Quyết định 1526/QĐ-UBND

Quyết định 1526/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 57-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao do tỉnh Cao Bằng ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1526/QĐ-UBND tăng cường sự lãnh đạo Đảng đào tạo nhân lực có tay nghề cao Cao Bằng 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 1526/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 21 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 57-CTR/TU CỦA TỈNH ỦY CAO BẰNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH DẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÓ TAY NGHỀ CAO

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chương trình hành động số 57-CTr/TU ngày 15/5/2015 của Tnh ủy Cao Bng thực hiện thực hiện Chthị s37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao;

Xét đề nghị của Giám đc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 57-CTr/TU của Tỉnh ủy Cao Bằng thực hiện Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch và định kbáo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐ-TBXH;
- TT. Tnh ủy;
- TT. HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tnh;
- Ủy ban MTTQ tnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, UBND các huyện, TP;
- LĐ VP UBND tnh, TTTT;
- Lưu: VT, VX (G).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 57-CTR/TU CỦA TỈNH ỦY CAO BẰNG THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÓ TAY NGHỀ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 1526/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tnh Cao Bng)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, đoàn thể đi với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhp quốc tế.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn th, cán bộ, đảng viên và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp, sự cần thiết của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Đầu tư, htrợ các điều kiện dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhm đáp ứng nhu cu thị trường lao động có tay nghề cao trong và ngoài tnh.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm và phân công cụ thể, yêu cầu về nội dung, chất lượng và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong việc triển khai Chthị được thống nhất và đồng bộ.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị có liên quan, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong việc triển khai tổ chức thực hiện đđảm bảo mục đích, yêu cầu đề ra.

- Các cấp ủy, chính quyền từ tnh đến cơ sở cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Chthị số 37-CT/TW; xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của ngành, tình hình phát trin kinh tế - xã hội của địa phương, thng nhất với các chtiêu của "Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020"; thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng trong công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao; xây dựng nguồn nhân lực nghề nghiệp có chất lượng cao đảm bảo v slượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2. Mc tiêu cthể

- Đào tạo 20.000 lao động có tay nghề cao, có kiến thức kỹ năng và trách nhiệm nghnghiệp ở ba cấp (trình độ cao đng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp).

- Củng cố cơ sở giáo dục nghề nghiệp đủ điều kiện đào tạo nhân lực có tay nghề cao; đi mới chương trình, giáo trình phù hợp; 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn theo quy định.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động giáo dục nghề nghiệp; 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện đy đviệc tự kiểm định chất lượng đào tạo theo quy định.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao

Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cn xác định đúng vị trí, vai trò, tm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghcao, để đưa công tác này vào trong các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong phát triển kinh tế - xã hội. Kịp thi tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến trong công tác đào tạo và sử dụng nhân lực có tay nghề cao ở các địa phương, đơn vị.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực có tay nghề cao

- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các văn bản pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên địa bàn tnh.

- Thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác khảo sát, dự báo ngun nhân lực có tay nghề cao thuộc các lĩnh vực, ngành, nghề, đđịnh hướng, lựa chọn ngành, nghề đào tạo cho người lao động, nht là những ngành mũi nhọn gn vi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tnh.

- Củng cố các trường cao đẳng, trung cp chuyên nghiệp và các cơ sdạy nghề trên địa bàn tnh đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Kiện toàn nâng cao năng lực hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; đy mạnh việc chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tự kim định cht lượng đào tạo và đăng ký kim định chất lượng với cơ quan quản lý có thẩm quyền; thực hiện tốt công tác quản lý dạy và học, công tác tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong hoạt động đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm trong giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

3. Đi mi chương trình, nội dung đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Rà soát, chnh sửa, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với thực tin yêu cầu; thường xuyên cập nhật, nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, nhất là kỹ năng thực hành và làm việc theo nhóm đđào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và thực hành tay nghề. Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề với cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, đồng thời phát huy vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

4. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay ngh cao

- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích việc học tập và nghiên cứu ở nước ngoài đnâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn bng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước. Có chính sách thu hút nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia vào hoạt động truyền nghề, dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề.

- Tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, thi tay nghề cấp tnh và tham gia các kỳ thi toàn quốc cho giáo viên, học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tnh. Có hình thức tôn vinh, tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ, giáo viên, người dạy nghề hàng năm.

5. Đa dạng hóa nguồn lực đào tạo nhân lực có tay nghề cao

- Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư kinh phí đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Ngoài ngân sách do trung ương hỗ trợ, hàng năm dành một phần kinh phí từ ngân sách tnh và huy động bổ sung các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện các hoạt động: tuyên truyền, tư vấn; hỗ trợ đào tạo; xây dựng, cng cố cơ sở vật chất, thiết bị; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình đào tạo; khảo sát, đánh giá, phân loại nhu cầu đào tạo; kim định chất lượng đào tạo; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết trong quá trình thực hiện.

- Lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện kế hoạch. Ưu tiên nguồn lực để tập trung đào tạo các nghề trọng điểm đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt tại Quyết định s 854/QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 6 năm 2013.

- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học tập đối với học sinh, sinh viên phù hợp; thực hiện tt chính sách cho vay vốn tín dụng đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo nhân lực có tay nghề cao cho tỉnh.

6. Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế

- Tăng cường các hoạt động hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đi thông tin, kinh nghiệm với các nước, các tổ chức quốc tế có kết quả đào tạo nhân lực tiên tiến. Khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

- Có cơ chế khuyến khích các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam nước ngoài tham gia hoạt động đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng chuyn giao công nghệ đào tạo tiên tiến của nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển của tnh.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của địa phương để thực hiện trin khai Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 57-CTr/TU ngày 15/5/2015 của Tnh ủy Cao Bằng sau khi đã thực hiện lồng ghép bằng các nguồn kinh phí: nguồn ngân sách Trung ương, nguồn ngân sách địa phương, nguồn Trái phiếu Chính phủ và các nguồn thu hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SLao động - Thương binh và Xã hội

- Ch trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện hàng năm.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề thuộc ngành quản lý thực hiện nâng cao công tác đào tạo nhân lực có tay ngh cao.

- Nghiên cứu, đánh giá năng lực đào tạo của Trường Trung cấp nghề tnh để có kế hoạch, đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt đầu tư nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề, phù hợp với Quy hoạch phát trin mạng lưới cơ sở dạy nghề tnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. SGiáo dục và Đào tạo

- Chủ chì, phi hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành chức năng liên quan rà soát, sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung, đi mi thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp trình độ đào tạo cho các trường trong hệ thống cơ sở giáo dục nghnghiệp thuộc ngành quản lý.

- Chỉ đạo, hướng dn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành quản lý tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao đạt hiệu quả. Định hướng, phân luồng học sinh phthông tham gia học nghề, trong đó khuyến khích tham gia học các nghề có chương trình đào tạo tay nghề cao.

- Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị đào tạo.

3. SNội vụ

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, nghiên cứu, kiện toàn tổ chức, bộ máy biên chế đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Hướng dẫn các huyện, thành phố btrí cán bộ chuyên trách công tác quản lý dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định. Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Chủ trì, tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhm thu hút cán bộ, giáo viên tham gia đào tạo nhân lực có tay nghề cao trên địa bàn tnh.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch.

4. SKế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phi hợp với các sở, ngành liên quan căn cứ khả năng ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương hỗ trợ, tổng hợp kinh phí, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh phân bnguồn vốn đầu tư đthực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này. Kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch.

5. Sở Tài chính

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trgiáo dục nghề nghiệp và đào tạo nhân lực có tay nghề cao trình cấp có thẩm quyền ban hành phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu trình Ủy ban nhân dân tnh xem xét quyết định ngun kinh phí đthực hiện đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

- Kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kế hoạch.

6. Các sở, ngành khác có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này và theo chức năng, nhiệm vụ của mình, hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có tay nghề cao phù hợp với điều kiện địa phương, đơn vị.

7. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tnh

Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo nhân lực có tay nghề cao hàng năm của đơn vị; t chc thực hiện tt chtiêu đào tạo được giao. Tập trung trin khai các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như: tuyên truyền, tư vấn học ngh; đi mới phương pháp quản lý dạy và học; xây dựng chương trình, giáo trình; nâng cao chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý; khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí đào tạo hiệu quả; tổ chức tự kim định chất lượng đào tạo nghề và đăng ký kim định chất lượng đào tạo nghề; tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng hình thức đào tạo theo đơn đặt hàng, thu hút doanh nghiệp tham gia hoạt động đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo; nghiên cứu, đề xuất các nghề cần đào tạo phù hợp nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

8. Căn cứ Kế hoạch này, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể, Chtịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung đã được phân công tại kế hoạch này.

Định kỳ hàng năm các ngành, các địa phương tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm cơ quan đầu mối, phối hợp cùng với các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; Định kỳ báo cáo kết quả và các vướng mắc phát sinh, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tnh xem xét, chỉ đạo./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1526/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1526/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/09/2015
Ngày hiệu lực21/09/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1526/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1526/QĐ-UBND tăng cường sự lãnh đạo Đảng đào tạo nhân lực có tay nghề cao Cao Bằng 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1526/QĐ-UBND tăng cường sự lãnh đạo Đảng đào tạo nhân lực có tay nghề cao Cao Bằng 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1526/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
                Người kýHoàng Xuân Ánh
                Ngày ban hành21/09/2015
                Ngày hiệu lực21/09/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1526/QĐ-UBND tăng cường sự lãnh đạo Đảng đào tạo nhân lực có tay nghề cao Cao Bằng 2015

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1526/QĐ-UBND tăng cường sự lãnh đạo Đảng đào tạo nhân lực có tay nghề cao Cao Bằng 2015

                  • 21/09/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 21/09/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực