Quyết định 1856/QĐ-UBND

Quyết định 1856/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam

Nội dung toàn văn Quyết định 1856/QĐ-UBND thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết Sở Giáo dục Hà Nam 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1856/QĐ-UBND

Hà Nam, ngày 31 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát thủ tục hành chính; số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 01/4/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong việc công bố, niêm yết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phốcác tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục KSTTHC);
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh Hà Nam, Báo Hà Nam;
- VPUB: LĐ, NC, CB-TH;
- Lưu: VT, NC(H)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Bùi Quang Cẩm

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên thủ tục hành chính

A. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

Thành lập, cho phép thành lập trường trung học phổ thông

2

Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông

3

Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông

4

Giải thể trường trung học phổ thông

5

Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

6

Cho phép trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động

7

Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp

8

Giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp

9

Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên

10

Sáp nhập, giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên

11

Xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên

12

Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

13

Sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học

14

Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học

15

Cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

16

Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp huyện

17

Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

18

Mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh

19

Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

20

Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

21

Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

22

Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia

23

Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia

24

Thành lập trường trung học phổ thông chuyên

25

Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông chuyên

26

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học

27

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường trung học (Bao gồm trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên)

28

Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên

29

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học

30

Cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

31

Cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

32

Xác nhận hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

33

Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường Đại học tư thục

34

Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường Đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

35

Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường Cao đẳng tư thục

36

Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường Cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

37

Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

38

Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cấp trung học phổ thông

39

Thủ tục miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

40

Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

41

Cho phép hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

42

Tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

43

Đề nghị phê duyệt việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài

B. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1

Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

2

Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

3

Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện học bổng khác và tự túc vào học tại Việt Nam

4

Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

5

Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

6

Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

C. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1

Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

2

Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

3

Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp.

Phần II

CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ NAM

A. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thành lập, cho phép thành lập trường Trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định thành lập.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Đề án thành lập trường;

b) Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

c) Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

đ) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân; tổ chức.

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

a) Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

2. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức có yêu cầu xin phép hoạt động giáo dục Trường Trung học phổ thông chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, Phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.

- Số điện thoại: 03513.852.805

- Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả: Vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ các ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật).

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện theo quy định; nếu thấy đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.

Trường hợp chưa cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

2. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

3. Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

1. Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

2. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi (Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT).

3. TTHC này áp dụng đối với trường THPT thuộc các tỉnh (Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

3. Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp tỉnh thẩm định, xem xét mức độ khả thi. Lập đề án và Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

Hồ sơ, trình tự và thủ tục sáp nhập, chia, tách trường để thành lập hoặc cho phép thành lập trường mới tuân theo các quy định tại Điều 11 của Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Việc sáp nhập, chia, tách trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

c) Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

4. Giải thể trường trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định giải thể hoạt động.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Trường trung học giải thể theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT hồ sơ gồm:

- Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm điểm a khoản 1 Điều này;

- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;

- Biên bản kiểm tra;

- Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT).

b) Trường trung học giải thể theo điểm b, điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT hồ sơ gồm:

- Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục;

- Tờ trình đề nghị giải thể của phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT).

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Trường trung học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường;

b) Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

5. Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng báo cáo Bộ GD&ĐT, trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định thành lập.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Tờ trình về việc thành lập trường;

b) Đề án thành lập trường với những nội dung chủ yếu sau:

- Tên trường, loại hình trường, địa điểm đặt trường, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trường;

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trường;

- Các ngành dự kiến đào tạo;

- Quy mô đào tạo, nguồn tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh;

- Cơ cấu tổ chức nhà trường (Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, các phòng, khoa, cơ sở phục vụ đào tạo...);

- Các yếu tố cần thiết bảo đảm để nhà trường hoạt động như dự kiến về nhân sự quản lý, giảng dạy và phục vụ, kinh phí hoạt động, diện tích đất đai, diện tích xây dựng, và các trang thiết bị phục vụ các ngành dự kiến đào tạo của trường.

Số lượng hồ sơ là 04 bộ.

Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

+ Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp

6. Cho phép trường trung cấp chuyên nghiệp hoạt động

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với tổ chức:

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước:

Sở GD&ĐT tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra thực tế theo quy định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

- Tờ trình về việc đề nghị cho phép trường hoạt động giáo dục.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Đề án thành lập trường.

Chương trình đào tạo, chương trình chi tiết học phần, bảng kê cơ sở vật chất, danh sách giáo viên tham gia giảng dạy đối với các ngành nhà trường dự kiến đào tạo theo quy định về mở ngành đào tạo trình độ TCCN của Bộ GD&ĐT.

- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Số lượng: 02 bộ.

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức.

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: Sở GD& ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra văn bản HC: Sở GD& ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung cấp chuyên nghiệp.

7. Sáp nhập, chia tách trường trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

 * Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp tỉnh thẩm định, xem xét mức độ khả thi. Lập đề án và Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách trường trung học chuyên nghiệp, báo cáo Bộ GD&ĐT, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

Việc sáp nhập, chia, tách để thành lập trường TCCN tuân theo trình tự, thủ tục đối với việc thành lập trường TCCN quy định tại Điều 11 của Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời hạn giải quyết

35 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

+ Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp

8. Giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định giải thể hoạt động.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Hồ sơ (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thành lập trường TCCN đề nghị giải thể trường)

- Công văn của trường đề nghị giải thể, trong công văn cần nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền lợi của giáo viên, người học và người lao động trong trường;

- Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

b) Cơ quan ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường TCCN tổ chức thanh tra tình trạng thực tế của trường TCCN

c) Căn cứ kết quả thanh tra cơ quan quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể trường TCCN

Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

+ Thông tư 54/2011/TT-BGDĐT ngày 15/11/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp

9. Thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định thành lập.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Công văn đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:

Công văn của Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện hoặc công văn của sở giáo dục và đào tạo đề nghị thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

2. Đề án thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên:

a) Nhu cầu của việc thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Phương hướng hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;

c) Những điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này;

d) Ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan;

đ) Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Nội vụ

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Trung tâm giáo dục thường xuyên thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

1. Việc thành lập trung tâm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; có tính khả thi và hiệu quả; đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng

2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên theo quy định.

3. Có địa điểm để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên

10. Sáp nhập, giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan cấp tỉnh thẩm định, xem xét mức độ khả thi. Lập đề án và Tờ trình về việc sáp nhập, giải thể trung tâm GDTX đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

+ Đơn xin sáp nhập, giải thể Trung tâm GDTX.

+ Luận chứng khả thi về quy hoạch, quản lý, tổ chức, tài chính.

+ Đề án tổ chức hoạt động.

+ Sơ yếu lý lịch, bản sao văn bằng chứng chỉ của người dự kiến Giám đốc trung tâm.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Việc sáp nhập, giải thể trung tâm GDTX phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường trung học;

b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

c) Bảo đảm quyền lợi nhà giáo và người học;

d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên

11. Xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức thẩm định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng trung tâm giáo dục thường xuyên.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

+ Tờ trình đề nghị xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

+ Quyết định thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên;

+ Bản báo cáo kết quả hoạt động và hiệu quả hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

+ Bảng tự đánh giá tính điểm theo tiêu chí xếp hạng của trung tâm giáo dục thường xuyên;

+ Số liệu thống kê số lượng học viên theo học các chương trình trong 3 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị xếp hạng;

+ Danh sách cán bộ, giáo viên, viên chức trong biên chế và giáo viên hợp đồng kèm theo trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ-tin học;

+ Số liệu thống kê chi tiết về diện tích đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Đảm bảo các quy định sau:

- Quy mô người học;

- Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên;

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học;

- Chất lượng giáo dục, đào tạo và hiệu quả hoạt động.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 48/2008/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xếp hạng và thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trung tâm giáo dục thường xuyên

12. Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước:

Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện theo quy định; trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập trung tâm, bổ nhiệm (hoặc công nhận) giám đốc trung tâm.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Tờ trình xin thành lập trung tâm;

b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung sau:

- Tên trung tâm, loại hình trung tâm, địa điểm đặt trung tâm, sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;

- Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;

- Chương trình giảng dạy, quy mô đào tạo;

- Cơ sở vật chất của trung tâm;

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm, giám đốc, các phó giám đốc (nếu cần), các tổ (hoặc phòng chuyên môn);

- Sơ yếu lý lịch của người dự kiến làm giám đốc trung tâm.

c) Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm.

- Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: Sở GD& ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

1. Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

13. Sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước:

Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện theo quy định; trình UBND tỉnh ra quyết định sáp nhập, chia tách trung tâm, bổ nhiệm (hoặc công nhận) giám đốc trung tâm.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

Việc sáp nhập, chia tách trung tâm ngoại ngữ, tin học để thành lập trung tâm mới tuân theo trình tự, thủ tục quy định đối với việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tại Điều 9 của Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học

- Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: Sở GD& ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

14. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học

Các trường hợp bị giải thể

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội;

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Trình tự, thủ tục

Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh tổ chức đoàn thanh tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả thanh tra.

Căn cứ kết quả thanh tra, UBND tỉnh ra quyết định giải thể trung ngoại ngữ, tin học.

Hồ sơ

Biên bản thanh tra

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi có kết luận thanh tra.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

15. Cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước: Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định các điều kiện theo quy định; ra quyết định cấp phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc Sở quản lý.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.

- Quyết định thành lập trung tâm.

- Nội quy hoạt động của trung tâm.

- Báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sở hữu (hoặc hợp đồng thuê) đất, nhà, kinh phí hoạt động.

- Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học.

- Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy.

- Các quy định về học phí, lệ phí.

- Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan ra Quyết định HC: Sở GD& ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

16. Công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi đối với đơn vị cấp huyện

Trình tự thực hiện

1. Các bước thực hiện đối với tổ chức:

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

2. Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

a) Trong thời hạn 14 (mười bốn) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi (PCGDMNTNT) của đơn vị cấp huyện, UBND tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định bằng văn bản cho đơn vị cấp huyện;

b) Thành lập đoàn kiểm tra gồm đại diện sở Giáo dục và Đào tạo, sở Tài chính, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nội vụ, hội Khuyến học, hội Liên hiệp Phụ nữ; tổ chức kiểm tra ít nhất 1/3 số đơn vị cơ sở trong mỗi huyện theo nguyên tắc chọn mẫu đại diện; lập biên bản kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn ra Quyết định công nhận đơn vị cấp huyện đạt chuẩn;

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại phòng Giáo dục thường xuyên và Giáo dục chuyên nghiệp, Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hồ sơ

1. Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả PCGDMNTNT kèm theo các biểu thống kê PCGDMNTNT theo quy định được tổng hợp từ các cơ sở GDMN đơn vị cấp xã;

2. Hồ sơ công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT của các đơn vị cấp xã;

3. Quyết định công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cấp xã;

4. Biên bản kiểm tra PCGDMNTNT của đoàn kiểm cấp huyện tra đối với cấp xã;

5. Số bộ hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

14 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

1. Văn bản hợp nhất số 18/VBHN-BGDĐT ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;

2. Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

17. Liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ theo các điều kiện quy định. Trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện thì lập văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép liên kết đào tạo, trường hợp cơ sở giáo dục không đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục về việc không cho phép liên kết đào tạo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Công văn đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương hoặc Bộ, ngành có nhu cầu đào tạo;

- Tờ trình về việc mở lớp liên kết đào tạo của đơn vị chủ trì đào tạo, kèm theo: chương trình đào tạo, danh sách dự kiến giảng viên (giáo viên) và cán bộ tham gia quản lý và giảng dạy; bảng kê cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị phục vụ việc thực hiện chương trình của ngành nghề định liên kết đào tạo, nhu cầu về đào tạo đã được đơn vị phối hợp đào tạo xác định và biên bản ghi nhớ thỏa thuận về liên kết đào tạo được hai bên ký;

- Các bản sao hợp lệ văn bản xác định về: chỉ tiêu được phê duyệt, văn bản cho phép mở ngành đào tạo và các văn bản khác có liên quan đến việc liên kết đào tạo (nếu có).

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

18. Mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc tỉnh

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ theo các điều kiện quy định. Trường hợp cơ sở giáo dục đáp ứng đủ các điều kiện thì lập văn bản báo cáo Bộ GD&ĐT ra quyết định cho phép mở ngành đào tạo, trường hợp cơ sở giáo dục không đáp ứng đủ các điều kiện quy định thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở giáo dục về việc không cho phép liên kết đào tạo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

+ Tờ trình đăng ký mở ngành đào tạo. Nội dung tờ trình: giới thiệu về cơ sở đào tạo; tên ngành hoặc chuyên ngành định mở, phân tích ngắn gọn nhu cầu thị trường lao động; cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp; quá trình xây dựng chương trình; chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và giáo viên; quy mô tuyển sinh dự kiến.

+ Đề án án mở ngành đào tạo bao gồm:

 - Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp;

 - Chương trình môn học thuộc ngành đào tạo;

 - Các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục;

 - Danh sách giáo viên tham gia đào tạo;

 - Hồ sơ trích ngang của giáo viên thỉnh giảng;

 - Bảng kê cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục.

+ Phụ trương đề án:

 - Hợp đồng giáo viên thỉnh giảng;

 - Hợp đồng liên kết với các đối tác khác (nếu có). Các bản hợp đồng có xác nhận của nhà trường (nếu phụ trương có từ 3 văn bản trở lên thì lập bảng kê).

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

26/VBHN-BGDĐT ngày 25/11/2014: Văn bản hợp nhất Thông tư số 52/2011/TT-BGDĐT ngày 11/11/2011 và Thông tư số 13/2014/TT-BGDĐT ngày 28/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

19. Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT;

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện). Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra làm tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Báo cáo tự kiểm tra của trường mầm non theo từng nội dung của tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia gia mức độ 1 hoặc mức độ 2 được quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, có xác nhận của UBND cấp xã/ phường/ thị trấn;

2. Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện (Theo mẫu phụ lục II kèm theo Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

3. Tờ trình của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Trường mầm non

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

20. Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

Đoàn kiểm tra cấp tỉnh (gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định) tiến hành thẩm định kết quả kiểm tra, đánh giá của UBND cấp huyện. Căn cứ kết quả thẩm định, xét thấy trường đạt chuẩn ở mức độ nào, đoàn kiểm tra cấp tỉnh làm văn bản kèm theo biên bản kiểm tra đề nghị chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định và cấp Bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia ở mức độ đó.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Báo cáo tự kiểm tra của nhà trường theo từng nội dung đã được quy định, có xác nhận của UBND cấp xã;

- Báo cáo kết quả thẩm định của đoàn kiểm tra cấp huyện;

- Văn bản của UBND cấp huyện đề nghị UBND cấp tỉnh kiểm tra, công nhận.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Điều kiện để trường tiểu học được kiểm tra, công nhận đạt chuẩn quốc gia:

- Đạt danh hiệu trường tiểu học tiên tiến của năm học trước;

- Đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 2, Chương II của Thông tư này đối với trường đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hoặc đạt các tiêu chuẩn được quy định tại Mục 3, Chương II của Thông tư này đối với trường đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.

21. Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

- Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn theo quy định và kết quả tự kiểm tra của nhà trường. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Văn bản của nhà trường đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định tại Chương II của Quy chế này, kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

3. Biên bản tự kiểm tra của trường và biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra cấp tỉnh.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

22. Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia, thống nhất bằng văn bản với UBND cấp huyện và chuyển đến Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

+ Hội đồng xét đề nghị công nhận cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét và ra quyết định công nhận.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Bản đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

2. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định theo Quy chế kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

23. Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn quốc gia, thống nhất bằng văn bản với UBND cấp huyện và chuyển đến Hội đồng xét đề nghị cấp tỉnh.

+ Hội đồng xét đề nghị công nhận cấp tỉnh kiểm tra, xét và trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét và ra quyết định công nhận.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

3. Bản đề nghị được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

4. Báo cáo thực hiện các tiêu chuẩn quy định theo Quy chế kèm theo sơ đồ cơ cấu các khối công trình của nhà trường.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.

24. Thành lập trường trung học phổ thông chuyên

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ tại Sở GD&ĐT.

+ Nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành hữu quan ở cấp tỉnh, tổ chức thẩm định về mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường trung học và yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương; mức độ khả thi của luận chứng, báo cáo Bộ GD&ĐT đồng ý và trình UBND tỉnh xem xét ra quyết định thành lập.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Đề án thành lập trường;

2. Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường;

3. Sơ yếu lí lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng;

4. Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

5. Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Điều kiện thành lập, cho phép thành lập:

a) Đảm bảo các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học;

b) Đề án thành lập trường xác định phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên quy định tại Điều 2 của Quy chế này; sau 5 năm thành lập phải có ít nhất 40% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn được đào tạo từ thạc sĩ trở lên, không kể giáo viên thỉnh giảng.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 05/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học phổ thông chuyên.

25. Cho phép hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông chuyên

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức có yêu cầu xin phép hoạt động giáo dục Trường Trung học phổ thông chuyên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, Phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.

- Số điện thoại: 03513.852.805

- Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả: Vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ các ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật).

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện theo quy định; nếu thấy đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục.

Trường hợp chưa cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

1. Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;

2. Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường;

3. Văn bản thẩm định của các cơ quan có liên quan về các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT.

4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

1. Điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT

a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên;

d) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.

2. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu nhà trường có đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định cho phép, nếu không đủ điều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi (Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT).

3. Điều kiện thành lập trường trung học chuyên theo quy định tại điểm b, c, d khoản 2, Điều 8 Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT cụ thể:

- Có nguồn tuyển sinh ổn định;

- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên;

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo theo quy định, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trường chuyên.

4. TTHC này áp dụng đối với trường THPT chuyên thuộc các tỉnh (Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT).

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

- Văn bản hợp nhất ban hành kèm thao Thông tư số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ GDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường phổ thông chuyên.

26. Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học

Trình tự thực hiện

a) Trường tiểu học gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học; thông báo bằng văn bản cho trường tiểu học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường tiểu học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trường tiểu học.

đ) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trường tiểu học theo quy định.

e) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trường tiểu học được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trường tiểu học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

g) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường tiểu học được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường tiểu học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

h) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

i) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trường tiểu học.

k) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường tiểu học được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Công văn đăng ký đánh giá ngoài;

- Báo cáo tự đánh giá (2 bản).

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trường tiểu học để lấy ý kiến phản hồi.

Đối tượng thực hiện TTHC

Trường tiểu học.

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

d) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

Quyết định số 1378/QĐ-BGDĐT ngày 24/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các thủ tục hành chính mới ban hành về việc giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học, trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

27. Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường trung học (Bao gồm trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên)

Trình tự thực hiện

a) Trường trung học gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo mà trường trực thuộc.

b) Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Giáo dục và Đào tạo) có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học (với những trường trực thuộc); thông báo bằng văn bản cho trường trung học biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện; gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học đã được chấp nhận về Sở Giáo dục và Đào tạo.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học từ Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường trung học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; thông báo bằng văn bản cho Phòng Giáo dục và Đào tạo, trường trung học trực thuộc biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trường trung học.

đ) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trường trung học theo quy định.

e) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trường trung học được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trường trung học không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

g) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trường trung học được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trường trung học biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

h) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

i) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trường trung học.

k) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trường trung học được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Hồ sơ gồm có:

- Công văn đăng ký đánh giá ngoài của trường trung học;

- Báo cáo tự đánh giá của trường trung học (2 bản).

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trường trung học để lấy ý kiến phản hồi.

Đối tượng thực hiện TTHC

Trường trung học

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

d) Cơ quan phối hợp: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên

Quyết định số 1378/QĐ-BGDĐT ngày 24/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các thủ tục hành chính mới ban hành về việc giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học, trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

28. Cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên

Trình tự thực hiện

a) Trung tâm giáo dục thường xuyên gửi hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài tới Sở Giáo dục và Đào tạo.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký đánh giá ngoài của trung tâm giáo dục thường xuyên; thông báo bằng văn bản cho trung tâm giáo dục thường xuyên biết hồ sơ được chấp nhận hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện.

c) Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn đánh giá ngoài trung tâm giáo dục thường xuyên.

d) Đoàn đánh giá ngoài thực hiện đánh giá ngoài trung tâm giáo dục thường xuyên theo quy định.

đ) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được gửi cho trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá ngoài để tham khảo ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, nếu trung tâm giáo dục thường xuyên không có ý kiến phản hồi thì xem như đã đồng ý.

e) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của trung tâm giáo dục thường xuyên được đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài có văn bản thông báo cho trung tâm giáo dục thường xuyên biết những ý kiến tiếp thu hoặc bảo lưu. Trường hợp bảo lưu ý kiến, đoàn đánh giá ngoài phải nêu rõ lý do.

g) Báo cáo đánh giá ngoài chính thức được đăng tải trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

h) Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cấp giấy chứng nhận chất lượng giáo dục cho trung tâm giáo dục thường xuyên.

i) Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của trung tâm giáo dục thường xuyên được công bố công khai trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Hồ sơ gồm có:

- Công văn đăng ký đánh giá ngoài của trung tâm giáo dục thường xuyên;

- Báo cáo tự đánh giá của trung tâm giáo dục thường xuyên (2 bản).

b) Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

40 ngày làm việc kể từ khi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài được gửi đến trung tâm giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến phản hồi.

Đối tượng thực hiện TTHC

Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Cơ quan thực hiện TTHC

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không;

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo, đoàn đánh giá ngoài;

d) Cơ quan phối hợp: Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;

 Quyết định số 1378/QĐ-BGDĐT ngày 24/4/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố các thủ tục hành chính mới ban hành về việc giấy chứng nhận chất lượng giáo dục đối với trường tiểu học, trường trung học và trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

29. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức):

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước: Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện theo quy định; cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ tư vấn du học.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

- Đề án hoạt động của tổ chức dịch vụ tư vấn du học (có xác nhận của người đại diện theo pháp luật).

- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc Giấy phép đầu tư;

- Lý lịch của người đứng đầu tổ chức hoạt động dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

- Danh sách trích ngang của nhân viên trực tiếp tư vấn du học.

- Bản sao Giấy chứng nhận đã tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của người đứng đầu, người trực tiếp làm công việc tư vấn du học tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

25 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan ra Quyết định HC: Sở GD& ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 05/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.

30. Cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với các trường mầm non:

Tờ trình đăng ký và đã được đánh giá ngoài

* Các bước thực hiện đối cơ quan nhà nước:

+ Sở GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục hợp lệ từ các phòng giáo dục và đào tạo; kiểm tra và thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết những hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài, những hồ sơ không được chấp nhận để đánh giá ngoài.

+ Kiểm tra báo cáo tự đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Tổ chức thực hiện đánh giá ngoài.

+ Đoàn Đánh giá ngoài trình Giám đốc sở cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

+ Bản đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

+ Báo cáo tự đánh giá và bảng danh mục các minh chứng.

* Số lượng: 05 bộ.

Thời hạn giải quyết

+ Thời gian đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trong tháng 6 hoặc tháng 12 hằng năm.

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, thông báo cho phòng GD&ĐT biết hồ sơ được chấp nhận để đánh giá ngoài hoặc yêu cầu tiếp tục hoàn thiện;

+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, gửi công văn (kèm theo hồ sơ đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục phổ thông) đề nghị Giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài; thông báo cho phòng GD&ĐT biết các trường mầm non được đánh giá ngoài; tổ chức đánh giá ngoài; làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục theo quy trình.

+ Cuối mỗi năm học, phòng GD&ĐT báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Sở GD&ĐT báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh danh sách các trường mầm non hoàn thành báo cáo tự đánh giá được chấp nhận đánh giá ngoài, các trường được đánh giá ngoài và kết quả đánh giá ngoài.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

31. Cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Trình tự thực hiện

a) Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

b) Giấy phép đăng ký kinh doanh;

c) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

d) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

32. Xác nhận hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

Trình tự thực hiện

a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

b) Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

c) Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

* Số lượng: 03 bộ.

Thời hạn giải quyết

05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

XÁC NHẬN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

33. Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường đại học tư thục

Thủ tục thành lập và công nhận

a) Đối với trường đại học tư thục thành lập mới: Sau khi có Quyết định thành lập trường, người đại diện đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm thành viên sáng lập và thành viên góp vốn để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị; đề nghị UBND tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị; đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị; tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị; báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với UBND tỉnh.

Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đại diện đứng tên thành lập trường tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu Chủ tịch hội đồng quản trị; ký văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

b) Đối với trường đại học tư thục chuyển đổi từ trường đại học dân lập: Sau khi có Quyết định chuyển đổi sang trường đại học tư thục, Chủ tịch hội đồng quản trị của trường đại học dân lập chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị trường dân lập để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị trường tư thục; thực hiện các quy định còn lại tại Điểm a Khoản này để thành lập hội đồng quản trị của trường đại học tư thục;

c) Đối với trường đại học tư thục đã thành lập hội đồng quản trị, căn cứ vào quy định tại Khoản 2 Điều 21 Điều lệ này, Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức thực hiện quy trình quy định tại Điểm a Khoản này để thành lập hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ tiếp theo;

Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị

Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách Chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của UBND tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu;

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

34. Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Thủ tục thành lập và công nhận

a) Đối với trường đại học tư thục thành lập mới: Sau khi có Quyết định thành lập trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, đại diện đứng tên thành lập trường căn cứ các quy định tại Điều 22, Điều 29 Điều lệ này để thành lập hội đồng quản trị;

b) Đối với trường đại học tư thục chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận: Sau khi có văn bản công nhận trường hoạt động không vì lợi nhuận, Chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 22 Điều lệ này để thành lập hội đồng quản trị;

Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị

Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách Chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của UBND tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu Chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu;

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.

35. Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục

Thủ tục thành lập và công nhận

a) Đối với trường cao đẳng tư thục thành lập mới: Sau khi có quyết định thành lập trường, người đại diện đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm thành viên sáng lập và thành viên góp vốn để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị; đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia hội đồng quản trị; đề nghị tổ chức Đảng, đoàn thể của trường cử đại diện tham gia hội đồng quản trị; tổ chức để tập thể các thành viên góp vốn, tập thể giảng viên bầu các đại diện của mình tham gia hội đồng quản trị; báo cáo danh sách thành viên hội đồng quản trị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày báo cáo, nếu không có ý kiến khác của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì người đại diện đứng tên thành lập trường tổ chức họp các thành viên trong danh sách này để bầu chủ tịch hội đồng quản trị; ký văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị;

b) Đối với trường cao đẳng tư thục chuyển đổi từ trường cao đẳng dân lập: Sau khi có quyết định chuyển đổi sang trường cao đẳng tư thục, chủ tịch hội đồng quản trị của trường cao đẳng dân lập chủ trì cuộc họp hội đồng quản trị trường dân lập để xác định tổng số thành viên và số lượng thành viên của từng thành phần của hội đồng quản trị trường tư thục; thực hiện các quy định còn lại tại điểm a khoản này để thành lập hội đồng quản trị của trường cao đẳng tư thục;

c) Đối với trường cao đẳng tư thục đã thành lập hội đồng quản trị, căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 21 Điều lệ này, chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức thực hiện quy trình quy định tại điểm a khoản này để thành lập hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ tiếp theo;

Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị

- Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu.

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

36. Thành lập và công nhận Hội đồng quản trị trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

Thủ tục thành lập và công nhận

a) Đối với trường cao đẳng tư thục thành lập mới: Sau khi có quyết định thành lập trường cao đẳng tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, đại diện đứng tên thành lập trường căn cứ các quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 3 Điều 29 của Điều lệ này để thành lập hội đồng quản trị;

b) Đối với trường cao đẳng tư thục chuyển đổi sang hoạt động không vì lợi nhuận: Sau khi có văn bản công nhận trường hoạt động không vì lợi nhuận, chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 3 Điều 29 Điều lệ này để thành lập hội đồng quản trị;

Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị

- Tờ trình đề nghị công nhận hội đồng quản trị, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị;

- Danh sách chủ tịch và các thành viên của hội đồng quản trị;

- Sơ yếu lý lịch của các thành viên;

- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính cử thành viên tham gia hội đồng quản trị;

- Biên bản họp, biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu chủ tịch hội đồng quản trị, các thành viên đại diện cho tổ chức, cá nhân góp vốn và giảng viên cơ hữu.

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: UBND tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường cao đẳng.

37. Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với tổ chức:

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước: Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện theo quy định; trình UBND tỉnh ra Quyết định công nhận.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.

- Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của huyện đối với xã.

- Quyết định công nhận xã đạt chuẩn tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.

- Số lượng hồ sơ: 05 bộ.

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ của các huyện/TP.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

38. Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cấp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu xin cấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nộp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Địa chỉ: Đường Lý Thái Tổ, Phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam.

- Số điện thoại: 03513.852.805

- Thời gian tiếp nhận, hoàn trả kết quả: Vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần (trừ các ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật).

Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện theo quy định; nếu thấy đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Trường hợp chưa cho phép tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo cho cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ biết rõ lý do và hướng giải quyết.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Dạy thêm, học thêm trong nhà trường:

1. Tờ trình đề nghị cho phép tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;

2. Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm, học thêm;

3. Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm của tổ chức, cá nhân;

4. Biên bản thỏa thuận giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh về hoạt động dạy thêm, học thêm.

- Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:

1. Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm, trong đó cam kết với UBND cấp xã về thực hiện các quy định tại Khoản 1, Điều 6 của TT số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT;

2. Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

3. Đơn xin đăng ký dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khỏa 5, điều 8 của TT số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GDĐT;

4. Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

5. Giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;

6. Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ

Thời hạn giải quyết

7 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

1. Điều kiện để được cho phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT

2. Trong thời hạn quy định cho phép, nếu tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT thì được Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định dạy thêm, học thêm.

(Ghi chú: Thủ tục gia hạn cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm thực hiện như cấp giấy phép tổ chức hoạt động học thêm, dạy thêm)

39. Thủ tục miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

Trình tự thực hiện

* Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông, học viên học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và hồ sơ gửi cơ sở giáo dục.

Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Phòng giáo dục đào tạo để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm.

Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo: Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và lập danh sách học sinh được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi Sở giáo dục và đào tạo để thẩm định, tổng hợp báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí hàng năm.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Giám đốc các Đại học, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ và quyết định miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên và học viên; đồng thời lập danh sách học sinh, sinh viên, học viên được miễn, giảm học phí theo mẫu quy định tại phụ lục VII, XI báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên thẩm định, lập dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại phụ lục VIII, XI gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện trong dự toán ngân sách hàng năm.

Thời gian học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học, học lưu ban, học lại, học bổ sung thì sẽ không được tính trong dự toán để cấp bù tiền miễn, giảm học phí.

* Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

+ Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh học trung học cơ sở.

- Sở giáo dục và đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông.

- Phòng lao động-thương binh và xã hội: Đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

+ Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục II và phụ lục IV) của Thông tư liên tịch số 20.

+ Đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV của Thông tư liên tịch số 20.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí, Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xác nhận đầy đủ các nội dung được quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư liên tịch số 20.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu học kỳ mới, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có trách nhiệm cấp cho người học Giấy xác nhận được quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư liên tịch số 20.

* Chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả.

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông và học sinh học tại các cơ sở giáo dục khác do Sở giáo dục và đào tạo quản lý hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả. (Sở GD&ĐT ủy quyền cho cơ sở giáo dục trực thuộc chi trả)

- Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

- Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

* Chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

- Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở.

- Sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh trung học phổ thông.

- Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm chi trả, quyết toán kinh phí cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật, theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả. Thời gian học lưu ban, học lại, ngừng học, học bổ sung sẽ không được tính để chi trả tiền cấp bù miễn, giảm học phí.

Cách thức thực hiện

Cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên trực tiếp đến cơ sở giáo dục để nộp hồ sơ.

Hồ sơ

1. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Thành phần hồ sơ:

* Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập

+ Cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học viên học chương trình trung học cơ sở và trung học phổ thông học ở các trung tâm giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và hồ sơ gửi cơ sở giáo dục như sau:

- Đối với các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí học mầm non và phổ thông: Mẫu đơn theo phụ lục I.

- Đối với các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập học mầm non và phổ thông: Mẫu đơn theo phụ lục II.

- Đối với các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mẫu đơn theo phụ lục III.

+ Tùy theo từng đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

- Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này do cơ quan quản lý đối tượng người có công hoặc Ủy ban nhân dân xã xác nhận;

- Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này là trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ; Kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã (Mẫu số 01- ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đối với đối tượng được quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này  trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật và giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với đối tượng được quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20;

- Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20;

- Giấy chứng nhận được miễn học phí theo Nghị định số 87/2013/NĐ-CP ngày 30/7/2013 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với thân nhân hạ sĩ quan chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân; Giấy chứng nhận đối tượng được hưởng chế độ miễn học phí theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2012/TTLT-BQP-BTC ngày 06/3/2012 của Liên Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2011/NĐ-CP ngày 29/9/2011 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đối với đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20;

- Giấy khai sinh và giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại Khoản 8 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20;

- Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú đối với đối tượng được quy định tại Khoản 11 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20;

- Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 20;

- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở đối với đối tượng được quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 20;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học căn cứ vào chuyên ngành học của người học để quyết định miễn, giảm học phí đối với: Học sinh, sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên học chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp Y, Giải phẫu bệnh; học sinh, sinh viên học một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với dạy nghề.

+ Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục I và II) của Thông tư liên tịch số 20.

Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hàng năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

* Đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

+ Cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học phải làm đơn có xác nhận của nhà trường gửi về:

- Phòng giáo dục và đào tạo: Đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc trường hợp được hỗ trợ chi phí học tập, học sinh học trung học cơ sở (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục IV; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục II).

- Sở giáo dục và đào tạo: Đối với học sinh học trung học phổ thông (đơn cấp bù tiền miễn, giảm học phí mẫu theo phụ lục IV; đơn hỗ trợ chi phí học tập mẫu theo phụ lục II).

- Phòng lao động-thương binh và xã hội: Đối với học sinh, sinh viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học (mẫu đơn theo phụ lục V).

+ Tùy theo từng đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, kèm theo đơn là bản sao chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 20 (áp dụng như người học ở cơ sở giáo dục công lập ở trên)

 Riêng đối với người học học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (đối với dạy nghề), kèm theo đơn đề nghị miễn, giảm học phí là giấy xác nhận của Nhà trường.

+ Đối với trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông vừa thuộc diện được miễn, giảm học phí vừa thuộc diện được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm các đơn theo mẫu (phụ lục II và phụ lục IV) của Thông tư liên tịch số 20.

Người học thuộc diện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập. Riêng đối với người học thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì hàng năm phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

Thời hạn thực hiện TTHC

- Phương thức chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập: Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học chia làm 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

- Phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với người học ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước: Kinh phí cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 10 tháng/ năm học (đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng (đối với học sinh mầm non và phổ thông), 5 tháng (đối với học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học) vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo, học sinh, sinh viên chưa nhận tiền cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học mẫu giáo, học sinh phổ thông; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Cơ quan thực hiện TTHC

 Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo, Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

- Cấp bù tiền miễn, giảm học phí đối với cơ sở giáo dục công lập.

- Chi trả tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với các đối tượng đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.

Lệ phí

Không quy định.

Tên mẫu đơn

- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập) được quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch số 20.

- Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Phụ lục II của Thông tư liên tịch số 20.

- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (dùng cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập) được quy định tại Phụ lục III của Thông tư liên tịch số 20.

- Đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí (dùng cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập) được quy định tại Phụ lục IV của Thông tư liên tịch số 20.

- Đơn đề nghị cấp bù tiền miễn, giảm học phí (dùng cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học ngoài công lập hoặc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước) được quy định tại Phụ lục V của Thông tư liên tịch số 20.

- Giấy xác nhận (dùng cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước) được quy định tại Phụ lục VI của Thông tư liên tịch số 20.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 16/7/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Tài chính- Bộ Lao động thương binh và Xã hội.

 

PHỤ LỤC I

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông công lập)

Kính gửi: (Tên cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông)

Họ và tên (1):

Là Cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (2):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49 và Nghị định 74)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày... tháng... năm ……….
Người làm đơn (3)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

-------------------

(1) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(2) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(3) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

 

PHỤ LỤC II

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP
(Dùng cho các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP)

Kính gửi: Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông/Phòng giáo dục đào tạo/Sở giáo dục đào tạo (1)

 

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp tiền hỗ trợ chi phí học tập theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày.... tháng.... năm...........
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (5)

Xác nhận em:..................................................................................................

Hiện đang học tại lớp................ Học kỳ:................... Năm học:..................

 

 

............,ngày.... tháng..... năm...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

-------------

(1) Gửi cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông nếu học công lập; gửi phòng giáo dục đào tạo nếu học mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập; gửi Sở giáo dục đào tạo nếu học trung học phổ thông ngoài công lập.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

(5) Dùng cho cơ sở giáo dục ngoài công lập.

 

PHỤ LỤC III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)

Kính gửi: (Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học)

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Lớp:                                          Khóa:                                      Khoa:

Mã số sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49 và Nghị định 74)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để được miễn, giảm học phí theo quy định.

 

.........., ngày.... tháng.... năm............

Xác nhận của Khoa
(Quản lý sinh viên)

Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IV

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ngoài công lập)

Kính gửi: Phòng giáo dục và đào tạo/sở giáo dục và đào tạo (1)

Họ và tên (2):

Là cha/mẹ (hoặc người giám hộ) của em (3):

Hiện đang học tại lớp:

Là học sinh trường:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49 và Nghị định 74)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, em làm đơn này đề nghị được xem xét để được cấp bù học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày... tháng... năm......
Người làm đơn (4)
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của Cơ sở giáo dục ngoài công lập (5)

Xác nhận em:..................................................................................................

Hiện đang học tại lớp................ Học kỳ:................... Năm học:..................

 

 

............,ngày.... tháng..... năm...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

-------------------

(1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông gửi sở GD và ĐT.

(2) Đối với đối tượng là trẻ em mẫu giáo ghi tên cha mẹ (hoặc người giám hộ), đối với học sinh phổ thông ghi tên của học sinh.

(3) Nếu là học sinh phổ thông trực tiếp viết đơn thì không phải điền dòng này.

(4) Cha mẹ (hoặc người giám hộ)/học sinh phổ thông.

(5) Dùng cho cơ sở giáo dục ngoài công lập.

 

PHỤ LỤC V

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BÙ TIỀN MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước)

Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Lớp:                                          Khóa                                       Khoa:

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường):......................... Huyện (Quận):.....................

Tỉnh (Thành phố):...................................................................

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49 và Nghị định 74)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........., ngày.... tháng.... năm............
Người làm đơn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước

Trường:.........................................................................................................

Xác nhận anh/chị:.................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ........ Học kỳ:..............Năm học.............. khoa......... khóa học............ thời gian khóa học..........(năm);

Hình thức đào tạo: ………… (ghi rõ hình thức đào tạo: chính quy, liên thông …).

Kỷ luật:........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Mức thu học phí:................đồng/tháng (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị............................... theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........,ngày..... tháng..... năm...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

GIẤY XÁC NHẬN

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

GIẤY XÁC NHẬN

(Dùng cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước)

Kính gửi: ……………………….. (1)

Phần I: Dùng cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập xác nhận

Trường: …………………………………………………………………….

Xác nhận em:..................................................................................................

Hiện đang học tại lớp................ Học kỳ:................... Năm học:..................

Phần II: Dùng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước xác nhận

Trường:.........................................................................................................

Xác nhận anh/chị:.................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ........ Học kỳ:..............Năm học.............. khoa......... khóa học............ thời gian khóa học..........(năm);

Hình thức đào tạo: ………… (ghi rõ hình thức đào tạo: chính quy, liên thông …).

Kỷ luật:........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Mức thu học phí:................đồng/tháng (nếu thu học phí theo tín chỉ thì phải quy đổi về mức thu theo niên chế).

Đề nghị phòng giáo dục đào tạo/sở giáo dục và đào tạo/phòng lao động-thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho............................... theo quy định và chế độ hiện hành.

 

 

.........,ngày..... tháng..... năm...........
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

-------------------

 (1) Trẻ em học mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở: gửi phòng GD và ĐT; học sinh học trung học phổ thông: gửi sở GD và ĐT; học sinh, sinh viên học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: gửi Phòng lao động-thương binh và xã hội.

 

40. Thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Hồ sơ thành lập trung tâm

1. Hồ sơ thẩm định:

a) Đề án thành lập Trung tâm;

b) Văn bản đề nghị, tờ trình thành lập Trung tâm, dự thảo Quyết định thành lập hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm; dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);

c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập Trung tâm;

d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan.

2. Hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập Trung tâm:

a) Văn bản thẩm định, văn bản tham gia góp ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các tài liệu khác có liên quan;

b) Dự thảo Quyết định thành lập Trung tâm hoặc dự thảo Quyết định cho phép thành lập Trung tâm đã được hoàn chỉnh về nội dung và thể thức.

Trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ thành lập

1. Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ thành lập Trung tâm đến Sở Nội vụ để thẩm định; đối với các cơ quan có liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào mục nơi nhận của công văn hoặc tờ trình đề nghị thành lập.

2. Sở Nội vụ tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập Trung tâm phải lập danh mục hồ sơ theo dõi quá trình xử lý theo quy định.

3. Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Thời hạn giải quyết

- Thẩm định thành lập trung tâm: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ.

- Ra Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập trung tâm:20 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: Sở Nội vụ

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại và giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

41. Cho phép hoạt động trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Trình tự thực hiện

* Các bước thực hiện đối với tổ chức:

- Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

- Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

- Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

* Các bước thực hiện đối với cơ quan nhà nước: Sở GD&ĐT thẩm định các điều kiện theo quy định; ra Quyết định cho phép trung tâm hoạt động.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

- Văn bản đề nghị cho phép hoạt động của trung tâm.

- Bản sao Quyết định thành lập trung tâm.

Thời hạn giải quyết

Thẩm định hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Thẩm định các điều kiện hoạt động và ra quyết định cho phép hoạt động:20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan ra Quyết định HC: Sở GD&ĐT.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại và giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

42. Tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

Hồ sơ tổ chức lại, giải thể Trung tâm

1. Hồ sơ tổ chức lại, giải thể Trung tâm bao gồm:

a) Đề án tổ chức lại, giải thể Trung tâm;

b) Tờ trình Đề án tổ chức lại, giải thể Trung tâm và dự thảo Quyết định tổ chức lại, giải thể Trung tâm;

c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

2. Việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ về tổ chức lại, giải thể Trung tâm hoặc cho phép tổ chức lại, giải thể Trung tâm được thực hiện như quy định đối với việc thành lập Trung tâm.

Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ có văn bản thẩm định.

- Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc tổ chức lại, giải thể Trung tâm hoặc cho phép tổ chức lại, cho phép giải thể Trung tâm;

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức; cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan thẩm định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan ra Quyết định HC: UBND tỉnh.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại và giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

43. Đề nghị phê duyệt việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài

Trình tự thực hiện

a) Cơ sở giáo dục nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 10 của Quyết định số: 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và phải thông báo bằng văn bản với cơ sở giáo dục về việc bổ sung, hoàn thiện hồ sơ nếu cần thiết;

b) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hoàn thiện quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt hoặc có văn bản thông báo về kết quả xử lý Đề án cho cơ sở giáo dục biết nếu Đề án chưa được phê duyệt.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

a) Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài;

b) Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài, trong đó làm rõ các nội dung: Chương trình và tài liệu; người dạy, người học, cơ sở vật chất; kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục; học phí, quản lý và sử dụng học phí và việc tổ chức thực hiện Đề án;

c) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo đối với các chương trình đào tạo sử dụng của nước ngoài (nếu có) do cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

* 01 (một) bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ

Đối tượng thực hiện TTHC

Trường học

Cơ quan thực hiện TTHC

1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các cơ sở giáo dục trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các trường trung cấp nghề thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài của các trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản .

4. Hiệu trưởng (Thủ trưởng) cơ sở giáo dục đại học (riêng đối với các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Quốc gia, Đại học vùng thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia, Đại học vùng), trường cao đẳng nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phê duyệt Đề án tổ chức thực hiện chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với cơ sở giáo dục của mình.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định hành chính.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số: 72/2014/QĐ-TTg ngày 17/12/2014 Quyết định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác

B. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1. Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

Bước 1. Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Giáo dục trung.

Bước 3. Phòng chức năng Sở trả kết quả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Hồ sơ

1. Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

2. Học bạ (bản chính). Trường hợp chuyển trường giữa năm học (hết học kỳ I) phải có thêm bảng kết quả học tập, hạnh kiểm học kỳ I.

3. Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản sao công chứng).

4. Bản sao giấy khai sinh.

5. Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc ngoài công lập).

6. Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

7. Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

8. Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập, thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

9. Hộ khẩu hoặc Giấy chứng nhận tạm trú dài hạn hoặc quyết định điều động công tác của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ tại nơi sẽ chuyển đến với những học sinh chuyển nơi cư trú đến từ tỉnh, thành phố khác.

10. Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình (nếu có).

* Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Mỗi năm học giải quyết chuyển trường trong 2 đợt:

+ Đợt 1: Đầu năm học: Từ 01/8 đến 05/9

+ Đợt 2: Giữa năm học: Từ 15/01 đến 31/01

- Nhận hồ sơ vào các ngày thứ 4, 5, 6 trong tuần trong thời gian quy định.

- Trả kết quả ngay trong ngày nếu đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy giới thiệu chuyển trường.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

ĐƠN XIN CHUYỂN TRƯỜNG

Kính gửi: Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nam

Đồng kính gửi: ..............................................................................................................

.....................................................................................................................................

Tên tôi là: .......................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú (hoặc cơ quan đang công tác):............................................................

......................................................................................................................................

Làm đơn đề nghị với quý cơ quan một việc như sau:

Tôi có con (cháu) là:........................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:....................................................................................................

Nơi sinh:.........................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:........................................................................................................

Học sinh lớp:..................... Hệ:......................................Năm học:...................................

tại trường THPT: .............................................................................................................

Xin đề nghị với quý cơ quan cho con (cháu) tôi được chuyển về học ................................

......................................................................................................................................

Với lý do như sau:...........................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan nội dung trong đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

............., ngày...... tháng..... năm.........
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

2. Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

Trình tự thực hiện

Bước 1. Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Giáo dục trung học Sở.

Bước 3. Phòng chức năng Sở trả kết quả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Cách thức thực hiện

Giải quyết trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Hồ sơ

1. Đơn xin học lại do học sinh ký.

2. Học bạ của lớp hoặc cấp đã học (bản chính).

3. Bằng tốt nghiệp của cấp học dưới (bản công chứng).

4. Giấy chứng nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước.

* Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

- Mỗi năm học giải quyết chuyển trường trong 2 đợt:

+ Đợt 1: Đầu năm học: Từ 01/8 đến 05/9

+ Đợt 2: Giữa năm học: Từ 15/01 đến 31/01

- Nhận hồ sơ vào các ngày thứ 4, 5, 6 trong tuần trong thời gian quy định.

- Trả kết quả ngay trong ngày nếu đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy giới thiệu cho phép học lại

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

ĐƠN XIN HỌC LẠI

Kính gửi: Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nam

Đồng kính gửi: ............................................................................................................

 ...................................................................................................................................

Họ và tên học sinh: ......................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................

....................................................................................................................................

Học sinh lớp:..................... Hệ:......................................Năm học:.................................

tại trường THCS (THPT): ...............................................................................................

Em được trường THCS (THPT)...................................................................... đồng ý cho nghỉ học từ ngày.......... tháng........... năm................. vì lý do......................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Nay em có nguyện vọng được tiếp tục học lớp..............................................................

....................................................................................................................................

Đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo cho em được tiếp tục học tập. Em xin trân trọng cảm ơn.

Ghi chú: Đối với học sinh xin học lại vào lớp đầu cấp THPT..

 

 

............., ngày...... tháng...... năm.........
Người làm đơn
(Học sinh ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Tiếp nhận lưu học sinh nước ngoài diện học bổng khác và tự túc vào học tại Việt Nam

Trình tự thực hiện

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ;

- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có);

- Bước 3: Ra Quyết định tiếp nhận lưu học sinh vào học hoặc từ chối.

Cách thức thực hiện

Ứng viên gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Hồ sơ

- Phiếu đăng ký;

- Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có) .

- Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

- Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

- Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,... (nếu có).

- Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

* Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

30 ngày làm việc

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Quyết định nhập học

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện

Ứng viên nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đúng hạn

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

Quyết định số 5360/QĐ-BGDĐT ngày 12/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thủ tục hành chính ban hành mới; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM.
(Ban hành kèm theo Thông tư số 
03/2014/TT-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam).

Dán ảnh cỡ 4x6

Attach your
photo size 4x6

PHIẾU ĐĂNG KÝ
DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẬP TẠI VIỆT NAM

APPLICATION FORM
FOR INTERNATIONAL APPLICANTS TO STUDY IN VIETNAM

Hãy điền đầy đủ thông tin vào chỗ ) vào các ô tương ứng. Viết họ tên bằng chữ in hoa. Pleasetrống hoặc đánh dấu ( ) appropriate boxes. Write your full name blanksfill in the or tick ( in BLOCK letters.

 

1

Họ/Family name

.......................

Tên đệm/Middle name

.....................

Tên/First name

.....................

2

Ngày sinh/Date of birth:

Ngày/Day..... tháng/month.... năm/year.........

3

Giới tính/Gender:

□ Nam/Male

□ Nữ/Female

4

Nơi sinh/Place of birth:

Thành phố/City................................

Nước/Country.................................

5

Quốc tịch/Nationality:

............................................

6

Nghề nghiệp/Occupation:

............................................

7

Tôn giáo/Religion:

............................................

8

Hộ chiếu/Passport:

Số/Number

.....................

Nơi cấp/Place of issue

.....................

Ngày cấp/Date of issue

.....................

Ngày hết hạn/Expiry date

.....................

9

Tình trạng hôn nhân/ Marital status:

□ Độc thân/Single □ Đã kết hôn/Married □ Ly dị/Divorced

10

Tiếng mẹ đẻ/Native language:

............................................

11

Địa chỉ liên hệ trong nước/

Home country contact address:

............................................

............................................

12

Điện thoại nhà riêng trong nước/Home phone number in your home country:

.........................

13

Người liên hệ khi cần báo tin ở trong nước/Contact person in your home country in case of emergency:

Họ tên/Full name

..................................

Quan hệ/Relationship

.................................

Địa chỉ nơi ở/Residential address

..................................

..................................

Nơi làm việc/Place of work

.................................

.................................

Điện thoại/Phone number

..................................

Email

.................................

14

Quá trình học tập/Educational background:

Năm học
Academic year

Cơ sở đào tạo
Institution

Ngành học
Field of Study

Văn bằng, chứng chỉ
Qualifications

..............

..............

..............

................

................

................

...............

...............

...............

................

................

................

15

Quá trình công tác/Employment record:

15.1 Cơ quan công tác/Employer:

........................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year......

Đến/To: tháng/month....... năm/year.......

Vị trí công tác/Job Title:

.......................................

Mô tả công việc/Job Description:

.......................................

15.2 Cơ quan công tác/Employer:

.......................................

Thời gian công tác/Time of employment:

Từ/From: tháng/month....... năm/year......

Đến/To: tháng/month....... năm/year.......

Vị trí công tác/Job Title:

.......................................

Mô tả công việc/Job Description:

.......................................

16

Tự đánh giá trình độ tiếng Việt/Self assessed Vietnamese language proficiency:

□ Không biết tiếng Việt/Zero Vietnamese proficiency

□ Biết tiếng Việt /Some Vietnamese Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

Nếu bạn đã học ở Việt Nam bằng tiếng Việt, hãy điền các thông tin dưới đây/If you have studied in Vietnam in Vietnamese, complete all following required information:

Tên các trường đã học/Names of institutions attended:

.....................................

.....................................

Tổng thời gian đã học/Total length of study:

..... giờ/hours..... tháng/months.... năm/years

Giấy chứng nhận trình độ tiếng Việt/Certificate of Vietnamese language proficiency:

□ Không/No

□ Có/Yes Trình độ/Level:...........

Loại văn bằng tốt nghiệp đã được cấp/Types of qualifications awarded:

□ THPT/High school □ Cao đẳng/College

□ Đại học/Bachelor □ Thạc sĩ/Master

□ Tiến sĩ/Doctor

17

Trình độ tiếng Anh/English Language Proficiency:

□ Không biết tiếng Anh/Zero English proficiency

□ Biết tiếng Anh/Some English Proficiency

Chọn trình độ tương ứng ở cột bên cạnh/Tick appropriate box in the next column:

□ Sơ cấp/Elementary

□ Trung cấp/Intermediate

□ Cao cấp/Advanced

18

Ngoại ngữ khác/Other foreign languages:

................................... Trình độ/Level:.....................

................................... Trình độ/Level:.....................

19

Khóa học đăng ký/Proposed Study Program:

□ Tiểu học/Primary School □ Trung học cơ sở/Lower Secondary School

□ Trung học phổ thông/Upper Secondary School

 

□ Trung cấp chuyên nghiệp/Secondary Professional and Technical School

□ Cao đẳng/Associate □ Đại học/Bachelor

□ Thạc sĩ/Master □ Tiến sĩ/PhD

□ Thực tập sinh/Research Fellowship □ Khóa học ngắn hạn/Short-term training course

20

Ngành học, lĩnh vực nghiên cứu đăng ký/Proposed field of study/research:

......................................................................

21

Thời gian học đăng ký/Proposed period of study:

Từ/From:....... ngày/day........ tháng/month.............. năm/year.

Đến/To:........ ngày/day........ tháng/month.............. năm/year.

22

Cơ sở giáo dục đăng ký/Proposed educational institution for study/research:

......................................................................

......................................................................

23

Ngôn ngữ đăng ký sử dụng cho khóa học/Proposed language medium for study:

□ Tiếng Việt/Vietnamese □ Tiếng Anh/English

□ Ngôn ngữ khác/Other language:.........................

24

Thành viên trong gia đình đang ở Việt Nam (nếu có)/Your family members living in Vietnam (if any):

 

Họ tên/Full name

1......................

2......................

Quan hệ/Relationship

.....................

.....................

Địa chỉ/Address

.....................

.....................

25

Chi phí trong thời gian học tập tại Việt Nam/Source of funding for your study in Vietnam:

□ Học bổng Chính phủ Việt Nam/Vietnamese Government Scholarship

□ Học bổng khác/Other Scholarship

□ Tự túc kinh phí/Self-funding

26

Tôi, người ký tên dưới đây, xin cam đoan tất cả thông tin tôi ghi trong Phiếu đăng ký này là hoàn toàn trung thực và chính xác. Tôi xin cam kết tuân thủ Pháp luật của Việt Nam, Quy chế quản lý lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam và nội quy, quy định của cơ sở đào tạo, cơ sở nội trú trong suốt thời gian lưu học tại Việt Nam.

I, the undersigned, hereby acknowledge that all the information on this Application Form is true and correct to the best of my knowledge. I hereby undertake to comply strictly with all the laws and the regulations of the Vietnamese Government, all regulations applicable to international students studying in Vietnam, all regulations of the educational institutions and accommodation providers throughout my stay in Vietnam.

Ngày/Day............tháng/month............ năm/year......................

Ký tên/Applicant’s signature:................................................

Danh mục hồ sơ/Document Checklist

Mỗi ứng viên cần nộp 01 bộ gồm các tài liệu (in trên giấy khổ A4) liệt kê dưới đây. Các văn bản giấy tờ ghi bằng ngôn ngữ khác với tiếng Anh hoặc tiếng Việt thì phải đính kèm bản dịch hợp lệ sang tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Hồ sơ đăng ký không trả lại trong bất kỳ trường hợp nào.

Each applicant should submit 01 set of documents (printed on A4-size paper) listed hereunder. Documents in languages other than English or Vietnamese must be attached with duly notarized translation into English or Vietnamese. The submitted documents will not in any case be returned to the applicants.

□ 1. Phiếu đăng ký đã điền đầy đủ thông tin/Completed application form.

□ 2. Bản sao, bản dịch có xác nhận hoặc chứng thực văn bằng, kết quả học tập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo.

Copies and translation of degrees, diplomas and academic transcripts applicable for relevant levels of proposed study, duly notarized or certified by competent authorities of the sending country.

□ 3. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo hoặc cơ sở y tế cấp tỉnh, thành phố hoặc Trung ương của Việt Nam chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Medical examination certificate issued within 6 months from the date of application by competent health authorities of the sending country or by Vietnamese central, municipal or provincial medical bodies, clearly stating that the applicant is healthy and fit for overseas study.

□ 4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ trình độ tiếng Việt do cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ quốc tế về ngôn ngữ sẽ sử dụng để học tập tại Việt Nam (nếu có).

Duly certified copies of Vietnamese Proficiency Certificates issued by competent educational institutions or internationally recognized certificate of the foreign language to be used for study in Vietnam (if any).

□ 5. Bản sao giấy tờ minh chứng về tài chính đảm bảo cho học tập, nghiên cứu và sinh hoạt tại Việt Nam.

Copies of financial guarantee to support study, research and living in Vietnam.

□ 6. Đề cương nghiên cứu (đối với nghiên cứu sinh) hoặc kế hoạch thực tập (đối với thực tập sinh).

Research proposal (for PhD applicants) or Plan of practical training (for Internship applicants).

□ 7. Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học cùng lĩnh vực nghiên cứu có trình độ tiến sĩ (đối với nghiên cứu sinh).

Letters of Recommendation provided by 02 researchers or academics who hold doctorate degrees and have similar fields of research (applicable to PhD applicants).

□ 8. Bản sao hợp lệ các tài liệu, chứng chỉ về năng khiếu, chuyên môn, thành tích nghiên cứu,… (nếu có).

Duly certified copies of documents and certificates about the applicant’s aptitude, expertise, research achievements, … (if any).

□ 9. Bản sao hộ chiếu có thời hạn sử dụng cho toàn bộ thời gian học tập tại Việt Nam hoặc ít nhất 01 năm kể từ ngày dự kiến đến Việt Nam.

Copy of passport with a validity of the expected duration of study in Vietnam or at least 1 year from the expected arrival in Vietnam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

ĐƠN XIN HỌC

(Đối với học sinh người nước ngoài do cha, mẹ hoặc người giám hộ của học sinh viết)

Kính gửi: Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nam

Đồng kính gửi: ............................................................................................................  

Tên tôi là: .....................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú (hoặc cơ quan đang công tác):..........................................................

....................................................................................................................................

Làm đơn đề nghị với quý cơ quan một việc như sau:

Tôi có con (cháu) là:......................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:..................................................................................................

Nơi sinh:.......................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:......................................................................................................

Học sinh lớp:..................... Hệ:......................................Năm học:.................................

tại nước: ......................................................................................................................

Xin đề nghị với quý cơ quan cho con (cháu) tôi được chuyển về học .............................

....................................................................................................................................

Với lý do như sau:........................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan nội dung trong đơn là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

............., ngày...... tháng..... năm.........
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

4. Đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia

Trình tự thực hiện

+ Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ;

+ Nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường nơi thí sinh học lớp 12.

+ Nhận kết quả tại trường đăng ký dự thi.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại trường nơi đăng ký dự thi.

Hồ sơ

1. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT

a) Đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Quy chế (Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi)

- 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

- Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);

- Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;

- 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

b) Thí sinh tự do, ngoài các hồ sơ quy định phải có thêm:

- Giấy khai sinh (bản sao);

- Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;

- Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;

- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);

- Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

2. Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT:

a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;

b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);

c) 02 ảnh cỡ 4x6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

3. Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.

Thời hạn giải quyết

Hạn cuối cùng nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 30 tháng 4 hằng năm. Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Bằng tốt nghiệp.

Phí, lệ phí

Theo quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia

5. Phúc khảo bài thi trung học phổ thông quốc gia

 Trình tự thực hiện

+ Nộp đơn xin phúc khảo tại trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi tốt nghiệp.

+ Trường phổ thông căn cứ vào điều kiện phúc khảo bài thi lập thành danh sách đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm của môn xin phúc khảo;

+ Trường phổ thông phải nộp sở giáo dục và đào tạo sở tại danh sách đề nghị phúc khảo và đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh;

+ Sở Giáo dục và Đào tạo sở tại có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh mình toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi trắc nghiệm, chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận, toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi tự luận;

+ Công dân nhận kết quả tại trường nơi nộp đơn phúc khảo.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại trường nơi đã dự thi.

Hồ sơ

+ Đơn xin phúc khảo.

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

+ Nộp hồ sơ trong thời hạn 10 ngày sau khi niêm yết kết quả.

+ Công bố kết quả trước thời điểm thi Đại học, cao đẳng ít nhất 3 ngày.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Bằng tốt nghiệp.

Phí, lệ phí

Theo quy định.

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia

6. Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông

Trình tự thực hiện

+ Ngay khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi, Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi;

+ Hội đồng chấm thi xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định hiện hành.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Sở GD&ĐT.

Hồ sơ

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);

+ Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

Cùng thời điểm công bố kết quả tốt nghiệp.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Bằng tốt nghiệp.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia

C. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

1. Cấp bảo sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Trình tự thực hiện

Bước 1. Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Giáo dục trung học.

Bước 3. Phòng chức năng Sở trả kết quả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Cách thức thực hiện

Giải quyết trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Hồ sơ

Đơn xin cấp lại bản sao bằng, chứng chỉ tốt nghiệp có xác nhận của trường Trung học phổ thông (hoặc Trung tâm GDTX) nơi học sinh đã được cấp bằng tốt nghiệp.

* Số lượng: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

a) Ngay trong ngày cơ quan, cơ sở giáo dục tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 03 (ba) giờ chiều.

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thi hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, cơ sở giáo dục nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến;

b) Đối với trường hợp cùng một lúc yêu cầu chứng thực bản sao từ nhiều sổ gốc, yêu cầu số lượng nhiều bản sao, nội dung văn bằng, chứng chỉ phức tạp khó kiểm tra, đối chiếu mà cơ quan, cơ sở giáo dục không thể đáp ứng được thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thời hạn cấp bản sao được kéo dài thêm không quá 02 (hai) ngày m việc hoặc có thể dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu cấp bản sao.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Kết quả của việc thực hiện TTHC

+ Bằng tốt nghiệp bản sao.

Phí, lệ phí

3.000đ/1 bản sao

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch.

- Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 - Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 20/12/2008 của UBND tỉnh Hà Nam sửa đổi, bãi bỏ khoản phí, lệ phí và khoản đóng góp của nhân dân; quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, lệ phí cấp bản sao, chứng thực, trước bạ ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi.

- Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------

ĐƠN XIN CẤP LẠI BẢN SAO BẰNG TỐT NGHIỆP

Hệ:...........................

Kính gửi:........................................................................................................................

......................................................................................................................................

Họ và tên:................................................................................... Dân tộc:......................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................. Giới tính: .......................

Nơi sinh:.........................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú: .......................................................................................................

Số CMT nhân dân:..................................... Năm cấp:............... Nơi cấp:..........................

Học sinh trường:.............................................................................................................

Đã tốt nghiệp cấp:...........................................................................................................

Kỳ thi tốt nghiệp ngày, tháng, năm:..................................................................................

Tại Hội đồng thi:..............................................................................................................

Xếp loại tốt nghiệp:.........................................................................................................

Lý do xin cấp lại:.............................................................................................................

......................................................................................................................................

Số lượng bản sao cần cấp:.............................................................................................

 

............., ngày...... tháng..... năm.........

Xác nhận của trường THPT
(hoặc Trung tâm GDTX)

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

2. Chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ

Trình tự thực hiện

Bước 1. Công dân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đến phòng Khảo thí và kiểm định chất lương giáo dục.

Bước 3. Phòng chức năng Sở trả kết quả lại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Bước 4. Công dân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Cách thức thực hiện

Giải quyết trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

Hồ sơ

a) Đơn đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ;

b) Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

c) Quyết định cho phép thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do thay đi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

d) Giấy khai sinh đối với trường hợp chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ do bổ sung hộ lịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký lại việc sinh, đăng ký khai sinh quá hạn;

đ) Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ;

Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này có thể là bản sao không có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Nếu cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì có quyền yêu cầu người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ xuất trình bản chính để đối chiếu; người đối chiếu phải ký xác nhận và ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Nếu tiếp nhận tài liệu trong hồ sơ là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng ch không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh.

Thời hạn giải quyết

+ Nhận hồ sơ vào các ngày thứ 2, 3, 6 trong tuần 1 và tuần 3 hàng tháng.

+ Trả kết quả sau 05 ngày làm việc nếu đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo

Kết quả của việc thực hiện TTHC

+ Bằng tốt nghiệp bản sao.

+ Quyết định sửa đổi của Giám đốc Sở GD&ĐT.

Phí, lệ phí

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

Những trường hợp được đính chính lại văn bằng, chứng chỉ (cấp lại bản sao) nếu được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch hoặc văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch.

- Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

 - Thông tư 19/2015/TT-BGDĐT ngày 08/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế quản lý bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

 

 

Ảnh

(3 x 4cm)

đóng dấu giáp lai của CQ địa phương nơi đang cư trú

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN XIN ĐÍNH CHÍNH BẰNG TỐT NGHIỆP

Hệ:...........................

Kính gửi:........................................................................................................................

......................................................................................................................................

Họ và tên:................................................................................... Dân tộc:......................

Ngày, tháng, năm sinh:.............................................................. Giới tính: .......................

Nơi sinh:.........................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú: .......................................................................................................

Số CMT nhân dân:..................................... Năm cấp:............... Nơi cấp:..........................

Học sinh trường:.............................................................................................................

Đã tốt nghiệp cấp:...........................................................................................................

Kỳ thi tốt nghiệp ngày, tháng, năm:..................................................................................

Tại Hội đồng thi:..............................................................................................................

Xếp loại tốt nghiệp:.........................................................................................................

Lý do xin đính chính:........................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Số lượng bản sao cần cấp:.............................................................................................

 

............., ngày...... tháng..... năm.........

Xác nhận của cơ quan
(hoặc chính quyền địa phương nơi đang cư trú)

Xác nhận của trường THPT
(hoặc trung tâm GDTX)

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ và tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

GIẤY ỦY QUYỀN

XIN ĐÍNH CHÍNH BẰNG TỐT NGHIỆP

Kính gửi:........................................................................................................................

Họ và tên:.......................................................................................................................

Ngày tháng năm sinh:......................................................................................................

Nơi sinh:.........................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:........................................................................................................

Số chứng minh nhân dân:................................................................................................

Đã tốt nghiệp:.................................................................................................................

Ngành:..................... hạng (xếp loại).................... năm tốt nghiệp.....................................

Tại hội đồng thi:..............................................................................................................

Số lượng bản sao xin cấp:..............................................................................................

Nay ủy quyền cho ông (bà):.............................................................................................

Số chứng minh nhân dân:................................................................................................

Nội dung ủy quyền:.........................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

Cam đoan của người ủy quyền: Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật. Nếu có sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

 

......................, ngày...... tháng....... năm 20.....

Người được ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người ủy quyền
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương

 

3. Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp

Trình tự thực hiện

+ Công dân nộp hồ sơ đề nghị công nhận văn bằng tốt nghiệp tại Sở GD&ĐT;

+ Sở GD&ĐT xem xét giải quyết theo quy định.

Cách thức thực hiện

Nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở GD&ĐT hoặc thông qua đường bưu điện.

Hồ sơ

+ Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;

+ Một (01) bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;

+ Một (01) bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

+ Các hồ sơ các tài liệu liên quan (nếu có) như: Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng.

* Số lượng: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

15 ngày.

Đối tượng thực hiện TTHC

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở GD&ĐT.

+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở GD&ĐT.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy công nhận văn bằng tốt nghiệp.

Phí, lệ phí

Không

Căn cứ pháp lý của TTHC

- Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

- Thông tư số 26/2013/TT-BGDĐT ngày 15/07/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG
DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4)

Họ và tên người có văn bằng: ……………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………nam, nữ ………….....

Nơi sinh: ……………….………………………………………………………....

Nơi ở hiện nay: …………….…………………………………………………......

………………………….………………………………………………………....

Hộ khẩu thường trú ……………………………………………………………....

………………………….………………………………………………………....

Địa chỉ liên lạc khi cần thiết: …….……………………………………………....

Số điện thoại:……………………Email………………………………………….

Trân trọng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận văn bằng do nước ngoài cấp gửi kèm theo

Trình độ đào tạo ……………….………………………………………………....

Nơi cấp ……………….……………………………….……………………….....

.................................................................................................................................

Ngày cấp ……………….…Số hiệu văn bằng (nếu có)..........................................

Tên cơ sở giáo dục nước ngoài ……….……………….………………………....

Thuộc nước/Tổ chức quốc tế ……………………….…………………………....

Loại hình đào tạo (du học nước ngoài, liên kết đào tạo với nước ngoài).......................................................................................................................

Hình thức sử dụng kinh phí (nhà nước, hiệp định, tự túc) ………….………........

……………….…………………………………………………………………....

Quyết định cử đi học (nếu có): Số QĐ …………., ngày ký QĐ ….…………......

Cấp ra quyết định:………..…………………………………………………….....

Hình thức đào tạo (chính quy, học từ xa)......………….…………………............

Thời gian đào tạo ……….……………………………………………………......

Chuyên ngành đào tạo ….……………………………………………………......

Có đăng ký công dân với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hay không?

1 Có đăng ký 1 Không đăng ký

Nếu không đăng ký, nêu rõ lý do …………………………………………...........

……………………..…….………………………………………………….........

………………………….…………………………………………………….......

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng sự thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

 

...., ngày... tháng... năm 200…

 

Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1856/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1856/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/12/2015
Ngày hiệu lực31/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/09/2018
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1856/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1856/QĐ-UBND thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết Sở Giáo dục Hà Nam 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 1856/QĐ-UBND thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết Sở Giáo dục Hà Nam 2015
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu1856/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Nam
              Người kýBùi Quang Cẩm
              Ngày ban hành31/12/2015
              Ngày hiệu lực31/12/2015
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Giáo dục
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/09/2018
              Cập nhật4 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1856/QĐ-UBND thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết Sở Giáo dục Hà Nam 2015

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1856/QĐ-UBND thủ tục hành chính thẩm quyền giải quyết Sở Giáo dục Hà Nam 2015

                      • 31/12/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 31/12/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực