Quyết định 1485/QĐ-UBND

Quyết định 1485/QĐ-UBND năm 2011 về Tiêu chuẩn chất lượng, Bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh Hoa địa lan sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Hoa Đà Lạt" do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1485/QĐ-UBND 2011 Tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Lâm Đồng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1485/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 11 tháng 07 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, BẢN ĐỒ VÙNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH HOA ĐỊA LAN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HOA ĐÀ LẠT”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 22/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy chế quản và sử dụng nhãn hiệu chứng nhn Hoa Đà Lạt;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng tại tờ trình số 41/TTr-SKHCN ngày 28/6/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Tiêu chuẩn chất lượng, Bản đồ vùng sản xuất và kinh doanh Hoa địa lan sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
-
Như điều 3;
-
Lưu: VT, VX1.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Thu

 

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG HOA ĐỊA LAN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN “HOA ĐÀ LẠT”

(Ban hành theo Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đng)

A. CÁC TIÊU CHÍ CHỨNG NHẬN

I. XUẤT XỨ HOA ĐỊA LAN

Xuất xứ một cành hoa địa lan mang nhãn hiệu chứng nhận “Hoa Đà Lạt” phải xác định cụ thể các thông tin sau:

1. Doanh nghiệp/đơn vị/chủ hộ:

2. Địa chỉ:

3. Địa điểm sản xuất:

4. Giống địa lan

5. Nguồn gốc giống sản xuất

6. Ngày thu hoạch

II. CHẤT LƯỢNG HOA ĐỊA LAN

1. Đối với Hoa cắt cành

a) Ngoại quan:

- Cành hoa thẳng, cứng cáp (nếu như cành hoa khi để đứng ngọn của nó rũ về một bên thì coi như cành hoa không cứng);

- Cành hoa không bị khuyết tật, rụng tai bông;

- Cành hoa không bị trầy xước, dập gãy;

- Cành hoa không bị côn trùng cắn phá;

- Cành hoa không bị gãy đầu bông;

- Cành hoa không bị vết về bệnh lý (biến màu, hoen ).

b) Chiều cao cành hoa được xác định phổ biến ở 03 dạng sau:

- Dạng hoa ln: từ 90 cm trở lên (thường ở các loại giống sau: Tím hột, Xanh thơm, Trắng Bà ra, Xanh linh ngọc, Đỏ úc, Vầng trăng, Xanh lưi đỏ, Canh úc, Xanh giọt nước, ...)

- Dạng hoa trung: từ 70 - 90 cm (thường ở các loại giống sau: Vàng ba râu, Vàng hải, Xanh lục, Trắng tím hoa cà, Xanh chiểu, Trắng lá lúa, Xanh ngọc, Vàng Golden, Cam lửa, Hồng úc, Vàng Mỹ, Vàng cà sa...)

- Dạng hoa nhỏ: dưới 70cm (thường ở các loại giống sau: Vàng mít, Vạn chùm, Sato cánh gián, Sato 72, Xanh ngọc Việt Nam, Lan bông rủ của Nhật, Miniatur...)

c) Kích cỡ hoa được xác định phổ biến ở 03 dạng sau:

- Dạng hoa lớn: Lớn hơn 10 cm (thường ở các loại giống sau: Tím hột, Xanh thơm, Trắng Bà rịa, Xanh linh ngọc, Đỏ Úc, Vầng trăng, Xanh lưỡi đỏ, Canh Úc, Xanh giọt nước, ...)

- Dạng hoa trung: từ 7 - 10 cm (thường ở các loại giống sau: Vàng ba râu, Vàng hải, Xanh lục, Trắng tím hoa cà, Xanh chiểu, Trắng lá lúa, Xanh ngọc, Vàng Golden, Cam lửa, Hồng úc, Vàng mỹ, Vàng cà sa...)

- Dạng hoa nhỏ: dưới 7 cm (thường ở các loại giống sau: Vàng mít, Vạm chùm, Sato cánh gián, Sato 72, Xanh ngọc Việt Nam, Lan bông rủ của Nhật, Miniatur...)

d) Kết cấu phân bố hoa:

- Số lượng hoa/cành: phải đạt từ 12 trở lên.

- Tai bông phải hướng ra bốn phía và phân bố đều trên 2/3 cành bông (nhìn bốn phía chúng ta đều thấy có cánh môi hướng ra ngoài).

đ) Màu sắc hoa: Theo đặt trưng của giống.

e) Hương thơm: Có hương thơm đặc trưng của giống.

2. Đối với Hoa chậu

2.1. Loại Hoa đứng:

a) Ngoại quan:

- Cành hoa thẳng, cứng cáp (nếu như cành hoa khi đ đứng ngọn của nó rũ về một bên thì coi như cành hoa không cứng);

- Cành hoa không bị khuyết tật, rụng tai bông;

- Cành hoa không bị trầy xước, dập gãy;

- Cành hoa không bị côn trùng cắn phá;

- Cành hoa không bị gãy đầu bông;

- Cành hoa không bị vết về bệnh lý.

b) Chiều cao cành hoa được xác định phổ biến ở 03 dạng sau:

- Dạng hoa lớn: từ 90 cm trở lên (thường ở các loại giống sau: Tím hột, Xanh thơm, Trắng Bà rịa, Xanh linh ngọc, Đỏ úc, Vầng trăng, Xanh lưỡi đỏ, Canh úc, Xanh giọt nước, ...)

- Dạng hoa trung: từ 70 - 90 cm (thường ở các loại ging sau: Vàng ba râu, Vàng hải, Xanh lục, Trắng tím hoa cà, Xanh chiểu, Trắng lá lúa, Xanh ngọc, Vàng Golden, Cam lửa, Hồng úc, Vàng Mỹ, Vàng cà sa...)

- Dạng hoa nhỏ: dưới 70cm (thường ở các loại giống sau: Vàng mít, Vạn chùm, Sato cánh gián, Sato 72, Xanh ngọc Việt Nam, Lan bồng rủ của Nhật, Miniatur...)

c) Kích cỡ hoa được xác định phổ biến ở 03 dạng sau:

- Dạng hoa lớn: Ln hơn 10 cm (thường ở các loại giống sau: Tím hột, Xanh thơm, Trắng Bà ra, Xanh linh ngọc, Đỏ Úc, Vầng trăng, Xanh lưỡi đỏ, Canh Úc, Xanh giọt nước, ...)

- Dạng hoa trung: từ 7 - 10 cm (thường ở các loại giống sau: Vàng ba râu, Vàng hải, Xanh lục, Trắng tím hoa cà, Xanh chiểu, Trắng lá lúa, Xanh ngọc, Vàng Golden, Cam lửa, Hồng úc, Vàng mỹ, Vàng cà sa...)

- Dạng hoa nhỏ: dưới 7 cm (thường ở các loại giống sau: Vàng mít, Vạm chùm, Sato cánh gián, Sato 72, Xanh ngọc Việt Nam, Lan bông rủ của Nhật, Miniatur...)

d) Kết cấu phân bố hoa

- Số lượng hoa/cành: phải đạt từ 12 trở lên.

- Tai bông phải hướng ra bốn phía và phân bố đều trên 2/3 cành bông (nhìn bốn phía chúng ta đều thấy có cánh môi hướng ra ngoài).

đ) Màu sắc hoa: theo đặt trưng của giống

e) Hương thơm: có hương thơm đặc trưng của giống.

g) Chất lượng chậu hoa:

- Giả hành đều mang lá;

- Mỗi giả hành ít nhất 1 cành bông;

- Lá xanh đều, không bị dập gãy và không mang bệnh lý, lá đứng, có độ cứng nhất định, đầu lá hơi cong;

- Cành hoa phải thẳng, cao hơn cấu trúc không gian bộ lá;

- Các cành hoa phân bố đều trên bề mặt chậu.

2.2. Loại Hoa rủ:

a) Ngoại quan:

- Giả hành đều mang lá;

- Mỗi giả hành ít nhất 1 cành bông;

- Lá xanh đều, không bị dập gãy và không mang bệnh lý;

- Lá phải đứng, có độ cứng nhất định, đu lá hơi cong;

- Cành hoa phải thng, cao hơn cấu trúc không gian bộ lá;

- Cành hoa phải rũ (đối với loại hoa rũ) vượt ra khỏi miệng chậu ít nhất là 30cm;

- Các cành hoa phân bố đều trên bề mặt chậu;

- Các tai bông phải hướng hết ra phía ngoài;

- Cành hoa phi rũ vượt ra khỏi miệng chậu ít nhất là 30cm.

b) Màu sắc hoa: đạt yêu cầu như trong Catalogue tương ứng với từng giống.

c) Hương thơm: có hương thơm đặc trưng của giống.

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHO CÁC TIÊU CHUẨN:

I. XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HOA

Căn cứ vào có phiếu ghi chép các thông tin trong quá trình canh tác (theo mẫu).

II. XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HOA

1. Đo, đếm

- Đo chiều cao cành bông bằng thước thẳng độ chính xác đến milimét: đo từ gốc cho đến tai bông trên cùng.

- Đo độ lớn tai bông bằng thước thẳng đọc chính xác đến milimét: đo từ đỉnh cánh hoa này tới đỉnh cánh hoa kia.

- Đối với lan trồng chậu: đo từ gốc cành bông đến đỉnh cành bông, áp dụng cho cả bông chậu, cành hoa đứng lẫn hoa rũ.

- Đếm số tai bông nở hoặc có khả năng sẽ nở trên cành.

2. Xác định dạng phân bổ

- Đối với hoa cắt cành: Các tai bông phải khoe bông ra 4 phía (nhìn 4 phía chúng ta đều thấy có cánh môi hướng ra ngoài)

- Đối với hoa chậu, nếu là hoa đứng thì cành bông cấu trúc cũng phải như trên

- Đối với hoa chậu, nếu là hoa rũ thì các tai bông phải hướng hết ra phía ngoài (đây là đặc điểm riêng của loại Cymbidium cho hoa rũ, kể cả các giống lai lẫn các giống tự nhiên)

3. Xác định màu sắc

- Đối với các giống mới nhập gn đây, màu sắc cần có catalogue để đối chiếu cụ thể.

- Đối với những giống đã có từ nhiều năm trước, thì chủ yếu bằng nhãn quan, thường các cành hoa đạt các tiêu chí về đặc điểm cành và số lượng tai bông thì màu sắc tương đối chuẩn. Trừ giống tím hột, có màu sắc thay đổi rất đa dạng, màu bông tím hột chuẩn là màu đỏ Borđô, cánh hoa có màu đỏ đều thuần khiết, lá đài có màu đỏ, nhưng có sọc đậm hơn dọc theo từ đỉnh đến gc lá đài./.

 

BẢN ĐỒ VÙNG CHỨNG NHẬN HOA ĐỊA LAN ĐÀ LẠT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1485/QĐ-UBND ngày 11/7/2011 của UBND tỉnh Lâm Đng)

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1485/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1485/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/07/2011
Ngày hiệu lực11/07/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcSở hữu trí tuệ
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1485/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1485/QĐ-UBND 2011 Tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Lâm Đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1485/QĐ-UBND 2011 Tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Lâm Đồng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1485/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
                Người kýTrương Văn Thu
                Ngày ban hành11/07/2011
                Ngày hiệu lực11/07/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcSở hữu trí tuệ
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1485/QĐ-UBND 2011 Tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Lâm Đồng

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1485/QĐ-UBND 2011 Tiêu chuẩn sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hoa Đà Lạt Lâm Đồng

                        • 11/07/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 11/07/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực