Quyết định 19/2007/QĐ-UBND

Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007-2010


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 19/2007/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 06 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;
Căn cứ Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dược đến 2010”;
Căn cứ Quyết định số 10/2004/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2002 - 2010;
Xét Tờ trình số 49/TTr-SYT ngày 7 tháng 5 năm 2007 của Sở Y tế về việc xin phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007 - 2010 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi chỉ đạo.

Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ quyết định thực hiện.

Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 

 

TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH




Cao Anh Lộc

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 06/11/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 1997 - 2006

I. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC:

Giai đoạn 1997 - 2006, ngành Dược tỉnh Bạc Liêu được hình thành và phát triển trong điều kiện có nhiều khó khăn. Thực hiện các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, ngành Dược tỉnh nhà đã có những bước phát triển cơ bản về tổ chức, bộ máy, năng lực cung ứng thuốc…; đáp ứng cơ bản nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân (BVCS & NCSKND).

1. Tổ chức nhân lực dược:

* Đội ngũ cán bộ dược hiện có:

SỐ TT

PHÂN BỔ CÁN BỘ DƯỢC ĐẾN NĂM 2006

DSĐH & SĐH

DSTH

DƯỢC TÁ

TỔNG CỘNG

TỈ LỆ % SO VỚI TỔNG NHÂN LỰC DƯỢC CỦA TỈNH

1

Trong cơ sở Nhà nước tuyến tỉnh

21

102

02

125

30,9

2

Trong cơ sở Nhà nước tuyến huyện

01

79

03

83

20,5

3

Tại các cơ sở Trạm Y tế

00

56

01

57

14,1

4

Ngoài khu vực Dược tư nhân (không phải là CBCC Nhà nước)

15

67

57

139

34,5

5

Tổng số

37

304

63

404

100%

* Tình hình nhân lực dược của tỉnh Bạc liêu so với cả nước:

PHÂN BỔ/CHỈ TIÊU

TỈNH BẠC LIÊU

CẢ NƯỚC

Tổng số cán bộ dược

404

42.641

Tính chung số dân/01 CB dược

2000

1869

Số Dược sĩ đại học và sau đại học

37

9224

Số dân/01 DS đại học (kể cả DS khu vực ngoài công lập)

21.975

8.643

Tỉ lệ DS đại học/vạn dân (10.000 dân)

0.45

1.16

2. Hệ thống cung ứng thuốc:

Mạng lưới bán lẻ thuốc trong tỉnh đến cuối năm 2006 có 241 điểm (không kể các cơ sở kinh doanh thuốc YHCT) gồm: 10 hiệu thuốc, 135 đại lý bán lẻ thuộc Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu, 28 nhà thuốc tư nhân, 07 nhà thuốc bệnh viện và 61 tủ thuốc trạm y tế xã, phường, thị trấn (chưa tính tại mỗi ấp có 01 tủ thuốc Y tế ấp). Ngoài ra còn có 26 cơ sở bán thuốc thành phẩm đông dược. Hiện tại số điểm cung ứng thuốc đạt trung bình 3.400 người dân/1điểm bán lẻ thuốc;

Hiện có 02 doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa kinh doanh dược phẩm đóng trên địa bàn tỉnh (Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Hậu Giang và Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu). Tại các bệnh viện công lập, khoa Dược đảm bảo cung cấp đủ thuốc cho điều trị nội trú không để bệnh nhân tự mua thuốc bên ngoài. 60% thuốc sản xuất trong nước đã được sử dụng trong các cơ sở điều trị Nhà nước.

II. HẠN CHẾ, TỒN TẠI:

Trong điều kiện cả nước thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, ngành Dược Bạc Liêu đã có nhiều cố gắng bảo đảm thuốc thiết yếu cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, ngành Dược tỉnh Bạc Liêu hiện đang đứng trước những hạn chế và tồn tại như sau:

- Cán bộ dược có trình độ đại học, sau đại học còn rất thiếu (nhất là tại tuyến huyện, thị). Cán bộ trung, sơ cấp dược tuyến cơ sở hầu hết là mới tốt nghiệp nên thiếu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Tại các cơ sở điều trị công lập, công tác dược lâm sàng còn nhiều hạn chế. Tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamine, corticoid còn khá phổ biến;

- Công tác quản lý hành nghề dược còn chưa chặt chẽ, hoạt động thanh tra, kiểm tra hành nghề dược chưa thường xuyên; tại các tuyến cơ sở, công tác quản lý Nhà nước về dược chưa ngang tầm. Hoạt động quản lý thông tin quảng cáo thuốc, mỹ phẩm có ảnh huởng đến sức khoẻ con người còn yếu kém;

- Chưa có chính sách thích hợp chủ động đảm bảo bình ổn giá thuốc tại địa phương. Việc mua thuốc cung ứng cho điều trị ở các cơ sở y tế công lập thực hiện chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, nguồn cung ứng và giá thuốc chưa ổn định;

- Mạng lưới phân phối thuốc phân bố không đồng đều giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã, thị trấn, khu vực đông dân cư;

- Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu là doanh nghiệp Dược của tỉnh nhưng hoạt động kinh doanh còn hạn chế, qua nhiều trung gian, chưa triển khai được chức năng sản xuất, xuất nhập khẩu độc lập. Trên địa bàn chưa thu hút hình thành doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc có vốn đầu tư lớn từ tư nhân, hợp tác, liên doanh liên kết...;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống dược từ tỉnh đến cơ sở chưa được đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn;

- Tỉnh chưa đầu tư ngân sách cho dự trữ thuốc phục vụ phòng, chống dịch bệnh, thiên tai;

- Công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn hợp lý chưa thường xuyên. Quy chế kê đơn, bán thuốc chưa được thực hiện tốt trên địa bàn;

- Trung tâm kiểm nghiệm thuốc - thực phẩm - mỹ phẩm trụ sở không đủ diện tích bố trí các phòng chuyên môn kỹ thuật nên triển khai chưa hết chức năng, nhiệm vụ, trang thiết bị thiếu, lạc hậu, thiếu Dược sĩ đại học, chưa đủ các điều kiện để đạt GLP (thực hành kiểm nghiệm thuốc tốt).

III. NGUYÊN NHÂN:

- Ngành Y tế chưa thật sự chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền các giải pháp nhằm củng cố, phát triển ngành Dược ở địa phương;

- Cán bộ dược trong tỉnh vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ dược chưa ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu phát triển của ngành Dược trong tình hình mới (Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2010 yêu cầu các địa phương phải đạt 1,5 Dược sĩ đại học/10.000 dân trong khi hiện nay Bạc Liêu chỉ đạt 0,45 Dược sĩ đại học/10.000 dân);

- Cơ sở vật chất của hệ thống dược từ tỉnh đến cơ sở chưa đầu tư đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn;

- Chưa có chính sách thu hút đầu tư phát triển ngành Dược (đầu tư về cơ sở vật chất cũng như sản xuất và tiêu thụ dược phẩm).

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2010

I. QUAN ĐIỂM:

1. Thuốc là hàng hóa đặc biệt, là phương tiện chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nhà nước bảo đảm đủ thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân;

2. Xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình hành nghề Dược, khuyến khích đầu tư, thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, giữ vững vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Dược Nhà nước trong hệ thống lưu thông phân phối, nhằm đảm bảo chủ động nguồn cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị trong tỉnh.

II. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu thành một ngành kinh tế - kỹ thuật của tỉnh theo hướng chủ động hội nhập khu vực;

- Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý Nhà nước; phát triển sự nghiệp Dược, phát triển sản xuất; đẩy mạnh kinh doanh, phát triển mạng lưới cung ứng, bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng, giá hợp lý đến tận người dân. Bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả phục vụ tốt cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Chỉ tiêu cụ thể.

a) Về tổ chức bộ máy, phát triển nhân lực dược:

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới quản lý về công tác dược từ tỉnh đến cơ sở; phát triển nguồn nhân lực hợp lý về cơ cấu, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng. Đến năm 2010 Phòng Quản lý Dược Sở Y tế và Phòng Y tế các huyện, thị có đủ nhân lực dược, đảm bảo trình độ hợp lý theo quy định để làm tốt nhiệm vụ tham mưu quản lý Nhà nước về công tác Dược trên toàn địa bàn;

- Đến năm 2010, 100% bệnh viện huyện, thị có Dược sĩ đại học; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có Dược sĩ trung học phụ trách công tác dược; trên địa bàn tỉnh bình quân có từ 0,7 - 1 Dược sĩ đại học/10.000 dân.

b) Về nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị:

- Từng bước xây dựng, cải tạo nâng cấp các kho dược, mua sắm đổi mới trang thiết bị bảo quản thuốc… phấn đấu đến cuối năm 2008 kho trữ thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Bạc Liêu và khoa Dược bệnh viện tỉnh đạt tiêu chuẩn GSP;

- Đến năm 2010 tất cả các doanh nghiệp dược, khoa Dược bệnh viện các huyện, kho thuốc các trung tâm chuyên khoa cấp tỉnh phải đạt tiêu chuẩn GSP theo lộ trình của Bộ Y tế;

- Giai đoạn 2007 - 2008 hoàn tất sửa chữa nâng cấp trụ sở tạm của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - thực phẩm - mỹ phẩm, trang bị thêm thiết bị cần thiết và đào tạo cán bộ để triển khai, đưa vào hoạt động các phòng kiểm nghiệm: Hóa lý, vi sinh, đông dược - dược liệu, mỹ phẩm. Đến năm 2010 Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm - thực phẩm - mỹ phẩm thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ; đạt tiêu chuẩn GLP theo quy định của Bộ Y tế;

- Nâng cấp, cải tạo và đầu tư mua sắm trang thiết bị cho quầy thuốc các trạm y tế, đảm bảo đến 2010 có trên 80% tủ thuốc các trạm đủ điều kiện hoạt động, cung ứng tốt thuốc thiết yếu cho người dân trên địa bàn theo quy định.

c) Cung ứng thuốc:

- Củng cố kiện toàn, phát triển mạng lưới cung ứng thuốc rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở để đáp ứng nhu cầu BVCS & NCSKND. Đến 2010 đạt trung bình có 01 điểm bán thuốc/3000 dân; sử dụng trên 60% thuốc sản xuất trong nước tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập;

- Phấn đấu chi phí sử dụng thuốc Y học cổ truyền/tổng chi phí sử dụng thuốc tại các tuyến điều trị đạt từng năm như sau:

TUYẾN ĐIỀU TRỊ

NĂM 2007

NĂM 2008

NĂM 2009

NĂM 2010

CHỈ TIÊU BỘ Y TẾ GIAO

Tuyến tỉnh

5%

10%

15%

20%

20%

Tuyến huyện

5%

10%

15%

15%

25%

Tuyến xã

10%

15%

20%

25%

40%

Phần III

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH:

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dược, thực hiện các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư đối với các thành phần kinh tế đầu tư vào các dự án sản xuất thuốc tân dược, phát triển nguồn dược liệu và sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, các dự án xây dựng cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, phân phối;

- Đầu tư về cơ sở vật chất, vốn, bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng, không để thiếu các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu, thuốc thuộc các chương trình mục tiêu y tế quốc gia;

- Doanh nghiệp dược thuộc tỉnh tích cực chủ động kêu gọi hợp tác, liên kết liên doanh, lập dự án phát triển sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh nhằm chủ động nguồn thuốc thiết yếu phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh và tham gia thị trường.

2. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

- Tích cực liên kết với các trường đưa cán bộ Dược sĩ trung học tuyến cơ sở đào tạo Dược sĩ đại học hệ chuyên tu và sau đại học để khắc phục sự mất cân đối về nguồn nhân lực dược trong các cơ sở y tế và giữa các địa phương. Có chính sách ưu tiên, bồi dưỡng đào tạo và sử dụng cán bộ dược hợp lý, chú ý đảm bảo cho tuyến huyện đủ cán bộ dược có trình độ, năng lực phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành Y tế;

- Chú trọng nguồn lực cho công tác đào tạo lại, cập nhật kiến thức dược lâm sàng cho cán bộ Y tế, đặc biệt cho các bệnh viện, các cơ sở bán lẻ thuốc nhằm tạo đội ngũ cán bộ làm tốt công tác tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả trong hệ thống phân phối thuốc khám, chữa bệnh cho nhân dân;

- Có chính sách thích hợp thu hút Dược sĩ đại học chính quy về công tác tại địa phương.

3. Giải pháp đổi mới công nghệ, nghiên cứu và ứng dụng khoa học:

- Có kế hoạch chi tiết hàng năm để thực hiện đề án, hiện đại hóa hệ thống phân phối thuốc. Trước mắt giữ nguyên mạng lưới bán lẻ tại thị xã, thị trấn. Xây dựng chính sách tích cực khuyến khích phát triển mạng lưới bán lẻ thuốc, chú trọng ưu tiên đến các xã vùng sâu, vùng xa;

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, lưu thông phân phối, sử dụng và quản lý ngành Dược. Phấn đấu mỗi năm có ≥ 01 đề tài về nghiên cứu trên lĩnh vực Dược; triển khai công tác nghiên cứu kế thừa ứng dụng thuốc Y học cổ truyền trong các cơ sở điều trị công;

- Kết hợp chặt chẽ, tận dụng nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành Dược với nguồn lực của các trung tâm và các ngành khác để nghiên cứu về thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu;

- Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và sử dụng những cây thuốc sẵn có tại địa phương, tổ chức sưu tầm, tập hợp, phổ biến những bài thuốc, vị thuốc cơ bản để phòng và chữa một số bệnh thông thường trong cộng đồng.

4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dược:

- Kiện toàn tổ chức quản lý, thanh tra dược, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống quản lý, thanh tra dược từ tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành Dược. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan nâng cao năng lực quản lý và đầu tư phát triển;

- Xúc tiến đẩy mạnh các hoạt động triển khai thực hiện các tiêu chuẩn thực hành bảo quản tốt (GSP), thực hành phân phối tốt (GDP), thực hành nhà thuốc tốt (GPP), thực hành kiểm nghiệm tốt (GLP) trong các lĩnh vực kinh doanh, bảo quản tồn trữ và kiểm tra chất lượng thuốc;

- Tiếp tục triển khai, thực hiện Chính sách quốc gia về thuốc;

- Tăng cường tuyên truyền kiến thức pháp luật, triển khai các quy chế, quy định hiện hành trong lĩnh vực Dược, giáo dục nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định hành nghề Dược và xử lý kiên quyết, triệt để các hành vi cố ý vi phạm của các tổ chức, cá nhân sai phạm;

- Đẩy mạnh công tác quản lý kiểm soát hoạt động quảng cáo và xúc tiến thương mại về thuốc;

- Giáo dục y đức và đạo đức hành nghề Dược, nâng cao kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở y tế.

5. Thông tin thuốc - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý:

- Chỉ đạo và tuyên truyền vận động sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả là công tác trọng tâm và thường xuyên của ngành Y tế. Đẩy mạnh công tác thông tin thuốc;

- Các sở, ban ngành, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp các cấp… tăng cường các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân hiểu biết đúng đắn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;

- Nâng cao trình độ, vai trò, trách nhiệm tư vấn sử dụng thuốc cho nhân dân ở cộng đồng thông qua đội ngũ cán bộ Dược trong hệ thống bán lẻ thuốc. Các cơ sở y tế, cán bộ y và dược phải làm tốt nhiệm vụ tư vấn về thuốc cho người bệnh và cho cộng đồng;

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị tại các bệnh viện, chú trọng phát triển công tác thực hành dược lâm sàng, thông tin về thuốc cho cán bộ y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.

6. Giải pháp tài chính:

- Ngân sách Trung ương (vốn ODA, viện trợ, dự án Đồng bằng sông Cửu Long,...), ngân sách địa phương đảm bảo đầu tư phát triển hệ thống dược sự nghiệp theo kế hoạch hàng năm;

- Tích cực huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế thông qua công tác xã hội hóa trên lĩnh vực dược, vốn đầu tư từ nước ngoài (vốn vay, hợp tác, liên doanh, liên kết…) để đảm bảo đầu tư phát triển xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh cung ứng thuốc trên địa bàn.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức triển khai Đề án phát triển ngành Dược đến các ngành, các cấp;

- Chủ trì và phối hợp với các ngành chức năng đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, dự án đầu tư phát triển ngành Dược đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu của Đề án phát triển ngành Dược trong toàn tỉnh;

- Thành lập tổ cán bộ chuyên trách hướng dẫn giám sát thực hiện Đề án phát triển ngành Dược.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ:

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Y tế trong việc lập các dự án chi tiết, kế hoạch tài chính, thỏa thuận vị trí, bố trí địa điểm xây dựng phù hợp với quy họach để thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nhân lực dược, đổi mới công nghệ, nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống phân xưởng sản xuất, nhà kho… theo kế hoạch hàng năm.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010;

- Thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội để thúc đẩy phát triển xã hội hóa ngành Dược ở địa phương phù hợp với tình hình thực tế địa phương và chủ trương của Nhà nước về khuyến khích xã hội hóa. Định kỳ tổng kết rút kinh nghiệm, kịp thời đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế về các cơ chế, chính sách cần được điều chỉnh hoặc bổ sung các giải pháp, mô hình xã hội hóa phát triển ngành Dược cần được nhân rộng;

- Có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo nhân lực về dược cho các trạm y tế.

4. Đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tích cực phối hợp với ngành Y tế trong việc tuyên truyền, vận động nhằm đẩy mạnh việc xã hội hóa phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu đến năm 2010./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu19/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/11/2007
Ngày hiệu lực16/11/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007-2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007-2010
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu19/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bạc Liêu
                Người kýCao Anh Lộc
                Ngày ban hành06/11/2007
                Ngày hiệu lực16/11/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007-2010

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 19/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển ngành Dược tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2007-2010

                        • 06/11/2007

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 16/11/2007

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực