Quyết định 1836/QĐ-UBND

Quyết định 1836/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Nội dung toàn văn Quyết định 1836/QĐ-UBND Đề án phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh 2013


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1836/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Luật sư ngày 29/6/2006;

Căn cứ Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 461/TTr-STP ngày 06/6/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ nhiệm Đoàn
Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
-
Bộ Tư pháp;
-
Website Chính ph;
-
Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp;
-
Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
-
TTr. Tỉnh ủy, TTr. HĐND tỉnh;
-
Chủ tịch, các PCT UBND tnh;
-
STư pháp;
-
Phòng KSTTHC (VP UBND tnh);
-
Trung tâm Công báo - Tin học tnh;
-
Lưu: VT, NC1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Minh Kỳ

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ LUẬT SƯ ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 1836/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Thời gian qua, với những kết quả đạt được trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, cải cách tư pháp, hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực đến sự phát triển nghề luật sư ở nước ta. Trong tiến trình chung đó, nghề luật sư tại tỉnh Hà Tĩnh đã dần đạt được những bước tiến quan trọng, khẳng định được vị trí, vai trò của luật sư trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế của tnh.

Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã có những bước phát triển nhảy vọt, kéo theo các quan hệ giao dịch về dân sự và thương mại tại địa phương ngày càng sôi động, đa dạng và phức tạp hơn, nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tchức, cá nhân cả về chất, lượng và phạm vi ngày càng tăng cao. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của Khu kinh tế Vũng Áng - một trong các khu kinh tế trọng điểm của cả nước với số lượng doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh với nước ngoài chiếm đa số, đã đặt ra cho đội ngũ luật sư yêu cầu nâng cao kiến thức pháp luật thương mại quốc tế cũng như các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này. Trong điều kiện mới đó, việc củng cố và phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh đủ về số lượng; giỏi về ngoại ngữ, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề; vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ pháp lý đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội được đặt ra cấp thiết. Do đó, thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc xây dựng Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đó đề ra các giải pháp nhằm khuyến khích phát triển đội ngũ luật sư phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của địa phương là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1. Cơ sở pháp lý

Luật Luật sư được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;

Nghị định số 28/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Luật sư;

Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 ca Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020”.

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh

a) Những kết quả đạt được

Trên địa bàn tỉnh hiện có 11 Văn phòng luật sư; 01 Chi nhánh Văn phòng luật sư (có trụ sở chính tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) và 02 Chi nhánh công ty luật đang hoạt động. Các văn phòng được đăng ký theo mô hình văn phòng do một luật sư thành lập làm Trưởng Văn phòng.

Đoàn luật sư tỉnh Hà Tĩnh hiện nay có 21 luật sư, bao gồm 16 luật sư nam và 05 luật sư nữ. Cơ cấu tổ chức của Đoàn Luật sư tỉnh Hà Tĩnh gồm Ban chủ nhiệm (03 thành viên, trong đó có 01 Chủ nhiệm, 02 Phó Chủ nhiệm) và Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (05 thành viên).

Thời gian qua, vai trò tự quản của Đoàn luật sư đối với nghề luật sư đã có nhiều chuyển biến tích cực. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Đoàn luật sư đã thực hiện tương đối tt công tác giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Đoàn luật sư của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Đoàn luật sư cũng đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật min phí, bào chữa miễn phí...

Sau hơn 06 năm triển khai thực hiện Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan, hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, các luật sư đã thực hiện bào chữa 998 vụ án, trong đó có 613 vụ án hình sự, 304 vụ án dân sự và hôn nhân gia đình, các vụ án còn lại thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại và hành chính. Nhiều vụ án có tính chất phức tạp được luật sư bào chữa, qua đó đã bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của luật sư trong đời sống kinh tế - xã hội.

Ngoài việc tham gia tranh tụng tại các phiên tòa, các luật sư còn thực hiện tư vấn pháp luật mỗi năm khoảng 200 vụ. Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật các luật sư đã hướng dẫn, đưa ra các ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực thi quyền lợi và nghĩa vụ ca họ.

Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cũng được đội ngũ luật sư tích cực tham gia. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 12 luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý, công tác trợ giúp pháp lý được luật sư thực hiện thông qua nhiều hình thức như: Trlời đơn, đại diện tham gia hoặc trực tiếp bào chữa tại các phiên tòa. Trung bình mỗi năm các luật sư tham gia khoảng 30 vụ trợ giúp pháp lý miễn phí.

Hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã bước đầu đáp ứng nhu cầu pháp lý ngày càng cao của cá nhân, tổ chức, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cc cho công cuộc cải cách tư pháp, góp phn tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cy cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại, đồng thời là nhân tố hỗ trợ tích cc trong việc phát triển các quan hệ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập quốc tế của tỉnh.

b) Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động luật sư cùa tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, bất cập như sau: So với mặt bằng chung trên toàn quốc thì hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh chưa thực sự phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công cuộc cải cách Tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Một số tổ chức và cá nhân có nhu cầu dịch vụ về pháp lý chưa thực sự tin tưởng về khả năng của luật sư, do đó số vụ việc khách hàng tìm đến luật sư chưa nhiều.

Tuy số lượng luật sư ở Hà Tĩnh trong những năm gần đây có tăng, song vẫn chưa hình thành được đội ngũ các luật sư chuyên sâu trong từng lĩnh vực khác nhau; Trình độ ngoại ngữ và vi tính của luật sư đang còn hạn chế, một số luật sư chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng hành nghề nói chung và kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa nói riêng. Thông qua hoạt động thực tiễn xét xử cho thấy, ở một số vụ án có luật sư tham gia, ứng xử của luật sư tại phiên tòa còn thiếu sự chuẩn mực, chưa phù hợp với quy tắc xử sự chung.

Hầu hết tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh mới được thành lập trong thời gian gần đây, tổ chức quy mô nhỏ, mỗi văn phòng chủ yếu chỉ có một luật sư, vì vậy tính chuyên nghiệp chưa cao, hoạt động còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế; chưa có tổ chức hành nghề luật sư cũng như luật sư hiểu biết về kiến thức pháp luật quốc tế, có trình độ ngoại ngữ giỏi và hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại đặc biệt là thương mại có yếu tố nước ngoài.

Nguyên nhân của thực trạng trên là:

- Nền kinh tế tại Hà Tĩnh chưa có sự phát triển mạnh mẽ như các tỉnh, thành phố khác nên nhu cầu về luật sư tại Hà Tĩnh còn hạn chế;

- Các biện pháp hỗ trợ đối với hoạt động hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chỉ dừng lại mức độ giải quyết hoặc kiến nghị đối với cơ quan nhà nước thẩm quyền để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức hành nghề luật sư trong quá trình hoạt động hành nghề luật sư mà chưa thật sự có được những giải pháp mang tính chiến lược nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hành nghcủa các tchức hành nghluật sư;

- Nhiều luật sư chưa xây dựng được tác phong chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề luật sư; một bộ phận luật sư chưa thật sự chú ý đến việc tự đào tạo nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;

- Hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc quản lý hoạt động hành nghề luật sư chưa đạt được kết quả như mong muốn.

3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Kinh tế Hà Tĩnh trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng, đã triển khai đầu tư xây dựng một scông trình, dự án trọng điểm có quy mô quốc gia. Văn hóa - xã hội có bước chuyển biến tích cực; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ln thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015 Hà Tĩnh đang tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ nht là ở Khu kinh tế Vũng Áng, Dự án khai thác mỏ st Thạch Khê, các dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các công trình dự án của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam...

Hà Tĩnh đang phấn đấu đầu tư xây dựng Thành phố Hà Tĩnh cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II, Thị xã Hồng Lĩnh đạt các tiêu chí đô thị loại III; nâng cấp và hình thành một số thị xã, thị trấn, thị tứ mới...

Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương tất yếu sẽ dẫn đến nhu cầu về dịch vụ pháp lý của luật sư từ nay đến năm 2020 sẽ tăng nhanh.

Phần II

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Phát triển hoạt động hành nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Xây dựng, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư, có đủ khả năng tư vấn hoặc tham gia bào chữa các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, hội nhập kinh tế quốc tế và các hoạt động dịch vụ pháp lý khác cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tăng cường trách nhiệm pháp lý và đạo đức nghề nghiệp của luật sư trong hành nghề, đặc biệt là tuân thủ pháp luật, quy tắc ứng xử, kỷ luật hành nghề ca luật sư.

3. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp, chuyên sâu trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề trong nước và nước ngoài.

Phần III

LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

I. Lộ trình phát triển đội ngũ luật sư

a) Giai đoạn 2013 - 2015

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư đối với tổ chức, hoạt động luật sư.

Đến năm 2015, trên địa bàn toàn tỉnh có 15 Văn phòng luật sư với 30 luật sư, trong đó có ít nhất 02 luật sư trình độ trên đại học chuyên ngành Luật; tất cả các luật sư đều được đào tạo, bồi dưỡng nghề luật do Học viện Tư pháp tổ chức, sử dụng thành thạo máy vi tính, có trình độ Anh văn từ chứng chỉ B trở lên và có 20% Luật sư có thể giao tiếp thông thường bằng tiếng Anh.

b) Giai đoạn 2016 - 2020

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư; nâng cao vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư đối với tchức, hoạt động luật sư.

Đến năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 50 luật sư, trong đó có ít nhất 05 luật sư có trình độ trên Đại học chuyên ngành Luật; tiếp tục nâng cao năng lực hành nghề của đội ngũ luật sư, bảo đảm đến năm 2020 hoạt động của luật sư mang tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao.

Phát triển các tổ chc hành nghề luật sư theo hướng hình thành các công ty luật. Phấn đấu đến năm 2020 có 20 tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ít nhất 01 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại đặc biệt là thương mại có yếu tố nước ngoài.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

a) Nâng cao vai trò trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

- Thường xuyên ccán bộ tham mưu quản lý về công tác Bổ trợ tư pháp tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về công tác luật sư;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mc về tổ chức và hoạt động luật sư.

b) Nâng cao vai trò của Đoàn Luật sư trong hoạt động tự quản luật sư và hành nghề luật sư; phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư

- Ban hành các Quy chế hoạt động nội bộ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, Quy chế phối hợp trong công tác quản lý luật sư và hành nghề luật sư;

- Nghiên cứu, xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư;

- Đề xuất chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của Đoàn luật sư như: Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện làm việc...

- Giám sát việc tuân theo pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh ca tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tnh; xử lý nghiêm đối với luật sư vi phạm.

2.2. Phát triển đội ngũ luật sư

- Rà soát nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho những người đã qua đào tạo nghề luật sư trong việc tập sự hành nghề luật sư; liên kết tổ chức các khóa đào tạo tiếng Anh, vi tính cho luật sư, người tập sự hành nghề luật sư;

- Có chính sách thu hút luật sư gia nhập Đoàn Luật sư; tổ chức tuyên truyền, vận động các sinh viên đã tốt nghiệp Cử nhân Luật, các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán đã nghỉ hưu tham gia hoạt động Luật sư;

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính trong việc gia nhập Đoàn Luật sư tỉnh, đăng ký tập sự hành nghề luật sư; đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, mở chi nhánh tchức hành nghluật sư tại tnh.

- Cử luật sư tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu trong nước tại các trung tâm đào tạo, các khóa đào tạo chuyên đề do Liên Đoàn luật sư Việt Nam, Bộ Tư pháp và các tổ chức quốc tế, khu vực liên kết tổ chức;

- Khuyến khích các Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhận các luật sư vào làm việc tại doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho luật sư;

- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức ứng xử nghề nghiệp luật sư;

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng tập sự hành nghề            luật sư.

2.3. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động

- Hàng năm rà soát, đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tnh có xu hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động;

- Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo quy mô nhỏ và vừa thành các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư trong nước và nước ngoài;

- Đxuất và thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện trong việc thành lập và đăng ký hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm giúp cho các tổ chức hành nghề luật sư và luật sư hành nghề với tư cách cá nhân hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động hành nghề luật sư.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đ án phát trin đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Đề án;

c) Chủ trì, phối hợp với Đoàn luật sư tỉnh hàng năm, từng giai đoạn tiến hành sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện Đán và báo cáo UBND tỉnh kết quả việc thực hiện; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Đề án phát triển đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh;

d) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyn ca Bộ trưng Bộ Tư pháp hoặc Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Trách nhim của Đoàn lut sư

a) Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Đán và hướng dẫn hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư tại tỉnh;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện các giải pháp liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề luật sư cho các tổ chức hành nghề luật sư;

c) Báo cáo về Sở Tư pháp tình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư định kỳ 6 tháng và hàng năm theo quy định.

3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn luật sư tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ luật sư; bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn phát triển đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

4. Trách nhim của Sở Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Đoàn luật sư tỉnh xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đến năm 2020 theo Đán;

b) Phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định dự toán và cấp phát kinh phí xây dựng và thực hiện Đề án theo quyết định của UBND tỉnh;

c) Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp hỗ trợ về tài chính để phát triển đội ngũ luật sư.

5. Trách nhim của Sở Kế hoch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư.

6. Trách nhim của Cc thuế

Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện pháp luật về thuế.

Quá trình thực hiện Đề án, giao Sở Tư pháp tổng hợp những khó khăn, vướng mắc báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1836/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1836/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/06/2013
Ngày hiệu lực24/06/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDịch vụ pháp lý
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1836/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1836/QĐ-UBND Đề án phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh 2013


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1836/QĐ-UBND Đề án phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh 2013
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1836/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Tĩnh
                Người kýTrần Minh Kỳ
                Ngày ban hành24/06/2013
                Ngày hiệu lực24/06/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDịch vụ pháp lý
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1836/QĐ-UBND Đề án phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh 2013

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1836/QĐ-UBND Đề án phát triển đội ngũ luật sư Hà Tĩnh 2013

                        • 24/06/2013

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 24/06/2013

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực