Quyết định 19/2001/QĐ-BNN

Quyết định 19/2001/QĐ-BNN ban hành Quy trình kỹ thuật tạm thời do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 19/2001/QĐ-BNN Quy trình kỹ thuật tạm thời


BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2001/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2001 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT TẠM THỜI

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ "Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá"
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ 'Khoa học công nghệ và CLSP

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành các Quy trình kỹ thuật tạm thời sau:

1. Quy trình tạm thời kỹ thuật nhân giống Điều bằng phương pháp ghép chồi, vạt ngọn và nêm ngọn.

2. Quy trình tạm thời kỹ thuật trồng Điều

3. Quy trình tạm thời kỹ thuật cải tạo thâm canh vườn Điều năng suất thấp

Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
 VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




NGÔ THẾ DÂN

 

QUY TRÌNH TẠM THỜi

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG ĐIỀU BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP CHỒL VẠT GỌN VÀ NÊM NGỌN.

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho các cơ sở sản xuất cây giống Điều ghép toàn quốc.

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Vườn ương gốc ghép

2.1.1. Thiết kế vườn ương gốc ghép

Vườn ương gốc ghép cần đặt nơi cao ráo và thoát nước tốt. Đặc biệt, cây Điều

con rất cần ánh sáng do đó vườn ương phải quang đãng, không có cây cao che bóng xung quanh. Nên đặt bầu theo luống, mỗi luống cách nhau 0,6 - 0,8 m gồm 4 - 6 hàng bầu.

2.1.2. Xử lý và gieo hạt giống

Hạt giống được thu trên cây mẹ sinh trưởng khoẻ, rửa sạch, phơi khô đến độ ẩm 8 - l0% và bảo quản trong điều kiện khô và kín. Trước khi gieo, thả hạt vào nước và loại bỏ những hạt nổi. Ngâm hạt trong ba ngày, hai ngày đầu trong nước, ngày thứ ba trong nước có pha thuốc trừ sâu bệnh (Basudin 0,5% + Benlate C 0,5%) để hạn chế kiến đục nhân và nấm bệnh tấn công hạt khi mới nảy mầm. Thay nước 1 lần/ngày. Sau đó vớt hạt ra ủ trong bao gai hay cát sạch. Khi hạt mới nứt nanh dùng dao sắc cắt bỏ chót rễ và gieo hạt vào bầu đất. Đặt eo hạt tiếp xúc với mặt đất và ấn hạt chìm xuống ngang mặt đất. Nếu gieo hạt trong mùa nắng nên phủ cỏ, rơm khô và tưới nước mỗi ngày.

2.1.3. Bầu đất

Bầu ương gốc ghép bằng nhựa P.E. đen, dày 0,15mm và có kích thước từ 15x25 đến 15 x 33 cm được đục 9 lỗ từ đáy bầu lên đến 20 cm. Đất vào bầu được pha trộn theo thể tích như sau: 70-90 % đất mặt + 10- 30% phân chuồng hoại và thêm 0 5% Super lân.

2.1.4. Chăm sóc gốc ghép

Tưới đủ nước và làm cỏ sạch khi cây còn nhỏ. Xịt Sherpa 25 EC để phòng sâu hại lá, sâu đục ngọn và bọ xít muỗi. Phun thuốc trừ nấm gỗc đồng, Daconil hay Benlat theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng bệnh lở cổ rễ, đặc biệt thường xảy ra trong tháng đầu tiên khi thân cây con chưa hoá gỗ.

2.2. Vườn nhân chồi ghép

2.2.1 Thiết kế vườn nhân chồi ghép

Vườn nhân chồi ghép cần được bố trí nơi đất tốt gần vườn ương cây con và tiện chăm sóc. Nên trồng vườn nhân chồi ghép sớm hơn một năm để cây có thể cho một số lượng chồi đủ để tiến hành sản xuất giống vào năm sau. Mỗi dòng điều được trồng trong một khu vực riêng theo sơ đồ và có bảng tên phân biệt để tiện việc quản lý chồi ghép. Vườn nhân chồi ghép có thể trồng theo các thiết kế sau: cây được trồng thành hàng kép 1 x 2 m và các hàng kép cách nhau 3 m hay cây được trồng thành hàng kép 3 x 3 m và các hàng kép cách nhau 4 m.

2.2.2. Chăm sóc vườn nhân chồi ghép

Cần thường xuyên làm cỏ và bón phân sau khi cây phát triển hoàn chỉnh một đợt lá theo tỷ lệ N:P205: K2O = 3:1:1 với liều lượng từ 10 - 50 g/cây tuỳ theo độ tuổi.

Phun phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng để cây ra nhiều chồi. Tưới nước trong mùa khô. Phun Sherpa và Benlat phòng trừ sâu bệnh. Sau khi cây phát được 2 tầng lá thì tiến hành cắt ngọn để tạo tán thấp và nhiều cành cấp 1 và 2. Trong điều kiện chăm sóc tốt năm thứ nhất có thể thu được 30 -50 chồi/cây và từ năm thứ 2 trở đi trên 100 chồi/cây.

2.3. Kỹ thuật ghép

Có nhiều kỹ thuật ghép điều khác nhau có thể được áp dụng để sản xuất cây giống ghép tuy nhiên quy trình kỹ thuật này chỉ giới thiệu phương pháp ghép điều phổ biến nhất hiện nay: phương pháp ghép chồi vạt ngọn và ghép chồi nêm ngọn.

2.3.1. Gốc ghép

Cây con ương trong bầu được khoảng 45 - 60 ngày thì tiến hành nhấc rễ, loại

bỏ các cây còi cọc hay dị dạng đồng thời phân loại theo tình trạng phát triển của cây và xếp lại Sau đó để cho cây ổn định trở lại trong vòng 15 đến 30 ngày thì tiến hành ghép. Có thể tiến hành ghép khi gốc ghép có từ 10 - 15 lá trở lên và đường kính thân vào khoảng 0,7 - 1,0 cm, thường từ 60 - 90 ngày tuổi.

2.3.2. Chồi ghép

Chồi ghép được lấy từ vườn nhân chồi ghép của các giống điều tốt đã được tuyển chọn và khuyến cáo. Trong trường hợp chưa xây dựng được vườn nhân chồi

ghép thì có thể lấy chồi ghép ở các cây đầu dòng có năng suất cao và chất lượng hạt

tốt đã được tuyển chọn theo các tiêu chuẩn sau:

Cây có năng suất cao và ổn định. Năng suất bình quân trong 3 năm liên tiếp từ 30 kg/cây trở lên,

Tỷ lệ nhân lớn hơn 28 %,

Kích cỡ hạt ít hơn 170 hạt/kg,

Sốtrái/chùm từ 5 đến 10 trái,

Tỷ lệ chồi ra hoa lớn hơn 75%

Cây từ 8 năm tuổi trở lên,

Cây sinh trường khoẻ, phát tán đều và ít sâu bệnh,

Cây đứng đầu ở các vườn điều có vài trăm cây trở lên.

Cần chú ý rằng các cây đầu dòng này chưa được đánh giá và tuyển chọn ở các môi trường khác nhau, nên khi sản xuất giống ghép cần hạn chế về số lượng cây ghép xuất phát từ một cây và không phát tán giống quá rộng.

Thời gian lấy chồi ghép tết nhất là ngay khi cây chuẩn bị phát đợt lá mới. Sau khi cắt chồi, tỉa bỏ phiến lá, giữ cho chồi tươi bằng cách bọc trong vải ẩm đặt vào thùng xốp chứa nước đá, đậy kín thùng xốp và đặt vào nơi thoáng mát. Tiêu chuẩn chồi ghép t ốt gồm :

Chồi vừa mới bật

Đường kính chồi > 0,6 cm

Chiều dài chồi từ 7 - 10 cm

Không có vết sâu bệnh

Chồi ở ngoài sáng

2.3.3 Thao tác ghép

a. Ghép chồi vạt ngọn

Dùng dao ghép vạt xiên thân gốc ghép một mặt phẳng nghiêng dài 3 - 4 cm, cách mặt đất chừng 10 - 15 cm. Chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép. Đối với chồi ghép cũng vạt một mặt xiên tương tự sau đó áp mặt cắt của chồi ghép vào gốc ghép. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

b. Ghép chồi nêm ngọn

Dùng dao ghép cắt ngang thân gốc ghép cách mặt đất chừng 10 - 15 cm. Chừa lại 2-3 lá thật trên gốc ghép. Sau đó chẻ đôi gốc thành 2 phần bằng nhau và dài khoảng 3 cm. Vạt xiên 2 bên chồi ghép thành hình nêm. Đẩy chồi ghép vào vết chẻ ở gốc ghép. Nếu đường kính của chồi ghép và gốc ghép khác nhau thì nên để cho một bên mép vỏ của chồi ghép và gốc ghép liền khớp nhau. Dùng băng nilon mỏng quấn chặt từ dưới lên trên để cố định và bịt kín chồi ghép.

2.3.4. Chăm sóc cây ghép

Sau khi ghép cần được tưới nước đầy đủ tránh mặt bầu bị khô. Thường xuyên tỉa các chồi nách mọc ra từ các nhách lá của gốc ghép. Nếu dùng dây ghép tự hoại thì chồi ghép tự xé dây ghép nẩy chồi ra ngoài. Trong trường hợp sử dụng các loại dây ghép dai hơn thì cần mở băng phần ngọn bằng cách dùng dao lam rạch nhẹ ở đỉnh chồi ghép khi thấy ngọn chồi ghép phình to và phát triển lá non. Khi cây ghép có tầng lá đầu tiên phát triển hoàn chỉnh thường cần 4-6 tuần kể từ lúc ghép thì tiéen hành nhấc rễ và chọn những cây phát triển kích cỡ xếp thành luống 4-6 hàng và che mát trong vaì ngày đầu. Sau đó khoảng hai tuần cây ghép có thể đưa đi trồng. Cây ghép có thể được tháo băng hoàn toàn sau 2-3 tháng kể từ khi ghép.

2.3.5 Thời gian và thời vụ ghép

Nên ghép vào sáng sớm lúc trời mát, lúc cây đã hút đủ nước qua đêm, thời gian ghép tốt nhất là lúc từ 6- 10 giờ sáng. Có thể cắt chồi ghép chuẩn bị từ chiều hôm trước. Không ghép cây lúc nắng to, cây dễ bị mất nước, mặt cắt mau khô hay sau khi trời vừa dứt cơn mưa lá ướt cây ghép dễ bị nhiễm trùng. Tỷ lệ sống cao nhất khi cây được ghép vào thời kỳ mưa ổn định và có thể thu được chồi ghép đủ tiêu chuẩn. Thời vụ ghép thích hợp nhất là từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm cho các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và tháng 1 đến tháng 9 cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tuynhiên để có cây giống ghép trồng đầu mùa mưa, vùng đông Nam Bộ và Tây Nguyên cần tiến hành gieo hạt vào tháng 2-3 và ghép vào đầu tháng 4-5 hàng năm.

2.3.6 Các điều kiện nâng cao tỷ lệ ghép sống

Lấy chồi đúng tiêu chuẩn

Giữ chồi nơi ẩm mát

Thao tác ghép nhanh gọn

Bịt kín chồi ghép

Tưới nước đều và tỉa chồi nách sau khi ghép.

 


 

 

 

 

Hình 1. Sơ đồ vườn ương gốc ghép với mật độ khoảng 350.000-380.000/cây ha

 

 


QUY TRÌNH TẠM THỜL KỸ THUẬT TRỒNG ĐIỀU

1. Phạm vi áp dụng

Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các vùng trồng Điều từ Quãng Nam - Đà

Nẵng trở vào phía Nam.

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Chọn đất

Điều có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất thịt, đất laterit hay đất có tầng canh tác mỏng ở các vùng đồi dốc v.v.. Tuy nhiên, Điều thích hợp với các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, có hàm lượng hữu cơ cao và độ ph từ 6,3 đến 7,3. Không nên trồng điều ở những vùng đất bị úng hay đất nhiễm mặn.

Điều thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt với mùa khô kéo lài từ 4- 6 tháng. Không nên trồng điều ở những vùng có độ cao trên 600 m so với mặt biển và những vùng có mưa hay sương mù trong thời gian cây điều ra hoa.

2.2. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng điều thích hợp nhất ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là vào khoảng đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hàng năm. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vào đầu mùa mưa khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

2.3. Mật độ và khoảng cách

Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất mà có thể trồng điều với mật độ từ 100 đến 300cây/ha. Tuy nhiên, mật độ trồng thích hợp nhất là 200 cây/ha với khoảng cách 6 x 8 m. Khi cây ở hàng 6 m chạm tán thì tiến hành tỉa thưa và giữ mật độ cố định khoảng 100 cây/ha. Phương pháp trên được minh họa ở Hình 1. Đối với những vùng đất xấu như vùng đất cát ven biển và vùng đất trắng đồi trọc ở Duyên Hải Nam Trung Bộ giữ mật độ 200 hay 300 cây/ha với khoảng cách 6 x 8 hay 5 x 6,5 m.

Hình 1 . Thiết kế vườn theo hai giai đoạn

2.4. Cây điều giống

Cây giống ghép cần đạt các tiêu chuẩn sau: Bầu đất có kích thước 15 x 33 cm

hay 15 x 25 cm. Đường kính gốc từ 0,7 cm trở lên. chiêu cao chồi ghép từ 10 cm trở

lên. Cây giống phải có ít nhất 1 đến 2 tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh. Tuổi xuất vườn từ 45 ngày trở lên kể từ khi ghép.

2.5. Trồng mới

2.5.1. Lập vườn

ở những vùng đất bằng phẳng hay có độ dốc thấp hàng Điều nên được trồng

theo hướng Bắc Nam còn ở những vùng đồi dốc thì hàng Điều nên thiết kế theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất. ở vùng có gió mạnh vườn điều, nên có hàng cây chắn gió được trồng trước hay cùng lúc với trồng điều để hàng cây chắn gió phát triển đủ lớn và có khả năng bảo vệ vườn cây.

2.5.2. Chuẩn bị hố trồng

Phóng cọc theo khoảng cách và mật độ đã thiết kế. Việc đào hố thường được

tiến hành vào đầu mùa mưa lúc đất mềm. Hố trồng điều phải có kích thước từ 60x60x60 cm trở lên. Sau khi đào hố xong, gạt lớp đất mặt xuống đầy 1/3 hố. Tiếp theo trộn đều 10 - 20 kg phân chuồng hoại và 0,5 - 1,0 kg Super lân với đất mặt rồi gạt xuống hố. Sau đó gom đất mặt xung quanh đắp mặt hố cao hơn mặt đất nền 20 cm để tránh đọng nước khi đất và phân chuồng trong hố bị dẻ xuống. Nên phóng cọc trở lại để trồng được thẳng hàng. Hố trồng cần phải được chuẩn bị xong một tháng trước khi trồng

2.5.3. Trồng cây

Khi trồng dùng dao hay liềm sắc cắt đáy bầu và rễ đuôi chuột bị cuộn xoắn Đào một hố nhỏ ở chính giữa hố rồi đặt bầu cây con xuống hố sao cho mặt bầu thấp

hơn mặt đất nền chừng 5 - 10 cm để tránh cây bị xói trốc gốc khi mưa lớn. Sau đó dùng dao rạch theo chiều dọc của bầu và kéo bao ni lon lên. Nén chặt đất xung quanh bầu đất. Trồng dặm ngày khi thấy cây bị chết. Nên rải thêm 10 - 20 g Furadan/hố trồng để hạn chế kiến, mối phá hoại cây con.

2.6. Làm cỏ và trồng xen

2.6.1. Làm cỏ

Trong thời kỳ cây còn nhỏ cần làm sạch cỏ xung quanh gốc các mép tán 0,5

đến 1m. Thường làm 4-5 đợt cỏ mỗi năm. Vào cuối mùa mưa nên phát cỏ và đốt hay cày chống cháy ngay để hạn chế cháy vườn vào mùa khô. Khi vườn điều khép tán thường tiến hành làm cỏ 3 đợt mỗi năm hai đợt đầu kết hợp với các đợt bón phân; đợt thứ 3 dọn vườn chống cháy và chuẩn bị cho vụ thu hoạch.

2.6.2. Trồng xen

Có thể trồng xen cây ngắn ngày khi vườn điều chưa khép tán để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn và gia tăng thu nhập. Để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với Điều, cây trồng xen cần trồng thành băng cách mép tán điều khoảng 1m.

Các cây trồng xen được khuyến cáo theo thứ tự ưu tiên là đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bông vải và một số cây ngắn ngày có tán thấp khác.

2.7. Tạo tán và tỉa cành

2.7.1. Tạo tán

Việc tạo tán được bắt đầu thực hiện từ năm thứ hai. Nên để cây điều chỉ có một thân chính, để lại các cành cấp 1 cách mặt đất khoảng 50 cm và phân bố đều để tạo tán hình mâm xôi.

2.7.2. Tỉa cành

Cần thường xuyên tỉa bỏ những cành nằm phía trong tán, bị che bóng, các cành bị sâu bệnh và cành vượt. Trong thời kỳ khai thác cần tiến hành tỉa cành hai lần mỗi năm. Lần đầu được tiến hành ngan sau vụ thu hoạch kết thúc và kết hợp với việc dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1 cho cây; thường vào tháng 4 - 5 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên; vào tháng 6 - 7 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Lần tỉa cành thứ hai vào tháng 8 - 9 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vào tháng 1 - 2 ở vùng duyên Hải Nam Trung Bộ. Các cành lá sau khi bị tỉa bỏ cần được dọn khỏi vườn cây. Những giống điều ghép ra hoa sớm nên cắt bỏ hoa của vụ đầu để cây tập trung dinh dưỡng cho việc sinh trưởng thân lá.

2.8. Bón phân

Bón phân cho cây điều thường được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản hay giai đoạn cây non và thời kỳ khai thác hay giai đoạn cây cho trái.

2.8.1. Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn điều ghép thường kéo dài khoảng 2 năm kể từ khi trồng tùy theo điều kiện đất đai và chăm sóc. ở giai đoạn này cây cần được bón phân nhiều đợt (3 - 5 đợt/năm) với liều lượng ít vào lúc cây đã hoàn thành đợt lá trước và chuẩn bị phát đợt lá tiếp theo. Liều lượng phân bón khuyến cáo được trình bày ở bảng 1. Trong 6 tháng đầu, cây mới trồng cần bón lượng phân rất ít (10g/cây/đợt) và cách xa gốc từ 25 - 30 cm để tránh hiện tượng cây bị chết do xót rễ; đặc biệt cây trồng trên đất có thành phần cơ giới nhẹ cần chia làm nhiều lần bón.

Bảng 1. Liều lượng phân bón khuyến cáo cho Điều ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

 

Tuổi cây (năm)

Số đợt bón (đợt/năm)

Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)

N

N2O5

K2O

1

4-5

9

3

3

2

3

90

30

30

2.8.2 bón phân thời kỳ khai thác

Thời kỳ khai thác của vườn điều ghép được tính từ năm thứ 3 trở đi. Giai đoạn này cây thường phát 1-2 đợt lá mỗi năm. Lượng phân bón cho Điều thường được chia ra làm hai đợt. Liều lượng khuyến cáo trình bày ở bảng 2. Khi vườn Điều chưa khứp tán, nên bón phân theo hình vành khăn xung quanh mép tán. Đào rãnh sâu 10-15 cm, rải đều phân và lấp lại. Riêng ở những vùng đất dốc, đầu mùa mưa bón vào phần đất cao của tán, cuối mùa mưa bón vào phần đất thấp của tán. Khi vườn câyđã khép tán nên đào rãnh giữa hai hàng cây theo ô bàn cờ để bón phân. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10-20 kg/cây/năm.

Ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lương phân bón lên gấp đôi và bón thêm 10-20 kg phân chuồng/cây/năm. Nên sử dụng phân bón lá và các chế phẩm kích thích sinh trưởng để tăng cường quá trình ra hoa đậu quả ở cây. Liều lượng và số lần phun tuỳ theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Cần chú ý phun phân bón lá vào mặt dưới của lá và không phun trực tiếp lên hoa và quả non.

Bảng 2. Liều luợng phân bốn khuyến cáo cho điều thời kỳ khai thác

Tuổi cây (năm)

Đợt bón

Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)

Vùng

Thời gian

N

P2O5

K2O

3

1

300

100

100

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Tháng 5-6

Duyên Hải Nam Trung Bộ

Tháng 8-9

2

200

130

130

Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

Tháng 8-9

Duyên Hải Nam Trung Bộ

Tháng 1-2

4-7

Mỗi năm tăng thêm từ 20 -30 % l­ượng phân bón năm thứ 3 hay tuỳ theo mức tăng năng suất

8 trở đi

Điều chỉnh liều lư­ợng tuỳ theo tình trạng sinh tr­ởng và năng suất vư­ờn cây

2.9. Phòng trừ sâu bệnh

Có nhiều loại sâu bệnh hại Điều nhưng trong bản hướng dẫn này chỉ trình bày một số loại gây hại nặng và phổ biến

2.9.1. Sâu

2.9.1.1. Bọ xít muổi (Helopeltis sp)

a. Tập quán gây hại

Bọ xít muổi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây Điều. Từ giai đoạn ấu trùng cho đến lúc trưởng thành bọ xít muổi dùng vòi chích vào các mô non để hút nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bị khô chồi non, rụng lá, khô bông và rụng trái non. ở thời kỳ kinh doanh bọ xít muổi thường gây hại nặng từ khi cây ra lá non để chuẩn bị ra hoa cho đêns khi cây nở hoa đậu trái. ở vườn  điều bọ xít muổi gây hại quanh năm do cây ra lá liên tục.

b. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụ rậm làm cho vườn thông thoáng, giảm mật độ sâu hại. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phu thuốc trừ sâu vào thời kỳ cây ra lá non và ra hoa. Thuốc Cypermethrine (cúc tổng hợp) theo nồng độ khuyến cáo có hiệu  quả phòng trừ cao. Phun theo quy trình sau:

Đợt

 

Trạng thái sinh tr­ưởng của vư­ờn cây

 

Nồng độ (%)

Số lần phun

 

1

Cây đang ra đợt lá non chuẩn bị ra hoa

0,3-0,5

1-2 lần x 7-10 ngày/lần

2

Chồi hoa mới nhú

0,5-0,7

2 lần x 7-10 ngày/lần

3

Đậu trái non

0,5-0,7

2 lần x 7-10 ngày/lần

2.9.1.2. Bọ phấn đầu dài (Alcides sp)

a. Tập quán gây hại

Bọ phấn đầu dài là loại sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu trưởng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Mỗi chồi non thường bị đục từ 8 đến 10 lỗ, chỉ có 1-2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ẩn náu. Lá non trên chồi bị hại héo và rụng đi. Chồi teo lại và không phát triển. Cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và hình thành nhiều cành nhánh và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu phá hoại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thểm giảm năng suất nghiêm trọng.

b. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp hiệu quả nhất là dùng kéo cắt và tiêu huỷ các chồi non bị sâu đục héo. Phun thuốc trừ sâu không có hiệu quả vì sâu non ẩn náu trong lõi chồi. Tuy nhiên có thể phun thuốc (Sherpa hay Fenbis . . .) để phòng sâu trưởng thành đến đẻ trứng khi cây đang ra chồi non.

2.9.1.3. Xén tóc nâu (Plocaederus obesus)

a. Tập quán gây hại

Xén tóc nâu là loại sâu phá đục thân và rễ rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời cây có thể chết. Sâu trưởng thành có tập tính đẻ trứng vào vó gốc cây từ 1 m trở xuống mặt đất. ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm. có nhiều ngõ ngách trong gỗ. ở đầu miệng lỗ có nhựa cây và mùn cây bị đùn ra. Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần. Sâu thường tấn công một số cây riêng lẻ trong vườn, đặc biệt những cây ở mé vườn. .

b. Biện pháp phòng trừ

Dùng dung dịch Bordeaux 1 :4 : 1 5 (1 CuSO4 : 4 CaO : 15 H2O) quét quanh gốc từ 12 m trở xuống để ngăn ngừa sâu trưởng thành đến đẻ trứng. Khi phát hiện thấy cây bị hại dùng dao sắc đẽo lớp vỏ lần dọc theo đường hầm để diệt sâu non và nhộng. Có thể bơm trực tiếp các loại thuốc trừ sâu xông hơi vào đường hầm để diệt sâu non. Phải đốn bỏ và thiêu huỷ cây bị chết để tránh lây lan.

2.9.2. Bệnh

2.9.2.1. Bệnh thán thư

a. Tác nhân và triệu chứng

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Nếu bệnh nặng có thể thấy nhựa tiết ra trên vết bệnh, cành có thể bị khô và chết dần. Hạt và trái non bị nhiễm nặng có thể bị nhăn lại, khô đen hay rụng non.

b. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phất quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng, cắt tỉa và đến các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux 1 : 4 : 15 quét lên gốc. Phun thuốc gốc đồng phòng bệnh hại cành lá khi cây đang ra lá non. Khi vườn điều chuẩn bị ra hoa dùng Benlat, Captan, Anvil hay Aliette phun phòng bệnh phá hoại chồi hoa và trái non.

2.9.2.2. Bệnh khô cành

a. Tác nhân và triệu chứng

Bênh do nấm Coriticium salmonicolor còn gọi là nấm hồng gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành gây khô dần từ ngọn trở xuống. Lá trên cành bị bệnh vàng và rụng dần cùng với hiện tượng kho cành. Lúc đầu các đốm bệnh xuất hiện trên vỏ có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Bệnh thường tấn công vào vỏ chỗ phân cành. Bào tử lan dần xuống gốc theo nước chảy

b. Biện pháp phòng trừ

            Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux 1:4:15 quét lên gốc. Phun gốc đồng phòng bệnh hại thân cành 2-3 lần vào đầu và giữa. Khi vườn bị bệnh, cắt bỏ cành bị bệnh và đốt đi. Dùng thuốc đặc trị: Validacin để phòng trừ.

2.10. Thu hoạch và bảo quản

Vào mùa thu hoạch dọn sạch cỏ, lá khô dtiới tán cây để phát hiện trái Điều rụng. Thu trái rụng, tách hạt riêng ra và rửa sạch để hạt có màu sáng phơi khô vài nắng trước khi bán cho các cơ sở chế biện. Nếu tồn trữ lâu cần phơi khô hạt đến độ ẩm 8-10%.

QUY TRÌNH TẠM THỜI

KỸ THUẬT CẢI TẠO THÂM CANH VƯỜN ĐIỀU NĂNG SUẤT THẤP

 

1. Phạm vi áp dụng

 

Quy trình này áp dụng tất các vùng trồng Điều từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào phía Nam.

2. Quy trình kỹ thuật

2.1. Chọn vườn cần cải tạo

Những vườn Điều cằn cỗi, trồng dày, giao tán và cho năng suất ít hơn 200 kg/ha cần phải được tiến hành cải tạo. Tùy theo tình trạng thực tế của vườn cây mà áp dụng các biện pháp cải tạo thích hợp.

2.2. Nội dung cải tạo

2.2.1. Đốn thưa

Những vườn có mật độ dày và cây giao tán phải đốn thưa chỉ duy trì 100 đến 120 cây/ha. Đến mùa thu hoạch theo dõi và đánh dấu những cây không cho hay cho

năng suất thấp hay bị sâu bệnh, dùng cưa cắt sát mặt đất sau đó dùng dao bóc vỏ để

gốc cây mau chết. Dọn sạch thân cành lá của cây bị đốn ra khỏi vườn.

2.2.2. Tỉa cành tạo tán

Đốn những cành giao nhau, cành loạn tán và cành la sà sát mặt đất. Đốn bỏ các cành nằm phía trong tán, bị che bóng, cành khô hay bị sâu bệnh. Các cành lá sau khi bị tỉa bỏ cần được dọn khỏi vườn cây và đốn. Các vết cắt phải được cắt sát thân hay cành chính và quét bằng dung dịch 1 CuSO4 : 4 CaO : 15 H2O phòng sâu bệnh. Nên tiến hành tỉa cành hai lần mỗi năm. Lần đầu được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch kết thúc và kết hợp với việc dọn vườn làm cỏ để chuẩn bị bón phân đợt 1 cho cây; thường vào tháng 4 - 5 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vào tháng 6 - 7 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Lần tỉa cành thứ hai vào tháng 8-9 hàng năm ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; vào tháng 1 - 2 ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

2.2.3. Trồng dặm

Sau khi đốn tỉa thưa và tỉa cành tạo tán những vườn có khoảng trống rộng từ 80-100 m2 trở lên cần trồng dặm cây con vào giữa khoảng trống với khoảng cách thích hợp để duy trì mật độ vườn cây từ 100 đên 120 cây/ha.

2.2.4. Ghép giống mới

Đốn thấp cho cây phát chồi gốc và tiến hành ghép cải tạo. Biện pháp này chỉ khuyến cáo áp dụng khi điều kiện vườn cây phù hợp: tuổi vườn cây nhỏ hơn 5 năm hoặc gốc cây có đường kính nhỏ hơn 10 cm và nông dân biết ghép cây. Cắt bỏ toàn bộ cành cấp hai chỉ chừa lại một vài cành để nuôi gốc phát chồi trở lại. Khi chồi mọc lên tiến hành tỉa bớt và giữ lại 6 - 8 chồi mọc từ cành cấp 1 và ghép cải tạo lên các cành đó. Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh nhất là sâu đục thân và phòng mối phá hoại mặt cắt trên thân chính.

2.2.5. Trồng mới

Những vườn cây cằn cổi, cho năng suất thấp trong nhiều năm và có hiệu quả kinh tế thấp hay bị sâu bệnh nặng thì nên đốn bỏ và trồng mới các giống Điều ghép cao sản. Sau khi đốn hạ các gốc cây cũ cần được đào lên và đất trong vườn nên được cày bừa kỹ trước khi tiến hành trồng Điều trở lại. Trong trường hợp vườn cây bị sâu bệnh nặng cần bỏ hoá hay trồng cây ngắn ngày một năm. Sau đó áp dụng theo quy trình kỹ thuật trồng mới.

2.3. Thâm canh

Sau khi các vườn Điều đã được áp dụng các biện pháp cải tạo thích hợp cần phải được đầu tư thâm canh.

2.3.1 Phân bón

Bón phân là biện pháp ưu tiên nhất đối với các vườn điều cằn cổi năng suất thấp. Tuỳ theo tình trạng sinh trưởng của vườn cây mà áp dụng các biện pháp bón phân thích hợp.

2.3.1.1. Phân hữu cơ

Bón 20 - 50 kg phân chuồng hoai/cây vào đầu mùa mưa. Có thể dùng phân hữu cơ dạng lỏng tưới cho vườn cây trong mùa khô theo liều lượng được khuyến cáo.

2.3.1.2. Phân vô cơ

Lượng phân bón cho Điều thường được chia ra làm hai đợt. Liều lượng khuyến cáo trình bày ở Bảng 1. Nên bón phân theo hình vành khăn xung quanh mép tán. Đào rãnh sâu 10 - 15 cm, rải đều phân và lấp lại. Riêng ở những vùng đất dốc, đầu mùa mưa bón vào phần đất cao của tán, cuối mùa mưa bón vào phần đất thấp của tán. Nên bón thêm phân chuồng khoảng 10-20 kg/cây/năm. ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng có thể tăng lượng phân bón lên gấp đôi. Nên sử dụng phân bón lá và các chế phẩm kích thích sinh trưởng để tăng cường quá trình ra hoa đâụ quả ở cây. Liều lượng và số lần phun tuỳ theo sự hướng dẫn của các nhà sản xuất. Cần chú ý phun phân bón lá vào mặt dưới của lá và không phu trực tiếp lên hoa và quả non.

Bảng 1. Liều lượng phân bón khuyến cáo vườn Điều cải tạo

Đợt bón

Dạng nguyên chất (g/cây/đợt)

N

P2O5

K2O

1

900

300

300

2

600

400

800

2.3.2 Chăm sóc

2.3.2.1. Làm cỏ

Nên tiến hành làm cỏ 3 đợt mỗi năm hai đợt đầu kết hợp với các đợt bón phân; đợt thứ 3 dọn vườn chống cháy và chuẩn bị cho vụ thu hoạch.

2.3.2.2 Tưới nước

Những vườn Điều có nguồn nước nên tưới khoảng 200-400 lít/cây/lần/tuần sau khi Điều đã ra hoa, đậu quả khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm.

2.3.3 Phòng trừ sâu bệnh

Có nhiều loại sâu bệnh hại Điều nhưng trong bản hướng dẫn này chỉ trình bày một số loài gây hại nặng và phổ biến.

2.3.3.1 Sâu

a. Bọ xít muổi

a1. Tập quán gây hại

Bọ xít muổi là loại sâu chích hút nguy hiểm nhất đối với cây Điều. Từ giai đoạn ấu trùng cho đến lúc trưởng thành bọ xít muổi dùng vòi chích vào các mô non để hút nhựa trên lá non, chồi non, cành hoa và trái non làm cho cây điều bị khô chồi non, rụng lá, khô bông và rụng trái non. ở thời kỳ kinh doanh bọ xít muổi thường gây hại nặng từ khi cây ra lá non để chuẩn bị ra hoa cho đêns khi cây nở hoa đậu trái. ở vườn  điều bọ xít muổi gây hại quanh năm do cây ra lá liên tục.

a2. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụ rậm làm cho vườn thông thoáng, giảm mật độ sâu hại. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phu thuốc trừ sâu vào thời kỳ cây ra lá non và ra hoa. Thuốc Cypermethrine (cúc tổng hợp) theo nồng độ khuyến cáo có hiệu  quả phòng trừ cao. Phun theo quy trình sau:

Đợt

 

Trạng thái sinh tr­ưởng của vư­ờn cây

 

Nồng độ (%)

Số lần phun

 

1

Cây đang ra đợt lá non chuẩn bị ra hoa

0,3-0,5

1-2 lần x 7-10 ngày/lần

2

Chồi hoa mới nhú

0,5-0,7

2 lần x 7-10 ngày/lần

3

Đậu trái non

0,5-0,7

2 lần x 7-10 ngày/lần

b. Bọ phấn đầu dài (Alcides sp)

b1. Tập quán gây hại

Bọ phấn đầu dài là loại sâu đục chồi nguy hiểm nhất trên cây điều. Sâu trưởng thành dùng mỏ đục lỗ vào mô chồi non để đẻ trứng. Mỗi chồi non thường bị đục từ 8 đến 10 lỗ, chỉ có 1-2 trứng được đẻ vào lỗ thứ 8 kể từ ngọn xuống. Sâu non đục lên ngọn và đục xuống trong lõi chồi non để ẩn náu. Lá non trên chồi bị hại héo và rụng đi. Chồi teo lại và không phát triển. Cây có khuynh hướng mọc nhiều chồi nách và hình thành nhiều cành nhánh và sinh trưởng kém. Đặc biệt khi sâu phá hoại vào đợt chồi chuẩn bị ra hoa có thểm giảm năng suất nghiêm trọng.

b2. Biện pháp phòng trừ

Biện pháp hiệu quả nhất là dùng kéo cắt và tiêu huỷ các chồi non bị sâu đục héo. Phun thuốc trừ sâu không có hiệu quả vì sâu non ẩn náu trong lõi chồi. Tuy nhiên có thể phun thuốc (Sherpa hay Fenbis . . .) để phòng sâu trưởng thành đến đẻ trứng khi cây đang ra chồi non.

2.9.1.3. Xén tóc nâu (Plocaederus obesus)

a. Tập quán gây hại

Xén tóc nâu là loại sâu phá đục thân và rễ rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời cây có thể chết. Sâu trưởng thành có tập tính đẻ trứng vào vó gốc cây từ 1 m trở xuống mặt đất. ấu trùng nở ra đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ tạo thành các đường hầm. có nhiều ngõ ngách trong gỗ. ở đầu miệng lỗ có nhựa cây và mùn cây bị đùn ra. Khi sâu non đục khoanh tròn toàn bộ chu vi thân cắt đứt tất cả mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần. Sâu thường tấn công một số cây riêng lẻ trong vườn, đặc biệt những cây ở mé vườn. .

b. Biện pháp phòng trừ

Dùng dung dịch Bordeaux 1 :4 : 1 5 (1 CuSO4 : 4 CaO : 15 H2O) quét quanh gốc từ 12 m trở xuống để ngăn ngừa sâu trưởng thành đến đẻ trứng. Khi phát hiện thấy cây bị hại dùng dao sắc đẽo lớp vỏ lần dọc theo đường hầm để diệt sâu non và nhộng. Có thể bơm trực tiếp các loại thuốc trừ sâu xông hơi vào đường hầm để diệt sâu non. Phải đốn bỏ và thiêu huỷ cây bị chết để tránh lây lan.

2.3.3.2. Bệnh

a. Bệnh thán thư

a1. Tác nhân và triệu chứng

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporoides gây ra. Các vết bệnh màu nâu xuất hiện trên chồi non, lá, cành hoa và trái. Nếu bệnh nặng có thể thấy nhựa tiết ra trên vết bệnh, cành có thể bị khô và chết dần. Hạt và trái non bị nhiễm nặng có thể bị nhăn lại, khô đen hay rụng non.

a2. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phất quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng, cắt tỉa và đến các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux 1 : 4 : 15 quét lên gốc. Phun thuốc gốc đồng phòng bệnh hại cành lá khi cây đang ra lá non. Khi vườn điều chuẩn bị ra hoa dùng Benlat, Captan, Anvil hay Aliette phun phòng bệnh phá hoại chồi hoa và trái non.

b. Bệnh khô cành

b1. Tác nhân và triệu chứng

Bênh do nấm Coriticium salmonicolor còn gọi là nấm hồng gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa khi vườn cây có độ ẩm cao. Nấm thường tấn công vào các cành gây khô dần từ ngọn trở xuống. Lá trên cành bị bệnh vàng và rụng dần cùng với hiện tượng kho cành. Lúc đầu các đốm bệnh xuất hiện trên vỏ có màu trắng sau chuyển sang màu hồng. Bệnh thường tấn công vào vỏ chỗ phân cành. Bào tử lan dần xuống gốc theo nước chảy

b.2 Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng, dọn cỏ và phát quang bụi rậm làm vườn thông thoáng, cắt tỉa và đốt các cành bị sâu bệnh chết khô nhằm tiêu diệt mầm mống bệnh tiềm tàng trên vườn. Dùng Bordeaux 1:4:15 quét lên gốc. Phun gốc đồng phòng bệnh hại thân cành 2-3 lần vào đầu và giữa. Khi vườn bị bệnh, cắt bỏ cành bị bệnh và đốt đi. Dùng thuốc đặc trị: Validacin để phòng trừ.

2.3.4. Thu hoạch và bảo quản

Vào mùa thu hoạch dọn sạch cỏ, lá khô dtiới tán cây để phát hiện trái Điều rụng. Thu trái rụng, tách hạt riêng ra và rửa sạch để hạt có màu sáng phơi khô vài nắng trước khi bán cho các cơ sở chế biện. Nếu tồn trữ lâu cần phơi khô hạt đến độ ẩm 8-10%.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/2001/QĐ-BNN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu19/2001/QĐ-BNN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/03/2001
Ngày hiệu lực22/03/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/2001/QĐ-BNN

Lược đồ Quyết định 19/2001/QĐ-BNN Quy trình kỹ thuật tạm thời


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 19/2001/QĐ-BNN Quy trình kỹ thuật tạm thời
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu19/2001/QĐ-BNN
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýNgô Thế Dân
                Ngày ban hành07/03/2001
                Ngày hiệu lực22/03/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 19/2001/QĐ-BNN Quy trình kỹ thuật tạm thời

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 19/2001/QĐ-BNN Quy trình kỹ thuật tạm thời

                        • 07/03/2001

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 22/03/2001

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực