12

SCNC hồ Đạ Tẻ

Lâm Đng

T2300

2016-19

3439 31/10/08;

3079 28/10/09

82.695

8.000

30.000

44.695

13

SCNC hồ Hồng Khếnh

Đ.Biên

T200

2016-19

2829 06/10/09

39.951

 

20.000

19.951

14

SCNC Hồ chứa nước Huổi Trạng Tai

Điện Biên

T265; NTTS 20

2016-19

2914 29/10/10

156.000

 

20.000

136.000

15

SCNC Hồ chứa nước Huổi Bẻ

Điện Bn

T120

2016-19

2011 30/8/2011

65.177

 

13.000

65.177

16

SCNC hồ Xạ Hương

V.Phúc

T1430

2016-19

2924 15/10/09

79.486

 

16.000

79.486

 

17

SCNC hồ Đồng Bể, Kim Giao

Thanh Hóa

T1655

2016-19

3156 30/10/09

64.893

 

15.000

64.893

18

SCNC hồ Sông Quao

Bình Thuận

T9300

2016-19

2918 29/10/10

302.883

 

60.000

302.883

19

SCNC hồ Vực Tròn, Phú Vinh

Quảng Bình

công trình

2016-19

 

200.000

 

40.000

200.000

20

SCNC hồ Đá Mài, huyện Diện Khánh

K.Hòa

T198

2016-19

3010 23/10/09

63.851

 

15.000

63.851

21

SCNC hồ Núi Cốc

T. Nguyên

ATCT

2016-19

 

 

 

 

50.000

 

Nâng cấp, sửa chữa các hệ thống thủy lợi

 

 

 

 

 

 

275.000

1.012.671

22

Nạo vét kênh trục HTTL Bắc Hưng Hải

HTTL BHH

T124985 ha

Ti: 192045 ha

2016-20

3087 29/10/09

249.914

 

50.000

249.914

23

SCNC đập Liễn Sơn

V.Phúc

T21630

2016-20

2877 29/10/10

44.810

 

90.000

44.810

24

Nâng cấp hệ thống thủy lợi kênh Lam Trà

N. An

T1094; Ti 5042

2016-20

2806 22/10/10

174.337

 

35.000

174.337

25

Gia cố kênh chính đoạn K2+155- K5+500 hồ Yên Mỹ

T.Hóa

T 5840ha

2016-20

2898 13/10/09

24.526

 

10.000

24.375

26

SCNC HTTL Phù Sa

Hà Nội

T7830

2016-20

2895 29/10/010

303.235

 

60.000

303.235

27

Cải tạo, NC, KCH HTTL sau nhà máy nhiệt điện Phả Lại (giai đoạn 1)

H. Dương

T 2514

2017-20

1470 25/05/09

93.623

 

 

96.000

28

SCNC cống Neo thuộc HTTL Bắc Hưng Hải

HTTL Bắc Hưng Hi

Đm bảo ATCT

2015-19

 

120.000

 

30.000

120.000

 

Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản

 

 

 

 

 

 

110.000

7.453.972

29

NC HTTL phục vụ NTTS khu vực tây đường tránh TP Long Xuyên

A.Giang

CN 1265

2015-18

2027 21/07/09

234.131

 

30.000

234.131

30

NC HTTL phục vụ nuôi cá tra tập trung huyện Cao Lãnh, Châu Thành

Đ.Tháp

CN 942

2015-18

2283 13/8/09

176.338

 

30.000

176.338

31

HTTL phục vụ NTTS Tầm Vu Lộ. huyện Cầu Ngang

T.Vinh

CN 1080

2015-18

2726 28/9/09

140.054

 

30.000

140.054

32

Thủy Iợi hóa vùng nuôi tôm sú thị xã Ninh Lộc, Ninh Hòa

K. Hòa

 

2016-20

 

100.000

 

20.000

100.000

33

Dự án hạ tầng phục vụ NTTS xã Trường Long Hòa, Dân Thành, H. Duyên Hải

Trà Vinh

4903 ha

2016-20

 

328.000

 

 

328.000

34

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS cánh đồng Năn, xã Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, Mỹ Hòa, Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang

Trà Vinh

8615 ha

2016-20

 

387.675

 

 

387.675

35

Dự án ĐT cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS tập trung huyện Bình Đại

Bến Tre

7200 ha

2016-20

 

324.000

 

 

324.000

36

Dự án ĐT cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS tập trung huyện Thạnh Phú

Bến Tre

8000 ha

2016-20

 

348.000

 

 

348.000

37

Dự án nuôi tôm Đại An, Cù Lao Dung

Sóc Trăng

3500

2016-20

 

234.000

 

 

234.000

38

Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản huyện Vĩnh Châu

Sóc Trăng

23000 ha

2016-20

 

1.541.000

 

 

1.541.000

39

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình

Bạc Liêu

11782

2016-20

 

518.408

 

 

518.408

40

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp.

Bạc Liêu

T1000

2012-20

 

737.000

 

 

737.000

41

Dự án ĐTXD HTTL phục vụ NTTS Tôm Lúa, QCCT tiểu vùng I, II, III, IX, XII, XIII và XIV - Nam Cà Mau

 

3164

2016-20

 

1.143.026

 

 

1.143.026

42

Dự án ĐTXD hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS vùng U Minh Thượng

Kiên Giang

56470

2016-20

 

1.242.340

 

 

1.242.340

 

Phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

 

 

 

 

 

 

100.000

4.725.401

43

Nạo vét kênh Mây Phốp Ngã Hậu

VL-TV

T 30000
Ti 160680

2015-19

3061 27/10/09

436.000

3.672

100.000

332.328

44

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ven sông Châu Giang, huyện Bình Lục - Hà Nam

Hà Nam

Tti 3288

2016-20

2601 16/9/09

66.458

 

 

66.548

45

Cải tạo, nâng cấp CSHT đồng muối Ròn

Q. Bình

CN 98 ha

2017-20

3114 30/10/09

59.301

 

 

59.301

46

Nâng cấp cải tạo đồng muối huyện Vĩnh Châu

S. Trăng

CN 450 ha

2017-20

3418 31/10/08

48.863

 

 

48.863

47

DATL phục vụ tưới vùng mía Thành Long

T. Ninh

T 2200 ha

2017-20

2451 01/9/09

129.883

 

 

129.883

48

DATL phục vụ tưới vùng mía Định Quán

Đ.Nai

T 1103

2017-20

2925 15/10/09

126.102

 

 

126.102

49

HT TB điện Hùng Cường, H Tam Nông

Đ Tháp

T560, Ti630

2017-20

2903 29/10/10

59.291

 

 

59.291

50

Xây dựng mô hình tưới tiêu hiện đại và tiết kiệm nước huyện Yên Lập

Phú Thọ

T1050 ha

2017-20

960 11/5/2011

232.683

 

 

232.683

51

Nâng cấp HĐH HTTL trạm bơm Thái Học

Thái Bình

T1561, Ti2980

2017-20

2897 29/10/10

159.378

 

 

159.378

52

Hồ chứa nước Đa Sị

L.Đồng

T1514 ha

2017-20

175 21/01/09

246.222

 

 

246.222

53

Hồ chứa nước Đá Mài, huyện Vân Canh

B.Định

T 1200ha

2017-20

3144 30/10/09

198.434

 

 

198.434

54

Hồ chứa nước Thượng Tiến

H.Bình

T 2.000

2018-22

 

600.000

 

 

400.000

55

Trạm bơm sông Chanh 2

N.Định

Ti 8.000

2018-22

 

200.000

 

 

200.000

56

Cải tạo, nâng cấp HTTN Xuân Thủy

N.Định

T Ti

2018-22

 

200.000

 

 

200.000

57

Hồ Ia Thul

Gia Lai

Tưới 5226 ha

2018-22

 

1.865.000

 

 

800.000

58

Hồ EaHleo

Đăk Lăk

T2000ha

2018-22

 

1.000.000

 

 

300.000

59

CTTL Nam Sa Thầy

Kon Tum

Cấp nước tưới 7500 ha

2018-22

 

300.000

 

 

200.000

60

Hồ chứa nước Krông H’Năng

Đăk Lăk

TTi 3288

2018-22

 

1.500.000

 

 

700.000

61

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ven sông Châu Giang, huyện Bình Lục - Hà Nam

Hà Nam

 

2018-22

2601 16/9/09

66.458

 

 

66.458

62

Dự án tưới thí điểm cây Xoài - Khánh Hòa

Khánh Hòa

 

2016-20

 

 

 

 

50.000

63

Dự án thí điểm thâm canh mía có tưới của tỉnh Thanh Hóa

 

 

2016-20

 

 

 

 

50.000

64

Dự án tưới thí điểm cây cà phê ở Tây Nguyên

 

 

2016-20

 

 

 

 

50.000

65

Dự án tưới rau Vĩnh Châu

 

 

2016-20

 

 

 

 

50.000

 

Thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, chống ngập lụt cho các thành phố lớn

 

 

 

 

 

 

 

6.960.000

66

Dự án Chống ngập khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Cống Mương Chuối)

TP. HCM, L.AN

Kiểm soát triều và lũ chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh

2011-2020

 

5.800.000

 

 

2.700.000

67

Hệ thống công trình cống Cái Lớn - Cái Bé

C.Mau, Kiên Giang, B.Liêu

- Ngăn nước mặn và giữ ngọt, cấp nước 390.000 ha

2017-2022

 

2.000.000

 

 

1.000.000

68

Đầu tư xây dựng Cống Trà Sư - Tha la

A.Giang

Kiểm soát lũ

2017-2022

 

300.000

 

 

300.000

69

Tiêu úng vùng III huyện Nông Cống

Thanh Hóa

Ti 15.500 ha (úng hàng năm 4.900 ha)

2016-2020

 

960.000

 

 

960.000

70

Hồ Cánh Tạng và HT dẫn nước Sông Bưởi

H. Bình

T, CN

2017-2022

 

1.500.000

 

 

500.000

71

H Sông Chò 1

Khánh Hòa

3000

2017-2022

 

1.200.000

 

 

800.000

72

Hồ chứa nước Đồng Mít

B.Định

TCN

2017-2022

 

1.000.000

 

 

500.000

73

Cống, âu thuyền Ninh Quới

Bạc Liêu

 

2017-20

 

200.000

 

 

200.000

 

Hợp tác công tư

 

 

 

 

 

 

 

250.000

74

Hồ chứa nước Đồng Điền

Khánh Hòa

2900 và CN khu kinh tế Vân Phong

2017-22

572 28/3/2011

3.520.263

 

 

150.000

75

Hồ Thủy Cam

Huế

 

2017-22

 

600.000

 

 

100.000

 

PHỤ LỤC 4.2

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

S thtự

Tên công trình

Địa điểm XD

N. lực thiết kế
(ha)

TG
KC
HT

Dự án đầu tư được duyệt

Ước thực hiện đến hết năm 2014

Dự kiến kế hoạch năm 2015

Dự kiến KH 2016-2020

S QĐ, ngày duyệt

TMĐT XDCB

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

8.336.424

A

CÁC D ÁN ODA

 

 

 

 

 

 

 

6.942.388

 

Dự án đang triển khai

 

 

 

 

 

 

 

2.617.188

1

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc

 

 

2011-2017

2881/BNN-KH, ngày 13/11/2012

2.842.800

682.000

918.000

745.680

2

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên

 

 

2014-2018

1734/QĐ-BNN-XD ngày 30/7/2013

1.839.180

24.100

320.000

911.508

3

Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung ( Pha 2)

 

 

2014-2018

 

1.942.500

 

100.000

960.000

 

Dự án dự kiến triển khai

 

 

 

 

 

 

 

4.325.200

1

Dự án Nâng thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, khoản vay bổ sung (pha 3).ADB

 

 

2015-2019

 

1.932.000

 

 

1.193.200

2

Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT-WB)

 

 

2015-2021

 

4.500.000

 

 

2.200.000

3

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên, khoán vay bổ sung (ADB)

 

 

2018-2022

 

1.890.000

 

 

932.000

B

CÁC DÁN VỐN TRONG NƯỚC

 

 

 

 

 

 

 

1.394.036

B1

Vốn ngành

 

 

 

 

 

 

 

448.160

 

Ngành trồng trọt, BVTV

 

 

 

 

 

 

 

295.915

 

Dự án chuyển tiếp từ 2015 sang

 

 

 

 

 

 

 

 

1

XD trung tâm KKN phân bón QG

Văn Lâm, Hưng Yên

 

2011-2014

2919/QĐ-BNN-XD 29/10/2010

32.570

 

20.000

12.570

2

Thiết bị quản lý và an toàn thuốc BVTV trong nông sản

 

 

 

3135/QĐ-BKN-XD (30/10/2009)

33.708

 

10.000

23.708

 

Dự án khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

1

XD trung tâm KXN phân bón Nam bộ

TP HChí Minh

 

2016-20

 

30.000

 

10.000

20.000

2

Phát triển cơ sở vật chất và năng lực quản lý KNN giống cây trồng

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

 

2016-20

 

30.000

 

10.000

20.000

3

Cải tạo nâng cấp Trung tâm KDTV sau nhập khẩu I (Từ Liêm - Hà Nội)

Hà Nội

 

2016-20

 

20.000

 

 

20.000

4

Di dời trụ sở và đầu tư dây chuyền sản xuất vắc xin công nghệ cao

Hà Nội

 

2015-17

701 08/04/14

60.000

 

 

60.000

5

Bệnh viện thú y Học Viện Nông nghiệp

Hà Nội

 

2015-17

5099 31/10/13

99.637

 

 

99.637

6

Nâng cao năng lực hệ thống giám sát sinh vật gây hại (thuộc đề án tăng cường nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành BVTV giai đoạn 2007-2015: quyết định phê duyệt đề án số 1937/QĐ-BNN-KH ngày 05/7/2007)

Các cửa khẩu

 

 

 

 

 

 

10.000

7

Nâng cao năng lực hệ thống kiểm dịch thực vật (thuộc đề án tăng cường nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước ngành BVTV giai đoạn 2007-2015: quyết định phê duyệt đề án số 1937/QĐ-BNN-KH ngày 05/7/2007)

Các ca khẩu

 

 

 

 

 

 

30.000

 

Ngành Thú y

 

 

 

 

 

 

 

152.245

1

Xây dựng cơ sở Thực nghiệm chế tạo vắc xin công nghệ cao

Nha Trang

 

2012-15

2608 28/10/11

89.549

47.000

22.000

1.000

2

Xây dụng khu cách ly KD ĐV Nội Bài

Hà Nội

 

 

238 26/1/07

16.335

1.000

 

 

3

Xây dựng Trạm KD ĐV cửa khẩu Cha Lo và khu cách ly KD ĐV

Q. Bình

 

 

3147 30/10/09

34.472

 

 

34.472

4

Xây dựng và cải tạo nâng cấp Viện Thú y.

Hà Nội

 

 

2684 30/10/12

106.773

 

 

106.773

5

Xây dựng khu khảo nghiệm thuốc thú y

Hà Nội

 

 

2138 09/8/10

10.000

 

 

10.000

B2

Các dự án thuộc CT giống

 

 

 

 

 

 

 

945.876

1

CT giống cây trng

 

 

 

 

 

 

 

326.321

 

Dự án chuyển tiếp từ 2015 sang

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nâng cao NL SX, chế biến, bảo quản giống CT theo hướng CNH

Thanh Trì, Hà Nội

 

 

2067, 11/9/13

31.993

11.050

11.000

10.000

2

Sản xut giống sn

TTNCTNN N Hưng

 

 

3576, 31/12/10

5.147

48

 

5.100

3

Sản xuất giống khoai lang

Viện KHKT NN Bắc Trung Bộ

 

 

3575, 31/12/10

8.880

60

 

8.820

4

Sản xuất giống hoa

Viện Nghiên cứu

 

 

3574, 31/12/10

7.796

57

 

7.740

5

Sản xuất giống chè

Viện KHKT NLN Miền Núi Phía Bắc

 

 

3579, 31/12/10

9.846

193

 

9.653

6

Sản xuất giống cao su các tỉnh miền núi phía Bắc

Viện KHKT NLN Miền Núi Phía Bắc

 

 

3578, 31/12/10

7.755

98

 

7.657

7

Sản xuất giống 1 số CAQ chủ lực các tỉnh phía Nam

Viện CAQ miền Nam, VAAS

 

 

867, 28/4/11

13.541

115

 

13.426

8

Sản xuất giống mía của Tổng công ty mía đường II

TCT mía đường II

 

 

2661, 31/10/11

50.759

50

 

20.753

9

Sản xuất giống lạc khu vực miền Trung giai đoạn 2011-2015

Viện KHKT NN BTBộ

 

 

2667, 31/10/11

6.621

46

 

6.575

10

SX giống lúa xuất khẩu (giai đoạn 2011-2015)

Viện lúa ĐBSCL

 

 

2621, 05/11/13

37.791

1.000

 

37.691

11

Phát triển giống lúa ngắn ngày các tỉnh phía Bắc (giai đoạn 2011-2015)

Viện Cây LT&TP

 

 

2674, 31/10/11

34.132

153

 

33.979

12

Sản xuất giống khoai tây sạch bệnh

TTn/c và PT cây có củ - Viện cây LT&TP

 

 

 

20.000

 

 

20.000

13

Sản xuất giống lúa lai giai đoạn 2011-2015

TT n/c và PT Lúa lai Viện cây LT&TP

 

 

2734, 31/10/12

16.700

150

 

16.550

14

Sản xuất giống lạc, đậu tương

TT n/c và PT đậu đỗ Viện cây LT&TP

 

 

2675, 31/10/11

29.877

115

 

29.762

15

Sản xuất giống nm

Trung tâm CNSHTV - Viện Di truyền NN

 

 

3577, 31/12/10

80741

19.193

8.615

8.615

 

Dự án khởi công mới

 

 

 

 

 

 

 

 

1

SX giống nấm

 

 

 

 

30.000

 

 

30.000

2

SX giống cà phê

 

 

 

 

30.000

 

 

30.000

3

Nâng cao NL quản lý CL giống CT

 

 

 

 

30.000

 

 

30.000

 

Giống vật nuôi

 

 

 

 

 

 

 

619.555

1

Đầu tư xây dựng và mở rộng Trạm ngh.cứu và nuôi giữ giống lợn hạt nhân và cơ sở dạy nghề chăn nuôi.

Hòa Bình

 

2009-14

3290 28/12/12

187.886

 

136.282

 

2

Nâng cấp và mở rộng TT giống gia súc lớn TW

Hà Nội

 

2016-20

1769 4/8/11

74.566

 

 

74.566

3

Xây dựng Trại thực nghiệm và nuôi giữ giống gốc gia cầm

Ninh Bình

 

2016-20

3134 30/10/09

16.810

 

 

16.810

4

Phát triển giống gà lông màu chất lượng cao tại Miền trung

B. Định

 

2016-20

1666 22/7/13

51.232

 

 

51.232

5

Phát triển giống Đà Điểu chất lượng cao

Bình Thuận

 

2016-20

3152 30/10/09

20.451

 

 

20.451

6

Phát triển giống thỏ năng suất chất lượng cao

Ninh Bình

 

2016-20

3145 30/10/09

19.834

 

 

19.834

7

Mở rộng hệ thống nuôi giữ và nhân giống thủy cầm

Ninh Bình

 

2016-20

2659 31/10/11

78.404

 

 

78.404

8

Xây dựng trại giống lợn cụ kị (GGP)

Vũng Tàu

 

2016-20

2663 31/10/11

144.936

 

 

144.936

9

Xây dựng trại gà giống gốc

Vũng Tàu

 

2016-20

2630 28/10/11

66.497

 

 

66.497

10

Phát triển giống trâu

Các tnh M núi

 

2016-20

2666 31/10/11

16.766

 

 

16.766

11

Phát triển giống dê, cừu

Các tnh M núi

 

2016-20

2665 31/10/15

45.059

 

 

45.059

12

Trung tâm Phát triển chăn nuôi đồng bằng sông Cửu Long

Sóc Trăng

 

2016-20

 

20.000

 

 

20.000

13

Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn giống vật nuôi

Hà Nam

 

2016-20

 

20.000

 

 

20.000

14

HT phần mềm quản lý chăn nuôi

Hà Nội

 

2016-20

 

5.000

 

 

5.000

15

Trung tâm KKN và KĐ giống vật nuôi và TACN miền Trung và phía Nam

 

 

2016-20

 

20.000

 

 

20.000

16

Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho TT nghiên cứu Dâu-Tằm_Tơ

Hà Nội

 

2016-20

 

20.000

 

 

20.000

 

PHỤ LỤC 4.3

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÀNH LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo quyết định số 1440/QĐ-BNN-KH ngày 27/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

S thtự

Tên công trình

Địa điểm XD

N. lực thiết kế
(ha)

TG
KC
HT

Dự án đầu tư được duyệt

Ước thực hiện đến hết năm 2014

Dự kiến kế hoạch năm 2015

Dự kiến KH 2016-2020

S QĐ, ngày duyệt

TMĐT XDCB

 

TNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

5.155.904

I

CÁC DỰ ÁN VỐN ODA

 

 

 

 

 

 

 

4.075.372

I

Dự án chuyển tiếp từ 2015 sang

 

 

 

 

 

 

 

2.440.492

1

Dự án phục hồi và Quản lý bền vững rừng phòng hộ (IICA2)

T.Hóa, N.An, H.Tĩnh, Q.Bình, Q.Trị, Huế, Q.Ngãi, B.Định, P.Yên, N.Thuận, B.Thuận

Trồng 17.946 ha. Khoanh nuôi 14.162 ha, Bảo vệ 34.437 ha

2012-2021

1291/QĐ-BKN-KH ngày 31/5/2012

2.577.086

219.232

300.000

1.568.627

2

Dự án Phát triển Lâm nghiệp ở Hòa Bình và Sơn La (KfW7)

Hòa Bình và Sơn La

Trồng và khoanh nuôi 16.000 ha

2006-2016

1528/QĐ-BNN-HTQT ngày 26/5/2006

377.000

58.000

40.000

13.901

3

Dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải Co2 (KFW8)

Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn

Quản lý rừng cộng đồng 12.000 ha, quản lý rừng Keo 5000 ha và bảo tồn đa dạng sinh học 5 khu

2015-2020

Văn bản số 968/BKHĐT KTĐN ngày 24/2/2014 trình chính phủ xin phê duyệt dự án

723.990

 

15.000

597.890

4

Bảo vệ và quản lý tổng hợp các hệ sinh thái rừng tại Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai (KfW10)

Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai

Quản lý rừng cộng đồng 28.110 ha

2015-2020

 

316.120

 

15.000

260.074

II

Dự án khởi công mới 2016-2020

 

 

 

 

 

 

 

1.634.880

1

Dự án “Tăng cường năng lực thích ứng dựa trên hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng vùng biên giới” (gọi tắt là Dự án WB 4,5). Vốn do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ

Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Sơn La

 

2016-2025

 

2.352.000

 

 

252.000

2

Dự án Bảo tồn rừng và phát triển nông thôn tổng hợp để bảo tồn cảnh quan Cao nguyên Langbiang và vùng phụ cận. Vốn do ngân hàng thế giới (WB) tài trợ

Lâm Đồng

 

2016-2025

 

2.352.000

 

 

564.480

3

Dự án “Phục hồi và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên” (gọi tắt là Dự án KfW9). Vốn do ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

 

2016-2022

 

728.000

 

 

145.600

4

Dự án Phục hồi và quản lý rừng bền vững tại các tỉnh Hòa Bình và Sơn La KfW7 - pha 2. Vốn do ngân hàng tái thiết Đức (KfW) tài trợ

Hòa Bình và Sơn La

 

2016-2022

 

364.000

 

 

72.800

5

Dự án quản lý bền vững hệ sinh thái rùng ngập mặn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với phát triển sinh kế của người dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu vì chống nước biển dâng

Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre và Trà Vinh