Quyết định 1674/QĐ-UB-KT

Quyết định 1674/QĐ-UB-KT năm 1995 Quy chế về quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1674/QĐ-UB-KT quy chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 1674/QĐ-UB-KT

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994 ;
Căn cứ Nghị định 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ;
Căn cứ Thông tư 108/TC/ĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quyết toán vốn đầu tư ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chánh trong công văn số 124/TC-XDCB ngày 20/02/1995 ;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Nay ban hành quy định việc quyết toán vốn đầu tư XDCB sửa chữa lớn hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn có gốc từ ngân sách, vốn huy động và nguồn vốn các doanh nghiệp Nhà nước.

Điều 2.- Quyết định ban hành quy chế quyết toán vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn hoàn thành có hiệu lực kể từ ngày ký thay thế Quyết định 2921/QĐ-UB ngày 08/09/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố.

Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chánh, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch thành phố, Chi cục trưởng Chi cục Kho bạc thành phố, Cục trưởng Cục đầu tư phá triển, Thủ trưởng các Sở Ban Ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận Huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-

 

 

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Trương Tấn Sang

 

QUY CHẾ

QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB VÀ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1674/QĐ-UB-KT ngày 08/03/1995 của UBND thành phố).

Chương I.

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Tất cả dự án đầu tư XDCB, sửa chữa lớn sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách, huy động và nguồn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước không phân biệt hình thức và qui mô xây dựng, khi hoàn thành đưa vào sử dụng chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của dự án với cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn, cơ quan thẩm tra quyết toán và cơ quan phê duyệt quyết toán. Nếu dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn thì chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ dự án, trong đó phải phân tích rõ từng nguồn vốn.

Điều 2.- Việc quyết toán được thực hiện trong quá trình xây dựng và khi dự án hoàn thành toàn bộ đưa vào sử dụng.

- Trường hợp bàn giao đưa vào sử dụng từng hạng mục của dự án trong khi toàn bộ dự án chưa hoàn thành thì chủ đầu tư phải thanh toán các chi phí đầu tư để xác định chi phí TSCĐ mới tăng của hạng mục đó.

- Su khi dự án hoàn thành toàn bộ đưa vào sản xuất, sử dụng theo đúng qui định trong quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ dự án kể cả hạng mục hoàn thành huy động vào sử dụng.

Điều 3.- Các dự án thực hiện hình thức chủ nhiệm dự án thì đơn vị đảm nhận điều hành dự án (Công ty tư vấn) có trách nhiệm quyết toán vốn với chủ đầu tư và cơ quan cấp phát vốn.

Điều 4.- Chỉ khi hồ sơ quyết toán đã được thông qua và phê duyệt thì mới được thanh toán 5% giá trị khối lượng đã thực hiện trong năm kết thúc dự án.

Chương II.

NỘI DUNG QUYẾT TOÁN

Điều 5.- Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho dự án, bao gồm toàn bộ vốn thực hiện dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

5.1- Tổng số vốn thực tế đầu tư cho công tác xây lắp được xác định căn cứ vào định mức, dự toán của từng loại công tác, mức giá vật liệu được công bố hàng tháng và bộ định mức, đơn giá XDCB thống nhất trên địa bàn thành phố, phải kiểm tra chặt chẽ sự đúng đắn việc áp dụng đơn giá XDCB.

5.2- Đối với các dự án đấu thầu hoặc chọn thầu, giá trị quyết toán được xác định trên cơ sở giá trúng thầu tương ứng với khối lượng thực tế thi công phù hợp với thiết kế được duyệt và những quy định cụ thể trong hợp đồng giao nhận thầu. Khối lượng phát sinh trong quá trình thi công chỉ được thanh quyết toán đối với trường hợp có thay đổi thiết kế hợp lý được cơ quan thiết kế và cơ quan duyệt thiết kế chấp thuận. Trường hợp đơn vị dự thầu tính khối lượng lớn hơn so với khối lượng tính trong thiết kế do tính sai khối lượng, tính trùng lắp nhiều lần... trong thực tế không thực hiện thì khi quyết toán phải xuất toán khối lượng tính sai đó theo đơn giá trúng thầu trường hợp khối lượng đã được thể hiện trên bản vẽ thiết kế nhưng đơn vị nhận thầu tính thiếu do nghiên cứu không kỹ hồ sơ mời thầu thì đơn vị trúng thầu phải chịu và không được thanh toán thêm.

5.3- Đối với các máy móc, thiết bị sản xuất, gia công trong nước hay nhập khẩu (không phân biệt thiết bị cần lắp hay không cần lắp) được xác định trên cơ sở hợp đồng và hóa đơn đòi tiền của đơn vị cung cấp thiết bị, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo dưỡng bảo quản thiết bị theo quy trình kỹ thuật quy định. Việc nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật công nghệ phải thực hiện theo Quyết định số 91/TTg ngày 13/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 04/TM-ĐT ngày 30/07/1993 của Bộ Thương mại.

5.4- Chi phí kiến thiết cơ bản khác bao gồm :

- Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, phí dùng đất xây dựng chi phí đền bù hoa màu di chuyển mồ mả, đền bù cho việc phá dỡ các vật kiến trúc và các chi phí về san lắp, thu dọn mặt bằng.

- Chi phí khảo sát, đo đạc thiết kế phí, chi phí thẩm tra thiết kế, dự toán, giám định chất lượng công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí kiểm toán và các lệ phí thỏa thuận địa điểm xây dựng, giấy phép xây dựng, sao lục văn bằng...

- Chi phí lán trại cho bên nhận thầu xây lắp phải thể hiện trong dự án đầu tư được cấp quyết định đầu tư phê duyệt và thực hiện theo đúng quy định tại điểm 5.1, 5.2 Thông tư số 03/TTLB ngày 25/01/1995.

- Chi phí xây dựng công trình tạm thời loại lớn cho bên A (như nhà kho chứa thiết bị công nghệ, đường tránh cầu tạm...) được cấp có thẩm quyền cho phép và phải thể hiện trên hồ sơ thếit kế dự toán riêng, sau khi trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Trong khoản chi phí này không bao gồm chi phí cho các công trình tạm thời loại lớn có tính chất sản xuất (nhà xưởng bê tông, xưởng cơ khí, mộc...) vì các tài sản này thuộc vốn đầu tư của đơn vị thi công xây lắp.

- Chi phí chạy thử máy không tải và có tải (sau khi trừ đi giá trị sản phẩm thu hồi) không kể chi phí chạy thử từng máy lẻ đã tính vào chi phí lắp đặt máy móc thiết bị.

- Chi phí quản lý của chủ đầu tư được tính vào giá trị dự án theo tỉ lệ do Nhà nước quy định (tại Thông tư số 11/BXD-VKT ngày 05/04/1993). Các chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán số thực chi theo chế độ quyết toán định kỳ quí năm cho Sở Tài chánh xem xét phê duyệt.

- Chi phí bảo hiểm công trình thực hiện theo Thông tư số 105/TCĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng.

- Chi phí lương chuyên gia và phục vụ chuyên gia.

- Chi phí nghiệm thu, quyết toán và bàn giao công trình.

- Các khoản thiệt hại do nguyên nhân khách quan được phép không tính vào giá trị công trình và các khoản chi phí hợp lý khác được duyệt y.

Việc phân bổ chi phí kiến thiết cơ bản khác cho từng TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc : Các chi phí liên quan trực tiếp đến TSCĐ nào thì tính trực tiếp cho TSCĐ đó. Các chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ của dự án thì phân bổ theo tỷ lệ vốn của TSCĐ đó chiếm trong tổng số vốn đầu tư của dự án.

Điều 6.- Xác định đầy đủ giá trị TSCĐ mới tăng giá trị TSLĐ của dự án đã chuyển giao cho đơn vị khác quản lý sử dụng, để hạch toán giảm vốn đầu tư cho dự án và tăng vốn cho đơn vị sử dụng.

Các dự án đầu tư trong nhiều năm, khi quyết toán phải quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện qua các năm về mặt bằng giá trị thời điểm bàn giao. Phương pháp qui đổi vốn sẽ theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Điều 7.- Phân tích đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng, đánh giá kết quả đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư theo quyết định đầu tư được phê duyệt, đề xuất ý kiến xử lý những tồn tại vướng mắc.

Điều 8.- Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành bao gồm :

- Các văn bản pháp lý liên quan (phụ lục 1).

- Báo cáo vốn đầu tư thực hiện (phụ lục 2,3,4) trình bày tổng quát tình hình và kết quả đầu tư xây dựng dự án cũng như tồn tại và kiến nghị cần giải quyết.

- Chi phí không tính vào giá trị tài sản (phụ lục 5).

- Số lượng và giá trị TSCĐ bàn giao (phụ lục 6).

- Số lượng và giá trị TSLĐ bàn giao (phụ lục 7).

- Tình hình công nợ (phụ lục 8).

- Biên bản đối chiếu xác nhận của Cục Đầu tư phá triển hoặc Kho bạc về số vốn đầu tư đã cấp phát đến ngày quyết toán.

- Nếu dự án sử dụng vốn nước ngoài thì Báo cáo quyết toán theo mẫu phụ lục 9.

- Hồ sơ quyết toán hạng mục của dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (trong khi toàn bộ dự án chưa hoàn thành) chỉ gồm báo cáo quyết toán vốn đầu tư hạng mục hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng (phụ lục 4) phản ảnh các chỉ tiêu chủ yếu về đầu tư hạng mục và giải thích đánh giá những nét lớn về tình hình và kết quả đầu tư hạng mục đó.

Hồ sơ báo cáo quyết toán phải có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng và người được chỉ định làm chủ đầu tư (Giám đốc Ban QLCT trước đây). Các mẫu hồ sơ quyết toán nêu trên được quy định tại Thông tư số 108/TCĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính.

Chương III.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9.- Thẩm tra quyết toán :

9.1- Các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm A : Hội đồng thẩm tra quyết toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Chủ tịch và các thành viên theo quy định tại Thông tư số 108/TCĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính.

9.2- Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân TP thành lập Hội đồng thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư thuộc nhóm B C và SCL : thành phần Hội đồng thẩm tra quyết toán được quy định tại mục b phần I Thông tư 108/TCĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính bao gồm :

- Chủ tịch Hội đồng : Giám đốc Sở Tài chánh.

- Phó Chủ tịch Hội đồng : Giám đốc cơ quan chủ quản.

- Các thành viên :

+ Ủy ban Kế hoạch thành phố.

+ Sở Xây dựng TP.

+ Ban Vật giá TP.

+ Cục Đầu tư phát triển TP.

+ Chi cục Kho bạc TP (nếu là vốn SCL).

Các cơ quan trên đây chỉ được cử 1 thành viên tham gia chính thức vào Hội đồng thẩm tra quyết toán.

Điều 10.- Việc kiểm toán :

- Đối với công trình chỉ định thầu phải tiến hanh sớm đảm bảo khi lập xong Báo cáo quyết toán thì đồng thời cũng có kết quả kiểm toán gửi đến các thành viên Hội đồng kiểm tra quyết toán và cơ quan phê duyệt.

- Đối với công trình đấu chọn thầu, khoán gọn tùy theo tình hình thực tế Hội đồng thẩm tra quyết toán có thể yêu cầu chủ đầu tư thực hiện việc kiểm toán. Chi phí kiểm toán được tính vào giá công trình.

Điều 11.- Quyết định phê duyệt quyết toán :

11.1- Các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm A do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán.

11.2- Các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm B C, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho Giám đốc Sở Tài chánh phê duyệt quyết toán. Trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, hồ sơ phải được Hội đồng thẩm tra quyết toán có ý kiến bằng văn bản.

Điều 12.- Hồ sơ Báo cáo quyết toán của chủ đầu tư được gửi đến các cơ quan sau :

12.1- Đối với các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm A : Hồ sơ quyết toán gửi đến các ngành Trung ương do Bộ Tài chính quy định và Ủy ban nhân dân TP.

12.2- Đối với các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm B C và vốn sửa chữa lớn, hồ sơ quyết toán gởi đến : Sở Tài chánh, Sở chủ quản, Ủy ban Kế hoạch thành phố, Sở Xây dựng, Cục Đầu tư phát triển thành phố, Chi cục Kho bạc thành phố (nếu là vốn sửa chữa), Ban Vật giá thành phố.

Điều 13.- Thời gian lập thẩm tra, phê duyệt quyết toán :

13.1- Các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm A :

+ Chậm nhất sáu tháng sau khi dự án đầu tư hoàn thành chủ đầu tư phải lập xong Báo cáo quyết toán.

+ Thời gian thẩm tra không quá 2 tháng khi các thành viên của Hội đồng thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

+ Thời gian phê duyệt quyết toán không quá 1 tháng sau khi nhận đủ hồ sơ quyết toán đã được thẩm tra.

13.2- Các dự án đầu tư XDCB thuộc nhóm XDCB thuộc nhóm B C và dự án thuộc nhóm SCL :

+ Chậm nhất 3 tháng sau khi dự án đầu tư hoàn thành. Chủ đầu tư phải lập xong Báo cáo quyết toán.

+ Thời gian thẩm tra không quá 1 tháng, khi các thành viên của Hội đồng thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ theo đúng quy định.

+ Thời gian phê duyệt quyết toán không quá 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ quyết toán đã được thẩm tra.

Quá thời hạn nêu trên mà chủ đầu tư chưa lập xong quyết toán thì cơ quan cấp phát cho vay và cơ quan chủ quản kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố cho tổ chức thanh tra để tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý.

Điều 14.- Thành lập các tổ thẩm tra quyết toán tại các quận huyện do Trưởng phòng Tài chánh làm tổ trưởng bao gồm các phòng xây dựng, kế hoạch, chi nhánh kho bạc tham gia. Tổ thẩm tra quyết toán các quận huyện trực thuộc Hội đồng thẩm tra quyết toán thành phố, Hội đồng thẩm tra quyết toán được phép thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng.

Điều 15.- Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra đôn đốc chủ đầu tư trực thuộc thực hiện công việc quyết toán vốn đầu tư theo đúng yêu cầu nội dung, trình tự và thời hạn theo chế độ quy định. Hàng năm cơ quan chủ quản phải báo cáo tổng số vốn hoàn thành thuộc phạm vi quản lý cho Ủy ban nhân dân TP, Ủy ban Kế hoạch TP, Cục Thống kê TP.

Điều 16.- Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn tất công việc ghi chép sổ sách kế toán, kiểm tra đối chiếu số liệu, lập hồ sơ quyết toán dự án và chịu trách nhiệm về sự chính xác của số liệu trong hồ sơ quyết toán đó.

Điều 17.- Khi cần thiết Sở Xây dựng có trách nhiệm thẩm tra khối lượng đầu tư dự án hoàn thành so với hồ sơ dự án ban đầu, kiểm tra hồ sơ nghiệm thu, đánh giá chất lượng công trình, xác định tính hợp lý của khối lượng phát sinh so với hồ sơ thiết kế.

Điều 18.- Sở Tài chánh- Ban Vật giá có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ quyết toán (Đối với dự án thuộc nhóm B C, SCL) chi phí đền bù giải tỏa, giá cả trong việc mua sắm, sản xuất gia công hoặc nhập khẩu thiết bị, giá cả vật tư trong trường hợp có khối lượng phát sinh hoặc thay thế vật liệu trong quá trình thi công, thẩm tra xác định giá trị TSCĐ của toàn bộ dự án cũng như giá trị từng TSCĐ mới tăng, triệu tập Hội đồng thẩm tra quyết toán khi lập hồ sơ quyết toán nộp đủ và đúng theo quy định và đủ thời gian thẩm tra theo điều 13.2 trên đây.

Điều 19.- Ủy ban Kế hoạch TP có trách nhiệm xem xét đánh giá kết quả đầu tư phân tích tình hình thực hiện chủ trương đầu tư, các yêu cầu cụ thể trong quyết định đầu tư, đánh giá thực hiện mục tiêu đầu tư, năng lực sản xuất mới tăng và hệ số sử dụng TSCĐ đồng thời tham gia xử lý những vấn đề còn tồn tại trong hồ sơ quyết toán.

Điều 20.- Cục Đầu tư phát triển thành phố chịu trách nhiệm về số vốn cấp phát, cho vay của dự án đầu tư XDCB. Đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo, xác nhận số vốn đã cấp phát, cho vay bằng văn bản cho từng dự án để Hội đồng thẩm tra quyết toán có cơ sở thẩm định.

Điều 21.- Tổ trưởng Tổ thẩm tra quyết toán quận huyện có trách nhiệm tổ chức việc thẩm tra tính chính xác và đầy đủ về nội dung quyết toán các dự án được đầu tư từ ngân sách quận huyện, đồng thời lập tờ trình Giám đốc Sở Tài chánh phê duyệt quyết toán.

Điều 22.- Chi phí hoạt động của Hội đồng thẩm tra quyết toán được tính vào giá trị dự án (có quy định riêng).

Điều 23.- Điều khoản thi hành :

Các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện và các cơ quan có liên quan đến công tác XDCB, sửa chữa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy chế này.-

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1674/QĐ-UB-KT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1674/QĐ-UB-KT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/03/1995
Ngày hiệu lực08/03/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1674/QĐ-UB-KT

Lược đồ Quyết định 1674/QĐ-UB-KT quy chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 1674/QĐ-UB-KT quy chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu1674/QĐ-UB-KT
              Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
              Người kýTrương Tấn Sang
              Ngày ban hành08/03/1995
              Ngày hiệu lực08/03/1995
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
              Cập nhật18 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 1674/QĐ-UB-KT quy chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1674/QĐ-UB-KT quy chế quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản sửa chữa lớn hoàn thành

                  • 08/03/1995

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 08/03/1995

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực