Quyết định 1734/QĐ-TTg

Quyết định 1734/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được thay thế bởi Quyết định 326/QĐ-TTg quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam 2020 2030 2016 và được áp dụng kể từ ngày 01/03/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 1734/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN SAU NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 7056/TTr-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2007) về Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm:

Xây dựng mạng đường bộ cao tốc quốc gia hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Mạng đường bộ cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ thống đường bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm khai thác đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát triển kinh tế. Quy hoạch này làm cơ sở để xác định nguồn vốn đầu tư, quỹ đất và tiến trình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

2. Mục tiêu:

- Nhanh chóng hình thành mạng đường bộ cao tốc quốc gia, bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Trong đó, tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), các tuyến ra các cảng biển lớn.

- Tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế.

- Đường bộ cao tốc được thiết lập tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết được với mạng đường bộ hiện có, bảo đảm môi trường và cảnh quan.

- Góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

- Các tuyến đường cao tốc trong Quy hoạch được hoạch định với quy mô hoàn chỉnh, tuy nhiên trong quá trình thực hiện có thể phân kỳ xây dựng để phù hợp với lưu lượng xe và khả năng huy động nguồn vốn, nhưng phải tiến hành quản lý quỹ đất để hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng sau này.

3. Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam:

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm; Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn ngoài năm 2020, Quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km gồm:

a. Tuyến cao tốc Bắc - Nam:

Gồm có 02 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.262 km.

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chiều dài khoảng 1.941 km.

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây, chiều dài khoảng 1.321 km.

b. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc:

Gồm 07 tuyến hướng tâm kết nối với Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 1.099 km, cụ thể các tuyến như sau:

+ Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh, dài 130 km.

+ Hà Nội - Hải Phòng, dài 105 km.

+ Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai, dài 264 km.

+ Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, dài 294 km.

+ Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn), dài 90 km.

+ Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình, dài 56 km.

+ Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, dài 160 km.

c. Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên:

Gồm 03 tuyến với tổng chiều dài 264 km, cụ thể các tuyến như sau:

+ Hồng Lĩnh (Hà Lĩnh) - Hương Sơn (Hà Tĩnh), dài 34 km.

+ Cam Lộ (Quảng Trị) - Lao Bảo (Quảng Trị), dài 70 km.

+ Quy Nhơn (Bình Định) - Pleiku (Gia Lai), dài 160 km.

d. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam:

Gồm 07 tuyến với tổng chiều dài 984 km, cụ thể như sau:

+ Biên Hòa (Đồng Nai) - Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), dài 76 km.

+ Dầu Giây (Đồng Nai) - Đà Lạt (Lâm Đồng), dài 209 km.

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một (Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước), dài 69 km.

+ Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh), dài 55 km.

+ Châu Đốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, dài 200 km.

+ Hà Tiên - Rạch Giá (Kiên Giang) - Bạc Liêu, dài 225 km.

+ Cần Thơ - Cà Mau, dài 150 km.

đ. Hệ thống đường vành đai cao tốc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hà Nội:

+ Vành đai 3, dài 56 km.

+ Vành đai 4, dài 125 km.

- Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Vành đai 3, dài 83 km.

(Đường vành đai 5 thành phố Hà Nội, vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh với chức năng nối các đô thị vệ tinh của 2 thành phố trong tương lai sẽ được xem xét, điều chỉnh trong quá trình thực hiện).

4. Danh mục, quy mô và tiến trình xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc:

Danh mục, quy mô, ước tính tổng mức đầu tư, dự kiến tiến trình xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc trong Phụ lục I.

5. Dự kiến quỹ đất:

Tổng quỹ đất dành cho xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc theo Quy hoạch khoảng 41.104 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của các tuyến đường đã và đang được xây dựng khoảng 2.916 ha, diện tích cần bổ sung thêm khoảng 38.188 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp ước tính khoảng 24.167 ha).

Chi tiết diện tích chiếm dụng đất cho từng tuyến và tổng hợp cho từng địa phương xem trong Phụ lục II.

6. Cơ chế, chính sách:

a. Cơ chế tạo vốn đầu tư

Vốn đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc được huy động từ các nguồn vốn sau:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình …;

- Nguồn vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước - tư nhân (PPP) …

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn để đầu tư mạng đường bộ cao tốc, theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.

b. Áp dụng các khoa học công nghệ tiên tiến.

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng đường cao tốc. Áp dụng các công nghệ tiên tiến về tổ chức Quản lý - Xây dựng - Khai thác: các thiết bị an toàn giao thông; công nghệ thông tin trong điều hành, quản lý và khai thác.

c. Tổ chức quản lý

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và khai thác mạng đường bộ cao tốc trên phạm vi toàn quốc.

d. Xây dựng các chính sách đồng bộ để thực hiện Quy hoạch

- Xây dựng chính sách tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng của các nhà đầu tư, đồng thời xây dựng chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển đường bộ cao tốc.

- Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực: mở rộng các hình thức đào tạo trong và ngoài nước về xây dựng, quản lý, khai thác đường bộ cao tốc.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải:

Chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu hình thành các mô hình tổ chức phù hợp trong quản lý đầu tư, xây dựng và khai thác hệ thống đường bộ cao tốc; xây dựng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) trở thành doanh nghiệp nòng cốt trong đầu tư, phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam.

2. Các Bộ, ngành liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện các mục tiêu của quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan:

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc;

- Tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch, các dự án trên địa bàn địa phương phù hợp với các nội dung của Quy hoạch này;

- Phê duyệt, quyết định theo thẩm quyền việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng đường bộ cao tốc theo Luật Đất đai; quản lý chặt chẽ quỹ đất phục vụ triển khai Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường trực Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm, các Vụ: KTTH, TH, NC, QHQT, ĐP, TKBT, TTĐT;
- Lưu: Văn thư, KTN (5).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN NGOÀI NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tuyến đường/đoạn

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài (km)

Quy mô (làn xe)

Ước tính TMĐT (tỷ đồng)

Tiến trình đầu tư

 

Trục cao tốc Bắc - Nam phía Đông

 

 

 

 

 

 

1

Cầu Giẽ - Ninh Bình

Cầu Giẽ, Hà Tây

Thị xã Ninh Bình

50

6

9.300

Đang xây dựng, GĐ1: 4 làn xe

2

Ninh Bình - Thanh Hóa

Thị xã Ninh Bình

Huyện Quảng Xương, Thanh Hóa

75

6

12.380

Trước 2020

3

Thanh Hóa - Vinh

Thanh Hóa

Cầu Bến Thủy, thành phố Vinh

140

6

22.120

Trước 2020

4

Vinh - Hà Tĩnh

Vinh

Thị xã Hồng Lĩnh

20

4 - 6

2.580

Trước 2020

5

Hà Tĩnh - Quảng Trị

Ngã ba Bãi Vọt

Cam Lộ - Quảng Trị

277

4

21.610

 

6

Quảng Trị - Đà Nẵng

Cam Lộ, Quảng Trị

Túy Loan, Đà Nẵng

178

4

18.160

Trước 2020

7

Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Thành phố Đà Nẵng

Thị xã Quảng Ngãi

131

4

17.820

Trước 2020

8

Quảng Ngãi - Quy Nhơn

Thị xã Quảng Ngãi

An Nhơn, Bình Định

150

4

23.700

Trước 2020

9

Quy Nhơn - Nha Trang

An Nhơn, Bình Định

Thành phố Nha Trang

240

4

24.960

 

10

Nha Trang - Dầu Giây

Thành phố Nha Trang

Dầu Giây, Đồng Nai

378

4 - 6

55.940

 

11

Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

Thành phố Hồ Chí Minh

Dầu Giây, Đồng Nai

55

6 - 8

18.880

Trước 2020

12

Long Thành - Nhơn Trạch - Bến Lức

Long Thành, Đồng Nai

Bến Lức, Long An

45

6 - 8

12.340

Trước 2020

13

Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương

Chợ Đệm, thành phố Hồ Chí Minh

Trung Lương

40

8

13.200

Đang xây dựng, GĐ1: 4 làn xe

14

Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ

Thành phố Hồ Chí Minh

Cần Thơ

92

6

26.250

Trước 2020

 

Trục cao tốc Bắc - Nam phía Tây

 

 

 

 

 

 

15

Đoan Hùng - Hòa Lạc - Phố Châu

Đoan Hùng, Phú Thọ

Phố Châu, Hà Tĩnh

457

4 - 6

53.930

 

16

Ngọc Hồi - Chơn Thành - Rạch Giá

Ngọc Hồi, Kon Tum

Thị xã Rạch Giá, Kiên Giang

864

4 - 6

96.770

 

 

Khu vực phía Bắc

 

 

 

 

 

 

1

Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh

Cửa khẩu Hữu Nghị

Cầu Như Nguyệt, QL1A mới, Bắc Ninh

130

4 - 6

12.220

Trước 2020

2

Hà Nội - Hải Phòng

Hà Nội

Hải Phòng

105

4 - 6

16.800

Trước 2020

3

Hà Nội - Lào Cai

Nội Bài, Hà Nội

Thành phố Lào Cai

264

4 - 6

15.580

Trước 2020

4

Hà Nội - Thái Nguyên

Hà Nội

Thành phố Thái Nguyên

62

4 - 6

4.220

Trước 2020

5

Thái Nguyên - Chợ Mới

Thành phố Thái Nguyên

Chợ Mới

28

4 - 6

2.940

 

6

Láng - Hòa Lạc

Láng

Hòa Lạc

30

6

7.650

Đang xây dựng

7

Hoà Lạc - Hòa Bình

Nút giao Hòa Lạc

Thành phố Hòa Bình

26

4 - 6

2.550

 

8

Bắc Ninh - Hạ Long

Thành phố Bắc Ninh

Thành phố Hạ Long

136

6

19.040

Trước 2020

9

Hạ Long - Móng Cái

Thành phố Hạ Long

Thị xã Móng Cái

128

4 - 6

13.820

Trước 2020

10

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

Thị xã Ninh Bình

Hạ Long

160

4

13.760

 

 

Khu vực miền Trung

 

 

 

 

 

 

1

Hồng Lĩnh - Hương Sơn

Thị xã Hồng Lĩnh

Thị trấn Hương Sơn

34

4

2.450

 

2

Cam Lộ - Lao Bảo

Thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị

Cửa khẩu Lao Bảo

70

4

4.900

 

3

Quy Nhơn - Pleiku

An Nhơn, Bình Định

Thành phố Pleiku

160

4

12.000

 

 

Khu vực phía Nam

 

 

 

 

 

 

1

Dầu Giây - Đà Lạt

Dầu Giây

Thành phố Đà Lạt

189

4

19.280

Trước 2020

2

Biên Hòa - Vũng Tàu

Thành phố Biên Hòa

Thành phố Vũng Tàu

76

6

12.160

Trước 2020

3

Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Ngã tư Bình Phước

Chơn Thành

69

6 - 8

20.010

 

4

Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài

VĐ3 thành phố Hồ Chí Minh

Cửa khẩu Mộc Bài

55

4 - 6

7.480

 

5

Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

Thị xã Sóc Trăng

Thị xã Châu Đốc

200

4

24.200

 

6

Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

Cửa khẩu Xà Xía, thị xã Hà Tiên

Thị xã Bạc Liêu

225

4

27.230

 

7

Cần Thơ - Cà Mau

Thành phố Cần Thơ

Thành phố Cà Mau

150

4

24.750

 

 

Hệ thống đường vành đai thành phố Hà Nội

 

 

 

 

 

 

1

Vành đai 3

Nội Bài, Hà Nội

Trùng với điểm đầu

56

4 - 6

17.990

Trước 2020

2

Vành đai 4

Sóc Sơn, Hà Nội

Trùng với điểm đầu

125

6 - 8

34.500

 

 

Hệ thống đường vành đai thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

 

 

 

1

Vành đai 3

Nhơn Trạch, Đồng Nai

Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

83

6 - 8

20.750

Trước 2020

 

Cộng

 

 

5.753

 

766.220

 

Ghi chú: bảng trên chưa kể các đoạn Bắc Ninh - Pháp Vân (40 km), Pháp Vân - Cầu Giẽ (30 km), Nội Bài - Bắc Ninh (30 km), Liên Khương - Đà Lạt (20 km).

 

PHỤ LỤC II

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI CHIẾM DỤNG CỦA QUY HOẠCH
(Ban hành kèm theo quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên tỉnh

Các tuyến cao tốc đi qua

Diện tích chiếm dụng (ha)

Cộng (ha)

Diện tích đất nông nghiệp (ha)

Diện tích đã chiếm dụng

Diện tích cần bổ sung thêm

Diện tích đã chiếm dụng

Diện tích cần bổ sung thêm

I

Đồng bằng sông Hồng

 

 

 

 

 

 

1

Hà Nội

Bắc - Nam phía Đôn g

166,80

0,00

457,20

2.620,49

2.620,49

Hà Nội - Hải Phòng

 

68,03

Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái

64,00

11,20

Hà Nội - Thái Nguyên

 

129,60

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

177,16

Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình

107,00

 

Vành đai 3 thành phố Hà Nội

119,40

134,50

Vành đai 4 thành phố Hà Nội

 

2.100,00

2

Vĩnh Phúc

Vành đai 4 thành phố Hà Nội

 

1.300,00

0,00

1.618,88

1.618,88

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

318,88

3

Bắc Ninh

Bắc - Nam phía Đôn g

122,40

 

190,40

1.776,90

1.776,90

Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái

68,00

152,90

Vành đai 4 thành phố Hà Nội

 

1.600,00

Hà Nội - Thái Nguyên

 

24,00

4

Hà Tây

Bắc - Nam phía Đôn g

92,40

25,50

513,71

4.568,50

4.568,50

Bắc - Nam phía Tây

53,31

143,00

Vành đai 4 thành phố Hà Nội

 

4.400,00

Láng - Hòa Lạc - Hoà Bình

368,00

 

5

Hải Dương

Hà Nội - Hải Phòng

 

434,82

0,00

528,82

528,82

Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái

 

94,00

6

Hải Phòng

Hà Nội - Hải Phòng

 

309,86

0,00

569,32

569,32

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 

259,46

7

Hưng Yên

Vành đai 4 thành phố Hà Nội

 

1.800,00

0,00

2.028,16

2.028,16

Hà Nội - Hải Phòng

 

228,16

8

Thái Bình

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 

194,59

0,00

194,59

194,59

9

Hà Nam

Bắc - Nam phía Đôn g

 

122,40

0,00

122,40

122,40

10

Nam Định

Bắc - Nam phía Đôn g

 

102,00

0,00

274,97

274,97

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 

172,97

11

Ninh Bình

Bắc - Nam phía Đôn g

 

93,30

0,00

201,41

201,41

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 

108,11

II

Đông Bắc

 

 

 

 

 

 

12

Bắc Kạn

Thái Nguyên - Chợ Mới

 

33,60

 

33,60

8,40

13

Lào Cai

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

399,22

0,00

399,22

119,77

14

Yên Bái

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

463,84

0,00

463,84

139,15

15

Thái Nguyên

Hà Nội - Thái Nguyên

 

114,00

0,00

198,00

66,60

Thái Nguyên - Chợ Mới

 

84,00

16

Lạng Sơn

Bắc - Nam phía Đôn g

144,97

346,85

144,97

246,85

138,74

17

Quảng Ninh

Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái

 

1.077,80

0,00

1.142,66

349,29

Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

 

64,86

18

Bắc Giang

Vành đai 4 Tp. Hà Nội

 

1.300,00

64,40

1.439,61

705,84

Bắc - Nam phía Đôn g

64,40

139,61

19

Phú Thọ

Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai

 

228,90

49,92

328,75

164,37

Bắc - Nam phía Tây

49,92

99,85

III

Tây Bắc

 

 

 

 

 

 

20

Hòa Bình

Bắc - Nam phía Tây

80,85

242,54

95,93

589,33

176,80

Láng - Hòa Lạc - Hòa Bình

15,08

346,79

IV

Bắc Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

21

Thanh Hóa

Bắc - Nam phía Đôn g

 

605,00

168,01

1,109,02

514,21

Bắc - Nam phía Tây

168,01

504,02

22

Nghệ An

Bắc - Nam phía Đôn g

 

506,00

166,74

908,96

333,59

Bắc - Nam phía Tây

166,74

402,96

23

Hà Tĩnh

Bắc - Nam phía Đôn g

 

588,50

7,58

780,46

273,79

Bắc - Nam phía Tây

7,58

15,16

Hồng Lĩnh - Hương Sơn

 

176,80

24

Quảng Bình

Bắc - Nam phía Đôn g

 

637,00

0,00

637,00

127,40

25

Quảng Trị

Bắc - Nam phía Đôn g

 

332,00

0,00

682,00

136,40

Cam Lộ - Lao Bảo

 

350,00

26

Thừa Thiên - Huế

Bắc - Nam phía Đôn g

 

360,00

0,00

360,00

108,00

V

Duyên hải Nam Trung Bộ

 

 

 

 

 

 

27

Đà Nẵng

Bắc - Nam phía Đôn g

29,74

217,88

29,74

217,88

65,36

28

Quảng Nam

Bắc - Nam phía Đôn g

 

386,40

0,00

386,40

115,92

29

Quảng Ngãi

Bắc - Nam phía Đôn g

 

469,20

0,00

469,20

140,76

30

Bình Định

Bắc - Nam phía Đôn g

 

583,30

0,00

813,30

220,99

Quy Nhơn - Pleiku

 

230,00

31

Phú Yên

Bắc - Nam phía Đôn g

 

510,00

0,00

510,00

102,00

32

Khánh Hòa

Bắc - Nam phía Đôn g

 

892,50

0,00

892,50

178,50

VI

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

33

Kon Tum

Bắc - Nam phía Tây

37,90

113,69

37,90

113,69

11,37

34

Gia Lai

Bắc - Nam phía Tây

156,64

469,91

156,64

1,019,91

101,99

Quy Nhơn - Pleiku

 

550,00

35

Đắk Lắk

Bắc - Nam phía Tây

138,95

416,86

138,95

416,86

41,69

36

Đắk Nông

Bắc - Nam phía Tây

123,79

371,38

123,79

371,38

37,14

37

Lâm Đồng

Dầu Giây - Đà Lạt

100,00

475,00

100,00

475,00

47,50

VII

Đông Nam Bộ

 

 

 

 

 

 

38

Ninh Thuận

Bắc - Nam phía Đôn g

 

316,20

0,00

316,20

63,24

39

Bình Thuận

Bắc - Nam phía Đôn g

 

984,30

0,00

984,30

295,29

40

Bình Phước

Bắc - Nam phía Tây

198,32

612,04

198,32

946,84

222,85

Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

 

334,80

41

Tây Ninh

Bắc - Nam phía Tây

 

65,83

0,00

192,73

35,25

Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài

 

126,90

42

Bình Dương

Bắc - Nam phía Tây

 

151,15

0,00

188,95

34,01

Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

 

37,80

43

Đồng Nai

Bắc - Nam phía Đôn g

 

550,80

0,00

1,220,10

248,91

Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

 

35,70

Biên Hòa - Vũng Tàu

 

220,00

Dầu Giây - Đà Lạt

 

413,60

44

Bà Rịa - Vũng Tàu

Biên Hòa - Vũng Tàu

 

198,00

0,00

198,00

59,40

45

Tp. Hồ Chí Minh

Bắc - Nam phía Đôn g

21,00

110,25

125,00

704,65

704,65

Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây

 

102,00

Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài

 

131,60

Vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh

104,00

360,80

VIII

Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

46

Long An

Bắc - Nam phía Đôn g

105,00

41,25

105,00

297,24

220,44

Bắc - Nam phía Tây

 

255,99

47

Tiền Giang

Bắc - Nam phía Đôn g

42,00

322,50

42,00

322,50

322,50

48

Vĩnh Long

Bắc - Nam phía Đôn g

 

102,00

0,00

102,00

102,00

49

Đồng Tháp

Bắc - Nam phía Đôn g

 

61,20

0,00

278,18

278,18

Bắc - Nam phía Tây

 

216,98

50

An Giang

Bắc - Nam phía Tây

 

48,76

0,00

400,76

400,76

Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

 

352,00

51

Kiên Giang

Bắc - Nam phía Tây

 

63,39

0,00

877,39

701,91

Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

 

814,00

52

Cần Thơ

Bắc - Nam phía Đôn g

 

92,00

0,00

377,94

377,94

Bắc - Nam phía Tây

 

21,94

Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

 

264,00

53

Hậu Giang

Bắc - Nam phía Đôn g

 

322,00

0,00

564,00

564,00

Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

 

88,00

Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

 

154,00

54

Sóc Trăng

Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

 

44,00

0,00

154,00

154,00

Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc

 

110,00

55

Bạc Liêu

Bắc - Nam phía Đôn g

 

184,00

0,00

360,00

360,00

Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu

 

176,00

56

Cà Mau

Bắc - Nam phía Đôn g

 

92,00

0,00

92,00

92,00

 

Tổng cộng

 

 

 

2.916,20

38.187,62

24.167,34

41.103,82

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1734/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1734/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/12/2008
Ngày hiệu lực16/12/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/03/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1734/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1734/QĐ-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýNguyễn Tấn Dũng
                Ngày ban hành01/12/2008
                Ngày hiệu lực16/12/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/03/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1734/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020