Nội dung toàn văn Quyết định 151/2004/QĐ-UB Dự án đào tạo bậc đại họccho học sinh Trường Lê Quý Đôn Đà Nẵng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/2004/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 06 tháng 9 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày 07/7/2004 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình "Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa";
- Theo đề nghị tại Tờ trình số 1661/GD&ĐT-TCCB ngày 18 tháng 8 năm 2004 của sỏ Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước cho học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, sở Kế hoạch và Đầu tư, sổ Tài chính và các sỏ, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai Dự án.
Điều 3: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sổ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Kho bạc Nhà nước thành phố, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn và thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
DỰ ÁN
ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUY ĐÔN BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Phần I
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố:
Trong những năm qua, kinh tế xã hội thành phố đã phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đánh giá về những thành quả đạt được của thành phố trong thời gian qua, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" dã nêu rõ: "Thành phố phát triển khá trên nhiều mặt, trở thành một thành phố cảng lớn, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước, góp phần quan trọng các tỉnh trong khu vực phát triển và trở thành trọng tâm kinh tế, của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố luôn duy trì được nhịp độ phát triển kinh tế khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành sản xuất và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; ngân sách tăng khá, là một trong những địa phương nguồn thu ngân sách lớn. Đặc biệt thành phố đã thực hiện tốt chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề hội, quan tâm đến nhân tố con người, chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ".
Tuy nhiên, kinh tế Đà nẵng phát triển với chất lượng chưa cao. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá, nhưng do điểm xuất phát thấp, nên quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Chưa hình thành được các ngành công nghiệp mũi nhọn, sản phẩm công nghiệp chủ lực. Các lĩnh vực sản xuất, thương mại, du lịch, dịch vụ, kinh tế đối ngoại phát triển còn chậm, sản phẩm chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, dịch vụ tài chính tiền tệ chậm phát triển, dịch vụ khoa học và công nghệ chưa được chú ý đúng mức. Thế mạnh về kinh tế biển chưa được khai thác triệt để. Lĩnh vực xuất khẩu chưa vượt qua được những thách thức gay gắt về cạnh tranh và thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm và nhiều khó khăn. Các phương thức canh tác nông nghiệp tiên tiến chậm được đưa vào nông thôn trên diện rộng, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc, như thiếu việc làm, môi trường bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội chưa được giải quyết tót. Sự phát triển về văn hóa, lối sống chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và chưa ngang tầm với một đô thị hiện đại. Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập.
Những vấn đề nêu trên chứng tỏ sự phát triển của thành phố Đà Nẵng chưa bền vững. Để vượt qua những khó khăn đó, đòi hỏi chúng ta phải có tiềm lực khoa học và công nghệ cùng với một năng lực nội sinh vững chắc, đủ mạnh để chủ động tham gia hội nhập. Đặc biệt, cần có một đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ phù hợp về cơ cấu, tinh thông nghề nghiệp, am hiểu tình hình trong nước và thế giới, tận tâm với công việc, không những làm chủ được khoa học và công nghệ mà còn đủ khả năng đê hoạch định các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho thành phố.
2. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ và việc đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước ở thành phố Đà Nắng
2.1. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ ở thành phố Đà Nắng
Số lượng cán bộ khoa học và công nghệ của thành phố hiện có chưa đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ cán bộ khoa học và công nghệ trên số dân còn thấp so với thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nếu lấy mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, chúng ta đạt trình độ trung bình tiên tiến về khoa học và công nghệ như Hàn Quốc hiện nay, thì chúng ta phải tăng số lượng nhân lực khoa học và công nghệ tính trên 1 ngàn dân lên gấp 5 lần.
Chất lượng đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, còn hạn chế; cơ cấu ngành nghề chưa cân đối; thiếu nhiều cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ. Sự phân bố cán bộ khoa học và công nghệ giữa các cơ quan, doanh nghiệp cũng còn nhiều bất hợp lý.
2.2. về công tác đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước bằng ngân sách nhà ở thành phố Đà Nắng
Theo chương trình của Chính phủ, hiện nay, việc gửi lưu học sinh đào tạo ở nước ngoài và các trường đại học trọng điểm trong nước chủ yếu chỉ tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, ưu tiên cho các trường đại học, các viện nghiên cứu đầu ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm, hai khu công nghệ cao, các cơ quan hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước. Theo đó, việc đào tạo nhân lực bậc cao cho địa phương chưa được tính đến ở cấp quốc gia.
Thời gian qua, việc đầu tư kinh phí đào tạo bậc đại học và sau đại học cho học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tại các cơ sở đào tạo trong nước chủ yếu do gia đình học sinh đóng góp, bên cạnh nguồn kinh phí định mức còn hạn chế hàng năm của Nhà nước đầu tư cho các cơ sở đào tạo. số học sinh của thành phố Đà Nẵng đi học đại học ở nước ngoài chủ yếu theo hình thức du học tự túc; số học sinh xin được học bổng của nước ngoài để du học rất hạn chế.
Do phải tự đầu tư kinh phí cho việc học tập ở các trường đại học trong và ngoài nước nên số học sinh tốt nghiệp đại học, sau đại học xuất sắc trở về công tác tại thành phố rất ít. Thành phố cũng chưa có cơ chế cụ thể đê ràng buộc học sinh sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học về Đà Nẵng công tác.
3. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở thành phố Đà Nẵng
3.1. Từ thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố, nhu cầu nguồn nhân lực của Đà Nẵng trong thời gian cần đào tạo là:
- Đội ngũ giáo viên có trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, các trường phổ thông đê góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố.
- Nguồn nhân lực cho nghiên cứu và phát triển trong khu công nghệ cao, các viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành theo định hướng của Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị.
- Nguồn nhân lực khoa học và công nghệ cho sản xuất, doanh nghiệp và dịch vụ.
- Đội ngũ công chức quản lý khoa học và công nghệ.
- Đội ngũ lao động kỹ thuật cao.
3.2. Yêu cầu chung đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ được đào tạo trong giai đoạn tới là:
- Đạt trình độ cao so với khu vực và thế giới, đảm bảo tiềm lực sáng tạo công nghệ, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiếp thu, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của thành phố.
- Đủ năng lực để giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố, nghiên cứu, cung cấp các luận cứ khoa học cho quá trình đổi mới toàn diện, hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của các cấp lãnh đạo.
- Cập nhật các thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế xã hội của thế giới và khu vực để thực hiện các dự báo chiến lược đen năm 2020; đưa thành phố phát triển và hội nhập nhanh chóng với khu vực và quốc tế.
Đến năm 2010, số lao động có trình độ đại học trở lên ở Đà Nẵng không những lỏn về số lượng, đạt trình độ cao về chất lượng mà đòi hỏi phải đa dạng về ngành nghề nhằm tác động tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu GDP.
Trước thực tế khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, xu hướng công nghiệp hóa toàn cầu, sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về hàng hóa... thì việc đội ngũ nhân lực được học tập tại các trường đại học trọng điểm trong nước, các trường đại học có uy tín ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến đế trở về cùng với đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ hiện có phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thành phố là hết sức cần thiết và cấp bách.
4. Kinh nghiệm đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước
Việc gửi học sinh đào tạo tại các trường đại học trọng điểm trong nước, các trường đại học có uy tín ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến đã được một số tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện.
- Thành phố Hồ Chí Minh ngay từ những năm trước năm 2000 đã tổ chức lớp tạo nguồn cán bộ trong trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Sau khi những học sinh này tốt nghiệp THPT, thành phố gửi các em đào tạo tại các trường đại học trọng điểm trong nước, các trường đại học có uy tín ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, những học sinh này trở về phục vụ cho thành phố Hồ Chí Minh.
- Tỉnh Hà Tĩnh, từ tháng 4/2002 đã có chính sách hỗ trợ cho những học sinh phổ thông được tuyển thẳng vào đại học, hoặc đang học đại học ở những ngành mà tỉnh có nhu cầu (có danh mục hàng năm) được xếp loại giỏi, gia đình và học sinh có cam kết sau khi tốt nghiệp về phục vụ lâu dài tại tỉnh; được hỗ trợ 3 triệu đồng trong năm học đầu tiên. Sau mỗi năm học tiếp theo, nếu kết quả học tập đạt loại giỏi thì tiếp tục được hỗ trợ 3 triệu đồng/năm. Sau khi tốt nghiệp tỉnh sẽ bố trí công tác phù hợp.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ bậc cao chủ yếu được đào tạo ở những trường đại học chất lượng cao, những trường đại học trọng điểm của những nước có nền khoa học, công nghệ tiên tiến. Cùng với việc đào tạo các chuyên gia khoa học, công nghệ, phải coi trọng đào tạo những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi, để đạt được kết quả tối ưu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Để khái quát kinh nghiệm thực hiện chiến lược nhân tài của các nước trên thế giới, có thể rút ra một số bài học sau đây:
- Các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều đã rất quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và chiến lược con người, đặc biệt là chiến lược nhân tài.
- Công tác giáo dục năng khiếu, tài năng không chỉ đơn thuần là đào tạo, bồi dưỡng một số cá nhân được chọn lọc mà phải được thực hiện một cách hệ thống bài bản trên diện tương đối rộng, nhằm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển một bộ phận lớn lớp trẻ có phẩm chất, năng lực cao.
- Việc phát hiện năng khiếu, tài năng phải căn cứ vào nhiều nguồn thông tin, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như đánh giá sơ bộ hồ sơ (kết quả, thành tích học tập, công tác...), viết đề cương tiểu luận, trắc nghiệm khách quan, phỏng vấn..., trong đó việc đo các chỉ số thông minh (IQ), tính sáng tạo (CQ), cảm nhận (EQ), tính đam mê (PQ), tính đạo đức (MQ) và trí tuệ xã hội (SI) là một công nghệ đánh giá năng lực trí tuệ hiện đại, có tính định lượng, khách quan và độ tin cậy cao.
- Quá trình phát triển, trưởng thành và thành đạt của nhân tài trải qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm các khâu chính từ phát hiện đến đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng; qua đó tài năng được sàng lọc, phát triển trong điều kiện được chăm sóc, giúp đỡ một cách thống nhất và đồng bộ của gia đình, nhà trường đến xã hội; từ cộng đồng, cơ sở, địa phương đến trung ương.
- Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với sử dụng: chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp và đáp ứng mục tiêu sử dụng; người hoàn thành tốt chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải được trọng dụng.
- Các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao thường được thực hiện rộng rãi và có hiệu quả ở các trường đại học danh tiếng, có uy tín cao.
- Đối với các nước đang phát triển, việc đẩy mạnh gửi sinh viên, cán bộ tài năng đi du học và tu nghiệp ở các nước tiên tiến và tăng cường liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trên thế giới để tổ chức đào tạo chất lượng quốc tế ở trong nước là điều kiện tiên quyết trong quá trình phát triển tài năng, đặc biệt là tài năng khoa học, công nghệ.
Những kinh nghiệm của các nước là những nội dung tham khảo hết sức quý báu cho việc xây dựng kế hoạch chiến lược đào tạo người tài ở thành phố Đà Nẵng.
Phần II
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
1. Một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố
- Trong những văn bản quan trọng, Đảng và Nhà nước đã khẳng định: "Đê nhanh chóng có được đội ngũ trí thức đủ sức, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phải coi trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ trong nước, quan tâm đến việc gửi lưu học sinh đi đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài" (Luật Giáo dục).
"Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng để cử người có đức, có tài đi đào tạo những ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến" (Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII).
- Đối với Đà Nẵng, những năm vừa qua, thành phố đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao. Bên cạnh việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, thành phố đã đầu tư rất lớn cho việc xây dựng và tổ chức đào tạo nhân tài, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn; đồng thời, đã có chủ trương cho học sinh của trường đi học đại học, sau đại học bằng ngân sách Nhà nước ở những ngành mà thành phố có nhu cầu, với điều kiện gia đình và học sinh có cam kết sau khi tốt nghiệp về phục vụ tại thành phố.
Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" cũng đã xác định "Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển thành phố trong những năm đến".
Kết luận số 17/KL-TU ngày 17/5/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện "Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" cũng đã khẳng định quyết tâm trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố. Chương trình được ban hành kèm theo Quyết định số 117/2004/QĐ-UB ngày 07/7/2004 của UBND thành phố cũng xác định rõ: "Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề cao cho các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố, đặc biệt là các chuyên gia giỏi về quản lý và chuyển giao công nghệ".
Tại cuộc họp giao ban ngày 28/6/2004, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố đã thống nhất kết luận: "Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với sỏ Nội vụ nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với những học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn sau khi thi đỗ vào đại học và chính sách đối với những học sinh được du học".
2. Mục tiêu của Đề án
Góp phần phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học công nghệ, các doanh nhân tài năng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học đầu ngành đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, ngang tầm đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ trong khu vực và thế giới, có khả năng nghiên cứu, nắm bắt các tiến bộ về khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới, nghiên cứu, giải quyết các vấn đề then chốt trong quá trình nhập công nghệ và thiết bị hiện đại, và nghiên cứu đón đầu giải quyết những vấn đề thực tiễn của Đà Nẵng, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố theo Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị.
3. Các hình thức đào tạo
Đào tạo chính quy tập trung bậc đại học ở các trường đại học
trọng điểm trong nước và các trường đại học có uy tín ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.
4. Đối tượng được quy hoạch đào tạo
Những học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004, trúng tuyển đại học theo nguyện vọng 1 vào những ngành mà thành phố có nhu cầu (có danh mục kèm theo), có lý lịch rõ ràng, có đơn tự nguyện tham gia chương trình đào tạo, gia đình và học sinh có cam kết sau khi tốt nghiệp đại học về phục vụ từ 7 năm trở lên tại thành phố, nếu đạt đầy đủ các tiêu chuẩn quy định được đăng ký dự tuyển đi học đại học bằng ngân sách của thành phố.
5. Tiêu chuẩn
5.1. về tiêu chí tuyển chọn
a. về năng lực trí tuệ: Có các chỉ số thông minh, sáng tạo và đam mê khoa học cao, đặc biệt là năng lực sáng tạo.
b. Có kết quả học tập bậc trung học phổ thông cao, gồm:
- Xếp loại học tập cấp trung học phổ thông (bao gồm cả kết quả thi tốt nghiệp THPT) cao.
- Thành tích thi học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Kết quả thi tuyển sinh đại học.
c. Một số kiến thức bổ sung: có khả năng ngoại ngữ, tin học khá; có kiến thức cần thiết khác và hiểu biết xã hội tốt.
d. Về quan hệ gia đình-xã hội: Có lý lịch rõ ràng; tích cực tham gia hoạt động xã hội, đoàn thể, văn nghệ, thể thao; có uy tín tập thể.
5.2. Phương thức tuyển chọn
a. Tuyển thẳng: Các đối tượng đạt giải quốc gia; học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT; những học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi đại học.
b. Những đối tượng còn lại: Hội đồng tuyển chọn sẽ quy định công thức định lượng hóa, mức tối thiểu và trọng số của từng tiêu chí. Các tiêu chí, mức tối thiểu và trọng số nói trên có thể điều chỉnh trong quá trình thí điểm để ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Những học sinh là con thương binh, liệt sĩ, cán bộ đoàn tích cực (từ phó bí thư chi đoàn trở lên ở lớp cuối cấp), cán bộ lớp tích cực (từ lốp phó trở lên ở lớp cuối cấp) có học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và thi tốt nghiệp THPT xếp loại giỏi trở lên được ưu tiên trong quá trình xét tuyển.
6. Định hướng ngành nghề đào tạo
Tập trung đào tạo các lĩnh vực ngành nghề được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành TW Đảng, ưu tiên: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu, Công nghệ tự động hóa, Công nghệ chế tạo máy, Năng lượng, Cơ học công trình biến, Hạ tầng cơ sở, Hoạt động đối ngoại, Quản lý văn hóa, Quản lý kinh tế, Quản lý đầu tư, Quản lý đô thị, Tiếng Anh, Xây dựng, cầu đường... Đồng thời, coi trọng việc đào tạo nhân lực ngành khoa học tự nhiên; nông, lâm, thủy sản; khoa học xã hội và nhân văn; y - được; kinh tế - quản lý; nghệ thuật...
Dự kiến các chuyên ngành ưu tiên đào tạo theo Phụ lục 1.
7. Cơ sở đào tạo
7.1. Trong nước
Ưu tiên quy hoạch hướng học sinh Đà nẵng vào học các trường đại học trọng điểm, các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Học viện BƯU chính - Viễn thông, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện quan hệ quốc tế, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Được Hà Nội....Các trường đại học nước ngoài đặt tại Việt Nam theo hình thức du học tại chỗ.
7.2. Nước ngoài
Thông qua mối quan hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam điều tra, xác định các có sỏ đào tạo có chất lượng cao nhất cho từng ngành và từng loại hình đào tạo, cụ thể là: xác định danh sách các trường đại học, các khoa, bộ môn đào tạo có chất lượng cao ở nước phát triển và phù hợp với danh mục ngành nghề đào tạo mà Đà Nẵng có nhu cầu.
Liên kết với các trường đại học, đặc biệt là Đại học Đà Nẵng để gửi ra nước ngoài học tập ở các trường đại học, các cơ sở đào tạo có chất lượng cao.
Trong những năm trước mắt, tập trung Ưu tiên gửi học sinh của Đà Năng đến học tại một số có số đào tạo có chất lượng cao tại một số nước phát triển, như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hòa liên bang Đức, Australia, Hà Lan, Singapore, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ... hoặc các cơ sở đào tạo của nước ngoài đặt tại Việt Nam.
Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước có cam kết hợp tác với Đà Nẵng để gửi học sinh đến học tập với kinh phí ưu đãi hơn thông thường.
Một số cơ sở đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ bậc đại học ở nước ngoài có chất lượng theo Phụ lục 2.
8. Kế hoạch đào tạo năm 2004
8.1. Tiêu chuẩn tuyển chọn
Tuyển các học sinh đạt các tiêu chuẩn sau đây:
- Có giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia từ khuyến khích trở lên, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tót: 26 học sinh.
- Học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tốt, trúng tuyển đại học theo nguyện vọng 1:01 học sinh.
- Những học sinh đạt thủ khoa các trường đại học trong kỳ thi đại học năm 2004, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tốt, đỗ tốt nghiệp loại giỏi: Dự kiến 01 học sinh.
- Những học sinh đạt giải Ba trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tốt, đỗ tốt nghiệp loại giỏi, trúng tuyển đại học theo nguyện vọng 1: Dự kiến có 34 học sinh.
Tổng số học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn dự kiến tuyển: 62 học sinh.
Ngoài ra có thể tuyển những học sinh các trường THPT khác trên địa bàn thành phố (ngoài trường THPT chuyên Lê Quý Đôn), nếu các học sinh đó đạt được các tiêu chuẩn:
- Có giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia từ khuyến khích trở lên, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tốt.
- Những học sinh đạt thủ khoa các trường đại học trong kỳ thi đại học năm 2004, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tót, đỗ tốt nghiệp loại giỏi.
- Những học sinh đạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố, có xếp loại học lực năm học cuối cấp loại giỏi, hạnh kiểm tót, đỗ tốt nghiệp loại giỏi, trúng tuyển đại học theo nguyện vọng 1.
8.2. Dự kiến kinh phí đào tạo
Kinh phí đầu tư cho việc đào tạo học sinh ở bậc đại học bao gồm các khoản chi như sau:
- Học phí nộp cho cơ sở đào tạo;
- Học bổng (đảm bảo ăn ở , đi lại, học tập, bảo hiểm...cho học sinh);
- Chi cho công tác quản lý, điều hành dự án: đi lại liên hệ công tác, hội họp, khen thưởng,...
- Dự kiến mức đầu tư kinh phí cho mỗi học sinh như sau:
- Đào tạo tại các trường đại học trọng điểm trong nước: Dự kiến kinh phí bình quân: 25.000.000 đến 30.000.000 VNĐ/năm học/ngu’ời (mức tối đa) (tính 10 tháng/năm học).
- Đào tạo tại các trường đại học nước ngoài: Dự kiến kinh phí từ 5.000 đến 20.000 USD/năm/ngƯời (mức tối đa) (tùy theo yêu cầu của các trường thuộc các nước khác nhau).
Định mức kinh phí cho mỗi học sinh nêu trên chỉ tính cho năm thứ nhất. Các năm tiếp theo, sẽ điều chỉnh mức đầu tư cụ thể cho mỗi loại học sinh căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của học sinh tại trường đại học (xuất sắc, tốt khá, trung bình) trên nguyên tắc học bổng không bình quân và không vượt mức tối đa kinh phí đầu tư nêu trên.
Những học sinh thuộc tiêu chuẩn tuyển chọn của dự án, trúng tuyển vào năm thứ nhất thuộc diện nào (trong nước hay nước ngoài) thì được hướng kinh phí hỗ trợ theo diện đó. Đối với những học sinh đang học đại học trong nước được chọn cử đi học ở nước ngoài thì được hưởng hỗ trợ theo diện học sinh học nước ngoài ke từ thời điểm đi nước ngoài. Những học sinh đạt tiêu chuẩn thành thạo về tiếng Anh thì được cử đi học ngay ở nước ngoài.
Từ năm học 2004-2005 trở đi, ngoài kinh phí đầu tư cho quá trình đào tạo đại học, hàng năm còn đầu tư một khoản kinh phí phục vụ cho việc giảng dạy ngoại ngữ tại trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đế các học sinh này có đủ trình độ ngoại ngữ đi du học bằng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức (Chẳng hạn, những học sinh đi học tại Hoa Kỳ và Anh phải có khả năng tiếng Anh tót, đạt tối thiểu 550 điểm TOEFL, hoặc IELTS đạt 6,0 trở lên...); tổ chức bồi dưỡng chính trị tư tưởng trước khi học sinh đi du học...
9. Phương thức đầu tư
- Việc đầu tư đào tạo học sinh ở bậc đại học từ nguồn ngân sách thành phố được thực hiện theo phương thức trực tiếp đến từng học sinh hoặc ký hợp đồng với cơ sở đào tạo.
- Học sinh thuộc diện được UBND thành phố đầu tư kinh phí đào tạo đại học phải có cam kết của gia đình và bản thân học sinh là sau khi tốt nghiệp đại học về phục vụ tại thành phố từ 7 năm trở lên. Việc cam kết đó được thực hiện bằng hợp đồng trách nhiệm, có sự chứng kiến của cơ quan luật pháp và điều chỉnh bằng pháp luật Nhà nước Việt Nam. Nếu gia đình và học sinh không thực hiện đúng hợp đồng, phải đền bù gấp 5 (năm) lần toàn bộ kinh phí do Nhà nước đầu tư kể từ khi bắt đầu vào học tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (có tính theo lãi suất lũy tiến cho vay tiêu dùng từng kỳ).
Sỏ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với sỏ Tài chính để có văn bản cụ thể hóa việc tính đền bù này sau khi đề án được phê duyệt
10. Dự kiến nguồn ngân sách đào tạo
Ngân sách chi cho dự án đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước gồm các nguồn:
- Nguồn từ ngân sách của thành phố;
- Nguồn tài trợ của các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp.
- Nguồn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Các nguồn trên được tập hợp thành một quỹ chung, gọi là "Quỹ học hổng Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng". Quỹ học bổng Lê Quý Đôn không chỉ dành riêng cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn mà còn dành cho học sinh các trường khác đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cho đầu tư đào tạo bậc đại học tại các cơ sở trong và ngoài nước.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với sỏ Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ học bổng Lê Quý Đôn. Hàng năm, vào tháng 5, các sỏ, ban, ngành, các doanh nghiệp có nhu cầu nguồn nhân lực gửi về Sổ Giáo dục và Đào tạo để lập kế hoạch đào tạo và dự trù nguồn kinh phí phục vụ cho đào tạo.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng
1.1. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc đưa học sinh đi đào tạo
1.2. Lãnh đạo thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra để quá trình thực hiện Dự án, đảm bảo dân chủ, công khai và hiệu quả.
2. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
2.1. Sở Giáo dục & Đào tạo
- Trên cơ sở Dự án được UBND thành phố phê duyệt, sỏ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tham mưu, đề xuất trên cơ sở các tiêu chuẩn đã quy định và theo dõi quá trình học tập của học sinh được cử đi đào tạo; đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng các kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm của thành phố.
- Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn trực tiếp giúp sỏ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, quản lý toàn bộ Dự án.
2.2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sỏ Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan trong việc xây dựng các kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm; trong việc xét tuyển học sinh tham gia dự án.
- Tham mưu cho UBND thành phố sử dụng số sinh viên này sau khi tốt nghiệp đại học, sau đại học trở về công tác tại thành phố Đà Nẵng./.
PHỤ LỤC 1
DỰ KIẾN NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO NĂM 2004-2005
STT | NGÀNH |
I | Công nghệ thông tin |
1 | Công nghệ phần mềm |
2 | Quản lý cơ sở dữ liệu |
3 | Lập trình máy tính |
4 | Hệ thống cơ sở dữ liệu |
5 | Phân tích các hệ thống |
6 | Truyền số liệu |
7 | Khoa học máy tính |
8 | Công nghệ mạng và đa phương tiện |
9 | Công nghệ nhận dạng thông tin và công nghệ tri thức |
10 | Công nghệ mạch vi điện tử chuyên dụng |
11 | Mạng thông tin máy tính |
12 | Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia |
13 | Cơ sở toán học của tin học |
14 | Ứng dụng CNTT |
15 | Tin học trong giám sát dịch tễ |
16 | Tin học trong sản xuất, tồn trữ và báo quán thuốc |
17 | Tin học và số hóa trong chẩn đoán |
II | Công nghệ vật liệu |
1 | Từ và siêu dẫn vật lý Nanomet quang điện tử |
2 | Công nghệ vật liệu |
3 | Sức bền hóa học của vật liệu và chống ăn mòn hóa học |
4 | Công nghệ vật liệu và luyện kim |
5 | Cơ học vật liệu |
6 | Siêu dẫn nhiệt độ cao |
7 | Phương pháp phân tích cấu trúc và thành vật |
8 | Vật lý và công nghệ chế tạo vật liệu |
9 | Vật liệu kim loại và hợp kim cao cấp |
10 | Vật liệu cao phân tử và compozit nền cao phân tử |
11 | Vật liệu và linh kiện điện tử và quang tử |
12 | Vật liệu y - sinh học |
13 | Chống ăn mòn và bảo vệ vật liệu |
14 | Vật liệu từ và đất hiếm |
15 | Gốm và nguyên liệu vô cơ |
16 | Mô hình hóa vật liệu |
17 | Phương pháp kiểm định vật liệu |
18 | Công nghệ tuyển khoáng |
19 | Vật liệu và công nghệ vật liệu, linh kiện cảm biến |
20 | Laser màu, laser rắn |
21 | Vật liệu xúc tác |
III | Công nghệ hóa dầu |
1 | Công nghệ lọc, hóa dầu |
2 | Hóa - polimer |
3 | Xúc tác trong công nghiệp hóa dầu |
4 | Cơ khí hóa và tự động hóa quá trình vận tải giao nhận tồn, trữ xăng dầu |
5 | Kỹ thuật phòng chữa cháy xăng dầu |
IV | Cơ học công trình biển |
1 | Sinh thái và môi trường biển |
2 | Cơ học công trình và kỹ thuật biển |
V | Khoa học tự nhiên |
1 | Vật lý cơ bản |
2 | Vật lý quang học |
3 | Vật lý hạt nhân |
4 | Kỹ thuật gia tốc |
5 | Vật lý laser |
6 | Vật lý môi trường |
7 | Địa chất môi trường |
8 | Vật lý hải dương học |
9 | Sinh học hải dương |
10 | Ký sinh trùng |
11 | Hóa hợp chất thiên nhiên |
12 | Sinh học |
13 | Hóa học và kỹ thuật môi trường |
14 | Sinh học thực nghiệm thực vật |
15 | Vật lý quang lượng tử |
16 | Sinh học thực nghiệm động vật |
17 | Địa lý môi trường |
18 | Địa lý tự nhiên |
19 | Toán ứng dụng |
20 | Hóa công nghệ |
21 | Quản lý môi trường |
22 | Tài nguyên môi trường |
23 | Mô hình hóa và công nghệ môi trường |
24 | Di truyền học |
VI | Công nghệ sinh học |
1 | Công nghệ gen |
2 | Công nghệ tế bào thực vật |
3 | Công nghệ tế bào động vật |
4 | Công nghệ vi sinh vật và công nghệ lên men |
5 | Công nghệ hóa sinh và enzym |
6 | Xây dựng và phát triển ngân hàng gen và giống |
7 | Công nghệ sinh học và phục vụ phát triển công nghiệp thực phẩm (Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sản phẩm và phụ gia thực phẩm, Công nghệ an toàn thực phẩm...). |
8 | Công nghệ sinh học xử lý chất thải công nghiệp và sinh hoạt. |
9 | Công nghệ vắc-xln thế hệ mới |
10 | Công nghệ vi sinh nông nghiệp |
11 | Di truyền và chọn giống cây trồng |
12 | Di truyền và chọn giống vật nuôi |
13 | Công nghệ chế biến sản phẩm chăn nuôi |
14 | Chế biến nông sản |
15 | Phòng trừ tổng hợp IPM |
16 | Sinh học phân tử và công nghệ gen |
17 | Công nghệ môi trường |
18 | Sinh học phân tử |
19 | Sinh thái học nông nghiệp |
20 | Công nghệ sinh học động vật |
VII | Công nghệ tự động hóa và chế tạo máy |
1 | Các hệ thống SCADA |
2 | Tự động thiết kế nhờ trợ giúp máy tính CAD và CAM |
3 | Tự động hóa đo lường và xử lý thông tin đo lường theo qui trình công nghệ |
4 | Robot |
5 | Các cấu kiện tự động hóa, đặc biệt PLC |
6 | Tự động hóa trong bảo vệ môi trường |
7 | Công nghệ hàn và xử lý bề mặt |
8 | Công nghệ gia công cơ khí chính xác |
9 | Công nghệ điều khiển số |
10 | Công nghệ kỹ thuật hệ thống |
11 | Chế tạo khí cụ điện và điều khiển từ xa tự động hóa |
12 | Chế tạo máy |
13 | Máy nông nghiệp |
14 | Máy chế biến nông sản |
15 | Máy xây dựng và thiết bị thủy lợi |
16 | Động lực - máy |
17 | Cơ học máy |
18 | Công nghệ xử lý chất thải rắn |
19 | Công nghệ thiết bị hóa học |
20 | Công nghệ đóng tạo tàu biển |
21 | Thiết bị năng lượng tàu thủy |
22 | Máy xếp dỡ, xây dựng |
23 | Cơ - Điện tử- Cơ khí |
24 | Máy tàu biển |
25 | Công nghệ dệt may |
26 | Thiết bị, đồ dùng dạy học |
27 | Thiết bị áp lực |
28 | Công nghệ kiểm nghiệm tự động trong y học |
29 | Công nghệ y học hạt nhân |
30 | Chế tạo khí cụ điều khiển từ xa |
VIII | Năng lượng |
1 | Điện cao áp |
2 | Năng lượng mới và tái tạo |
3 | Vật lý và công nghệ các nguồn năng lượng mới |
IX | Hạ tầng cơ sở |
1 | Chuẩn đo lường |
2 | Động lực sông biển |
3 | Kết cấu xây dựng |
4 | Xây dựng cảng đường thủy |
5 | Công trình thủy |
6 | Cầu đường |
7 | Thềm lục địa |
8 | Xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp |
9 | Địa chất công trình |
X | Khoa học xã hội và nhân văn |
1 | Luật học |
2 | Tâm lý học |
3 | Khảo cổ học |
4 | Triết học |
5 | Trung quốc học |
6 | Nhật bản học |
7 | Hán nôm |
8 | Xã hội học |
9 | Tiếng Anh |
10 | Quản lý kinh tế |
11 | Quản lý văn hóa |
12 | Quản lý đô thị |
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC -KỸ THUẬT CHẤT LƯỢNG CAO TẠI MỘT SỐ NƯỚC
I. Liên bang Nga:
1. Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow mang tên M.v.Lomonosov (MGU)
2. Học viện kinh tế Quốc dân thuộc Chính phủ LB Nga (ANKH)
3. Đại học Quốc gia Hàng không Moscow (MAI)
4. Đại học Quốc gia Ô tô - cầu đường Moscow (MADI)
5. Học viện Chế tạo Công cụ và Tin học Quốc gia Moscow (MGAVT)
6. Học viện Trắc địa Moscow (MGGA)
7. Học viện Công nghệ Moscow (MGTA)
II. Trung Quốc
1. Đại học Bắc Kinh
2. Đại học Thanh Hoa
3. Đại học Nhân dân Trung Quốc 4. Đại học Thượng Hải 5. Đại học Thiên Tân
III. Cộng hòa Pháp
1. Ecole Superieure de Phisique et Chimie - Paris
2. Ecole Normanle Supereure de Paris
3. Institut Nationale Polytechnique de Grenoble
4. Ecole Nationale Superieure de Mechanique et Acrounautique (ENSMA)
5. Ecole Nationale Superieure ridustri Agro-Alimentaire (ENSIAA)
6. Paris 4 - Trường Sorbonne
IV. Cộng hòa Liên bang Đức
1. Đại học Tổng hợp kỹ thuật Dresden
2. Đại học Kỹ thuật Darmastadt
3. Đại học Tổng hợp Berlin
4. Đại học Tổng hợp Tuebingen 5. Đại học Kỷ thuật Chemnít
6. Đại học Tổng hợp Heidelberg
7. Đại học Tổng hợp Gottingen
8. Đại học Tổng hợp Bochum
V. Australia
1. Đại học New South Wales
2. Đại học Melbourne
3. Đại học Quốc gia Australia
4. Đại học Sydney 5. Đại học Adelaie
6. Đại học Queensland
7. Đại học Công nghệ Victoria
8. Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne
VI. Canada
1. Đại học Moncton
2. Đại học Montreal
3. Đại học Victoria
4. Đại học Toronto
5. Đại học Alberta
6. Đại học British Columbia
7. Đại học Simon Fraser
VII. Singapore
1. Đại học Quốc gia Singapore
2. Đại học Nanyang
VIII. Nhật Bản
1. Đại học Tokyo
2. Đại học Kansai Gaidai
3. Đại học Kobe
4. Đại học Kyoto
5. Đại học Keio
IX. Hoa Kỳ
1. Đại học Harvard
2. Viện Đại học Công nghệ Massachusett
3. Đại học Columbia
4. Đại học Quốc gia California
5. Đại học Quốc gia Florida
6. Đại học Standford
7. Đại học California, Berkeley./.