Quyết định 1629/QĐ-UBND

Quyết định 1629/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2015 do tỉnh Bình Định ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1629/QĐ-UBND 2015 quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán tỉnh Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1629/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 13 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI HẠN HÁN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ DÂN SINH VỤ HÈ THU, VỤ MÙA NĂM 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ ý kiến thỏa thuận của Thường trực HĐND tỉnh tại Văn bản số 32/HĐND ngày 11/5/2015;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 1159/SNN-Tr ngày 21/4/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành mức hỗ trợ ứng phó với hạn hán trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh vụ Hè Thu, vụ Mùa năm 2015, cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất sản xuất lúa:

Áp dụng đối với diện tích sản xuất lúa nằm trong vùng khó khăn về nguồn nước tưới do UBND các huyện, thị xã, thành phố xác nhận, được chuyển sang trồng cây trồng cạn ở vụ Hè Thu và vụ Mùa năm 2015.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ giá giống các loại cây trồng cạn, mức hỗ trợ như sau:

+ Hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo: Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống cây trồng cạn theo định mức quy định.

+ Các hộ còn lại: Hỗ trợ 50% kinh phí mua giống cây trồng cạn theo định mức quy định.

- Định mức và các loại cây trồng cạn hỗ trợ: Giống ngô lai: 20 kg/ha; giống lạc: 200 kg/ha; giống đậu tương: 60 kg/ha; giống đậu xanh, đậu đen: 20 kg/ha; giống vừng: 6 kg/ha; giống rau các loại: bình quân 2.000.000 đồng/ha.

Giá giống các cây trồng cạn nêu trên được tính theo giá thời điểm (hoặc theo thông báo giá của Trung tâm Giống cây trồng Bình Định).

- Phương thức hỗ trợ: UBND các huyện, thị xã, thành phố ứng trước kinh phí của địa phương chủ động mua và hỗ trợ cho nhân dân với đơn giá không vượt quá giá cung ứng do Trung tâm Giống cây trồng thông báo hoặc xác nhận; căn cứ kết quả thực hiện, các địa phương tổng hợp và gửi cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh quyết định hỗ trợ và cấp kinh phí cho địa phương; trường hợp các địa phương không thực hiện được thì đăng ký với Sở Nông nghiệp và PTNT để giao Trung tâm Giống cây trồng thực hiện và Ngân sách tỉnh sẽ cấp phát cho đơn vị cung ứng.

- Sở Tài chính hướng dẫn cho các địa phương thực hiện thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.

2. Hỗ trợ cấp nước uống, sinh hoạt cho người và cho gia súc:

a. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền:

Áp dụng cho vùng không khoan được giếng, không đào sâu âm bộng giếng, không có đường ống dẫn nước từ công trình cấp nước tập trung đến vùng bị hạn.

- Hỗ trợ nước sạch để uống và sinh hoạt cho người với định mức 40 lít/người/ngày;

- Hỗ trợ nước uống cho gia súc (bao gồm trâu, bò, heo) với định mức 30 lít/con/ngày.

- Mức hỗ trợ 70.000 đồng/m3 nước bao gồm: Chi phí nước uống, sinh hoạt tại nguồn cung cấp, chi phí vận chuyển và công lao động tiếp nhận và phân phối tại chỗ.

Thời gian hỗ trợ: từ khi có thông báo chống hạn của UBND tỉnh hoặc của Sở Nông nghiệp và PTNT, thanh toán theo thực tế.

b. Hỗ trợ khoan giếng, âm bộng giếng:

Áp dụng cho vùng có thể khoan giếng, đào sâu thêm âm bộng giếng.

- Giếng khoan đường kính ống 60 mm, cấp cho tối thiểu 5 hộ gia đình, khoảng cách các giếng tối thiểu 200 m. Hỗ trợ theo chiều sâu khoan thực tế, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m giếng khoan.

- Đối với giếng đào sâu thêm, âm bộng, lắp đặt thêm bộng giếng, bơm hút sạch bùn cát trong lòng giếng, mức hỗ trợ 1.500.000 đồng/giếng; Thêm danh mục đào giếng có nền đá ong, không âm bộng 2.000.000 đồng/giếng.

c. Hỗ trợ xây dựng đường ống cấp nước từ các công trình cấp nước tập trung đến khu vực thiếu nước và cấp từ vòi nước công cộng, khoảng cách giữa các vòi tối thiểu 100 m. Mức hỗ trợ theo chi phí xây dựng trực tiếp từ dự toán được phê duyệt.

3. Hỗ trợ cấp nước tưới và phục vụ sản xuất.

Các địa phương, chủ công trình phải chủ động sử dụng nguồn thủy lợi phí được cấp bù, kinh phí dự phòng từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để nạo vét kênh mương, cửa lấy nước hồ chứa, trạm bơm, tu bổ sửa chữa công trình, đào ao, khoan đào giếng, đắp đập bổi để tích tạo nguồn nước, để hỗ trợ bổ sung cho các mục tiêu sau:

- Hỗ trợ tiền nạo vét cửa lấy nước hồ chứa, trạm bơm, kênh chính theo khối lượng thực tế với định mức hỗ trợ không quá 100.000 đồng/m3 nếu thi công bằng thủ công và 20.000 đồng/m3 nếu thi công bằng cơ giới.

- Hỗ trợ bơm bổ sung ngoài định mức bằng tiền tương đương lượng điện hoặc dầu bơm vượt mức. Định mức tiêu hao năng lượng 1 đợt tưới là 60 kwh/ha cho bơm điện; 7 lít/ha cho bơm dầu. Hỗ trợ không quá 6 đợt tưới/vụ.

- Hỗ trợ chi phí đào ao, đào giếng để tưới từ 04 ha trở lên theo khối lượng đào thực tế và kinh phí hỗ trợ tối đa 6.000.000 đồng/ao.

- Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính ống 60 mm, cấp cho tối thiểu 3 ha, khoảng cách các giếng tối thiểu 350 m. Hỗ trợ theo chiều sâu khoan thực tế, mức hỗ trợ 150.000 đồng/m giếng khoan. Đề nghị hạn chế khoan giếng mới, ưu tiên sửa chữa, súc rửa giếng cũ đã có; trong trường hợp cần thiết và vùng có nguồn nước khá mới tiến hành khoan giếng mới, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với UBND các huyện, thị xã và thành phố về việc thống nhất khoan giếng mới.

- Hỗ trợ chi phí khoan giếng đường kính ống 42 mm, mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/giếng để tưới cho 1 ha. Hạn chế khoan giếng mới, ưu tiên sửa chữa giếng cũ đã có.

- Hỗ trợ đắp đập tạm, đập bổi để dâng nước với kinh phí 2.000.000 đồng/đập tưới từ 5 ha trở lên và 1.500.000 đồng/đập tưới từ 2 ha đến dưới 5 ha.

Riêng về nội dung chống hạn trong các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt do UBND tỉnh quyết định riêng.

Điều 2. Nguồn kinh phí hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ:

Nguồn kinh phí hỗ trợ: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị xã, thành phố. Sau khi trừ phần kinh phí Trung ương hỗ trợ, kinh phí hỗ trợ còn lại được phân chia như sau:

- Các huyện miền núi (Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí.

- Huyện Hoài Ân: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% kinh phí, ngân sách huyện hỗ trợ 30% kinh phí còn lại.

- Các huyện, thị xã, thành phố còn lại: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí, ngân sách địa phương hỗ trợ 50% kinh phí còn lại.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Thu Hà

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1629/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1629/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/05/2015
Ngày hiệu lực13/05/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1629/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1629/QĐ-UBND 2015 quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán tỉnh Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1629/QĐ-UBND 2015 quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán tỉnh Bình Định
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1629/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýTrần Thị Thu Hà
                Ngày ban hành13/05/2015
                Ngày hiệu lực13/05/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1629/QĐ-UBND 2015 quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán tỉnh Bình Định

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1629/QĐ-UBND 2015 quy định mức hỗ trợ để ứng phó với hạn hán tỉnh Bình Định

                      • 13/05/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 13/05/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực