Quyết định 1752/QĐ-UBND

Quyết định 1752/QĐ-UBND năm 2017 quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1752/QĐ-UBND quy trình định mức đơn giá hệ thống tưới tiêu Hà Nội 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1752/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH, ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ ĐƠN GIÁ DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PH HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi;

Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/07/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tin lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 2891/QĐ-BNN-TL ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Xét đề nghị của Liên ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính - Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 302/TTr- LS:NN-TC-LĐTBXH ngày 28/12/2016 và Báo cáo số 786/BC-STC-NN&PTNT ngày 10/02/2017, Văn bản số 407/SNN-TL ngày 06/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

1. Ban hành “Quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội”:

- Quy trình duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội (kèm theo Phụ lục 01),

- Định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội (kèm theo Phụ lục 02);

Bộ Quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội được áp dụng đối với lĩnh vực duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu từ ngày 01/01/2016 và thay thế các quyết định về quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu đã ban hành trước đây.

2. Ban hành “Đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội”:

- Năm 2015: Thực hiện theo đơn giá quy định tại các Quyết định: Số 1342/QĐ-UBND ngày 20/02/2013, số 7926/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố và kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 543/TB-KTNN ngày 22/11/2016.

- Năm 2016: Đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội (kèm theo Phụ lục 03);

- Năm 2017: Thực hiện theo Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về giá dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn Thành phố và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định; tổng hợp những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, kịp thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã Sơn Tây và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: NN&PTNT, TC;
- TT. Thành ủy, TT. HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, các phòng: KT, ĐT, TKBT, TH;
- Chi cục Thủy lợi Hà Nội;
- Lưu VT, KTQuang, Huy, Giang2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Doãn Toản

 

PHỤ LỤC 01

QUY TRÌNH DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Phần I

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. Căn cứ pháp lý

Quy trình kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội được xây dựng trên các căn cứ pháp lý sau đây:

- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi s 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

- Thông tư số 72/2007/NĐ-CP">33/2008/TT-BNN ngày 04/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ;

- Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8414:2010 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước; Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 8415:2010 về Công trình thủy lợi - Quản lý tưới nước vùng không ảnh triều; Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 8416:2010 về Công trình thủy lợi Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm và tuốc bin; Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 8417:2010 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý, vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện; Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 8418:2010 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống; Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8641:2011 về Công trình thủy lợi kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm;

- Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi.

II. Quy định áp dụng

1. Quy trình kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi.

2. Các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi ngoài việc thực hiện quy trình này vẫn phải tuân thủ thực hiện các quy trình, quy phạm có liên quan đến công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi đã được ban hành.

3. Quy trình này là cơ sở để xây dng, điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu.

Phần II

QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHƯƠNG I

QUY TRÌNH QUẢN LÝ DUY TRÌ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU

Quy trình 1. Quy trình quản lý duy trì hệ thống kênh và công trình trên kênh

1. Mục tiêu:

Kiểm tra, duy trì thường xuyên kênh, xử lý vi phạm trong hành lang bảo vệ kênh và công trình trên kênh đảm bảo khơi thông dòng chảy, an toàn công trình và duy trì năng lực hoạt động bình thường phục vụ sản xuất, dân sinh của các tuyến kênh, công trình trên kênh, đảm bảo vệ sinh công trình.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ, cứng, giày vải, ủng, áo phao...

- Trang bị dụng cụ lao động: Cuốc xẻng, cào sắt, phương tiện vận chuyển, dây chạc, vợt vt, máy cắt cỏ, liềm, biển báo công trường, búa nhỏ, quang gánh, dao xây, chổi quét sơn., và các loại vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng cống và công trình trên kênh.

- Sổ nhật ký quản lý kiểm tra công trình, biên bản xác định vi phạm...

3. Thực hiện công việc:

a) Kiểm tra, xử lý vi phạm, sửa chữa hư hỏng nhỏ:

Đi kiểm tra dọc hai bên bờ kênh mương, sông để thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra hiện trạng toàn bộ tuyến kênh, sông; phát hiện các sự cố, hư hỏng của mái kênh, mái sông, bờ kênh, bờ sông; mức độ bồi lắng của lòng kênh, lòng sông;

- Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên tuyến kênh;

- Xác định lượng rau, bèo, rác trên mặt kênh, sông;

- Trong quá trình kiểm tra:

+ Thực hiện việc thu dọn rác phế thải trên mái, bờ và hành lang bảo vệ kênh; bờ sông;

+ Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của bờ kênh, mái trong kênh, bờ sông với mức độ sụt sạt đất ≤ 1 m3; tu sửa hư hỏng các tuyến kênh xây với mức độ khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; mái lát hoặc kè bờ kênh với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;

+ Vận chuyển rác, phế thải đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc vận chuyển đến nơi đquy định.

b) Vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu, mặt sông:

- Vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương, mặt sông đưa lên thuyền và chuyển vào bờ;

- Thu gom rau, bèo, rác vận chuyển đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc vận chuyển đến nơi đổ quy định;

c) Chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái, bờ kênh mương tưới tiêu:

- Chặt, phát cây, cắt cỏ, cây thủy sinh mái trong kênh, lòng kênh, bờ kênh, mái đập, mặt đập tùy theo địa hình và điều kiện để dùng máy cắt cỏ, dao hoặc liềm; thu gom, vận chuyển về nơi quy định;

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, công cụ, dụng cụ;

- Tập trung phương tiện, công cụ, dụng cụ làm việc về nơi quy định.

d) Vận chuyển bèo rác, rau rác, phế thải:

Vận chuyển toàn bộ lượng bèo rác phế thải tại các điểm tập kết đã được thực hiện trong công tác duy trì thường xuyên vận chuyển về nơi đổ quy định.

e) Kiểm tra, bo dưỡng các cống và công trình trên kênh:

- Kiểm tra (bao gồm công tác kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra bằng siêu âm, đo lún, nghiêng, xê dịch tùy theo quy mô các cống); phát hiện và xử lý, bồi trúc các hư hỏng nhỏ, các bộ phận công trình bằng đất, bằng bê tông (nt nẻ, sạt, lở...);

- Với các cống lớn, công tác đo lún nghiêng xê dịch, kiểm tra bằng siêu âm, kiểm tra bằng thợ lặn, kiểm tra xói lở hạ lưu cống được thực hiện 01 năm/01 lần;

- Vớt, thu gom bèo rác thải khu vực thượng, hạ lưu cống trong phạm vi 30m, vận chuyển đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc vận chuyển đến nơi đổ quy định;

- Sửa chữa các sụt sạt, hư hỏng phần xây lắp nhỏ với khối lượng đất ≤ 1 m3; khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; mái lát với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;

- Cạo gỉ, đánh giấy giáp và sơn các bộ phận bằng sắt (01 năm/01 lần);

- Tra dầu, bôi mỡ các bộ phận của máy đóng mở; vận hành đóng mở thử cống.

4. Kết thúc công việc:

- Ghi kết quả thực hiện công việc quản lý, kiểm tra vào snhật ký tuyến kênh, bàn giao lại sổ nhật ký, biên bản kiểm tra vi phạm cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở.

- Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định.

5. Yêu cầu chất lượng:

- Đánh giá kịp thời các sự cố hỏng hóc; lượng bèo rác của tuyến kênh, sông;

- Phát hiện và lập biên bản các trường hợp vi phạm; có biên bản kiểm tra;

- Rác, phế thải trên mái và bờ kênh, bờ sông đưc thu gom;

- Đảm bảo mặt kênh mương, mặt sông không còn bèo rau, rác và các phế thải, vật cản;

- Thân cỏ, cây thủy sinh còn lại có chiều cao ≤10 cm;

- Trong quá trình vận chuyển không để bùn đất, bèo rác rơi vãi, đảm bảo vệ sinh môi trường;

- Đảm bảo khu vực công trình không còn bèo rác, phế thải; phát hiện kịp thời các sự cố, hư hỏng; lập biên bản các trường hợp vi phạm; xử lý các hư hỏng nhỏ, bảo dưỡng cửa van cống, công trình trên kênh đảm bảo vận hành đóng mở an toàn.

6. Thời gian thực hiện:

Công tác kiểm tra ghi chép thông số kỹ thuật thủy lợi (mực nước, chuyn vị, lún...) phát hiện và xử lý vi phm thực hiện đồng thời khi có thể để giảm công đi lại.

a) Kiểm tra, xử lý vi phạm, sửa chữa hư hỏng nhỏ:

- Bình quân 5 ngày thực hiện 1 lần;

- Khi có sự cố bất thường thực hiện kiểm tra 01 lần trong 01 ngày;

- Bậc thợ bình quân 3,5/7, Nhóm I.

b) Vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu, mặt sông:

- Bình quân 06 tháng thực hiện kiểm tra 01 lần (2 lần/năm).

- Bậc thợ bình quân 3/7, Nhóm I.

c) Chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái, bờ kênh mương tưới tiêu:

- Thực hiện 4 lần/năm đối với kênh chưa bê tông hóa.

- Bậc thợ bình quân: 2/7, Nhóm I.

d) Kiểm tra bảo dưỡng cống và công trình trên kênh:

- Bình quân 4 lần/năm;

- Khi có sự cố bất thường: 01 lần/ngày;

- Bậc thợ bình quân: 4/7, Nhóm I.

Quy trình 2. Quy trình quản lý duy trì đảm bảo an toàn hồ chứa nước thủy lợi

1. Mục tiêu:

Kiểm tra định kỳ, kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo an toàn các hồ chứa nước thủy lợi: Phát hiện kịp thời các hư hỏng sự cố công trình, các trường hợp vi phạm; thu gom rác phế thải khu vực các công trình đầu mối; thực hiện việc tu sửa các hư hỏng nhỏ; theo dõi diễn biến mưa, mực nước hồ.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: số nhật ký, bút, biên bản làm việc, thuyền (xuồng, ca nô), áo phao, sổ vận hành, các thiết bị quản lý,...

3. Thực hiện công việc:

Tiến hành kiểm tra các hạng mục công trình đầu mối của hồ bao gồm: Đập chính, đập phụ, cống lấy nước, nhà quản lý; đi vòng quanh khu vực lòng hồ để thực hiện các công việc sau:

- Kiểm tra bằng mắt thường và các phương tiện kỹ thuật phát hiện các sự cố, hư hỏng của các hạng mục công trình đầu mối;

- Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong hành lang bảo vệ của công trình;

- Thu gom rác, phế thải trên mái đập, mặt đập, khu vực cống lấy nước, tràn xả lũ, tập kết tại địa điểm thuận lợi để chuyển đến nơi đổ quy định;

- Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của mái đập, mặt đập với mức độ sụt sạt đất ≤ 1 m3; tu sửa hư hỏng các hạng mục công trình thủy công với mức độ khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; kè mái đập với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;

- Ghi chép lượng mưa, mực nước hồ;

- Chặt, phát cây, cắt cỏ mái đập, mặt đập tùy theo địa hình và điều kiện đdùng máy cắt cỏ, dao hoặc liềm; thu gom, vận chuyển về nơi quy định;

- Kiểm tra toàn bộ công trình, ghi sổ theo dõi, phân tích các số liệu, ghi chép, đánh giá về hiện trạng công trình, xác định được tình trạng hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng; đề xuất phương án xử lý và xử lý kịp thời;

- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cần thiết sẵn sàng đối phó với bất trắc có thể xảy ra;

- Thao tác vận hành đập ngăn nước, vận hành cống, vận hành tràn xả lũ, âu thuyền...

4. Kết thúc công việc:

Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định. Ghi kết quả thực hiện công việc thực hiện vào sổ nhật ký, bàn giao lại sổ nhật ký cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình.

5. Yêu cầu chất Iượng:

- Đánh giá kịp thời các sự cố hỏng hóc của công trình và phương án đề xuất xử lý; phát hiện đầy đủ và kịp thời các trường hợp vi phạm; xử lý các hư hỏng nhỏ.

- Đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ, phát hiện kịp thời các lấn chiếm vi phạm.

- Thân cỏ còn lại có chiều cao nhỏ hơn 10cm.

6. Thời gian thực hiện1:

- Khi mực nước hồ < Mực nước dâng bình thường (MNDBT): Bình quân 7 ngày thực hiện kiểm tra 01 lần;

- Khi mực nước hồ ≥ MNDBT hoặc có xả lũ qua tràn: Bình quân 1 ngày thực hiện kiểm tra 01 lần, hoặc theo quy định về phòng chống lụt bão;

- Khi có sự cố bất thường: thực hiện kiểm tra 01 lần trong 1 ngày;

- Trong mùa mưa lũ, thực hiện thường xuyên theo quy định về phòng chống lụt bão;

- Bậc thợ bình quân: 3,5/7; Nhóm II.

Quy trình 3. Quy trình bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc

1. Mục tiêu:

Bảo vệ thiết bị tài sản, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn các công trình đầu mối, nhà trạm.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, quần áo mưa, mũ cứng, giày, ủng...

- Trang bị dụng cụ lao động: đèn pin, gậy gỗ, sổ sách ghi chép, chổi quét, hót rác, giẻ lau...

3. Thực hiện công việc:

- Nhận bàn giao ca qua sổ sách và kiểm tra đối chiếu thực tế khu vực đầu mối, nhà trạm;

- Tuần tra, bảo vệ tài sản trong khu đầu mối, nhà trạm;

- Vệ sinh môi trường trong khuôn viên khu đầu mối, nhà trạm;

- Bậc thợ bình quân: 2/5.

4. Kết thúc công việc:

- Ghi chép nhật ký tình hình ca trực;

- Bàn giao ca có xác nhận của 2 ca.

5. Yêu cầu chất lượng:

Đảm bảo an toàn thiết bị, tài sản, phòng chống cháy nổ của khu vực đầu mối, nhà làm việc không bị mất mát. Thời gian trực 24h/24h/365 ngày

CHƯƠNG II

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU

Quy trình 4. Quy trình vận hành hệ thống trạm bơm (cấp nước, tưới, tiêu)

1. Mục tiêu:

Thực hiện công tác quản lý, vận hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm (máy bơm, động cơ, thiết bị điện) theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận hành tưới, tiêu theo các TCVN đã được ban hành.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, tiêu chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý; xẻng, xô, chậu múc nước, rổ rá các loại...; bộ dụng cụ tháo lắp nhỏ về cơ khí; các dụng cụ đo điện, sửa chữa điện.

- Nhiêu liệu, vật liệu bảo dưỡng, giẻ lau, cát, sỏi, than hoạt tính...

3. Thực hiện công việc:

a) Công tác vận hành:

- Thực hiện công việc cấp nước, tưới, tiêu nước bằng động lực theo Mục 5 Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010 và Mục 5 Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng trạm bơm điện Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010;

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành.

- Dừng máy bơm, lau chùi vệ sinh dầu mỡ, kiểm tra các thiết bị điện;

b) Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị:

- Vệ sinh lau chùi làm sạch toàn bộ máy móc, thiết bị động cơ chính; xử lý nhng vị trí bị rò rỉ dầu mỡ, nước; bổ sung dầu mỡ bôi trơn các ổ bi; xiết chặt các bu lông ở các bộ phận của máy bơm, động cơ, đầu cáp, tủ bảng điện, các đầu nối của thiết bị cơ điện phụ trợ... bị rung, lỏng trong quá trình vận hành;

- Chạy thử không tải và có tải máy bơm;

- Kiểm tra cách điện động cơ;

- Bảo quản, gìn giữ vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế và sửa chữa, bảo dưỡng;

c) Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị điện hạ thế:

- Kiểm tra các vị trí đầu nối, đường cáp điện từ máy biến áp vào tủ phân phối, từ tủ phân phối đến các động cơ và các thiết bị điện;

- Kiểm tra, xử lý các đầu cốt, phễu cáp, hộp nối dây, đo điện trở cách điện các sợi cáp;

- Công tác kiểm tra bảo dưỡng máy biến trở khởi động và biến thế khi động;

- Kiểm tra, bảo dưỡng đánh sạch các tiếp điểm khởi động từ, aptomat, công tắc tơ;

- Kiểm tra sửa chữa tủ phân phối và tủ điều khiển;

- Kiểm tra vệ sinh đường cáp trần, rãnh cáp;

- Kiểm tra đường điện ánh sáng, quạt thông gió;

- Thu dọn vệ sinh công nghiệp máy móc thiết bị;

- Lập biên bản kiểm tra, đề xuất tu bổ sửa chữa và các vấn đề có liên quan; ghi chép vào sổ vận hành, sổ giao ca.

d) Bảo dưỡng bể lọc kỹ thuật:

- Xúc hết các vật liệu cũ trong blọc ra và vận chuyển tới nơi quy định. Vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ trong và ngoài bể lọc;

- Đãi cát, rửa sỏi, than hoạt tính sạch sẽ và đổ vào bể lọc theo quy trình bảo dưỡng thay thế;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ. Các ca chạy máy bàn giao có ký nhận.

e) Công tác cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:

- Tiến hành đưa nước vào đầm, hồ, ao...

- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo không thất thoát nước ở các ao nuôi nuôi trồng thủy sản.

4. Kết thúc công việc:

- Dừng máy bơm, lau chùi vệ sinh dầu mỡ, kiểm tra các thiết bị điện, vệ sinh mặt bằng làm việc;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ. Các ca chạy máy bàn giao có ký nhận.

5. Yêu cầu chất lượng:

- Đảm bảo cấp đủ nước, chất lượng nước theo nhu cầu dùng nước của cây trồng, nuôi trồng thủy sản;

- Đảm bảo không để xảy ra úng ngập, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội;

- Đảm bảo máy móc bơm vận hành an toàn, động cơ đạt các thông số chỉ tiêu kỹ thuật quy định;

- Đảm bảo đủ nguồn điện cho 100% các tổ máy bơm của trạm vận hành an toàn, các thiết bị điện đảm bảo các thông số kỹ thuật theo quy định;

- Đảm bảo nước qua bể lọc không còn cặn bẩn;

- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy nông bậc thợ 3,5/7, Nhóm II; công nhân vận hành máy bơm bậc thợ 4/7 (nhóm I với loại máy bơm < 8000 m3/h; nhóm II với loại máy bơm ≥ 8000 m3/h).

Quy trình 5. Quy trình vận hành hệ thống cấp nước, tưới bằng trọng lực (hồ chứa, đập dâng)

1. Mục tiêu:

Thực hiện công tác quản lý, vận hành theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận hành tưới, cấp nước theo các TCVN đã được ban hành.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mvận hành công trình, thiết bị quản lý,...

3. Thực hiện công việc:

- Thực hiện công việc tưới nước bằng trọng lực theo Mục 5 Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010;

- Vận hành hệ thống tưới;

- Đưa nước vào đầm, hồ ao và theo dõi, kiểm tra đảm bảo không thất thoát nước ở các ao nuôi trồng thủy sản.

4. Kết thúc công việc:

- Kết thúc đợt tưới. Ngừng vận hành công trình theo quy trình vận hành hệ thống;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ.

5. Yêu cầu chất lượng:

- Đảm bảo cấp đủ nước, chất lựợng nước theo nhu cầu dùng nước của cây trồng, nuôi trồng thủy sản;

- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy nông bậc thợ 3,5/7, Nhóm II.

Quy trình 6. Quy trình vận hành hệ thống tiêu nước bằng trọng lực (tiêu tự chảy)

1. Mục tiêu:

Thực hiện công tác quản lý, vận hành theo đúng quy trình, quy phạm của công tác quản lý, vận hành tiêu theo TCVN đã được ban hành.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, quần áo mưa, đèn pin, mũ cứng, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị quản lý, vật tư phòng chống lụt (đất, bao tải dứa, phai, cuốc, xẻng, thúng...).

3. Thực hiện công việc:

- Theo dõi lượng mưa; Kiểm tra, ghi chép mực nước ngoài sông (kênh) và trong đồng tại thượng hạ lưu các cống tiêu; Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống tiêu, công trình đầu mối;

- Vận hành hệ thống tiêu.

4. Kết thúc công việc:

- Đóng (hoành triệt) hệ thống công trình, vệ sinh kiểm tra các thiết bị đóng mở;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ. Các ca vận hành bàn giao có ký nhận.

5. Yêu cầu chất lượng:

- Chủ động tiêu thoát úng, hạn chế thấp nhất thiệt hi do thiên tai gây ra.

- Ghi chép sổ sách vận hành, nhật ký kiểm tra công trình và bàn giao ca trực đầy đủ.

- Bố trí lực lượng thường trực 24/24 khi có mưa bão và bảo vệ công trình;

- Bậc thợ bình quân: Công nhân thủy nông bậc thợ 3,5/7, công nhân vận hành công trình đầu mối bậc thợ 4/7, nhóm II.

Quy trình 7. Quy trình vận hành cống đầu mối

1. Mục tiêu:

Quy định cụ thể các công đoạn trong công tác vận hành, kiểm tra các công đầu mối.

2. Công tác chuẩn bị:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: đèn pin, sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi cống, thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị quản lý, vật tư phòng chống lụt (đất, bao tải dứa, phai, cuốc, xẻng, thúng...).

3. Thực hiện công việc:

- Thực hiện quản lý vận hành cống theo tiêu chuẩn hiện hành TCVN 8418:2010 về Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý, vận hành duy tu bảo dưỡng cống;

- Kiểm tra công trình xây đúc, máy đóng mở, dàn van, khung cánh cống, khe phai, đáy khe phai, ổ trục, khung ty van, tay quay... lập biên bản kết quả kiểm tra công trình báo cáo cơ quan chức năng;

- Ghi chép thường xuyên mực nước thượng, hạ lưu cống, thiết lập hệ thống sổ sách ghi theo dõi mực nước báo cáo những diễn biến xảy ra hàng ngày theo qui định của cơ quan chức năng;

- Phát hiện kịp thời những hỏng hóc, sự cố bất thường báo cáo để có phương án xử lý ngay;

- Thao tác đóng mở cống, thả phai, hoành triệt;

- Tháo dỡ phai và khối lượng vật liệu hoành triệt khi hết lũ.

4. Kết thúc công việc:

- Thu dọn vệ sinh nơi làm việc;

- Bố trí lực lượng thường trực 24h/24h khi có mưa bão và bảo vệ công trình.

5. Yêu cầu chất lượng:

Đảm bảo an toàn các cống đầu mối, vận hành đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh và phòng, chống lụt, bão.

6. Thời gian thực hiện:

- Theo quy định của TCVN.

- Bậc thợ công nhân vận hành: 3,5/7, Nhóm I.

 

MỤC LỤC

PHẦN I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. Căn cứ pháp lý

II. Quy định áp dụng

PHẦN II. QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUẢN LÝ, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHƯƠNG I: QUY TRÌNH QUẢN LÝ DUY TRÌ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU

Quy trình 1. Quy trình quản lý duy trì hệ thống kênh và công trình trên kênh

Quy trình 2. Quy trình quản lý duy trì đảm bảo an toàn hồ chứa nước thủy lợi

Quy trình 3. Quy trình bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU

Quy trình 4. Quy trình vận hành hệ thống trạm bơm (cấp nước, tưới, tiêu)

Quy trình 5. Quy trình vận hành hệ thống cấp nước, tưới bằng trọng lực (hồ chứa, đập dâng)

Quy trình 6. Quy trình vận hành hệ thống tiêu nước bằng trọng lực (tiêu tự chảy)

Quy trình 7. Quy trình vận hành cống đầu mối

 

PHỤ LỤC 02

ĐỊNH MỨC KINH T- KỸ THUẬT DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
 
(Kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Phần I

THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. CĂN CỨ ĐIU CHỈNH B SUNG

- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Thông tư số 67/2012/NĐ-CP">41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ.

- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

- Thông tư số 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/07/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Quyết định số 211/1998/QĐ-BNN-QLN ngày 19/12/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi;

- Quy trình, quy phạm quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tiêu chuẩn hiện hành;

- Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước và mức trần dịch vụ thủy lợi nội đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 77/2014/QĐ-UBND ngày 10/10/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế lựa chọn nhà thầu sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 6974/QĐ-UBND ngày 18/12/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại tập Định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND Thành phố để làm cơ sở thanh quyết toán kinh phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2015 và xây dựng phương án tạm thời đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2016;

- Quy trình kỹ thuật quản lý, duy trì và vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Thực trạng hệ thống công trình thủy lợi, máy móc thiết bị, phương tiện quản lý cũng như kết quả sản xuất kinh doanh trong các năm vừa qua của các doanh nghiệp thủy lợi và tính chất đặc thù của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố;

- Các văn bản khác theo quy định của Nhà nước.

II. KT CẤU, NỘI DUNG CÁC ĐỊNH MỨC CHI TIT

Các định mức chi tiết duy trì, vận hành hệ thống tưới, tiêu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội gồm có 2 chương:

1. Chương I - Định mức duy trì hệ thống tưới tiêu

- TT1.01.00: Định mức kiểm tra vi phạm, thu gom rác, phế thải, xử lý các hư hỏng nhỏ khu vực bờ mái kênh tưới, tiêu; bờ sông.

- TT1.02.00: Định mức vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu, mặt sông.

- TT1.03.00: Định mức kiểm tra, bảo dưỡng cống công trình trên kênh.

- TT1.04.00: Định mức quản lý, kiểm tra hồ đập.

- TT1.05.00: Định mức kiểm tra, bảo dưỡng bể lọc kỹ thuật

- TT1.06.00: Định mức bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc.

- TT1.07.00: Định mức chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái, bờ kênh mương, mái đập, mặt đập, bờ sông, mái sông.

Tại các định mức trên đã quy định các thành phần công việc phải thực hiện; mức hao phí nhân công cần thiết bình quân trên một đơn vị thực hiện trên một lần thực hiện; số lần thực hiện trong năm.

2. Chương II - Định mức quản lý, vận hành hệ thống tưi tiêu

a) Công tác vận hành tưới, cấp nước gồm các định mức

- TT2.01.00: Định mức công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực (vùng đồng bằng) bao gồm:

- TT2.01.10: Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ;

- TT2.01.20: Định mức tưới nước mộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ;

- TT2.01.30: Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ;

- TT2.01.40: Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3/giờ ≤ Q < 8000 m3/giờ;

- TT2.01.50: Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ;

- TT2.02.00: Định mức tưới nước ruộng lúa bằng trọng lực (tự chảy);

- TT2.03.00: Định mức công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực (ứng với các loại máy bơm như trên);

- TT2.04.00: Định mức tưới nước ruộng mạ bằng trọng lực (tự chảy);

- TT2.05.00: Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng động lực (ứng với các loại máy bơm như trên);

- TT2.06.00: Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng trọng lực (tự chảy);

- TT2.07.00: Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng bằng động lực (ứng với các loại máy bơm như trên);

- TT2.08.00: Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng trọng lực (tự chảy);

Các định mức trên đã xác định mức hao phí nhân công quản lý thủy nông, nhân công quản lý vận hành, chi phí vật tư, vật liệu cho:

- 1 ha/vụ/loại máy bơm được tưới (động lực) cho các loại cây trồng và cấp nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức tưới, cấp nước chủ động (từ công trình đến mặt ruộng và nơi nuôi trồng thủy sản );

- 1 ha/vụ được tưới bằng trọng lực cho các loại cây trồng và cấp nước cho diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức tưới, cấp nước chủ động (từ công trình đến mặt ruộng và nơi nuôi trồng thủy sản ).

b) Công tác vận hành tiêu gồm các định mức

- TT2.09.10: Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ.

- TT2.09.20: Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ;

- TT2.09.30: Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ;

- TT2.09.40: Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3/giờ ≤ Q < 8.000 m3/giờ;

- TT2.09.50: Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8.000 m3/giờ;

- TT2.10.00: Định mức tiêu nước bằng trọng lực (tự chảy).

Các định mức trên đã xác định:

- Mức hao phí nhân công quản lý thủy nông, nhân công quản lý vận hành, chi phí vật tư, vật liệu cho 01ha/vụ/loại máy bơm tiêu đối với diện tích tưới tiêu bằng động lực;

- Mức tiêu hao nhân công thủy nông/1ha/vụ đối với những diện tích chỉ tiêu bằng trọng lực.

III. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

A. Phạm vi áp dụng

Tập định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội

B. Quy định áp dụng

1. Đối với các định mức duy trì hệ thống tưới tiêu

a) Các chi phí mua dụng cụ lao động, chi phí vật tư, vật liệu phục vụ cho việc duy trì hệ thống tưới tiêu được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp hàng năm. Riêng chi phí cho nguyên vật liệu cho công tác bảo dưỡng cống; bảo dưỡng động cơ, máy bơm, hệ điện hạ thế các trạm bơm có dự toán riêng chi vào nguồn sửa chữa thường xuyên.

b) Các chi phí cho việc kiểm tra lún nghiêng xê dịch, kiểm tra xói lở hạ lưu, thuê thợ lặn kiểm tra của các cống, trạm bơm lớn có yêu cầu bắt buộc phải thực hiện hàng năm trong công tác kiểm tra, đơn vị quản lý lập dự toán và chi vào công tác sửa chữa thường xuyên (SCTX) hàng năm.

c) Định mức TT1.06.00: Định mức bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc (Công trình đầu mối là văn phòng cụm, trạm bơm, hồ, cống, không bao gồm trụ sở công ty, xí nghiệp và trạm quản lý công trình trực thuộc công ty, không tính các trường hợp lắp máy dã chiến thời vụ; nằm hoàn toàn độc lập, tách biệt khuôn viên công trình đầu mối khác).

2. Đối với các định mức quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu

a) Định mức tưới và cấp nước

- Các định mức tưới cho cây trồng, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản theo các hình thức với mức nước tưới hoặc cấp nước tính với khu vực đồng bằng; các khu vực trung du; miền núi; vùng bãi được điều chỉnh theo các hệ số: vùng đồng bằng K= 1; trung du, miền núi K= 1,153; vùng bãi K= 1,25.

- Việc xác định các khu vực đồng bằng, trung du, miền núi áp dụng quy định phân vùng theo quyết định ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019 của UBND Thành phố Hà Nội tại Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014.

- Các vùng được xác định là vùng Bãi là các vùng ngoài đê chính của các sông lớn trên địa bàn Thành phố bao gồm: sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, sông Đuống.

- Hình thức nuôi trồng thủy sản:

+ Hình thức nuôi trồng thủy sản thâm canh là các khu vực nuôi trồng thủy sản theo phương pháp công nghiệp, năng suất cao (≥ 10 tấn/ha/năm).

+ Hình thức nuôi trồng thủy sản quảng canh là các khu vực nuôi trồng thủy sản theo phương pháp truyền thống, năng suất thấp (< 10 tấn/ha/năm).

+ Hình thức nuôi trồng thủy sản 01 vụ/năm: là chỉ nuôi thủy sản 01 vụ trong năm.

- Đối với các diện tích của thành phố Hà Nội được các tỉnh lân cận cấp nước tưới hoặc nuôi trồng thủy sản được tính chi phí nhân công thủy nông cho tưới, cấp nước tương ứng với các hình thức tưới.

- Giá trị tại các bảng tính toán là các định mức tưới, cấp nước theo hình thức chủ động. Đối với diện tích tưới, cấp nước theo hình thức tạo nguồn, định mức hao phí công lao động của công nhân vận hành, công nhân quản lý thủy nông được quy định như sau:

+ Tưới tạo nguồn bằng động lực cho cây trồng hoặc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Áp dụng bằng 0,5 mức hao phí công của công nhân thủy nông, công nhân vận hành theo định mức tưới, cấp nước chủ động bằng động lực.

+ Tưới tạo nguồn bằng trọng lực cho cây trồng hoặc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: Áp dụng bằng 0,4 mức hao phí công của công nhân thủy nông, công nhân vận hành theo định mức tưới, cấp nước chủ động bằng trọng lực.

- Trong trường hợp phải bơm tưới, cấp nước nhiều cấp:

+ Trạm bơm cuối cùng bơm trực tiếp đến mặt ruộng hoặc cấp nước vào ao nuôi trồng thủy sản: Số công công nhân thủy nông và công nhân vận hành tính bằng số công của công nhân thủy nông và công nhân vận hành theo định mức tưới, cấp nước chủ động bằng động lực.

+ Các trạm bơm tạo nguồn cho trạm bơm bơm trực tiếp đến mặt ruộng hoặc cấp nước vào ao nuôi trồng thủy sản: Số công công nhân thủy nông và công nhân vận hành tính bằng 0,5 số công của công nhân thủy nông và công nhân vận hành theo định mức tưới, cấp nước chủ động bằng động lực.

b) Định mức tiêu thoát nước

- Diện tích để áp dụng định mức tiêu bằng động lực áp dụng với toàn bộ diện tích lưu vực tiêu bằng trạm bơm (bao gồm diện tích canh tác và phi canh tác).

- Diện tích để áp dụng định mức tiêu bằng trọng lực (tự chảy) áp dụng với toàn bộ diện tích lưu vực tiêu hoàn toàn bằng tự chảy (bao gồm diện tích canh tác và phi canh tác).

- Trong trường hợp phải bơm tiêu nhiều cấp:

+ Trạm bơm tiêu trực tiếp từ lưu vực tiêu (trạm bơm tiêu cấp I); Số công công nhân thủy nông và công nhân vận hành được tính bằng số công theo định mức tiêu chủ động bằng động lực đã được xác định.

+ Các trạm bơm tiêu tiếp theo trạm bơm tiêu cấp I: Số công công nhân thủy nông và công nhân vận hành được tính bằng 0,5 số công của công nhân thủy nông, công nhân vận hành theo định mức tiêu chủ động bằng động lực đã được xác định.

3. Định mức sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định

- Định mức sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định bằng 23% cụ thể bao gồm 5 khoản chi phí sau: (1) Chi phí tiền lương; (2) BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; (3) Tiền ăn giữa ca của lao động trực tiếp; (4) Nguyên nhiên vật liệu; (5) Tiền điện.

- Trường hợp chi phí sửa chữa thường xuyên thực tế đơn vị sử dụng nhỏ hơn nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tính theo định mức đã sửa đổi thì đơn vị thực hiện trích đủ theo định mức;

- Trường hợp chi phí sửa chữa thường xuyên thực tế đơn vị sử dụng lớn hơn nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tính theo định mức đã sửa đổi nhưng không vượt quá nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên tính theo Quyết định số 6147/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 của UBND Thành phố thì được ngân sách cấp khi thanh quyết toán kinh phí đặt hàng dịch vụ thủy lợi năm 2015.

4. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

- Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp tính bằng 11,23% (giảm 0,77 % so với định mức cũ, đã loại trừ chi phí sử dụng xe ô tô vượt định mức thực tế tại các công ty là: 1.059.880.000 đồng, công ty thủy lợi Hà Nội 4 xe, các Công ty Sông Nhuệ, Sông Tích, Sông Đáy mỗi công ty 02 xe) chi phí của 7 khoản chi sau: (1) Chi phí tiền lương; (2) BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; (3) Tiền ăn giữa ca của lao động trực tiếp; (4) Nguyên nhiên vật liệu; (5) Sửa chữa thưng xuyên; (6) Tiền điện; (7) Chi trả tạo nguồn.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí cho bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp là mức chi tối đa phục vụ bộ máy quản lý điều hành của doanh nghiệp, được quy định cho một năm tài chính.

5. Định mức lao động quản lý: Bằng 12% tổng số lao động trực tiếp.

6. Chi phí khấu hao tài sản cố định: sẽ được tính riêng (không tính trong đơn giá chi tiết) và được xác định cùng với quyết toán đặt hàng dịch vụ tưới, tiêu năm 2015. Hàng năm, các doanh nghiệp Thủy lợi thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo đúng chế độ quy định hiện hành.

7. Hệ squy đổi ra lúa (K) với các diện tích cây trồng và diện tích nuôi trồng thủy sản:

a) Vụ xuân:

- Lúa: K= 1,0

- Mạ: K= 0,288

- Hoa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả: K= 0,196

b) Vụ Mùa:

- Lúa: K= 1,0

- Mạ: K= 0,315

- Hoa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả: K= 0,162

c) Vụ Đông:

- Hoa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả: K= 0,275

d) Nuôi trồng thủy sản:

- Diện tích nuôi trồng theo hình thức 01 vụ nuôi trồng thủy sản: K= 1 (bằng diện tích nuôi trồng thủy sản vụ tương ứng).

- Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức thâm canh: K= 8,5 (tính với diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm).

- Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh: K= 2,11 (tính với diện tích nuôi trồng thủy sản cả năm).

e) Hệ số quy đổi ra lúa với các diện tích canh tác do công trình của các tỉnh lân cận tưới hoặc cấp nước cho nuôi trồng thủy sản: K= 0,3.

Phần II

ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, DÂN SINH ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chương I

ĐỊNH MỨC DUY TRÌ HỆ THNG TƯỚI, TIÊU

TT1.01.00. Định mức kiểm tra vi phạm, thu gom rác, phế thải, xử lý các hư hỏng nhỏ khu vực bờ mái kênh tưới, tiêu; bờ sông.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ, mũ cứng, giày vải...

- Trang bị dụng cụ lao động: Cuốc xẻng, cào sắt, phương tiện vận chuyển, dây chạc...; sổ nhật ký quản lý kiểm tra tuyến kênh, biên bản xác định vi phạm...

- Đi kiểm tra dọc hai bên bờ kênh mương, sông để thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra hiện trạng toàn bộ tuyến kênh, sông; phát hiện các sự cố, hư hỏng của mái kênh, bờ kênh, bờ và mái sông; mức độ bồi lắng của lòng kênh, sông;

+ Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên tuyến kênh, sông;

+ Xác định lượng rau, bèo, rác trên mặt kênh; sông;

- Trong quá trình kiểm tra:

+ Thực hiện việc thu dọn rác, phế thải trên mái, bờ và hành lang bảo vệ kênh; bờ sông;

+ Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của bờ kênh, mái trong kênh, bờ sông với mức độ sụt sạt đất ≤ 1 m3; tu sửa hư hỏng các tuyến kênh xây với mức độ khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; mái lát hoặc kè bờ kênh với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;

+ Vận chuyển rác, phế thải đến vị trí thuận tiện cho việc thu gom đến nơi quy định;

- Ghi kết quả thực hiện công việc quản lý, kiểm tra vào sổ nhật ký tuyến kênh, bàn giao lại sổ nhật ký, biên bản kiểm tra vi phạm cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở;

- Thời gian thực hiện: Bình quân 5 ngày/1 lần; khi có sự cố bất thường: 01  ngày/1 lần.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: công/1km kênh mương, sông/01 ln

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.01.00

Công tác quản lý, kiểm tra kênh, mương tưới, tiêu

Nhân công:

- Cấp bậc thợ bình quân: bậc 3,5/7

Công

0,100

- Đối với các tuyến sông (sông Thiếp, sông Tô Lịch, sông Cà Lồ và trục chính sông Nhuệ): Định mức áp dụng hệ số K= 2,0 (0,2 công/1km/01 lần).

TT1.02.00. Định mức vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu, mặt sông.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, ủng, áo phao...

- Trang bị dụng cụ lao động: vợt vớt, cào sắt, xẻng, xe cải tiến, xe cút kít, thuyền, sổ nhật ký....

- Vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương, mặt sông đưa lên thuyền và chuyển vào bờ;

- Vận chuyển rau, bèo, rác đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc thu gom đến nơi đổ quy định;

- Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc quản lý, kiểm tra vào sổ nhật ký thực hiện và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình.

- Thời gian thực hiện: Bình quân 06 tháng/01 lần.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: công/1 ha mặt nước/01 lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.02.00

Công tác vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh, mương tưới, tiêu

Nhân công:

- Cấp bậc thợ bình quân: bậc 3/7

Công

0,177

- Áp dụng hệ số K= 1 (0,177 công/1ha mặt nước) với các tuyến kênh có khoảng cách giữa đỉnh 2 mái trong bờ kênh B ≤ 10 m;

- Với các kênh, sông có 10 < B ≤ 20 m, K= 1,2; B > 20 m, K= 1,5.

- Diện tích mặt nước vớt bèo bằng chiều rộng kênh, sông (tại vị trí 2/3 chiều cao kênh, sông) nhân với chiều dài kênh, sông.

TT1.03.00. Định mức kiểm tra, bảo dưỡng các cống và công trình trên kênh.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: Quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày vải, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: Sổ sách, đèn pin, cuốc, xẻng, quang gánh, dao xây, chổi quét sơn, dụng cụ vớt bèo rác, xe cải tiến... và các loại dụng cụ, vật liệu phục vụ công tác bảo dưỡng cống;

- Kiểm tra (bao gồm công tác kiểm tra bằng siêu âm, đo lún nghiêng xê dịch, lặn dưới nước... tùy theo quy mô các cống); phát hiện và xử lý các hư hỏng nhỏ;

- Vớt, thu gom bèo, rác, phế thải khu vực thượng hạ, lưu cống trong phạm vi 30m; vận chuyển đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc thu gom đến nơi đổ quy định;

- Sửa chữa các sụt sạt, hư hỏng phần xây lắp nhỏ với khối lượng đất ≤ 1 m3; khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; mái lát ≤ 2 m2;

- Sơn các bộ phận bằng sắt (01 năm/01 lần);

- Bảo dưỡng các bộ phận của máy đóng mở; vận hành đóng mở thử cống;

- Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc vào sổ nhật ký và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở;

- Thời gian thực hiện: Bình quân 4 lần/01 năm; khi có sự cố bất thường: 01 ngày/lần.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 cửa cng/01 lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phn hao phí

Đơn vị

Loại cống tiết diện tương đương F (m2)

F≤0,5

0,5<F≤1,0

1,0<F ≤10

TT1.03.00

Kiểm tra, bảo dưỡng cống điều tiết

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân: bậc 4/7

Công

- Cống có cửa van: 0,384

- Cống không có cửa van: 0,118

- Cống có cửa van: 0,590

- Cống không có cửa van: 0,177

- Cống có cửa van: 0,765

- Cống không có cửa van: 0,249

- Với các công có diện tích cửa van lớn hơn 10 m2, cứ tăng lên 5 m2 đuợc tính thêm 1,0 công /01 công trình /01 lần kiểm tra, bảo dưỡng cống.

- Với các công trình trên kênh (không phải là cống): Áp dụng mức công  0,5 công/01 công trình/ 01 lần kiểm tra.

- Với các cống lớn: công tác kiểm tra bằng siêu âm, đo lún nghiêng xê dịch, kiểm tra xói lở hạ lưu, thuê thợ lặn, được thực hiện 01 năm/01 lần (nguồn kinh phí có dự toán riêng và thực hiện bằng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên hàng năm).

TT1.04.00. Định mức quản lí, kiểm tra hồ đập

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày vải, ủng...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký, bút...

- Tiến hành kiểm tra các hạng mục công trình đầu mối của hồ chứa bao gồm: đập chính, đập phụ, cống lấy nước, nhà quản lý; đi vòng quanh khu vực lòng hồ để thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra bằng mắt thường và các phương tiện kỹ thuật để phát hiện các sự cố, hư hỏng của các hạng mục công trình đầu mối;

+ Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong hành lang bảo vệ của công trình;

+ Thu gom rác, phế thải trên mái đập, mặt đập, khu vực cống lấy nước, tràn xả lũ; tập kết tại địa điểm thuận lợi để chuyển đến nơi đổ quy định;

+ Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của mái đập, mặt đập với mức độ sụt sạt đất ≤ 1 m3; tu sửa hư hỏng các hạng mục công trình thủy công với mức độ khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; kè mái đập với mức độ hư hỏng trong phạm vi ≤ 2 m2;

+ Ghi chép lượng mưa, mực nước hồ;

- Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc vào sổ nhật ký và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình.

- Thời gian thực hiện:

+ Khi mực nước hồ < mực nước dâng bình thường (MNDBT): bình quân 07 ngày/01lần.

+ Khi mực nước hồ ≥ MNDBT hoặc có xả lũ qua tràn: bình quân 01 ngày/01lần.

+ Khi có sự cố bất thường: 01 ngày/lần.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: Công/01 ha/01 lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.04.00

Quản lý, kiểm tra hồ đập

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân: bậc 3,5/7.

Công

0,11

TT1.05.00. Định mức kiểm tra, bảo dưỡng bể lọc kỹ thuật

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, ủng, găng tay cao su...

- Trang bị dụng cụ lao động: xảo tre, rổ rá các loại, xẻng, xô và chậu múc nước...

- Chuẩn bị vật liệu bảo dưỡng: cát, sỏi, than hoạt tính...

- Xúc hết các vật liệu cũ trong bể lọc, vận chuyển tới nơi quy định; vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài bể lọc.

- Đãi cát; rửa sỏi, than hoạt tính; đổ vào bể lọc.

- Vệ sinh dọn dẹp mặt bằng làm việc.

- Thu dọn tập kết dụng cụ lao động về nơi quy định.

- Thời gian thực hiện: 2 lần/01năm; khi có sự cố bất thường: 01 ngày/lần.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 bể lọc/lần

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.05.00

Kiểm tra, bảo dưỡng bể lọc kỹ thuật

Nhân công: bậc 3,5/7.

Công

5,0

TT1.06.00. Định mức bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, quần áo mưa, mũ cứng, giày vải, ủng...

- Trang bị dụng cụ lao động: đèn pin, gậy gỗ, số sách, chổi quét, xẻng hót rác, giẻ lau....

- Nhận bàn giao ca qua sổ sách và kiểm tra đối chiếu thực tế khu vực đầu mối, nhà trạm;

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 công trình đầu mối/ngày đêm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.06.00

Bảo vệ công trình đầu mối

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân: bậc 2/5

Công

1,5

TT1.07.00. Định mức chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái, bờ kênh mương, mái đập, mặt đập, bờ sông, mái sông.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị dụng cụ lao động (máy cắt cỏ hoặc liềm, cuốc, xẻng, xe cải tiến, biển báo công trường...) và bảo hộ lao động (quần áo, mũ cứng, găng tay, ủng...); sổ nhật ký theo dõi công việc theo quy định;

- Chặt, phạt cây, cắt cỏ, cây thủy sinh mái trong kênh, lòng kênh, bờ kênh, mái đập, mặt đập, bờ sông, bờ hồ tùy theo địa hình và điều kiện để dùng máy cắt cỏ, dao hoặc liềm; thu gom, vận chuyển về nơi quy định;

- Dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc, công cụ, dụng cụ;

- Tập trung phương tiện, công cụ, dụng cụ làm việc về nơi quy định;

- Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định. Ghi kết quả thực hiện công việc vào sổ nhật ký và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý tại công trình.

- Thời gian thực hiện: 4 lần/năm đối với kênh chưa bê tông hóa

2. Định mức áp dụng:

TT1.07.10. Chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh bằng máy.

Đơn vị tính: 100m2

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.07.10

Cắt cỏ bng máy

Máy thi công:

- Máy cắt cỏ công suất 3 CV

ca

0,06

TT1.07.20. Chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh bng thủ công.

Đơn vị tính: 100m2

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT1.07.20

Cắt cỏ bằng thủ công

Nhân công:

- Bậc thợ bình quân: bậc 2/7

Công

0,177

Chương II

ĐỊNH MỨC VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU

1. Bảng quy định mức sử dụng nước tại mặt ruộng ứng với tần suất P = 75% - vùng đồng bằng

Đơn vị tính: m3/ha/vụ

TT

Loại cây trồng

Đnh mức tưới

Vụ xuân

Vụ mùa

Vụ đông

1

Lúa

6.906

5.000

 

2

Mạ

1.988

1.574

 

3

Hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả

1.356

812

1.898

2. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

- Với hình thức nuôi thâm canh: Tổng lượng nước cấp cả năm: 50.665 m3/ha/năm.

- Với hình thức nuôi quảng canh: Tổng lượng nước cấp cả năm: 13.164 m3/ha/năm.

- Với hình thức nuôi trồng thủy sản 01 vụ/năm: Lượng nước cấp cho 01 vụ nuôi trồng thủy sản bằng lượng nước tưới cho 01 vụ lúa tương ứng.

3. Quy định các hệ số vùng áp dụng cho tưới, cấp nước nuôi trồng thủy sản

Định mức trên quy định lượng nước tưới tại mặt ruộng và lượng nước cấp cho nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng. Đối với các vùng khác được điều chỉnh theo các hệ số sau:

+ Vùng đồng bằng: K= 1;

+ Vùng trung du: K= 1,153;

+ Miền núi: K= 1,153;

+ Vùng bãi K= 1,25.

TT2.01.00. Định mức công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày vải, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng động lực theo mục 5 - Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010 và mục 5 Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010;

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế; vệ sinh công nghiệp, bổ sung dầu mỡ sau mỗi ca vận hành;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ; bàn giao có xác nhận của hai ca;

- Nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

TT2.01.10. Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.01.10

Công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,062

0,052

+ Mỡ các loại

kg

0,049

0,040

+ Dầu diesel

lít

0,025

0,019

+ Giẻ lau

kg

0,062

0,049

+ Sợi amiăng

kg

0,013

0,010

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

1,212

0,966

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

1,835

1,710

TT2.01.20. Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/ giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.01.20

Công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,048

0,045

+ Mỡ các loại

kg

0,143

0,111

+ Dầu diesel

lít

0,009

0,007

+ Giẻ lau

kg

0,036

0,028

+ Sợi amiăng

kg

0,011

0,009

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

1,212

0,966

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

1,529

1,340

TT2.01.30. Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q ≤ 4.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.01.30

Công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,043

0,032

+ Mỡ các loại

kg

0,201

0,160

+ Dầu diesel

lít

0,008

0,010

+ Giẻ lau

kg

0,028

0,022

+ Sợi amiăng

kg

0,008

0,006

- Nhân công

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

1,212

0,966

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

1,217

0,978

TT2.01.40. Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu Iượng 4.000 m3/giờ < Q ≤ 8000 m3/giờ. 

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.01.40

Công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,039

0,031

+ Mỡ các loại

kg

0,056

0,043

+ Dầu diezel

lít

0,005

0,004

+ Giẻ lau

kg

0,023

0,018

+ Sợi amiăng

kg

0,005

0,004

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

1,212

0,966

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

1,092

0,761

TT2.01.50. Định mức tưới nước ruộng lúa áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.01.50

Công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,033

0,029

+ Mỡ các loại

kg

0,056

0,043

+ Dầu diezel

lít

0,005

0,004

+ Giẻ lau

kg

0,023

0,018

+ Sợi amiăng

kg

0,005

0,004

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

1,212

0,966

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

1,092

0,761

TT2.02.00. Định mức tưới nước ruộng lúa bằng trọng lực (tự chảy)

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng trọng lực theo mục 5- Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010;

- Vận hành hệ thống tưới; ghi chép sổ vận hành đầy đủ; nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 ha/vụ

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.02.00

Tưới nước ruộng lúa bằng trọng lực

Công nhân thủy nông: bậc thợ bình quân: 3,5/7

Công

1,087

0,885

TT2.03.00. Định mức công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng động lực theo mục 5- Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010 và mục 5 quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010;

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành; vệ sinh công nghiệp, bổ sung dầu mỡ sau mỗi ca vận hành.

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ; bàn giao có xác nhận của hai ca.

- Nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Điều kiện áp dụng:

- Thực hiện theo nội dung yêu cầu của quy trình kỹ thuật.

TT2.03.10. Định mức tưới nước ruộng mạ áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/gi

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.03.10

Công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

Lít

0,017

0,016

+ Mỡ các loại

Kg

0,014

0,012

+ Dầu diezel

Lít

0,007

0,006

+ Giẻ lau

Kg

0,017

0,016

+ Sợi amiăng

Kg

0,003

0,030

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,350

0,297

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,700

0,675

TT2.03.20. Định mức tưới nước ruộng mạ áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.03.20

Công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,017

0,015

+ Mỡ các loại

kg

0,041

0,035

+ Dầu diezel

lít

0,002

0,003

+ Giẻ lau

kg

0,010

0,009

+ Sợi amiăng

kg

0,003

0,030

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,350

0,297

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,431

0,428

TT2.03.30. Định mức tưới nước ruộng mạ áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.03.30

Công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,015

0,014

+ Mỡ các loại

kg

0,059

0,050

+ Dầu diezel

lít

0,002

0,020

+ Giẻ lau

kg

0,008

0,007

+ Sợi amiăng

kg

0,002

0,002

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,350

0,297

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,270

0,293

TT2.03.40. Định mức tưới nước ruộng mạ áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3/giờ ≤ Q < 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.03.40

Công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,014

0,013

+ Mỡ các loại

kg

0,016

0,014

+ Dầu diezel

lít

0,002

0,001

+ Giẻ lau

kg

0,006

0,006

+ Sợi amiăng

kg

0,002

0,001

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,350

0,297

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,126

0,135

TT2.03.50. Định mức tưới nước ruộng mạ áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.03.50

Công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,011

0,010

+ Mỡ các loại

kg

0,016

0,014

+ Dầu diesel

lít

0,002

0,001

+ Giẻ lau

kg

0,006

0,006

+ Sợi amiăng

kg

0,002

0,001

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,350

0,297

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,126

0,135

TT2.04.00. Định mức tưới nước ruộng mạ bằng trọng lực (tự chảy)

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng trọng lực theo mục 5 - Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010;

- Vận hành hệ thống tưới; ghi chép sổ vận hành đầy đủ; nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 ha/vụ

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.04.00

Tưới nước ruộng mạ bằng trọng lực

Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,314

0,267

TT2.05.00. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng động lực.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chun bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng động lực theo mục 5 - Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010 và mục 5 - Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010;

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành; vệ sinh công nghiệp, bổ sung dầu mỡ sau mỗi ca vận hành.

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ; bàn giao có xác nhận của hai ca.

- Nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

TT2.05.10. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.05.10

Công tác tưới nước ruộng hoa rau, màu, cây công nghiêp, cây ăn quả bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,019

+ Mỡ các loại

kg

0,016

+ Dầu diezel

lít

0,008

+ Giẻ lau

kg

0,019

+ Sợi amiăng

kg

0,004

- Nhân công:

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,376

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,477

TT2.05 20. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.05.20

Công tác tưới nước ruộng hoa rau, màu, cây công nghiêp, cây ăn quả bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,018

+ Mỡ các loại

kg

0,044

+ Dầu diezel

lít

0,003

+ Giẻ lau

kg

0,011

+ Sợi amiăng

kg

0,004

- Nhân công:

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình qụân 3,5/7

công

0,376

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,388

TT2.05.30. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.05.30

Công tác tưới nước ruộng hoa rau, màu, cây công nghiêp, cây ăn quả bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,016

+ Mỡ các loại

kg

0,062

+ Dầu diezel

lít

0,003

+ Giẻ lau

kg

0,009

+ Sợi amiăng

kg

0,003

- Nhân công:

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,376

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,285

TT2.05.40. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3giờ ≤ Q < 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.05.40

Công tác tưới nước ruộng hoa rau, màu, cây công nghiêp, cây ăn quả bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,014

+ Mỡ các loại

kg

0,018

+ Dầu diezel

lít

0,002

+ Giẻ lau

kg

0,007

+ Sợi amiăng

kg

0,002

- Nhân công:

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,376

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,159

TT2.05.50. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.05.50

Công tác tưới nước ruộng hoa rau, màu, cây công nghiêp, cây ăn quả bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,012

+ Mỡ các loại

kg

0,018

+ Dầu diezel

lít

0,002

+ Giẻ lau

kg

0,007

+ Sợi amiăng

kg

0,002

- Nhân công:

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,376

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,159

TT2.06.00. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng trọng lực (tự chảy).

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng trọng lực theo Mục 5 Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010;

- Vận hành hệ thống tưới;

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ;

- Nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 ha/vụ

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

TT2.06.00

Tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng trọng lực

Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,338

TT2.07.00. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng động lực.

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng động lực theo Mục 5 Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010;

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành; vệ sinh công nghiệp, bổ sung dầu mỡ sau mỗi ca vận hành.

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ; bàn giao có xác nhận của hai ca.

- Nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

TT2.07.10. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/cấp bơm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.07.10

Công tác cấp nước nuôi trồng thủy sn bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,453

0,117

+ Mỡ các loại

kg

0,358

0,093

+ Dầu diezel

lít

0,182

0,047

+ Giẻ lau

kg

0,453

0,117

+ Sợi amiăng

kg

0,095

0,025

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

8,888

2,309

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

13,460

3,497

TT2.07.20. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/cấp bơm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.07.20

Công tác cp nước nuôi trồng thủy sản bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

Lít

0,351

0,091

+ Mỡ các loại

Kg

1,047

0,272

+ Dầu diezel

Lít

0,068

0,018

+ Giẻ lau

Kg

0,263

0,069

+ Sợi amiăng

Kg

0,081

0,021

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

Công

8,888

2,309

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

Công

11,217

2,914

TT2.07.30. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/cấp bơm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.07.30

Công tác cấp nước nuôi trồng thủy sản bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

Lít

0,318

0,082

+ Mỡ các loại

Kg

1,473

0,383

+ Dầu diesel

Lít

0,061

0,016

+ Giẻ lau

Kg

0,203

0,053

+ Sợi amiăng

Kg

0,061

0,016

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

Công

8,888

2,309

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

Công

8,927

2,320

TT2.07.40. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3/giờ ≤ Q < 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/cấp bơm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.07.40

Công tác cấp nước nuôi trồng thủy sản bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

Lít

0,284

0,073

+ Mỡ các loại

Kg

0,412

0,107

+ Dầu diesel

Lít

0,034

0,009

+ Giẻ lau

Kg

0,169

0,044

+ Sợi amiăng

Kg

0,034

0,009

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

Công

8,888

2,309

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

Công

8,012

2,082

TT2.07.50. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/cấp bơm/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.07.50

Công tác cấp nước nuôi trồng thủy sản bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,243

0,063

+ Mỡ các loại

kg

0,412

0,107

+ Dầu diezel

lít

0,034

0,009

+ Giẻ lau

kg

0,169

0,044

+ Sợi amiăng

kg

0,034

0,009

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

8,888

2,309

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

8,012

2,082

TT2.08.00. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng trọng lực (tự chảy)

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ: quần áo bảo hộ, mũ cứng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ nhật ký theo dõi tưới, sổ vận hành công trình, kiểm tra các thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, thiết bị quản lý...

- Thực hiện công việc tưới nước bằng trọng lực theo mục 5 - Kế hoạch dùng nước và phân phối nước của Quy trình quản lý tưới nước Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8415:2010;

- Vận hành hệ thống tưới; ghi chép sổ vận hành đầy đủ; nghiệm thu công tác tưới từng đợt làm cơ sở nghiệm thu cuối vụ.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 ha/hình thức nuôi/năm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Thâm canh

Quảng canh

TT2.08.00

Cấp nước nuôi trồng thủy sản bằng trọng lực

Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

8,00

2,08

TT2.09.00. Định mức công tác tiêu nước bằng động lực

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, mũ cúng, dày, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, sổ nhật ký theo dõi tưới, chuẩn bị dầu mỡ vận hành máy bơm, thiết bị quản lý...

- Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống tiêu, công trình đầu mối, máy bơm; hệ thống điện theo quy định;

- Kiểm tra, vận hành hệ thống tiêu;

- Thực hiện việc tiêu nước đệm (bằng tiêu trọng lực hoặc động lực) trước khi có dự báo mưa; áp thấp nhiệt đới, rãnh thấp hoặc bão.

- Thao tác, vận hành máy bơm (theo mục 5 - Quy định về vận hành của Quy trình quản lý vận hành, duy tu và bảo dưỡng trạm bơm điện Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8417:2010);

- Kiểm tra, phát hiện các hư hỏng của máy bơm, động cơ, hệ thống điện hạ thế sau mỗi ca vận hành; vệ sinh công nghiệp, bổ sung dầu mỡ sau mỗi ca vận hành.

- Ghi chép sổ vận hành đầy đủ; bàn giao có xác nhận của hai ca.

- Thực hiện công tác bảo dưỡng động cơ, máy bơm; hệ thống điện hạ thế sau mỗi đợt bơm tiêu;

2. Điều kiện áp dụng:

- Thực hiện theo nội dung yêu cầu của quy trình kỹ thuật.

- Định mức tiêu bằng động lực với mỗi loại máy bơm tính cho 01 ha diện tích lưu vực tiêu mà trạm bơm phụ trách.

- Áp dụng chung cho tất cả các vùng: Đồng bằng, trung du, miền núi và vùng bãi.

3. Định mức áp dụng:

TT2.09.10. Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≤ 1.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/ cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.09.10

Công tác tiêu nước bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,005

0,030

+ Mỡ các loại

kg

0,004

0,024

+ Dầu diezel

lít

0,002

0,012

+ Giẻ lau

kg

0,005

0,030

+ Sợi amiăng

kg

0,001

0,006

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,094

0,678

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,238

0,829

TT2.09.20. Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 1.000 m3/giờ < Q ≤ 2.500 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/ cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.09.20

Công tác tiêu nước bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

+ Dầu nhờn

+ Mỡ các loại

+ Dầu diezel

+ Giẻ lau

+ Sợi amiăng

- Nhân công:

+ Công nhân thy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

 

lít

kg

lít

kg

kg

 

công


công

 

0,004

0,012

0,001

0,003

0,001

 

0,094


0,155

 

0,029

0,076

0,005

0,019

0,006

 

0,678


0,394

TT2.09.30. Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 2.500 m3/giờ < Q < 4.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/ cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.09.30

Công tác tiêu nước bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,003

0,018

+ Mỡ các loại

kg

0,018

0,111

+ Dầu diezel

lít

0,001

0,005

+ Giẻ lau

kg

0,003

0,015

+ Sợi amiăng

kg

0,001

0,005

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,094

0,678

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,104

0,249

TT2.09.40. Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng 4.000 m3/giờ ≤ Q < 8.000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/ cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.09.40

Công tác tiêu nước bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

 

 

 

+ Dầu nhờn

lít

0,003

0,017

+ Mỡ các loại

kg

0,003

0,017

+ Dầu diezel

lít

0,001

0,002

+ Giẻ lau

kg

0,001

0,007

+ Sợi amiăng

kg

0,001

0,002

- Nhân công:

 

 

 

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,094

0,678

+ Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

công

0,052

0,145

TT2.09.50. Định mức tiêu nước áp dụng với loại máy bơm có lưu lượng Q ≥ 8000 m3/giờ.

Đơn vị tính: 01 ha/vụ/ cấp bơm

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

 

Số lượng

Đơn vị

Vụ xuân

Vụ mùa

TT2.09.50

Công tác tiêu nước bằng động lực

- Vật tư, vật liệu chính:

+ Dầu nhờn

+ Mỡ các loại

+ Dầu diezel

+ Giẻ lau

+ Sợi amiăng

- Nhân công:

+ Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

 + Công nhân vận hành máy bơm bậc thợ bình quân 4/7

 

lít

kg

lít

kg

kg

 

công


công

 

0,003

0,003

0,001

0,001

0,001

 

0,094


0,052

 

0,017

0,017

0,011

0,007

0,002

 

0,678


0,145

TT2.10.00. Định mức tiêu nước bằng trọng lực (tự chảy).

1. Thành phần công việc:

- Trang bị bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, quần áo mưa, đèn pin, mũ cứng, ủng, găng tay...

- Trang bị dụng cụ lao động: sổ vận hành, thiết bị đóng mở công trình, chuẩn bị dầu mỡ vận hành công trình, kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị quản lý, vật tư phòng chống lụt (đất, bao tải dứa, phai, cuốc, xẻng, thúng....)

- Theo dõi lượng mưa. Kiểm tra mực nước ngoài sông (kênh) và trong đồng tại thượng hạ lưu các cống tiêu; Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống tiêu, công trình đầu mối;

- Vận hành hệ thống tiêu;

- Vệ sinh kiểm tra các thiết bị đóng mở;

- Ghi chép sổ vận hành đy đủ. Các ca vận hành bàn giao có ký nhận;

- Nghiệm thu công tác tiêu đợt.

2. Định mức áp dụng:

Đơn vị tính: 01 ha/vụ

Mã hiệu

Loại công tác

Thành phần hao phí

Đơn vị

Số lượng

Vụ xuân

Vụ Mùa

TT2.10.00

Tiêu nước bằng trọng lực

Công nhân thủy nông bậc thợ bình quân 3,5/7

công

0,082

0,245

 

MỤC LỤC

PHẦN I: THUYẾT MINH VÀ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

I. CĂN CỨ ĐIU CHỈNH BỔ SUNG

II. KẾT CẤU, NỘI DUNG CÁC ĐỊNH MỨC CHI TIT

III QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

A. Phạm vi áp dụng

B. Quy định áp dụng

1. Đối với các định mức duy trì hệ thống tưới tiêu

2. Đối với các định mức quản lý, vận hành hệ thống tưới tiêu

3. Định mức sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cđịnh

4. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

5. Định mức lao động quản lý

6. Chi phí khấu hao tài sản cố định

7. Hệ số quy đổi ra lúa (K) với các diện tích cây trồng và diện tích nuôi trng thủy sản

PHẦN II: ĐỊNH MỨC QUẢN LÝ, DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, DÂN SINH ÁP DỤNG CHO CÁC CÔNG TY THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHHÀ NỘI

Chương I: ĐỊNH MỨC DUY TRÌ HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU

TT1.01.00. Định mức kiểm tra vi phạm, thu gom rác, phế thải, xử lý các hư hỏng nhỏ khu vực bờ mái kênh tưới, tiêu; bờ sông.

TT1.02.00. Định mức vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu, mặt sông.

TT1.03.00. Định mức kiểm tra, bảo dưỡng các cng và công trình trên kênh

TT1.04.00. Định mức quản lí, kiểm hồ đập

TT1.05.00. Định mức kiểm tra, bảo dưỡng bể lọc kỹ thuật

TT1.06.00. Định mức bảo vệ công trình đầu mối, nhà làm việc

TT1.07.00. Định mức chặt, phát, cắt cỏ, cây thủy sinh trên mái, bờ kênh mương, mái đập, mặt đập, bờ sông, mái sông.

Chương II: ĐỊNH MỨC VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI, TIÊU

1. Bảng quy định mức sử dụng nước tại mặt ruộng ứng với tần suất P = 75% - vùng đồng bằng

2. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

3. Quy định các hệ số vùng áp dụng cho tưới, cấp nước nuôi trồng thủy sản.

TT2.01.00. Định mức công tác tưới nước ruộng lúa bằng động lực

TT2.02.00. Định mức tưới nước ruộng lúa bằng trọng lực (tự chảy)

TT2.03.00. Định mức công tác tưới nước ruộng mạ bằng động lực

TT2.04.00. Định mức tưới nước ruộng mạ bằng trọng lực (tự chảy)

TT2.05.00. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng động lực

TT2.06.00. Định mức tưới nước ruộng hoa, rau, màu, cây công nghiệp và cây ăn quả bằng trọng lực (tự chảy)

TT2.07.00. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng động lực

TT2.08.00. Định mức cấp nước cho nuôi trồng thủy sản bằng trọng lực (tự chảy)

TT2.09.00. Định mức công tác tiêu nước bằng động lực

TT2.10.00. Định mức tiêu nước bằng trọng lực (tự chảy)

 

PHỤ LỤC 03

ĐƠN GIÁ DUY TRÌ, VẬN HÀNH HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016
(Kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

THUYẾT MINH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƠN GIÁ

CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001;

- Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/06/2008;

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

- Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ;

- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương;

- Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá; Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ;

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động;

- Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

- Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính;

- Thông tư 25/2014/TT-BTC ngày 17/02/2014 của Bộ Tài chính về việc quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ;

- Thông tư 178/2014/TT-BTC ngày 26/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về tài chính khi thực hiện đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn ngân sách nhà nước;

- Quy trình kỹ thuật quản lý, duy trì và vận hành hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Định mức kinh tế - kỹ thuật duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG

A. Nguyên tắc xây dựng đơn giá

- Đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, là phần chi phí tính trên 01 ha tưới nghiệm thu quy đổi ra lúa, 01 ha tiêu sau khi bù trừ giữa các khoản doanh thu với các khoản chi phí cấu thành giá thành.

- Doanh thu, chi phí của doanh nghiệp thủy lợi được quy định tại Chương IV Mục 4, Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính.

- Diện tích tưới, tiêu: Diện tích tưới, tiêu quy đổi làm cơ sở tính đơn giá cho 01 ha tưới nghiệm thu quy đổi ra lúa, 01 ha tiêu nghiệm thu là diện tích cung cấp dịch vụ tưới, tiêu nước nghiệm thu thực tế năm 2015.

- Chi phí vận hành hệ thống tưới tiêu được tính chung cho toàn hệ thống, phân chia chi phí theo nhiệm vụ tưới, tiêu theo quy định tại Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ cho tưới là 70%, tiêu là 30%.

B. Thuyết minh và phương pháp tính toán đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu nước

I. Doanh thu

Các khoản doanh thu bao gồm: doanh thu từ thu phí dịch vụ tưới nước, tiêu nước và cấp nước (doanh thu thủy lợi phí); doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thủy lợi; doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định; doanh thu khác... Trong đó: doanh thu thủy lợi phí tính theo mức thu quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ; các khoản doanh thu khác tính theo các quy định hiện hành.

II. Đơn giá

Số liệu diện tích để xác định đơn giá tổng hợp được lấy số liệu diện tích tưới tiêu quy đổi theo lúa năm 2015 (là số lớn nhất trong 3 năm 2013, 2014, 2015).

Tổng hợp số liệu diện tích năm 2013, 2014, 2015

Đơn vị tính: ha

TT

Công ty thủy lợi

Diện tích tưới tiêu qui đổi ra lúa

Diện tích chuyên tưới quy đổi ra lúa

Diện tích chuyên tiêu

Đất canh tác

Đất phi canh tác

I

Năm 2015

176.037

9.198

16.254

249.757

1

Hà Nội

25.155

5.582

5.881

47.895

2

Sông Nhuệ

56.784

740

1.928

70.761

3

Sông Đáy

47.203

2.584

6.894

64.105

4

Sông Tích

35.535

291

1.000

55.765

5

Mê Linh

11.360

0

551

11.231

II

Năm 2014

170.837

7.292

15.354

249.057

III

Năm 2013

173.770

3.233

10.534

246.681

1. Đơn giá năm 2015

Căn cứ theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 543/TB- KTNN ngày 22/11/2016, Liên ngành: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Lao động Thương binh và Xã hội thống nhất báo cáo UBND Thành phố cho phép thực hiện quyết toán kinh phí đặt hàng theo đơn giá tại các Quyết định: số 1342/QĐ-UBND ngày 20/02/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt đơn giá làm cơ sở đặt hàng thực hiện nhiệm vụ duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho các Công ty thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội, số 7926/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh đơn giá làm cơ sở đặt hàng thực hiện nhiệm vụ duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội áp dụng cho Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Sông Tích và theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước tại Thông báo số 543/TB-KTNN ngày 22/11/2016 thông báo kết quả kiểm toán của Đoàn kiểm toán Báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước của 05 doanh nghiệp thủy lợi giai đoạn 2011 -2015 của thành phố Hà Nội.

2. Đơn giá NĂM 2016

a) Nguyên tắc xây dựng đơn giá

- Căn cứ định mức sau rà soát điều chỉnh;

- Các khoản chi phí tiền lương, nguyên nhiên vật liệu được tính theo mặt bằng giá năm 2016;

- Diện tích tính theo diện tích tưới tiêu năm cao nhất là năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về việc xác định diện tích theo quy định làm cơ sở xây dựng đơn giá;

- Đơn giá xây dựng được tính cho từng Công ty được phân bổ theo diện tích nghiệm thu thực hiện năm 2015 đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận (chưa bao gồm chi phí khấu hao, chưa tính giảm trừ các khoản doanh thu khác gồm doanh thu từ thu phí dịch vụ tưới nước, tiêu nước và cấp nước; doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thủy lợi; doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định và doanh thu khác),

b) Các khoản chi phí trong đơn giá

(1) Chi phí tiền lương:

Tiền lương của lao động trực tiếp sản xuất được xác định theo công thức sau:

V

=

T

x

(Hcb + Hpc) x MLcs x (1 + Hđc) + CĐkhác

26 ngày

Trong đó:

+ Vlà tiền lương của từng loại lao động tính trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích.

+ T là tổng số ngày công: 26 ngày công.

+ Hcb là hệ số lương cấp bậc công việc bình quân theo định mức kinh tế kỹ thuật và quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/07/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

+ MLcs Vận dụng mức lương cơ sở năm 2016 được tính như sau:

* Lương từ ngày 01/01/2016-30/4/2016 tính với lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định rõ từ ngày 01/7/2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng.

* Lương từ ngày 01/05/2016- 31/12/2016 tính với lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về việc quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định rõ từ ngày 01 tháng 05 năm 2016 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng.

Lương cơ sở tính đơn giá 2016= (4 tháng x 1.150.000 đồng + 8 tháng x 1.210.000 đồng) /12 tháng = 1.190.000 đồng/tháng.

+ Hđc là hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (bao gồm các khoản phụ cấp)

Hệ số vùng I: 0,5; vùng II: 0,329; vùng III: 0,285.

Địa bàn thuộc vùng I, II, III đảm bảo xác định tiền lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định (thực hiện theo Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ);

+ CĐkhác: kinh phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: Áp dụng theo Thông tư số 43/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng các khoản trích nộp theo lương bằng 24%.

(2) Chế độ ăn ca được xác định theo Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14/07/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Áp dụng bằng 520.000 đồng/người/tháng. (Thông tư quy định mức phụ cấp ăn ca không quá 730.000 đồng/người/tháng).

(3) Chi phí nguyên nhiên vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới nước, tiêu nước:

Giá nguyên nhiên vật liệu: Theo giá thị trường quý 3 năm 2016 đã bao gồm thuế giá trị gia tăng: Dầu nhờn: 87.000 đồng/lít; mỡ bình quân các loại 70.000 đồng/kg; giá dầu Diezel được tính bằng bình quân gia quyền năm 2016: 11.499 đồng/lít, giá giẻ lau 8.500 đồng/kg; sợi A mi ăng 72.000 đồng/kg.

(4) Chi phí điện năng: Chi phí điện năng tiêu thụ tính theo công thức:

Tổng lượng điện (KW) thực tế 3 năm (2013, 2014, 2015)

x

Đơn giá bình quân hiện hành

3

Đơn giá bình quân hiện hành theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày 12/3/2015 của Bộ Công Thương quy định về giá bán điện: Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất - cấp điện áp dưới 6kV (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được áp dụng từ ngày 16/3/2015. Đơn giá bình quân hiện hành = Giá (Giờ bình thường, giờ thấp điểm, giờ cao điểm)/3 và thuế giá trị gia tăng.

(5) Chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định:

Chi phí sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định bằng 23% của 5 khoản chi phí sau: (1) Chi phí tiền lương; (2) BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ; (3) Tiền ăn giữa ca của lao động trực tiếp; (4) Nguyên nhiên vật liệu; (5) Tiền điện.

Các Công ty thủy lợi sử dụng nguồn chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo nguyên tắc: Đối với những công tác sửa chữa thường xuyên, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng, hệ thống kênh mương; khắc phục sự cố hoặc những công trình phòng chống thiên tai, sửa chữa máy móc thiết bị..., vận hành hệ thống tưới tiêu sản xuất nông nghiệp, dân sinh Công ty căn cứ vào kết quả quản lý, kiểm tra thường xuyên để xác định khối lượng, lập danh mục và dự toán sửa chữa trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện hành. Kết thúc năm tài chính, nguồn kinh phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định đã tính trong đơn giá nếu không sử dụng hết, đơn vị báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính xem xét để thực hiện việc kết chuyển kinh phí sang năm sau theo quy định tại Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(6) Chi phí chi trả tạo nguồn công ty: Tạm tính trên số liệu đã được quyết toán bình quân trong 03 năm gần nhất (năm 2013, 2014, 2015) của các Công ty thủy lợi theo mức miễn thu thủy lợi phí hiện hành.

(7) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Tính bằng 11,23% chi phí của 7 khoản chi phí nêu trên.

Các nội dung chi của chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

- Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp: gồm các khoản tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho lãnh đạo, cán bộ nhân viên gián tiếp và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

- Chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp như nhà văn phòng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng....

- Thuế, phí, lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí khác.

- Chi phí dự phòng như dự phòng phải thu khó đòi.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp như: chi phí điện, nước, điện thoại, fax, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê nhà làm văn phòng... Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp như: chi phí tiếp khách cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, chi phí kiểm toán...

(8) Chi phí đào tạo học tập nghiên cứu: được tính bằng bình quân 3 năm 2013, 2014, 2015 theo số liệu quyết toán của các Công ty thủy lợi;

(9) Chi phí bảo hộ lao động, an toàn lao động: được tính bằng bình quân năm 2013, 2014, 2015 theo số liệu quyết toán của các Công ty thủy lợi.

(10) Trả thủy lợi phí của HTX (phần tạo nguồn): được tính theo diện tích nghiệm thu năm 2015 x đơn giá theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ.

(11) Chi phí thủy lợi phí trả tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội: được tính theo diện tích nghiệm thu năm 2015 x đơn giá theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 của Chính phủ.

(12) Lợi nhuận định mức: Đảm bảo mặt bằng chung trong khối công ích được tính bằng 4,5 % chi phí của 11 khoản sau: (1) Chi phí tiền lương; (2) Tiền ăn giữa ca của lao động trực tiếp; (3) Nguyên nhiên vật liệu; (4) Tiền điện; (5) Chi phí sửa chữa thường xuyên; (6) Chi phí chi trả tạo nguồn công ty; (7) Chi phí quản lý doanh nghiệp; (8) Chi phí đào tạo học tập nghiên cứu; (9) Chi phí bảo hộ lao động; (10) Chi phí trả thủy lợi phí của HTX; (11) Chi phí trả thủy lợi phí tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội.

(13) Đơn giá theo từng Công ty năm 2016

Công thức tính đơn giá cho 01 ha tưới tiêu quy đổi ra lúa:

 

 

Đơn giá (đồng/ha - tưới.tiêu)

 

 

 

=

Σ (1) Chi phí tiền lương; (2) Tiền ăn giữa ca của lao động trực tiếp; (3) Nguyên nhiên vật liệu; (4) Tiền điện; (5) Chi phí sửa chữa thường xuyên; (6) Chi phí chi trả tạo nguồn công ty; (7) Chi phí quản lý doanh nghiệp; (8) Chi phí đào tạo học tập nghiên cứu; (9) Chi phí bảo hộ lao động; (10) Chi phí trả thủy lợi phí của HTX; (11) Chi phí trả thủy lợi phí tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội; (12) Lợi nhuận định mức)

(Σ Diện tích tưới, tiêu quy đổi theo lúa + 0,7 x Σ Diện tích chuyên tưới quy đổi theo lúa + 0,3 x Σ Diện tích chuyên tiêu)

ΣDiện tích chuyên tiêu= ΣDiện tích tiêu canh tác

- Đối với khấu hao tài sản cố định: Chi phí khấu hao tài sản cố định không tính vào chi phí cấu thành đơn giá. Hàng năm, các Doanh nghiệp Thủy lợi thực hiện việc trích khấu hao tài sản cố định theo chế độ quy định hiện hành.

- Doanh thu từ quản lý khai thác công trình thủy lợi: Do các khoản thu này biến động hàng năm nên doanh thu sẽ được giảm trừ khi quyết toán vào cuối năm.

Kết quả Đơn giá năm 2016 theo từng Công ty thủy lợi như sau:

Đơn vị: đồng/ha

Hà Nội

Sông Nhuệ

Sông Tích

Sông Đáy

Mê Linh

3.298.485

2.664.156

2.670.771

2.909.257

2.206.900

Đơn giá chuyên tưới thì được tính bằng 70%, đơn giá chuyên tiêu tính bằng 30% đơn giá nêu trên.

 

Tổng hợp kinh phí duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội năm 2016 tại các Công ty thủy lợi thuộc thành phố Hà Nội

Đơn vị tính: đồng

STT

Nội dung

Hà Nội

Sông Nhuệ

Sông Tích

Sông Đáy

Mê Linh

Tổng cộng

I

Các khoản mục chi phí tính vào đơn giá

101.682.149.512

154.202.991.661

96.250.541.345

148.605.573.516

25.435.382.185

526.176.638.219

1

Chi phí tiền lương lao động trực tiếp

36.810.436.132

60.627.088.567

41.311.980.441

51.813.360.018

9.655.363.420

200.218.228.578

2

Ăn ca (Lao động trực tiếp)

3.544.320.000

5.709.600.000

3.619.200.000

4.729.920.000

705.120.000

18.308.160.000

3

Chi phí nguyên nhiên liệu (đã bao gồm VAT)

496.664.263

1.032.781.998

421.970.413

1.035.645.371

284.953.286

3.272.015.331

4

Chi phí điện năng (đã bao gồm VAT)

15.276.896.151

30.656.206.309

16.837.363.137

24.252.521.760

3.824.734.695

90.847.722.052

5

Sửa chữa thường xuyên (23% mục 1 đến mục 4)

12.909.512.805

22.545.905.681

14.303.818.218

18.821.232.844

3.328.139.422

71.908.608.970

6

Trả tạo nguồn cho Công ty (Bình quân 3 năm 2013; 2014; 2015)

867.486.667

0

0

3.506.872.320

0

4.374.358.987

7

Chi phí quản lý (11,23% mục 1 đến 6)

7.850.366.989

13.540.188.721

8.590.313.507

11.697.117.725

1.998.750.305

43.676.737.247

8

Chi đào tạo, học tập, nghiên cứu (Bình quân 3 năm 2013; 2014; 2015)

121.586.667

251.268.667

99.333.333

166.666.667

53.333.333

692.188.667

9

Bảo hộ lao động, PCCN, bảo vệ CTTL (Bình quân 3 năm 2013; 2014; 2015)

332.066.667

528.834.853

400.666.667

619.051.068

116.000.000

1.996.619.255

10

Trả thủy lợi phí của HTX (phần diện tích tạo nguồn) (theo quy định tại Nghị định 67/NĐ-CP)

14.689.609.586

12.670.796.650

6.521.135.475

25.563.902.673

4.188.179.983

63.633.624.367

11

Trả thủy lợi phí trả tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội (theo quy định tại Nghị định 67/NĐ-CP)

4.404.546.430

0

0

0

185.504.200

4.590.050.630

12

Lợi nhuận định mức (4,5% mục*] đến 1 ])

4.378.657.156

6.640.320.215

4.144.760.154

6.399.283.070

1.095.303.539

22.658.324.134

II

Các khoản mục chi phí không tính vào đơn giá

6.437.433.333

14.375.918.904

4.563.666.667

9.996.241.673

2.910.666.667

38.283.927.244

13

Khấu hao TSCĐ (Bình quân 3 năm 2013; 2014; 2015)

6.437.433.333

14.375.918.904

4.563.666.667

9.996.241.673

2.910.666.667

38.283.927.244

 

Tổng cộng kinh phí (I+II)

108.119.582.845

168.578.910.565

100.814.208.012

158.601.815.188

28.346.048.851

564.460.565.461

 

MỤC LỤC

A. Nguyên tắc xây dựng đơn giá

B. Thuyết minh và phương pháp tính toán đơn giá duy trì, vận hành hệ thống tưới tiêu nước

I. Doanh thu

II. Đơn giá

1. Đơn giá năm 2015

2. Đơn giá năm 2016

3. Đơn giá năm 2017



1 Theo quy định tại Mục 4.2.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8414:2010 Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1752/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1752/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 16/03/2017
Ngày hiệu lực 16/03/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1752/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1752/QĐ-UBND quy trình định mức đơn giá hệ thống tưới tiêu Hà Nội 2017


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 1752/QĐ-UBND quy trình định mức đơn giá hệ thống tưới tiêu Hà Nội 2017
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 1752/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Doãn Toản
Ngày ban hành 16/03/2017
Ngày hiệu lực 16/03/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được căn cứ

Văn bản hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 1752/QĐ-UBND quy trình định mức đơn giá hệ thống tưới tiêu Hà Nội 2017

Lịch sử hiệu lực Quyết định 1752/QĐ-UBND quy trình định mức đơn giá hệ thống tưới tiêu Hà Nội 2017