Nội dung toàn văn Quyết định 1742/QĐ-LĐTBXH thành lập Ban Quản lý lao động Đại sứ quán Việt Nam tại Libya
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1742/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG THUỘC ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI LIBYA
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Luật Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài ngày 18/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại công văn số 8476/VPCP-KGVX ngày 26/11/2009 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường cán bộ quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại UAE và Libya;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Quản lý lao động thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Libya, tên giao dịch bằng tiếng Anh là LABOR MANAGEMENT SECTION OF THE EMBASSY OF S.R VIETNAM IN LIBYA (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý lao động) để giúp Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác lao động với Libya.
Ban Quản lý lao động có Trưởng Ban và một số cán bộ giúp việc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cử.
Điều 2. Ban Quản lý lao động chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước về quản lý hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng tại Libya; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Đại sứ quán Việt Nam tại Libya về công tác chính trị, đối ngoại và quản lý nội bộ.
Điều 3. Ban Quản lý lao động có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của Lybia để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về chủ trương, chính sách, giải pháp và mô hình quản lý đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Lybia theo hợp đồng.
2. Hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Libya theo đúng pháp luật của Việt Nam và của Libya.
3. Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của Libya.
4. Hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Libya xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết các tranh chấp lao động liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya; Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Đại sứ Việt Nam tại Libya, của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với Libya trong lĩnh vực lao động và xã hội.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với Đại sứ Việt Nam tại Libya và Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 4. Ban Quản lý lao động có văn phòng, con dấu, tài khoản tại Libya. Trưởng Ban Quản lý lao động có trách nhiệm quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, hồ sơ, tài liệu và tài chính theo quy định của Nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Điều 5. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |