Nội dung toàn văn Quyết định 163/2002/QĐ-TTg Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La 2002-2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/2002/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP, ĐỔI MỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2002 - 2005
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và Tổng công ty nhà nước;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (Công văn số 1259/UB ngày 22 tháng 7 năm 2002), ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đẩu tư (Công văn số 5676/BKH-DN ngày 05 tháng 9 năm 2002), Tài chính (Công văn số 9738/TC- TCDN ngày 06 tháng 9 năm 2002), Lao động - Thương binh và Xã hội (Công văn số 3000/LĐTBXH- CSLĐVL ngày 12 tháng 9 năm 2002), Nội vụ (Công văn số 139/BNV-TCBC ngày 09 tháng 9 năm 2002) và kết luận của Hội đồng thẩm định tại cuộc họp ngày 11 tháng 10 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La giai đoạn 2002 - 2005 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc theo đúng nội dung và tiến độ đã được duyệt. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La trong việc thực hiện phương án.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện phương án này, đồng thời kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
Phụ lục
DANH MỤC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRỰC THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN SẮP XẾP, ĐỔI MỚI GIAI ĐOẠN 2002 - 2005
(ban hành kèm theo Quyết định số 163/2002/QĐ-TTg ngày 18/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ)
I. NHỮNG DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC TIẾP TỤC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ VÀ GIỮ NGUYÊN PHÁP NHÂN ĐẾN NĂM 2005
1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích:
Công ty Khai thác công trình thủy lợi,
Công ty Kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ - đường thủy.
2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh, trong đó:
Nông trường quốc doanh Tô Hiệu,
Nông trường Chiềng Sung,
Nông trường Chiềng Ve,
Nông trường Cờ đỏ Mộc Châu,
Lâm trường Phù - Bắc Yên,
Lâm trường Mường La,
Công ty Lâm - công nghiệp,
Công ty Dịch vụ phát triển chè,
Công ty Xổ số kiến thiết,
Công ty Sách thiết bị trường học.
3. Thực hiện hợp nhất doanh nghiệp:
Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ I và Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ IV,
Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ II và Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ III,
Lâm trường Mộc Châu I sáp nhập và Lâm trường Mộc Châu II thành một lâm trường,
Lâm trường Sông Mã sáp nhập và Lâm trường đặc sản Sông Mã thành một lâm trường.
II. LỘ TRÌNH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Năm 2002:
a) Thực hiện sáp nhập và cổ phần hóa (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).
Công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp thành Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
Công ty Xây dựng thủy lợi - thủy điện II,
Công ty Thủy sản I,
Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp,
Công ty Du lịch - khách sạn Sơn La,
Công ty Khoáng sản.
c) Thực hiện Nghị định số 103/NĐ-CP bán doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp:
Công ty Cơ khí nông nghiệp,
Công ty Xây dựng thủy lợi - thủy điện I.
2. Năm 2003:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ:
Xí nghiệp In,
Công ty Cà phê cây ăn quả,
Công ty Dâu tằm tơ,
Công ty Phát triển chăn nuôi,
Công ty Chế biến kinh doanh lâm sản.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
Công ty Xây dựng công trình giao thông,
Công ty Dịch vụ đường sông,
Công ty Sản xuất kinh doanh vật liệu - xây dựng I,
Công ty Phát triển đô thị,
Công ty Xây dựng - dịch vụ Hoa Ban,
Công ty Cơ khí xây lắp công trình công nghiệp,
Công ty Dược thiết bị vật tư y tế,
Công ty Chế biến kinh doanh lương thực,
Công ty Xây dựng tổng hợp I,
Công ty Xây dựng II.
c) Thực hiện sáp nhập và cổ phần hóa (Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ).
Sáp nhập 3 Công ty Thương nghiệp: Thuận Quỳnh, Biên giới Sông Mã, Lòng hồ Sông Đà vào Công ty Thương nghiệp tỉnh để thực hiện cổ phần hóa.
d) Thực hiện hợp nhất doanh nghiệp:
Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ I và Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ IV.
Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ II và Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ III.
3. Năm 2004:
a) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ: Công ty Cấp nước.
b) Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, trong đó Nhà nước giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần:
Công ty Tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi,
Công ty Tư vấn thiết kế các công trình giao thông,
Công ty Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng,
Công ty Xi măng,
Công ty Xây dựng và sản xuất kinh doanh - vật liệu xây dựng III,
Công ty Du lịch khách sạn Công đoàn,
Xí nghiệp Chế biến thực phẩm.
c) Thực hiện hợp nhất doanh nghiệp:
Lâm trường Mộc Châu I sáp nhập và Lâm trường Mộc Châu II thành một lâm trường,
Lâm trường Sông Mã sáp nhập và Lâm trường đặc sản Sông Mã thành một lâm trường.
III. GIỮ NGUYÊN TRẠNG DOANH NGHIỆP, XỬ LÝ VÀ LÀM LÀNH MẠNH VỀ TÀI CHÍNH TRƯỚC KHI CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU
Công ty Mía đường Sơn La,
Công ty Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng II./.