Quyết định 1720/QĐ-UBND

Quyết định 1720/QĐ-UBND năm 2007 ban hành Bộ đơn giá đo đạc - bản đồ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007 đã được thay thế bởi Quyết định 1094/QĐ-UBND bộ đơn giá sản phẩm đo đạc địa chính Kiên Giang 2016 và được áp dụng kể từ ngày 11/05/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1720/QĐ-UBND

Rạch Giá, ngày 12 tháng 9 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BỘ ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC - BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ; Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 111/TTr-TC-TNMT ngày 21 tháng 8 năm 2007 về việc ban hành Bộ đơn giá đo đạc - bản đồ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bộ đơn giá đo đạc - bản đồ áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn kiểm tra thực hiện Bộ đơn giá.

Điều 3. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh (Đảng, Chính quyền, Đoàn thể), Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Hùng

 

BỘ ĐƠN GIÁ

ĐO ĐẠC - BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 12/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang)

Chương I

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BỘ ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC - BẢN ĐỒ

I. CĂN CỨ ĐỂ LẬP BỘ ĐƠN GIÁ:

1. Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước; Công văn số 3673/BTNMT-KHTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển xếp lương khi tính chi phí nhân công trong sản phẩm đo đạc bản đồ;

2. Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

3. Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

4. Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ;

5. Thông tư số 05/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức;

6. Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức;

7. Thông tư số 07/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;

8. Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BỘ ĐƠN GIÁ:

1. Bộ đơn giá được xây dựng trên cơ sở Định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ ban hành theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

2. Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật theo thang lương tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước và Công văn số 3673/BTNMT-KHTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chuyển xếp lương khi tính chi phí nhân công trong sản phẩm đo đạc bản đồ;

3. Mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung;

4. Cơ cấu tính giá đo đạc bản đồ theo Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT-BTNMT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn lập dự toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai;

5. Đơn giá công lao động phổ thông là 25.000 đồng/người/ngày.

III. NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TỪNG PHẦN CHI PHÍ TRONG ĐƠN GIÁ:

Cấu thành của đơn giá đo đạc - bản đồ gồm các khoản sau:

- Chi phí trực tiếp;

- Chi phí chung.

Nội dung của từng khoản trên như sau:

1. Chi phí trực tiếp:

Là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí: nhân công, vật liệu, công cụ, dụng cụ và sử dụng máy.

Nội dung cụ thể của chi phí này:

1.1. Chi phí nhân công:

Gồm chi phí lao động kỹ thuật và chi phí lao động phổ thông trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Đơn giá ngày công lao động kỹ thuật gồm tiền lương cơ bản và các chế độ tiền lương khác cho người lao động theo quy định hiện hành như: lương phụ; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp độc hại, nguy hiểm (nếu có); bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn theo chế độ...

- Đơn giá lao động phổ thông là 25.000 đồng/người/ngày.

1.2. Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ:

- Chi phí vật liệu: là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu dùng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm như: ảnh, giấy, bút, mực, gỗ, bút vẽ...

- Chi phí công cụ, dụng cụ: là giá trị công cụ, dụng cụ được phân bổ trong quá trình sản xuất sản phẩm.

1.3. Chi phí sử dụng máy:

Là chi phí khấu hao sử dụng máy trong quá trình thực hiện công việc và hoàn thành một sản phẩm.

2. Chi phí chung:

Là chi phí có tính chất chung của đơn vị trực tiếp thực hiện như: chi phí tiền lương và các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) cho bộ máy quản lý; chi phí điện, nước, điện thoại, xăng xe, công tác phí, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ cho bộ máy quản lý; chi phí sửa chữa thiết bị, công cụ, dụng cụ; chi hội nghị triển khai, tổng kết công tác, chi phí chuyển quân, chi phí làm nhà tạm (hoặc thuê nhà trọ) cho lực lượng thi công, chi phí nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của đơn vị sản xuất và các chi phí khác mang tính chất quản lý có liên quan đến việc thực hiện sản phẩm.

Chương II

ĐƠN GIÁ VỀ ĐO ĐẠC - BẢN ĐỒ

I. ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC LƯỚI ĐỊA CHÍNH CẤP I, CẤP II:

A. Nội dung công việc:

- Chọn điểm chôn mốc: chuẩn bị; xác định vị trí điểm ở thực địa; liên hệ xin phép đất đặt mốc; thông hướng đo; đổ mốc; chôn mốc; vẽ ghi chú điểm; kiểm tra; phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp; bàn giao cho địa phương; di chuyển.

- Tiếp điểm: chuẩn bị; tìm điểm ở thực địa; kiểm tra; chỉnh lý ghi chú điểm và thông hướng đo; di chuyển.

- Đo ngắm

+ Đo bằng máy kinh vĩ: chuẩn bị; kiểm nghiệm thiết bị; đo ngắm (đo góc nằm, góc đứng và đo cạnh); phục vụ kiểm tra nghiệm thu; di chuyển.

+ Đo bằng máy GPS: chuẩn bị; kiểm nghiệm thiết bị; liên hệ với các nhóm đo; đo ngắm; liên hệ với các nhóm liên quan để trút số liệu sang đĩa mềm; tính toán; kiểm tra khái lược; phục vụ kiểm tra nghiệm thu; di chuyển.

- Tính toán bình sai: chuẩn bị; kiểm tra sổ đo; tính toán bình sai, biên tập thành quả; phục vụ kiểm tra nghiệm thu.

B. Đơn giá đo đạc lưới địa chính cấp I, cấp II:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (điểm)

Đơn giá (đồng/điểm)

I

Lư­ới địa chính cấp I

 

 

 

1

Đo bằng máy GPS

 

 

 

 

 

Loại 1

 

2.553.855

 

 

Loại 2

 

3.057.746

 

 

Loại 3

 

3.663.113

 

 

Loại 4

 

4.520.002

2

Đo bằng máy kinh vĩ

 

 

 

 

 

Loại 1

 

2.159.860

 

 

Loại 2

 

2.735.506

 

 

Loại 3

 

3.274.179

 

 

Loại 4

 

4.141.646

II

L­ưới địa chính cấp II

 

 

 

1

Đo bằng máy GPS

 

 

 

 

 

Loại 1

 

1.652.293

 

 

Loại 2

 

1.923.372

 

 

Loại 3

 

2.359.423

 

 

Loại 4

 

2.889.770

2

Đo bằng máy kinh vĩ

 

 

 

 

 

Loại 1

 

1.339.192

 

 

Loại 2

 

1.592.666

 

 

Loại 3

 

1.951.541

 

 

Loại 4

 

2.431.112

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

II. ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC MẶT ĐẤT:

A. Nội dung công việc:

1. Ngoại nghiệp:

- Công tác chuẩn bị: chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị; xác định ranh giới hành chính xã, phường, thị trấn với UBND xã, phường, thị trấn;

- Lập lưới đo vẽ: thiết kế, chọn điểm, chôn mốc; đo nối; tính toán;

- Xác định ranh giới thửa đất: đóng mốc giới thửa đất ở thực địa và lập biên bản xác định ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng;

- Đo vẽ chi tiết: chuẩn bị tư tài liệu, máy đo, dụng cụ; đo vẽ chi tiết, vẽ sơ họa hiện trạng trạm đo; điều tra ghi tên người sử dụng đất (khu vực không lập biên bản xác định ranh giới thửa đất); kiểm tra, đo vẽ bổ sung;

- Đối soát, kiểm tra: đối với khu vực đã có BĐĐC cũ;

- Xác nhận diện tích (hiện trạng) với người sử dụng đất;

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu.

2. Nội nghiệp:

- Lập bản gốc: chuyển kết quả đo vẽ chi tiết lập bản gốc; tiếp biên; đánh số thửa; tính diện tích thửa đất;

- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất (HSKTTĐ);

- Đối soát hồ sơ kỹ thuật thửa đất: đối soát, chỉnh sửa bản gốc đối với khu vực có BĐĐC cũ;

- Tính diện tích;

- Xác nhận hồ sơ các cấp: lập sổ mục kê (theo hiện trạng) tạm thời theo tờ bản đồ gốc và theo tờ BĐĐC (theo cấp xã), tổng hợp diện tích mảnh (trong đó có cả số lượng thửa, số lượng nhà); phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm;

- Biên tập: nhận bản đồ gốc; kiểm tra nội dung, bổ sung những nội dung còn thiếu; che bỏ nội dung thừa; biên tập theo ranh giới hành chính;

- Nhân bản phục vụ giao nhận diện tích, loại đất, đăng ký đất đai: chuẩn bị cho nhân bản. Nhân bản theo một trong các phương pháp: can vẽ khi bản gốc là đế diamat hoặc in bằng máy in phun Ao khi bản đồ gốc là bản đồ số. Phục vụ KTNT;

- Giao nộp sản phẩm: hoàn thành thủ tục pháp lý; giao nộp sản phẩm cho cấp quản lý.

B. Đơn giá đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc mặt đất:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (m2)

Đơn giá (đồng/m2)

1

Tỷ lệ 1/500

Loại 1

 

414

 

(không độ cao)

Loại 2

 

489

 

 

Loại 3

 

635

 

 

Loại 4

 

778

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/1.000

Loại 1

 

155

 

(không độ cao)

Loại 2

 

189

 

 

Loại 3

 

201

 

 

Loại 4

 

269

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/2.000

Loại 1

 

52

 

(không độ cao)

Loại 2

 

68

 

 

Loại 3

 

76

 

 

Loại 4

 

93

 

 

 

 

 

4

Tỷ lệ 1/5.000

Loại 1

 

12

 

(không độ cao)

Loại 2

 

16

 

 

Loại 3

 

20

 

 

Loại 4

 

24

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1.

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2.

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

III. ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỪ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH CƠ SỞ:

A. Nội dung công việc:

1. Ngoại nghiệp:

- Đo chi tiết: chuẩn bị vật tư, tài liệu (bản đồ ảnh cơ sở, bản đồ 364), máy móc và thiết bị (kiểm nghiệm), liên hệ nơi công tác; đo vẽ chi tiết: xác định điểm trạm đo, xác định ranh giới thửa, đo chi tiết, vẽ sơ đồ thửa, điều tra loại đất, địa danh, xứ đồng, tên người sử dụng; phục vụ KTNT;

- Xác nhận diện tích hiện trạng với người sử dụng đất: kiểm tra hình thể, kích thước, đối chiếu diện tích, đo kiểm tra diện tích chênh lệch, xác nhận ranh giới thửa, loại đất, xác nhận của các người sử dụng đất liền kề, lập hồ sơ giao nhận diện tích, lập biên bản bàn giao; hoàn chỉnh thành quả;

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm.

2. Nội nghiệp:

- Lập bản vẽ: chuẩn bị vật tư, tài liệu, thiết bị; chuyển kết quả đo chi tiết lên bản đồ gốc, tiếp biên; ghi (nhập) tên người sử dụng, loại đất; đánh số thửa;

- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất;

- Tính diện tích thửa đất: tính diện tích và bình sai diện tích;

- Lập sổ mục kê: lập sổ mục kê tạm theo hiện trạng; tổng hợp diện tích theo mảnh bản đồ;

- In phun bản đồ: in phun bản đồ, ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD-R;

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ KTNT và giao nộp sản phẩm;

- Biên tập: biên tập, bổ sung nội dung thiếu. In phun từ bản đồ dạng số;

- Nhân bản phục vụ giao đất hoặc đăng ký đất đai;

- Giao nộp thành quả: hoàn thành thủ tục pháp lý. Giao nộp thành quả cho cấp quản lý.

B. Đơn giá đo đạc, lập bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính cơ sở:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (m2)

Đơn giá (đồng/m2)

1

Tỷ lệ 1/2.000

Loại 1

 

19

 

(không độ cao)

Loại 2

 

25

 

 

Loại 3

 

27

 

 

Loại 4

 

35

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/5.000

Loại 1

 

5

 

(không độ cao)

Loại 2

 

7

 

 

Loại 3

 

8

 

 

Loại 4

 

9

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/10.000

Loại 1

 

1,5

 

(không độ cao)

Loại 2

 

2

 

 

Loại 3

 

2,5

 

 

Loại 4

 

3

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1.

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2.

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

IV. ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC MẶT ĐẤT:

A. Nội dung công việc:

1. Ngoại nghiệp:

- Công tác chuẩn bị: chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị;

- Xác định ranh giới thửa đất: lập biên bản xác định ranh giới thửa đất theo hiện trạng sử dụng;

- Đo vẽ chi tiết: chuẩn bị vật tư tài liệu, máy đo, dụng cụ; đo vẽ chi tiết; điều tra ghi tên người sử dụng đất;

- Đối soát, kiểm tra: đối với khu vực đã có nguồn tài liệu về bản đồ;

- Xác nhận diện tích (hiện trạng) với người sử dụng đất và chính quyền địa phương nơi có đất.

2. Nội nghiệp:

- Tính diện tích thửa đất;

- Biên tập bản đồ;

- Hoàn thành biên bản xác nhận diện tích (hiện trạng) của người sử dụng đất;

- Trình cấp thẩm quyền ký bản vẽ hiện trạng sử dụng đất;

- Bàn giao sản phẩm.

B.  Đơn giá đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (m2)

Đơn giá (đồng/m2)

I

Khu vực chưa có bản đồ địa chính chính quy:

1

Tỷ lệ 1/200

Loại 1

 

909

 

(không độ cao)

Loại 2

 

1.081

 

 

Loại 3

 

1.277

 

 

Loại 4

 

1.529

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/500

Loại 1

 

303

 

(không độ cao)

Loại 2

 

355

 

 

Loại 3

 

463

 

 

Loại 4

 

571

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/1.000

Loại 1

 

135

 

(không độ cao)

Loại 2

 

164

 

 

Loại 3

 

174

 

 

Loại 4

 

235

 

 

 

 

 

4

Tỷ lệ 1/2.000

Loại 1

 

45

 

(không độ cao)

Loại 2

 

59

 

 

Loại 3

 

66

 

 

Loại 4

 

80

 

 

 

 

 

5

Tỷ lệ 1/5.000

Loại 1

 

10

 

(không độ cao)

Loại 2

 

13

 

 

Loại 3

 

16

 

 

Loại 4

 

20

II

Khu vực đã có bản đồ địa chính chính quy:

1

Tỷ lệ 1/200

Loại 1

 

727

 

(không độ cao)

Loại 2

 

865

 

 

Loại 3

 

1022

 

 

Loại 4

 

1224

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/500

Loại 1

 

242

 

(không độ cao)

Loại 2

 

284

 

 

Loại 3

 

370

 

 

Loại 4

 

457

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/1.000

Loại 1

 

108

 

(không độ cao)

Loại 2

 

131

 

 

Loại 3

 

139

 

 

Loại 4

 

188

 

 

 

 

 

4

Tỷ lệ 1/2.000

Loại 1

 

36

 

(không độ cao)

Loại 2

 

47

 

 

Loại 3

 

52

 

 

Loại 4

 

64

 

 

 

 

 

5

Tỷ lệ 1/5.000

Loại 1

 

8

 

(không độ cao)

Loại 2

 

10

 

 

Loại 3

 

13

 

 

Loại 4

 

16

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1.

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2.

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

V. ĐƠN GIÁ ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC MẶT ĐẤT, KIỂM KÊ CÂY TRỒNG, ĐO ĐẠC VẬT KIẾN TRÚC PHỤC VỤ VIỆC LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG GIẢI TỎA:

A. Nội dung công việc:

1. Ngoại nghiệp:

- Công tác chuẩn bị: chuẩn bị vật tư, tài liệu; kiểm nghiệm thiết bị;

- Đo đất:

+ Xác định đúng ranh giới sử dụng đất của từng hộ, loại đất, hạng đất, diện tích, số thửa, số tờ bản đồ (nếu có).

+ Đo vẽ chi tiết: chuẩn bị vật tư tài liệu, máy đo, dụng cụ; đo vẽ chi tiết; điều tra ghi tên người sử dụng đất;

+ Điều tra nguồn gốc sử dụng đất nội dung bao gồm: thời gian khai phá, chuyển nhượng, thừa kế, đất cấp và các giấy tờ có liên quan đến nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất...

+ Đối soát, kiểm tra: đối với khu vực đã có nguồn tài liệu về bản đồ địa chính;

+ Xác nhận diện tích (hiện trạng) với người sử dụng đất.

- Đo nhà: đo đạc diện tích nhà và các vật kiến trúc của từng hộ, ghi rõ kết cấu của nhà và vật kiến trúc (nền, móng, trần, tấm lợp...), các giấy tờ có liên quan đến vật kiến trúc (nếu có).

- Kiểm kê cây trồng, hoa màu: kiểm kê, phân loại cây trồng và hoa màu đúng, đủ theo quy định hiện hành của tỉnh.

- Điều tra, thu thập thông tin của tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất:

+ Điều tra số khẩu;

+ Biên lai thu thuế kinh doanh (nếu có);

+ Điều tra nguồn thu nhập chính của chủ hộ, hộ nghèo;

+ Điều tra hộ gia đình chính sách;

+ Điều tra nguồn gốc sử dụng đất, tình hình sử dụng đất;

+ Đối với nhà ở: điều tra năm xây dựng nhà, tính hợp pháp xây dựng;

+ Điều tra thu nhập trường hợp các hộ bị giải tỏa hết đất trong khu quy hoạch và không còn đất nơi khác;

+ Điều tra về nhu cầu tái định cư.

2. Nội nghiệp:

- Tính diện tích thửa đất;

- Biên tập bản đồ;

- Nhập liệu, tổng hợp số liệu đo đạc, kiểm kê, xử lý áp giá bồi thường;

- Lập phương án bồi thường.

B. Đơn giá đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp đo đạc mặt đất, kiểm kê cây trồng, đo đạc vật kiến trúc, điều tra thu thập thông tin, lập phương án bồi thường:

1.  Bảng giá đo đạc, lập bản đồ hiện trạng:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (m2)

Đơn giá (đồng/m2)

I

Khu vực chưa có bản đồ địa chính chính quy:

1

Tỷ lệ 1/200

Loại 1

 

909

 

(không độ cao)

Loại 2

 

1.081

 

 

Loại 3

 

1.277

 

 

Loại 4

 

1.529

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/500

Loại 1

 

303

 

(không độ cao)

Loại 2

 

355

 

 

Loại 3

 

463

 

 

Loại 4

 

571

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/1.000

Loại 1

 

135

 

(không độ cao)

Loại 2

 

164

 

 

Loại 3

 

174

 

 

Loại 4

 

235

II

Khu vực đã có bản đồ địa chính chính quy:

1

Tỷ lệ 1/200

Loại 1

 

727

 

(không độ cao)

Loại 2

 

865

 

 

Loại 3

 

1022

 

 

Loại 4

 

1224

 

 

 

 

 

2

Tỷ lệ 1/500

Loại 1

 

242

 

(không độ cao)

Loại 2

 

284

 

 

Loại 3

 

370

 

 

Loại 4

 

457

 

 

 

 

 

3

Tỷ lệ 1/1.000

Loại 1

 

108

 

(không độ cao)

Loại 2

 

131

 

 

Loại 3

 

139

 

 

Loại 4

 

188

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1.

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2.

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

2.  Đơn giá đo vẽ nhà và vật kiến trúc:

- Nhà tạm và các công trình phụ: 100.000 đồng/hộ hoặc bản vẽ;

- Nhà kiên cố, bán kiên cố và các công trình phụ: 150.000 đồng/hộ hoặc bản vẽ.

3. Đơn giá kiểm kê, phân loại cây trồng: 50 đồng/cây.

4. Điều tra, thu thập thông tin của tổ chức và hộ gia đình: 5.000 đồng/tổ chức, hộ gia đình.

5. Lập phương án bồi thường giải tỏa:

Số TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Đơn giá (đồng/phương án)

1

Phương án bối thường có số hộ bị thiệt hại từ 1-<50 hộ

phương án

2.000000

2

Phương án bối thường có số hộ bị thiệt hại từ 50-<150 hộ

phương án

5.000000

3

Phương án bối thường có số hộ bị thiệt hại từ 150-<250 hộ

phương án

7.000000

4

Phương án bối thường có số hộ bị thiệt hại từ 250 hộ trở lên

phương án

10.000000

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Chương III

BIÊN TẬP BẢN ĐỒ, SỐ HÓA BẢN ĐỒ

I. BIÊN TẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ THEO CÔNG NGHỆ TIN HỌC:

A. Nội dung công việc:

- Xác định tên bản đồ, chủ đề xây dựng, mục đích sử dụng, tỷ lệ, kích thước, nội dung và bố cục;

- Xây dựng bố cục, chú giải, màu sắc, ký hiệu, ghi chú;

- Phân lớp đối tượng, chọn lựa và quy định kiểu chữ, mã hóa các màu hiển thị và quy định màu cho các đối tượng;

- Biên tập nội dung bản đồ số: tạo các polygol cho các đối tượng dạng vùng; gán thuộc tính cho các đối tượng dạng đường, dạng điểm, dạng diện tích, chữ ghi chú; trình bày khung bản đồ và các yếu tố nội dung ngoài khung;

- In phun, kiểm tra, sửa chữa: tạo file điều khiển in, in bản đồ trên giấy bằng máy in phun màu để kiểm tra sản phẩm; kiểm tra, sửa chữa hoàn thiện và bàn giao sản phẩm bản đồ.

B. Đơn giá:

1. Biên tập bản đồ chuyên đề:

- Bản đồ chuyên đề cấp xã:                    3.000.000 đồng/bộ;

- Bản đồ chuyên đề cấp huyện:               4.000.000 đồng/bộ;

- Bản đồ chuyên đề cấp tỉnh:                  5.000.000 đồng/bộ.

Danh mục sản phẩm: theo phụ lục 2.

Trường hợp có điều tra, thu thập bổ sung thêm thông tin có liên quan đến nội dung bản đồ chuyên đề sẽ tính thêm chí phí trên cơ sở chi phí thực tế cần thiết để thực hiện việc điều tra và thu thập thông tin.

2. In, nhân bản bản đồ:

- In bản đồ chuyên đề cấp xã:                   300.000 đồng/mảnh;

- In bản đồ chuyên đề cấp huyện:              400.000 đồng/mảnh;

- In bản đồ chuyên đề cấp tỉnh:                 500.000 đồng/mảnh.

Ghi chú: mảnh bản đồ được tính cho kích thước 84 x 100cm.

II. SỐ HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH:

A. Nội dung công việc:

1. Số hóa bản đồ địa chính:

- Quét tài liệu: chuẩn bị vật tư, tài liệu (bản đồ); chuẩn bị hệ thống tin học (máy, dụng cụ, Setup phần mềm, sao chép các tệp chuẩn);

- Chuẩn bị tài liệu: kiểm tra bản đồ về độ sạch, rõ nét, các mốc để nắn (điểm mốc khung, lưới kilomet, điểm tọa độ và bổ sung các điểm mốc để nắn nếu thiếu trên bản đồ gốc so với quy định); quét tài liệu; kiểm tra chất lượng file ảnh quét.

Nắn theo khung trong bản đồ, lưới kilomet, điểm tọa độ (tam giác); lưu file ảnh (để phục vụ cho bước số hóa và các bước kiểm tra nghiệm thu sau này).

- Số hóa nội dung bản đồ: số hóa các yếu tố nội dung bản đồ và làm sạch dữ liệu theo các lớp đối tượng; kiểm tra số hóa; kiểm tra trên máy các bước số hóa nội dung bản đồ theo lớp đã quy định và kiểm tra tiếp biên;

- Biên tập nội dung bản đồ (biên tập để lưu dưới dạng bản đồ số): định nghĩa đối tượng, gắn thuộc tính, tạo file topology, tô màu nền, biên tập ký hiệu, chú giải; trình bày khung và tiếp biên;

- In bản đồ trên giấy (in phun): 01 bản làm lam biên tập, 01 bản để kiểm tra và 01 bản để giao nộp; kiểm tra bản đồ giấy in phun, sửa chữa sau kiểm tra;

- Ghi bản đồ trên đĩa CD. Kiểm tra dữ liệu trên đĩa CD;

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm.

2. Chuyển tọa độ bản đồ địa chính số dạng vector từ hệ HN-72 sang hệ VN-2000

- Nắn chuyển, biên tập:

Lựa chọn, tính chuyển tọa độ các điểm dùng chuyển đổi và đưa các điểm này vào tệp tin cơ sở của tờ bản đồ mới, chuẩn bị tài liệu của các mảnh liên quan; làm lam kỹ thuật hướng dẫn biên tập ;

Nắn các tệp tin thành phần của mảnh bản đồ sang VN-2000; ghép các tờ bản đồ (khung cũ) và cắt ghép theo khung trong của tờ bản đồ mới;

Biên tập và kiểm tra lại quá trình chuyển đổi, rà soát mức độ đầy đủ các yếu tố nội dung bản đồ.

- In bản đồ: in bản đồ bằng máy in phun;

- Ghi bản đồ vào đĩa CD. Kiểm tra dữ liệu trên đĩa CD;

- Phục vụ kiểm tra nghiệm thu: phục vụ KTNT, giao nộp sản phẩm.

B.  Đơn giá số hóa bản đồ địa chính:

Số TT

Hạng mục công việc

Loại khó khăn

Đơn vị tính (mảnh)

Đơn giá (đồng/mảnh)

1

Tỷ lệ 1/500

 

 

 

 

 

Loại 1

 

620.000

 

 

Loại 2

 

700.000

 

 

Loại 3

 

800.000

 

 

Loại 4

 

920.000

2

Tỷ lệ 1/1.000

 

 

 

 

 

Loại 1

 

1.120.000

 

 

Loại 2

 

1.180.000

 

 

Loại 3

 

1.320.000

 

 

Loại 4

 

1.510.000

3

Tỷ lệ 1/2.000

 

 

 

 

 

Loại 1

 

1.720.000

 

 

Loại 2

 

2.310.000

 

 

Loại 3

 

1.720.000

 

 

Loại 4

 

2.310.000

4

Tỷ lệ 1/5.000

 

 

 

 

 

Loại 1

 

2.690.000

 

 

Loại 2

 

3.430.000

 

 

Loại 3

 

2.690.000

 

 

Loại 4

 

3.430.000

Phân cấp loại khó khăn: theo phụ lục 1.

Danh mục sản phẩm: theo phục lục 2.

Ghi chú: đơn giá trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN CẤP KHÓ KHĂN CHO CÔNG  TÁC ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ

Khó khăn loại 1:

Đất khu vực nông thôn, vùng đồng bằng đi lại thuận tiện, không có nhà cửa, vật kiến trúc.

Khó khăn loại 2:

Đất khu vực nông thôn, vùng đồng bằng đi lại khó khăn hoặc đất vùng ven nội ô thị trấn, thị xã, thành phố, khu vực đông dân cư, có ít nhà cửa, vật kiến trúc.

Khó khăn loại 3:

Đất khu vực đồi núi, huyện đảo, xã đảo đi lại khó khăn hoặc đất thuộc khu vực nội ô thị trấn, thị xã, thành phố, khu vực đông dân cư, có nhiều nhà cửa, vật kiến trúc.

Khó khăn loại 4:

Đất khu vực đồi núi cao, huyện đảo, xã đảo đi lại khó khăn phương tiện giao thông không đến được.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC SẢN PHẨM BÀN GIAO

1. Đo đạc lưới địa chính cấp 1, cấp 2:

- Sơ đồ lưới địa chính cấp I, II: 01 tờ;

- Các loại sổ đo ngoại nghiệp, đĩa ghi số liệu đo: 01 bộ;

- Ghi chú điểm toạ độ mốc địa chính I: 04 tờ;

- Ghi chú điểm toạ độ địa chính II: 20 tờ;

- Biên bản bàn giao mốc địa chính I: 04 tờ;

- Biên bản bàn giao mốc địa chính II: 20 tờ;

- Biên bản thỏa thuận cho phép sử dụng đất để chôn mốc địa chính I: 04 tờ (nếu có);

- Biên bản thỏa thuận cho phép sử dụng đất để chôn mốc địa chính II: 20 tờ (nếu có);

- Tài liệu tính toán bình sai lưới toạ độ địa chính I, II, đĩa từ ghi các tệp tin số liệu và kết quả bình sai: 01 bộ;

- Bảng thống kê toạ độ của các điểm địa chính I, II: 01 bộ;

- Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm (báo cáo kiểm tra nghiệm thu, báo cáo tổng kết kỹ thuật): 01 bộ.

2. Đo đạc, lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo đạc mặt đất và đo đạc, lập bản đồ địa chính từ bản đồ địa chính cơ sở:

- Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính: 01 bộ;

- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất đóng quyển: 01 bộ gốc, 05 bộ sao;

- Bản đồ gốc địa chính: 04 bộ gốc (lấy dấu, chữ ký);

- Bản đồ địa chính sao: 02 bộ;

- File bản đồ địa chính, file dữ liệu hồ sơ địa chính tất cả được ghi chung vào 1 đĩa CD (01bộ);

- Sổ mục kê: 03 bộ;

- Sổ địa chính: 03 bộ;

- Sổ cấp giấy chứng nhận QSDĐ: 03 bộ;

- Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu của đơn vị thi công: 06 bộ.(4 bộ gốc, 2 bộ sao);

- Bảng tổng hợp các sản phẩm giao nộp: 06 bộ.(4 bộ gốc, 2 bộ sao);

- Bảng tổng hợp diện tích và giao nhận diện tích được lập theo đơn vị hành chính.

3. Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp đo đạc mặt đất:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: 03 bộ;

- Danh sách tổng hợp diện tích, loại đất các hộ dân, tổ chức sử dụng đất: 03 bộ.

4. Đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phương pháp đo đạc mặt đất, kiểm kê cây trồng, đo đạc vật kiến trúc phục vụ lập phương án bồi thường giải tỏa:

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: 07 bộ;

- Biên bản đo đạc, kiểm kê diện tích đất đai, hoa màu, cây trồng và vật kiến trúc từng hộ dân: 01 bộ;

- Phương án bồi thường: 07 bộ.

5. Biên tập bản đồ chuyên đề:

- Bản đồ chuyên đề: 01 bộ;

- Đĩa CD ghi dữ liệu: 01 đĩa.

6. Số hóa bản đồ địa chính:

- File số hóa bản đồ: 01 file;

- Đĩa CD ghi dữ liệu: 01 đĩa.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1720/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1720/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/09/2007
Ngày hiệu lực12/09/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/05/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1720/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1720/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kiên Giang
                Người kýLê Hữu Hùng
                Ngày ban hành12/09/2007
                Ngày hiệu lực12/09/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/05/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1720/QĐ-UBND đơn giá đo đạc bản đồ Kiên Giang 2007