Quyết định 180/QĐ-UBND

Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch nhân lực Vĩnh Phúc đến 2020


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 180/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 01 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020; số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Thông tư số 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP Quyết định 281/2007/QĐ-BKH">03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông báo kết luận số 09-KL/TU ngày 28/12/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020;

Căn cứ Biên bản họp Hội đồng Thẩm định Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 ngày 21/10/2011;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 18/TTr-SKH&ĐT ngày 12/01/2012;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc giai đoạn đến năm 2020 với những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Quan điểm phát triển

a) Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công trong việc đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

b) Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn chiến lược, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng; lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá; lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH.

c) Phát triển nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, phải đảm bảo phù hợp với phân bố dân cư trong tỉnh và quy hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo chung của vùng KTTĐ Bắc Bộ và của cả nước

d) Phát triển nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của từng gia đình và mọi người dân.

e) Phát triển nhân lực phải tạo môi trường để huy động mọi nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển nhân lực.

2. Mục tu pt triển

a) Mục tu tổng quát

Pt triển toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo sự chuyển biến rệt về chất lượng nhân lực, nh thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu pt triển nhanh, bền vững trong quá tnh công nghiệp h, hiện đại h, yêu cầu của hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức; pt triển nhanh nhân lực những ngành, lĩnh vực mà Vĩnh Pc lợi thế so nh, gắn đào tạo với giải quyết việc làm - đào tạo theo địa chỉ; ch cực phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông; xây dựng Vĩnh Pc thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và của cả nước.

b) Mục tu cụ thể:

- Đến năm 2015 phấn đấu đạt tỷ lệ 350 sinh viên/1 vạn dân, 08 c sỹ/1 vạn dân; ít nhất 700-800 n bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và khoảng 500 n bộ đủ tnh độ ngoại ngữ để thể giao tiếp với người nước ngoài; đội ngũ chuyên môn giỏi ở c lĩnh vực chủ yếu; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm trên 77% so với tổng số lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 32% năm 2010 lên khoảng 42,5% năm 2015, ngành công nghiệp tăng từ 80% năm 2010 lên 86% năm 2015, ngành xây dựng tăng từ 45% năm 2010 đến 56% năm 2015, ngành dịch vụ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 84% năm 2015; hàng năm đưa được trên 1.100 lao động đi làm việc ở nước ngoài; đảm bảo hầu hết thanh niên từ 15-18 tuổi bằng tốt nghiệp THCS được vào học THPT, học nghề, học văn hóa bổ c THPT vừa học trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp; n bộ quản lý, n bộ hành cnh sự nghiệp, n bộ chuyên tch, công chức cấp đạt chuẩn theo quy định và đạt tỷ lệ trên chuẩn nhất định (đối với 4 chức danh chuyên môn là 30-40%);

- Đến năm 2020, phấn đấu đạt tỷ lệ 450 sinh viên/1 vạn dân, 10 c sỹ/1 vạn dân; cơ bản đội ngũ n bộ công chức đủ tnh độ ngoại ngữ để thể làm việc với người nước ngoài; 80% lao động được qua đào tạo, trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm 80% so với tổng số lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng từ 42,5% năm 2015 lên 64% năm 2020; ngành công nghiệp tăng từ mức 86% năm 2015 lên 94% năm 2020, ngành xây dựng tăng từ mức 56% năm 2015 đến 67% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ 84% năm 2015 lên khoảng 89,4% năm 2020; hàng năm đưa 1.500 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Xây dựng được đội ngũ giáo vn chất lượng cao để đào tạo nhân lực tnh độ; y dựng Vĩnh Pc thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn chất lượng và chất lượng cao trong khu vực và của cả nước;

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN 2020

1. Định hướng pt triển nhân lực chia theo bậc đào tạo

Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo với cơ cấu hợp lý.

- Về tỷ lệ nhân lực qua đào tạo: Năm 2015 tổng số nhân lực qua đào tạo 462.300 người (chiếm 66%) và năm 2020 khoảng 640.000 người (chiếm 80%). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 358.290 người (bằng 77% ) và 512.000 người (bằng 80% ) vào năm 2020.

- Về cơ cấu bậc đào tạo: Năm 2015, số nhân lực qua đào tạo lần lượt ở các bậc như sau: Bậc sơ cấp nghề: 268.710 người, chiếm 58,1%; Bậc trung cấp nghề: 73.760 người (chiếm 16%); bậc trung cấp chuyên nghiệp: 34.076 người (7,4%); bậc cao đẳng nghề: 15.820 người (3,4%); bậc cao đẳng chuyên nghiệp: 17.543 người (3,8%); bậc đại học: 50.530 người (10,9%) và bậc trên đại học: 1.861 người (chiếm 0,4 %). Năm 2020, số nhân lực đào tạo ở bậc sơ cấp nghề: 340.120 người, chiếm 53,1%; bậc trung cấp nghề: 130.660 người (20,4%); bậc trung cấp chuyên nghiệp: 38.600 người (6%); bậc cao đẳng nghề: 41.220 người (6,4%); bậc cao đẳng : 19.400 người (3%); bậc đại học: 66.160 người (10,3%) và bậc trên đại học: 3.840 người (chiếm 0,6%).

2. Pt triển nhân lực chia theo ngành, lĩnh vực

a) Nhân lực khu vực công nghiệp - xây dựng

- Về số lượng: Nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 139.690 người (chiếm 22,86%) năm 2010 lên 215.000 người năm 2015 (chiếm 30,5%) và 305.000 người (chiếm 38,13%) vào năm 2020; trong đó nhân lực ngành công nghiệp tăng lên 124.152 người vào năm 2015 và 189.100 người năm 2020; nhân lực ngành xây dựng sẽ tăng lên 90.848 người năm 2015 và 115.900 người năm 2020.

- Về chất lượng: Tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 69% năm 2010 lên 73% năm 2015 và 80% năm 2020;

Trong lĩnh vực công nghiệp tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 80% năm 2010 lên 86% năm 2015 và 94% năm 2020, trong đó: bậc sơ cấp nghề năm 2015 là 59,94% và năm 2020 là 56,25%; bậc trung cấp nghề năm 2015 là 22,86% năm 2020 là 29,94%; bậc trung cấp chuyên nghiệp năm 2015 là 7,39% và năm 2020 là 5,72% ; bậc cao đẳng nghề năm 2015 là 1,24% và năm 2020 là 3,05% ; bậc cao đẳng chuyên nghiệp năm 2015 là 2,41% và năm 2020 là 1,79 %; bậc đại học và trên đại học năm 2015 là 7,17% và năm 2020 là 5,84% .

Trong lĩnh vực xây dựng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo tăng từ 45% năm 2010 lên 56% năm 2015 và 67% năm 2020, trong đó: Bậc sơ cấp nghề năm 2015 là 57,76% và năm 2020 là 55,67%; bậc trung cấp năm 2015 là 18,94% và năm 2020 là 23,25%; bậc trung cấp chuyên nghiệp năm 2015 là 8,32% và năm 2020 là 6,65%; bậc cao đẳng nghề năm 2015 2,83% và năm 20204,78%; bậc cao đẳng chuyên nghiệp năm 2015 là 2,26% và năm 2020 là 1,55%; bậc đại học và trên đại học năm 2015 là 3,02% và năm 2020 là 2,57% .

b) Nhân lực khu vực dịch vụ

- Về số lượng: Nhân lực trong khu vực dịch vụ tăng từ 129.990 người (chiếm 21,27%) năm 2010 lên 225.000 người (chiếm 31,9%) năm 2015 và 315.000 người (chiếm 39,4%) năm 2020.

- Về chất lượng: Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực dịch vụ tăng từ 81,8% năm 2010 lên 84% năm 2015 và 89,4% năm 2020. Trong đó, cơ cấu bậc đào tạo như sau: trình độ sơ cấp nghề 83.049 người (chiếm 43,94%) năm 2015 và 116.210 người (chiếm 41,27%) năm 2020; trình độ trung cấp nghề 26.526 người (chiếm 14,03%) năm 2015 và 48.593 người (chiếm 17,26%) năm 2020; trình độ trung cấp chuyên nghiệp 18.277 người (chiếm 9,67%) năm 2015 và 20.405 người (chiếm 7,25%) năm 2020; trình độ cao đẳng nghề 11.326 người (chiếm 5,99%) năm 2015 và 29.704 người (chiếm 10,05%) năm 2020; trình độ cao đẳng 10.027 người (chiếm 5,31%) năm 2015 và 11.791 người (chiếm 4,19%) năm 2020; trình độ đại học 38.069 người (chiếm 20,14%) năm 2015 51.603 người (chiếm 18,32%) năm 2020; trình độ trên đại học 1.526 người (chiếm 0,81%) năm 2015 và 3.294 người (chiếm 1,17%) năm 2020.

c) Nhân lực khu vực nông, lâm, thuỷ sản:

- Về số lượng: Nhân lực trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản là 341.460 người (chiếm 55,87%) năm 2010, giảm còn 265.000 người (chiếm 37,59%) năm 2015 và 180.000 người (chiếm 22,5%) vào năm 2020.

- Về chất lượng: Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực nông, lâm, thuỷ sản 112.625 người (chiếm 42,5%) năm 2015 và 115.200 người (chiếm 64%) năm 2020. Trong đó, về cơ cấu trình độ đào tạo: Trình độ sơ cấp nghề chiếm 78,01% năm 2015 và 76,44% năm 2020; trình độ trung cấp nghề chiếm 11,10% năm 2015 và 12,97% năm 2020; trình độ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 3,06% năm 2015 và 3,09% năm 2020; trình độ cao đẳng nghề 1,51% năm 2015 và 2,40% năm 2020; trình độ cao đẳng 3,31% năm 2015 và 2,99% năm 2020; trình độ đại học và trên đại học 3,01% năm 2015 và 2,98% năm 2020.

d) Phát triển nhân lực đi lao động ở ngoài nước

Theo dự báo, số lao động làm việc tại khu vực nông nghiệp cần giải quyết việc làm vẫn là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong thời kỳ đến 2020. Đưa lao động đi làm việc ở ngoài nước là một trong những giải pháp quan trọng. Để nâng cao hiệu quả của lĩnh vực hoạt động này, cần tập trung đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo lao động lành nghề, đa lĩnh vực... Đến năm 2015, mỗi năm có khoảng 1.100 người đi lao động nước ngoài, đến năm 2020, mỗi năm có khoảng 1.500-2.000 người đi lao động nước ngoài.

đ) Nhân lực theo một số chủ thể tham gia pt triển

- Đội ngũ công chức, viên chức:

+ Đến năm 2015, đội ngũ công chức, viên chức của cả tỉnh là 27.920 người, trong đó, số nhân viên trình độ sơ cấp: 684 người (chiếm 2,77%), tnh độ trung cấp, cao đẳng: 10.801người (chiếm 43,7%), trình độ đại học và trên đại học: 13.235 người (chiếm 53,5% tổng số đội ngũ công chức, viên chức cả tỉnh). Đến năm 2020, số nhân viên trình độ sơ cấp: 617 người (chiếm 2,2%), tnh độ từ trung cấp, cao đẳng: 11.967 người (chiếm 42,6%), tnh độ đại học và trên đại học: 15.476 người (chiếm 55,2% tổng số đội ngũ công chức, viên chức cả tỉnh). Tỷ lệ công chức, viên chức cần bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thời kỳ 2011 – 2015: 14,6%, thời kỳ 2016 – 2020: 12,3% tổng số công chức, viên chức; hầu hết cán bộ quản lý, cán bộ hành chính sự nghiệp, cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định, thành thạo sử dụng vi tính, phấn đấu trên chuẩn từ 30-40%; ít nhất 700-800 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và khoảng 500 cán bộ có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp với người nước ngoài; có đội ngũ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực chủ yếu. Cử 70-100 cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn ở các lớp liên kết với nước ngoài hoặc ở nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ được xác định.

+ Đến năm 2020, có đội ngũ lãnh đạo quản lý được đào tạo cơ bản, năng lực chuyên môn, tác phong tổ chức, chỉ huy theo kịp yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế; cơ bản đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc với người nước ngoài. Phát triển đội ngũ chuyên môn giỏi trong tất cả các lĩnh vực.

- Đội ngũ doanh nhân: Đến năm 2015, cả tỉnh có khoảng 10.125 doanh nhân, trong đó có 626 doanh nhân có trình độ từ thạc sỹ, tiến sỹ. Năm 2020 có khoảng 14.175 doanh nhân. Số doanh nhân có trình độ từ thạc sỹ, tiến sỹ: 928 người.

- Đội ngũ giáo viên, giảng viên:

+ Đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ giáo dục - đào tạo (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học): Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp là 728 người (trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 28,9 %); số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng là 1.245 người (số giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên: 57,9%); số giáo viên, giảng viên bậc đại học, trên đại học là 924 người trong đó số người có trình độ thạc sĩ trở lên là 73%. Đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp 1.165 người (trong đó có 31% số giáo viên có trình độ thạc sỹ trở lên); số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng có 1.941 người (tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 62,9%); số giáo viên, giảng viên bậc đại học là 1.209 người (số giáo viên, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên đạt 79%).

+ Đội ngũ giáo viên, giảng viên hệ dạy nghề: Đến năm 2015, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc là 2.742 người, trong đó: giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 740 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 1.265 người; và giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 738 người. Đến năm 2020, sgiáo viên, giảng viên dạy nghề c bậc là 4.639 người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 1.083 người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề là 2.244 người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề là 1.312 người.

- Đội ngũ cán bộ y tế, theo Quy hoạch pt triển nhân lực ngành y tế, vào năm 2015 khoảng 57 n bộ y tế/10.000 dân (tất cả c chuyên ngành) và 78 n bộ y tế/10.000 dân vào năm 2020; trong đó, số c sĩ/10.000 dân là 8 c sĩ vào năm 2015 và 10 c sĩ/10.000 dân vào năm 2020.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động cụ thể, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, đến mọi người dân về định hướng, mục tiêu, vai trò, trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực của tỉnh đến 2020.

- Động viên phong trào tự học, tạo sự chuyển đổi nhận thức của người lao động từ yêu cầu bắt buộc phải học tập nâng cao trình độ thành nhu cầu tự học để khẳng định mình và cống hiến được nhiều hơn cho xã hội thông qua các hình thức như: thi tay nghề, khen thưởng vật chất cho những người xứng đáng, hội chợ việc làm, vv...

2. Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển nhân lực

- Hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực; tăng cường việc phân cấp quản lý, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo.

- Hình thành ở cấp tỉnh Ban chỉ đạo phát triển nhân lực (gồm đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở ngành, đại diện lãnh đạo một số cơ sở đào tạo, dạy nghề và hội doanh doanh nghiệp trên địa bàn) để giúp UBND tổ chức thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và xây dựng chính sách, cơ chế đào tạo nhân lực; thành lập Chi cục quản lý dạy nghề và quản lý lao động chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực, hệ thống thông tin về dạy nghề, việc làm, thông tin về nhu cầu sử dụng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu lao động phục vụ giải quyết việc làm, giảm nghèo; bổ sung biên chế theo dõi dạy nghề, việc làm và giảm nghèo cho phòng Lao động TB&XH cấp huyện.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, tạo sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất về phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh.

3. Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo và phát triển nhân lực của tỉnh

- Quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống màng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; ưu tiên đầu tư phát triển các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, trung cấp nghề hiện tại của tỉnh theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu, đa dạng ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo, trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Sắp xếp lại cơ sở dạy nghề cấp huyện theo hướng sáp nhập trung tâm dạy nghề với Trung tâm GDTX cấp huyện nhằm tăng cường năng lực đào tạo, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn và đẩy mạnh việc phân luồng học sinh sau THCS; thành lập một trung tâm tin học, ngoại ngữ chất lượng cao, phục vụ đào tạo ngoại ngữ trong tỉnh.

Khuyến khích các trường đại học của trung ương di dời về hoặc mở phân hiệu II tại Vĩnh Phúc. Tích cực tìm nhà đầu tư để sớm có ít nhất một trung tâm dạy nghề quy mô lớn, trang bị hiện đại, hoạt động theo mô hình các nước phát triển.

- Nâng cao toàn diện chất lượng và đồng bộ hoá cơ cấu đội ngũ giáo viên đào tạo, dạy nghề; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến cơ chế thu hút, tuyển dụng đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên gia giỏi; mở rộng và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ để đạt được các mục tiêu về tỷ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm 2015 và 2020, có chính sách khuyến khích đào tạo và đãi ngộ để bổ sung giảng viên các bộ môn tin học, ngoại ngữ,... Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ để nâng cao toàn diện chất lượng giảng viên.

- Đổi mới và đồng bộ nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo gắn với chuẩn đầu ra của mỗi chương trình mà người học cần đạt được; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các doanh nghiệp trong công tác đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật, khả năng tự lập, thích ứng với môi trường học tập, làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy đánh giá đúng chất lượng thực là động lực phát triển; chống tiêu cực và bệnh thành tích trong đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo và dạy nghề.

4. Giải pháp huy động các nguồn lực

- Dự báo nhu cầu vốn

Trên cơ sở nhu cầu phát triển nhân lực nói chung, quy mô đào tạo và dạy nghề nói riêng, sơ bộ dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực của Vĩnh Phúc đến 2020 như sau:

+ Tổng vốn đầu tư cho phát triển nhân lực (bao gồm cả giáo dục - đào tạo, dạy nghề và các chi phí khác dành cho phát triển nhân lực) cả giai đoạn 2011 - 2020 ước tính khoảng 35.741 tỷ đồng. Trong đó giai đoạn 2011-2015 là 13.619 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 22.122 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2011-2015 từ ngân sách nhà nước khoảng 7.941 tỷ đồng, từ vốn dân cư là 2.179 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp là 3.949 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020 vốn từ ngân sách nhà nước là khoảng 11.724 tỷ đồng, vốn dân cư 3.761 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp là 6.637 tỷ đồng.

- Huy động các nguồn vốn đảm bảo cho yêu cầu phát triển nhân lực

+ Tăng chi ngân sách nhà nước cho phát triển nhân lực, trong đó tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học và mua sắm các trang thiết bị dạy nghề theo chiều sâu và có trọng tâm trọng điểm;

+ Xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách địa phương đảm bảo mức chi cho giáo dục và đào tạo tối thiểu bằng mức giao dự toán chi ngân sách tối thiểu theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung chi để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, nghị quyết, đề án đào tạo nhân lực, đề án dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh. Đồng thời, hàng năm dành một khoản ngân sách để đền bù GPMB tạo quỹ đất sạch cho các cơ sở xã hội hoá lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;

+ Kinh phí ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo hàng năm đảm bảo tỷ lệ chi lương và có tính chất lương tối đa 80%, đảm bảo kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo tính theo định mức chi học sinh trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức đầu tư trang trải từ nguồn thu phí và nguồn khác của đơn vị; chú trọng bố trí ngân sách cho đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng cho người lao động.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá và tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực; có cơ chế, chính sách trích từ nguồn vốn đấu thầu quyền sử dụng đất cho xây dựng cơ sở đào tạo; có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trong việc đóng góp kinh phí cho đào tạo lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng. Đồng thời, mở rộng tổ chức các quỹ khuyến học, bảo trợ giáo dục, khuyến khích các cá nhân và tổ chức đóng góp vào sự phát triển đào tạo trên địa bàn tỉnh bằng mọi hình thức; triển khai thực hiện cổ phần hoá một số cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh căn cứ vào kế hoạch chung của cả nước.

+ Tiếp tục vận động và tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đầu tư xây dựng các trường đào tạo nghề đạt chuẩn quốc tế và xây dựng Trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao Mê Kông – Nhật bản tại Vĩnh Phúc.

5. Giải pháp về cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng quy hoạch cán bộ, đổi mới tiêu chuẩn, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo khách quan, dân chủ, chất lượng; đẩy mạnh phân cấp trong khâu tuyển dụng.

- Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực như: hỗ trợ cho người học nghề, tự tìm việc làm, tự tạo việc làm, đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ các trường đào tạo, cơ sở dạy nghề của Trung ương, cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tư nhân, làng nghề trên địa bàn; hỗ trợ học sinh nghèo, vùng núi, vùng khó khăn, các trường chuyên biệt; hỗ trợ những sinh viên là con em trong tỉnh có học lực giỏi đang học tại các trường đại học và sau khi tốt nghiệp sẽ nhận về địa phương công tác; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, học sinh năng khiếu đặc biệt được cử đi đào tạo, cập nhật tri thức, học ngoại ngữ ở trong nước và các nước phát triển; thu hút lao động có trình độ cao về công tác ở nông thôn; nhà ở xã hội cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp tập trung.

- Xây dựng và ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh; cơ chế huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nguồn nhân lực; chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động.

6. Nâng cao thể lực, kỹ năng nhân lực

- Tăng cường công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực cho toàn dân. Tích cực thực hiện có hiệu quả các CTMTQG về y tế, đẩy lùi các bệnh truyền nhiễm; phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em; thực hiện các chương trình dinh dưỡng ngay tại cộng đồng, mục tiêu mỗi năm giảm 1% tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (dạng thấp, bé, nhẹ cân) đến năm 2015 còn dưới 10%, năm 2020 dưới 5%.

- Tăng cường chế độ ăn uống giữa ca cho người lao động nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, cơ cấu dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện lao động cho người lao động trong quá trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh, môi trường, an toàn

- Hàng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại chuyên môn và kỹ năng mềm cho người lao động tại chỗ phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển xã hội và phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ nâng cao nhận thức của người lao động về ý thức, tác phong, kỷ luật trong lao động.

7. Mở rộng, tăng cường sự phối hợp và hợp tác để phát triển nhân lực

- Phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trung ương và cấp trung ương đóng trên địa bàn, tạo điều kiện về chương trình đào tạo về giáo trình, giáo án, nâng cao trình độ giáo viên và nguồn vốn để hỗ trợ Vĩnh Phúc phát triển nhân lực…

- Phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố để mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác với các địa phương lân cận, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho việc phát triển nhân lực của tỉnh.

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế với c nước có trình độ đào tạo hiện đại, tiên tiến để từng bước tiếp thu, chuyển giao công nghệ đào tạo đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm :

- Công bố công khai quy hoạch được duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; cụ thể hoá mục tiêu và giải pháp thực hiện quy hoạch vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cân đối nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hàng năm cho phát triển nguồn nhân lực trình Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh xem xét quyết định. Căn cứ vào tình hình triển kinh tế - xã hội tham mưu, đề xuất, trình UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và xã hội, Sở Nội vụ và Sở Tài chính thẩm định kế hoạch đào tạo của các cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập thuộc tỉnh quản lý, xây dựng và trình UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm cho các đơn vị này.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện việc phân luồng học sinh sau THCS; xây dựng, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành, xây dựng đề án thành lập trung tâm tin học, ngoại ngữ chất lượng cao trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cụ thể, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thực chất, toàn diện.

3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án sắp xếp lại hệ thống màng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đề xuất việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển nhân lực của tỉnh, thành lập Chi cục Quản lý dạy nghề và quản lý lao động – việc làm của tỉnh; xây dựng, bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Triển khai thực hiện đề án "Dạy nghề - giải quyết việc làm và giảm nghèo" Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về đào tạo nhân lực đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh xã hội của tỉnh; thực hiện đề án “Xã hội hoá công tác dạy nghề và đề án “Xuất khẩu lao động”.

4. Sở Nội vụ có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách của tỉnh về thu hút nhân tài về làm việc tại tỉnh, thu hút lao động có trình độ cao về công tác ở nông thôn trình Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Tiếp tục thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 2011-2020.

5. Sở Tài chính có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành quy định về chính sách khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Cân đối bố trí dự toán chi ngân sách hàng năm đảm bảo cấp đủ kinh phí cho chương trình. Phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả.

6. Các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

Chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tài chính tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch, xây dựng các chính sách, giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành mình cấp mình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể. Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 180/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 180/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 18/01/2012
Ngày hiệu lực 18/01/2012
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 180/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch nhân lực Vĩnh Phúc đến 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch nhân lực Vĩnh Phúc đến 2020
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 180/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành 18/01/2012
Ngày hiệu lực 18/01/2012
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 12 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch nhân lực Vĩnh Phúc đến 2020

Lịch sử hiệu lực Quyết định 180/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch nhân lực Vĩnh Phúc đến 2020

  • 18/01/2012

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 18/01/2012

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực