Quyết định 19/2017/QĐ-UBND

Quyết định 19/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Nội dung toàn văn Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ Khánh Hòa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2017/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 24 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Nghị định số 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa gii, bản đ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp;

Căn cứ Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17 tháng 3 năm 1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 119/CP ngày 16 tháng 9 năm 1994 của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp;

Căn cứ Thông tư số 109/1998-TT-CP ngày 28 tháng 5 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17 tháng 3 năm 1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp;

Căn cứ Quyết định s 21/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Thông tư số 29/2013/TT-BCA ngày 10 tháng 5 năm của Bộ Công an quy định Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Thông tư s 48/2014/TT-BTNMT ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật về xác định đường địa giới hành chính, cắm mốc địa giới và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp;

Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính;

Căn cứ Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Thông tư s 48/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ;

Căn cứ Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc;

Căn cứ Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vkiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phm đo đạc bản đồ;

Căn cứ Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đt đai.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Văn bản số 4186/TTr-STNMT ngày 21 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2017 và thay thế các Quyết định: số 84/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2008 v vic ban hành Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tnh Khánh Hòa và s92/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ địa gii, bản đồ địa gii và mốc địa giới hành chính các cấp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đo đạc và bản đồ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Đo đạc bản đồ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh;
- Báo Khánh Hòa;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Công báo Khánh Hòa;
- VPUB: CVP, XDNĐ, KT, VX, NC;
- Lưu: VT, VC, KN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Đc Vinh

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định việc thống nhất công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Quy định về quản lý, sử dụng, khai thác, lưu trữ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3. Cơ quan quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ

1. Khi xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở, hệ thống các loại bản đồ, hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được quy định tại Điều 6 của Quy định này phải được thiết lập trên Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục theo quy định.

2. Những công trình đo đạc và bản đồ đã hoàn thành ở hệ quy chiếu và hệ tọa độ HN-72 hoặc hệ tọa độ, độ cao chuyên ngành khác trước khi sử dụng phải chuyển kết quả sang hệ quy chiếu và hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục theo quy định.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm cung cấp dữ liệu địa lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao dân trí và thúc đẩy tiến bộ xã hội.

2. Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, phải được sử dụng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

3. Các sản phẩm đo đạc và bản đồ cơ bản phải được cập nhật thường xuyên và kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

4. Việc thành lập các sản phẩm bản đồ chuyên ngành, cơ sở dữ liệu địa lý chuyên ngành phải sử dụng các lớp thông tin nền của bản đồ địa hình quốc gia, cơ sở dữ liệu địa lý quốc gia.

5. Tổ chức, cá nhân được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ và thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

1. Được sử dụng các sản phẩm đo đạc và bản đồ, thông tin, tư liệu đo đạc và bản đthuộc quyn sở hữu của Nhà nước vào sản phẩm của mình theo quy định của pháp luật.

2. Có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

3. Không được cản trở hoặc gây khó khăn cho người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về đo đạc và bản đồ.

4. Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.

5. Nghiêm cm các hoạt động đo đạc và bản đồ gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hi.

6. Các tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi thực hiện hoạt động trên địa bàn tỉnh phải thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã những nội dung thực hiện.

7. T chc, đơn vị đo đạc và bản đồ chỉ được nhận thu thực hiện những công trình tương ứng với danh mục hoạt động đo đạc và bản đồ được cp phép phải thi công đúng dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và dự toán hoặc phương án thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng quy phạm, quy trình đo đạc bản đồ và hợp đồng được ký kết; phải chịu sự giám sát và kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư, của cơ quan quản lý nhà nước vđo đạc và bản đồ.

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 5. Danh mục các hoạt động dịch vụ đo đc và bản đồ phải có giấy phép

1. Khảo sát, lập đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ.

2. Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

3. Xây dựng lưới trọng lực, thiên văn, tọa độ, độ cao.

4. Chụp ảnh, quét địa hình từ máy bay.

5. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình.

6. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

7. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính.

8. Thành lập bản đồ hành chính.

9. Đo vẽ, thành lập bản đồ địa giới hành chính.

10. Xây dựng cơ sở dữ liệu đo đạc và bản đồ.

11. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.

12. Thành lập bản đồ chuyên đề; át-lát địa lý.

13. Khảo sát địa hình; đo đạc công trình.

14. Kiểm định các thiết bị đo đạc.

Điều 6. Hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh

1. Các hoạt động đo đạc và bản đồ phục vụ riêng cho yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương, bao gồm:

a) Thiết lập hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dụng;

b) Xây dựng hệ thống không ảnh chuyên dụng;

c) Thành lập hệ thống bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính, thành lập bản đồ hành chính cấp huyện;

d) Thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề phục vụ mục đích chuyên dụng;

đ) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý chuyên dụng;

e) Khảo sát địa hình, đo đạc phục vụ thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.

2. Các hoạt động đo đạc và bản đồ chuyên ngành quy định tại các Điểm a, b, d, đ và e Khoản 1 Điều này phục vụ riêng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

3. Đo đạc và bản đồ về địa giới hành chính.

4. Ngoài các hoạt động đo đạc và bản đồ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, các hoạt động đo đạc và bản đồ khác được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 5 và Điều 7 Nghị định 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ.

5. Bản đồ phải ghi rõ cơ sở pháp lý, cơ sở toán học, nguồn gốc xuất xứ, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận mới được lưu hành sử dụng. Trường hợp xuất bản phải có giấy phép theo quy định của Luật Xuất bản. Các loại bản đồ không có giy phép xuất bản hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, không được sử dụng để giải quyết những công việc mang tính pháp lý, không được treo tại nơi công sở và văn phòng.

Điều 7. Kinh phí thực hiện hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Kinh phí thực hiện các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh phục vụ yêu cầu quản lý của từng ngành hoặc từng địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Kinh phí hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân tự bo đảm.

Điều 8. Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ

1. Các tổ chức khi hoạt động dịch vụ đo đạc và bản đồ quy định tại Điều 5 Quy định này phải có giy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

2. Các tổ chức có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ có đủ điều kiện chuyên môn, kỹ thuật về đo đạc và bản đồ đều được thẩm định năng lực đ cp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ (gọi tắt là Nghị định số 45/2015/NĐ-CP); thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP; bổ sung nội dung giy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP; gia hạn giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP; cấp lại giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Ngh đnh số 45/2015/NĐ-CP.

Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức được cấp giấy phép hot đng đo đạc và bản đồ

1. Chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

2. Nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định tại Thông tư số 34/2017/TT-BTC ngày 21/4/2017 của Bộ trưởng B Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ.

3. Không được cho mượn, cho thuê giấy phép.

4. Báo cáo bằng văn bản với Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam khi thay đổi kỹ thuật trưởng hoặc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, đối với các tổ chức quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 và phải đng thời báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

Điều 10. Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình

1. Công trình đo đạc và bản đồ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

Đối với Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc lập, chnh lý bản đồ địa chính; thành lập hồ sơ địa giới, bản đồ địa gii hành chính các cấp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương, Chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định kỹ thuật, và dự toán kinh phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành, trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình làm cơ sở để thực hiện theo đúng quy định;

Đối với các phương án đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính phục vụ cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đxây dựng các công trình, dự án, Chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán hoặc phương án thi công công trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để thẩm định kỹ thuật, và dự toán kinh phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành.

2. Đối với Thiết kế kỹ thuật - Dự toán thành lập hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính các cấp phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tại địa phương, Chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình, gửi Sở Nội vụ để thẩm định kỹ thuật, và dự toán kinh phí theo định mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành, trình cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán công trình làm cơ sở để thực hiện theo đúng quy định;

3. Công trình đo đạc và bản đồ không sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

Chủ đầu tư lập hoặc thuê đơn vị tư vấn lập phương án thi công công trình, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định phần giải pháp kỹ thuật, chủ đầu tư tự thẩm định nội dung dự toán. Căn cứ kết quả thẩm định chủ đầu tư tổ chức phê duyệt phương án thi công công trình làm cơ sở thực hiện theo đúng quy định.

Điều 11. Kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc bản đồ

1. Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác kiểm tra tiến độ thi công, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải chịu trách nhiệm về chất lượng phần công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ do mình thực hiện.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Chủ đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn, thuê tổ chức có chức năng tư vấn về đo đạc và bản đồ, thuê chuyên gia để kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm.

4. Tổ chức được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ có nội dung kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ thì được thực hiện kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ theo đề nghị của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ đầu tư về kết quả kiểm tra.

Cá nhân thực hiện kiểm tra chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải đáp ứng về năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ đầu tư về kết quả kiểm tra.

Điều 12. Lập thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc bản đồ đa chính

1. Khi thực hiện đo đạc bản đồ địa chính phải lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý dự án, công trình trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Các thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc bản đồ địa chính phục vụ lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải nộp về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Quản lý đất đai) kèm theo Quyết định phê duyệt để kiểm tra việc thực hiện và theo dõi, giám sát.

2. Phải lập báo cáo khảo sát trên cơ sở kết quả khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá các tư liệu, tài liệu có liên quan trước khi lập thiết kế kỹ thuật - dự toán.

3. Khi lập thiết kế kthuật - dự toán nếu áp dụng chỉ tiêu kỹ thuật khác quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính thì phải báo cáo BTài nguyên và Môi trường và phải được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản mới được thi công.

4. Thiết kế kỹ thuật - dự toán bao gồm các nội dung chính sau:

a) Sự cần thiết phải đo đạc lập bản đồ địa chính;

b) Cơ sở pháp lý;

c) Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ, khối lượng công việc;

d) Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng sử dụng đất của địa phương nơi thực hiện dự án, công trình đo đạc lập bản đồ địa chính;

đ) Tình hình công tác đo đạc lập bản đồ địa chính của địa phương; hiện trạng và khả năng sử dụng tư liệu, tài liệu đo đạc, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình, bản đồ địa giới hành chính, các tư liệu ảnh và các loại tài liệu, bản đồ khác;

e) Thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực thực hiện dự án, công trình đo đạc bản đồ địa chính của các đơn vị thuộc cơ quan quản lý đất đai của địa phương;

g) Thiết kế và giải pháp kỹ thuật;

h) Tổ chức thực hiện;

i) Dự toán kinh phí;

k) Đánh giá tính khả thi và rủi ro thực hiện dự án, công trình.

5. Trường hợp lập trích đo địa chính thửa đất thì không phải lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhưng phải lập phương án thi công và được cơ quan quyết định đầu tư phê duyệt.

Trường hợp trích đo địa chính thửa đất để thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đối với các trường hợp đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì phải lập kế hoạch thực hiện hàng năm trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp trích đo địa chính thửa đất theo nhu cầu của người sử dụng đất không sử dụng ngân sách nhà nước thì thực hiện theo hợp đồng dịch vụ, không phải lập phương án thi công.

Nội dung chính của phương án thi công bao gồm:

- Căn cứ lập phương án;

- Tóm tắt mục tiêu, yêu cầu, phạm vi nhiệm vụ, khối lượng công việc;

- Tóm tắt giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện;

- Kinh phí thực hiện.

6. Đối với những nơi đã có bản đồ địa chính chính quy dạng số, việc lựa chọn đo mới hoặc chỉnh lý biến động phải có phiếu cung cấp thông tin do văn phòng đăng ký đất đai cung cấp để xác định mức độ biến động đất đai trong phạm vi dự án.

Điều 13. Trích đo đa chính

1. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện ở các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000. Việc xác định tỷ lệ trích đo địa chính thửa đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính và được phép lựa chọn tỷ lệ bản đồ lớn hơn một bậc so với quy định cho phù hợp với quy mô diện tích thửa đất.

2. Trích đo địa chính thửa đất được thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000, kinh tuyến trục 108o 15’ múi chiếu 3o; trường hợp trích đo địa chính cho hộ gia đình, cá nhân thì thực hiện trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 hoặc hệ tọa đtự do.

3. Khi trích đo địa chính thửa đất phục vụ cấp Giấy chứng nhận phải đồng thời lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đt theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

4. Mảnh trích đo địa chính biên tập ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật để thể hiện thửa đất trích đo. Khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 3 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014. Trường hợp trích đo địa chính phục vụ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận đơn lẻ, thường xuyên hàng năm thì khung và trình bày khung mảnh trích đo địa chính thực hiện theo mẫu quy định tại điểm 4 mục III của Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014.

Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập từ 01 đến hết trong một năm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

5. Việc thực hiện trích đo và trình bày, chỉnh lý thửa đất trong mảnh trích đo thực hiện như đối với đối tượng là thửa đất trên bản đồ địa chính quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014. Khi trích đo địa chính từ hai thửa đất trở lên trong cùng một thời điểm mà có thể thể hiện trong phạm vi của cùng một mảnh trích đo địa chính thì phải thể hiện trong mt mảnh trích đo đó.

6. Mảnh trích đo địa chính dạng số có thể được xây dựng bằng nhiều phần mm ứng dụng khác nhau nhưng tệp tin sản phẩm hoàn thành phải được chuyển về khuôn dạng file *.dgn. Ngoài ra, khi thực hiện trích đo địa chính trong hệ tọa độ quốc gia VN-2000 còn phải nhập đầy đủ các thông tin mô tả về dữ liu (siêu dữ liệu, metadata) theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính của BTài nguyên và Môi trường kèm theo từng mảnh trích đo địa chính.

7. Mảnh trích đo địa chính dạng giấy được in trên khổ giấy từ A4 đến A0 tùy theo quy mô diện tích thửa đất trích đo và tỷ lệ trích đo để thể hiện được trọn vẹn thửa đất trích đo và đủ vị trí để trình bày khung theo quy định. Giấy in phải có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải ti thiu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.

8. Trước khi lập phương án thi công trích đo địa chính khu đất phục vụ việc lập hồ sơ thu hồi đất phải thực hiện giao nhận mốc giới khu đo tại thực địa và phù hợp với văn bản chấp thuận địa điểm của cơ quan có thẩm quyền hoặc thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

9. Đối với các thửa đất chỉ phải thu hồi một phần thửa (lý do thửa đất nằm cắt ngang đường ranh giới thu hồi) thì phải tiến hành đo trọn thửa đất để xác định phần diện tích bị thu hồi, phần diện tích còn lại không bị thu hồi phải được chủ sử dụng đất ký xác nhận. Đối với thửa đất có phần diện tích còn lại không bị thu hi lớn hơn 01 (một) ha thì không phải đo trọn thửa đất, chỉ đo phần diện tích bị thu hồi.

Điều 14. Bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc

Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc theo quy định tại Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

Chương III

THÔNG TIN, DỮ LIỆU ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 15. Trách nhiệm về quản lý, sử dụng các tài liệu đo đạc và bản đồ

1. Các Sở chuyên ngành, chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu đo đạc và bản đồ do mình làm chủ đầu tư hoặc được tiếp nhận và lưu trữ.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng các tài liệu về ảnh hàng không, lưới tọa độ, dữ liệu nền thông tin địa lý, bản đồ nền địa hình các loại tỷ lệ, bản đồ địa chính, bản đồ giải thửa, bản đồ hành chính và các loại bản đồ chuyên đề. Có trách nhiệm tổ chức cung cấp các loại bản đồ ở dạng số và dạng giấy (thuộc thẩm quyền theo quy định), trích lục bản đồ và các tài liệu kèm theo.

3. Phòng Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm quản lý bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã và các loại bản đồ chuyên đề.

4. Cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, sử dụng bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã và các loại bản đồ chuyên đề.

Điều 16. Bảo mật thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ

1. Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo quyết định số 21/2013/QĐ-TTg ngày 24/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;

2. Danh mục bí mật nhà nước độ mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thực hiện theo Thông tư số 29/2013/TT-BCA ngày 10/5/2013 của Bộ Công an quy định danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Điều 17. Thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ

1. Việc thành lập, xuất bản và phát hành sản phẩm bản đồ được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc bản đồ;

2. Việc thành lập các loại sản phẩm bản đồ chuyên đề phải dựa vào các lớp thông tin nền lấy từ hệ thống bản đnền, bản đồ địa hình quốc gia, bản đồ hành chính do cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ thành lập, trong trường hợp cn sử dụng thông tin nền khác phải được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa.

Điều 18. Quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liu đo đạc và bản đồ

1. Việc quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ thực hiện theo quy định tại Thông tư s 48/2015/TT-BTNMT ngày 12/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đ;

2. Sau khi hoàn thành thực hiện công trình đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đơn vị đo đạc bản đồ phải nộp 01 (một) bộ tài liệu, sản phẩm gốc (dạng giấy và dạng số) cho Sở Tài nguyên và Môi trưng để lưu trtheo quy định hiện hành.

3. Trung tâm Công nghệ Thông tin trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm cung cấp thông tin tư liệu về hệ thống điểm đo đạc cơ sở; hệ thống bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ địa chính cơ sở, các loại bản đồ chuyên đề khác; cơ sở thông tin địa lý và hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho mục đích chuyên dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

4. Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa có trách nhiệm cung cấp thông tin về bản đồ địa chính, hồ sơ đa chính, cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ cho mục đích chuyên dùng trên đa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Sở Nội vụ có trách nhiệm cung cấp thông tin về hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật.

Chương IV

QUẢN LÝ, LƯU TRỮ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI VÀ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP; HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP DẠNG SỐ

Điều 19. Mục đích sử dụng và bảo quản

1. Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp là cơ sở pháp lý làm tài liệu để chính quyền các cấp sử dụng thống nhất cho công tác quản lý Nhà nước về địa gii hành chính ở địa phương; dùng để khai thác nhm giúp cho chính quyền địa phương nắm được tim năng đất đai để khai thác sử dụng hợp lý, có hiệu quả; làm căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đường địa giới hành chính các cấp; làm cơ sở để nghiên cứu xây dựng các đề án về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và điều chỉnh đa giới hành chính các cấp khi cn thiết.

2. Hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng số được khai thác sử dụng phục vụ các nhiệm vụ công tác hằng ngày của Sở Nội vụ hoặc của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh khi có yêu cầu.

Điều 20. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp; hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng số theo quy chế này. Khi hết nhiệm kỳ hoặc thay đổi công tác thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải tiến hành bàn giao hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới để tiếp tục quản lý. Việc bàn giao phải có sự chứng kiến của đại diện cơ quan, ngành Nội vụ, ngành Tài nguyên và Môi trường cùng cấp, cơ quan chính quyền cấp trên.

Điều 21. Nghiêm cấm mọi hành vi sửa đổi các nội dung của bộ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

Điều 22. Đối với cấp xã (xã, phường, thị trấn)

Bộ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp xã được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc quản lý và lưu trữ hồ sơ, bản đồ. Cán bộ Địa chính - Xây dựng là người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, khai thác và báo cáo khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân có yêu cầu.

Sáu tháng một lần phải báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp trên về tình trạng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới được giao quản lý.

Điều 23. Đối với cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Toàn bộ hồ sơ cấp xã và hồ sơ cấp huyện được lưu trữ tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc phòng Nội vụ - Lao động & Thương binh xã hội; được giao cho một người chịu trách nhiệm quản lý. Căn cứ vào hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành chỉ đạo và thực hiện tốt về mọi mặt đối với công tác quản lý Nhà nước trên phạm vi lãnh thổ được giao quản lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 6 tháng một lần báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình hiện trạng của hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính đang được giao quản lý.

Điều 24. Đối với cấp tỉnh

1. Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng số tnh Khánh Hòa, được lưu trữ tại Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa.

2. Hàng năm chậm nhất đến ngày 25/12 Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp tình hình hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính trong phạm vi toàn tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ.

Điều 25. Hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp phải được lưu trữ đúng nguyên tc và thủ tục hiện hành của công tác lưu trữ Nhà nước.

Điều 26. Mốc địa giới hành chính các cấp

1. Căn cứ vào biên bản bàn giao mốc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyn, thị xã, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nơi có mốc địa giới nêu cao ý thức giữ gìn, bảo vệ.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã phải giao cụ thể cho người chịu trách nhiệm quản lý mốc (trưởng thôn, trưởng buôn, người sử dụng đất có mốc địa giới hành chính). Khi phát hiện mc bị xê dịch, hư hỏng, mất mát kịp thời báo cáo lên Ủy ban nhân dân cấp trên biết đồng thời tổ chức khôi phục lại mốc như cũ.

Điều 27. Hàng năm Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa có kế hoạch và hướng dẫn kỹ thuật khôi phục mc địa giới hành chính bị xê dịch, hư hỏng, mất mát trên địa bàn toàn tỉnh.

Chương V

SỬ DỤNG, KHAI THÁC HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP TỈNH, HUYỆN, XÃ; HỒ SƠ, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP DẠNG SỐ

Điều 28. Việc khai thác, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã và hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng số tỉnh Khánh Hòa ở cấp nào do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đó cho phép bằng văn bản.

Các đơn vị, tổ chức khi sử dụng bộ tài liệu hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng sphải bảo đảm đúng mục đích; không được cung cấp lại cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác một phần hoặc tất cả bộ tài liệu dưới bt kỳ hình thức nào với bất cứ lý do gì. Nếu vi phạm tổ chức, đơn vị, cá nhân phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 29. Khi có tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính các cấp, Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính hiện có làm cơ sở pháp lý để giải quyết và báo cáo ngay lên Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Các tài liệu bản đồ trước đây chỉ đdùng tham khảo nghiên cứu không được sử dụng chính thức trong công tác quản lý lãnh thổ và giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính các cấp.

Điều 30. Quy trình điều chỉnh địa giới hành chính các cấp

1. Việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp để: Chia, tách, sáp nhập, thành lập mới đơn vị hành chính các cấp phải thực hiện theo quy trình tại Nghị quyết số 1211/2016/QH13 ngày 15/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hi vtiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

2. Các đơn vị hành chính có liên quan phải cùng nhau thị sát các tuyến địa giới hành chính và thống nhất mô tả đường địa giới hành chính lập hồ sơ, bn đồ gởi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).

3. Sở Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra thẩm định và hoàn chỉnh thủ tục báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh địa giới hành chính.

4. Sau khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Sở Nội vụ sẽ có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính mới và chỉnh sửa hồ sơ, bản đồ của những đơn vị hành chính có liên quan.

Điều 31. Sở Nội vụ theo dõi cập nhật các biến động điều chỉnh địa giới hành chính đối với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp dạng số; trường hợp cần thiết phải số hóa lại các tuyến địa giới mới và hồ sơ có liên quan thì phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bằng văn bản.

Điều 32. Việc in ấn, biên tập thành lập bản đồ hành chính tỉnh, huyện, xã để treo tường sử dụng trong các cơ quan đơn vị, các cấp, các ngành đều phải đúng với bản đồ địa giới hành chính của tỉnh đã được thành lập theo Chỉ thị 364/CT và phải được cơ quan có thẩm quyền duyệt trước khi đưa vào sử dụng. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với bộ bản đồ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện và thỏa thuận bằng văn bản để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện duyệt đối với bộ bản đồ cấp xã trước khi đưa vào sử dụng.

Các loại bản đồ chuyên ngành khác như: Bản đồ quy hoạch, bản đồ địa chính, bản đồ lâm nghiệp, bản đồ thổ nhưỡng,... nếu biểu thị đường địa giới hành chính các cấp đều phải đúng với hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính đã được xác định theo Chỉ thị 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Điều 33. Trách nhiệm của S Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các Quy định của pháp luật về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đầu tư đo đạc và bản đồ thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước.

2. Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn các dự án về đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện, đảm bảo không chng chéo với kế hoạch, dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ và của các Bộ, ngành khác.

3. Thẩm định năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức cá nhân có nhu cầu hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, đề nghcơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bn đồ.

4. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đo đạc và bản đồ của các tổ chức cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh; phát hiện các vi phạm xlý theo thẩm quyền hoặc đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ trên địa bàn tỉnh và kiến nghị với cơ quan quản lý về xuất bản đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đ có sai sót vđịa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bn đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật; ấn phẩm bn đcó nội dung thuộc phạm vi nghiêm cấm theo quy định của Luật Xuất bản.

6. Kiểm tra, xác nhận về mặt pháp lý của hồ sơ kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng công trình, sản phm đo đạc và bản đồ địa chính, đo đạc và bản đồ địa hình, thành lập các bản đchuyên đề.

7. Quản lý, bảo vệ các dấu mốc đo đạc, các tài liệu, số liệu về hệ thống tọa độ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; hưng dẫn bảo vcác công trình xây dựng đo đạc theo phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.

8. Xác nhận chất lượng, khi lượng đã hoàn thành công trình, sản phẩm trích đo địa chính khu đất phục vụ công tác thu hồi đất, giao đt, cho thuê đất đthực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

9. Giải quyết hoặc thông báo cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, các Sở chuyên ngành khác của tỉnh có quản lý du mc đo đạc cơ sở chuyên dụng của ngành trong trường hợp công trình xây dựng trên tha đất làm ảnh hưng đến dấu mốc đo đạc để quyết định hủy bỏ, gia cố hoặc di dời.

10. Bàn giao cho tổ chức được giao đất, thuê đất về các dấu mốc đo đạc đã có trên thửa đất đtrực tiếp bảo vệ và ghi vào biên bản bàn giao khi giao đt ti thực địa.

11. Giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc Trung ương theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc trong trưng hợp công trình xây dựng đo đạc phải hủy bỏ, gia choặc di dời.

12. Khi triển khai thực hiện xây dựng các công trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trưng có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, đánh giá tác động của công trình, dự án đến công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình xây dựng đo đạc có trong khu vực;

b) Lập phương án kỹ thuật - dự toán và thực hiện việc di dời, khôi phục các dấu mốc đo đạc bị phá hủy do xây dựng công trình, dự án. Trường hợp di dời, khôi phục dấu mốc điểm đo đạc cơ sở quốc gia, phương án kỹ thuật - dự toán phải được Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thẩm định. Kinh phí di dời, khôi phục các dấu mốc đo đạc do chủ đầu tư công trình, dự án chi trả.

13. Hàng năm thống kê, cập nhật về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ hiện trạng sử dụng công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.

Điều 34. Trách nhiệm của Sở Ni v

Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Hưng dẫn việc quản lý, sử dụng, khai thác hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp theo quy định này.

2. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

3. Chủ trì và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thành lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp và tiến hành kiểm tra, nghiệm thu các tài liệu, hồ sơ địa giới hành chính.

4. Hàng năm thống kê, tổng hợp, cập nhật về tình hình về hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ.

Điều 35. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc quản lý hoạt động đo đạc bản đồ theo đúng quy định.

Điều 36. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyn, th xã, thành phố

Chỉ đạo cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ sau:

1. Theo dõi, giám sát những hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn theo đúng quy định.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý theo thẩm quyền những hành vi xâm hại đến các công trình xây dựng đo đạc, những hoạt động đo đạc và bản đồ trái với quy đnh.

3. Tham gia, phối hợp trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ.

4. Tham gia, Phối hợp với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong việc thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính đối với dự án xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai hoặc đã có bản đồ địa chính dạng số để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chỉnh lý hồ sơ địa chính sau này.

5. Thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định để phục vụ công tác quản lý cập nhật, chỉnh lý kịp thời.

6. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch hàng năm về dự án về đo đạc và bản đồ của địa phương mình và trin khai thực hin sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyt.

Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Quản lý, bảo vệ và ngăn chặn các hành vi xâm hại các công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn xã; cập nhật các công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn xã, bổ sung phần ghi chú của sổ địa chính vdấu mốc đo đạc trên tha đất.

2. Thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện thấy các dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại thì trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc phải báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện về hiện trạng và nguyên nhân xâm hại dấu mốc đo đạc.

3. Đối với trường hợp phải di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc, trong thời gian không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình về việc xin di chuyển hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để giải quyết.

4. Thống kê, cập nhật hiện trạng các công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn xã và báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện trước ngày 10 tháng 12 hng năm. Báo cáo lập theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ.

5. Theo dõi các hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn mình quản lý, nếu phát hiện đơn vị thi công đo đạc đang thi công trên địa bàn mà không có thông báo thì tiến hành lập biên bản và báo cáo cơ quan Tài nguyên và môi trường cấp huyện đxử lý theo quy định.

6. Có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thi công đo đạc khi có yêu cầu và cử cán bộ công chức địa chính cp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố để được hỗ trợ hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất.

7. Có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị thi công đo đạc trong việc triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, ký xác nhận hiện trạng sử dụng đất, xác nhận tình trạng pháp lý sử dụng đất trên địa bàn mình quản lý.

8. Thực hiện việc cập nhật lưu trữ hồ sơ địa chính theo quy định.

Điều 38. Trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường

1. Bàn giao cho người được giao đất, thuê đất về các dấu mốc đo đạc đã có trên thửa đất để trực tiếp bảo vệ và ghi vào biên bản bàn giao khi giao đất tại thực địa.

2. Kiểm tra, xem xét hiện trường và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về tình trạng dấu mốc đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại, dấu mốc đo đạc phải di dời hoặc hủy bỏ trong thời gian không quá năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Thống kê, cập nhật hiện trạng các công trình xây dựng đo đạc trên địa bàn huyện và báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Báo cáo lập theo mẫu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chế độ báo cáo trong đo đạc và bản đồ.

Điều 39. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Chịu trách nhiệm toàn bộ về khối lượng và chất lượng các công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ được giao thực hiện bằng ngân sách nhà nước.

2. Tổ chức lập hoặc thuê tư vấn lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc Dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật theo quy định hiện hành.

3. Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc Dự toán và tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành.

4. Lựa chọn, ký kết hợp đồng với đơn vị thi công đo đạc phải có Giấy phép về hoạt động đo đạc và bản đồ mà trong đó có danh mục được cấp phép hoạt động tương ứng với nội dung công việc trong hợp đồng được ký kết.

5. Đối với các dự án nằm trong dự án Xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai hoặc đã có bản đồ địa chính dạng số, Chủ đầu tư liên hệ với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên cùng địa bàn thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính đphục vụ công tác bi thường, giải phóng mặt bằng (kinh phí thực hiện theo quy định của Nhà nước), đồng thời làm cơ sở để thống nhất quản lý về hồ sơ địa chính.

6. Chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã, đơn vị thi công đo đạc tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung đo đạc để nhân dân trong khu vực dự án biết và phối hợp thực hiện.

7. Chủ đầu tư sử dụng đơn vị trực thuộc hoặc thuê đơn vị giám sát, kiểm tra chất lượng có chức năng phù hợp (sau đây gọi chung là đơn vị giám sát, kiểm tra) thực hiện giám sát, kiểm tra chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ cấp chủ đầu tư.

8. Quyết định giải quyết những phát sinh, vướng mắc về công nghệ trong quá trình thi công; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về đnh mức kinh tế - kỹ thuật khi thay đi giải pháp công nghệ nhưng không làm tăng giá trị dự toán so với giá trị dự toán đã được phê duyệt; giải quyết những phát sinh về khi lượng, mức khó khăn (nếu có) nhưng không làm giá trị vượt quá 05 phn trăm so với tổng giá trị dự toán đã được phê duyệt. Đối với dự án do Chính phủ quyết định đầu tư thì thực hiện theo quy chế quản lý dự án riêng (nếu có).

9. Báo cáo kịp thời với cơ quan quyết định đầu tư những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình.

10. Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ công trình, sản phẩm đang thi công không đúng Dự án, Thiết kế kỹ thuật - d toán được phê duyệt hoặc vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm quy trình, quy định về kỹ thuật, định mc kinh tế -kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải báo cáo cơ quan quyết định đầu tư.

11. Tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bo đảm chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện đối với các công trình, sn phẩm được giao.

12. Lập báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư về chất lượng, khối lượng, tiến độ các hạng mục công trình, sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc công trình.

13. Giao nộp sản phẩm tại nơi lưu trữ do cơ quan quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư theo đúng quy định.

Điều 40. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát công trình

1. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nội dung giám sát công trình một cách thường xuyên và có hệ thống theo các quy định tại Khoản 3, Điều 10 của Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

2. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công theo thẩm quyền. Báo cáo Chủ đầu tư giải quyết những vướng mc, phát sinh vượt quá thẩm quyền.

3. Báo cáo Chủ đầu tư về khối lượng phát sinh tăng, giảm trong quá trình thi công (nếu có).

4. Đề xuất với Chủ đầu tư điều chỉnh tiến độ thi công ở một số hạng mục công việc bị kéo dài do yếu tố khách quan hoặc dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán hết thời gian thực hiện nhưng chưa hoàn thành.

5. Lập Hồ sơ kiểm tra chất lượng, khối lượng, Hồ sơ nghiệm thu, Hồ sơ quyết toán theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

6. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát gây thiệt hại cho Chủ đầu tư, hoặc Đơn vị thi công theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Trách nhiệm của đơn vị thi công đo đạc

1. Đơn vị thi công chỉ hoạt động trong phạm vi các danh mục được cấp phép, nếu hoạt động đo đạc ngoài các danh mục được cấp phép sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.

2. Trong quá trình tổ chức thi công, có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan biết về kế hoạch đo đạc trên địa bàn để quản lý, theo dõi. Có trách nhiệm phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, tổ dân phố để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa; đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).

3. Thực hiện kiểm tra, nghiệm thu cấp đơn vị thi công và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, chất lượng, khối lượng công trình, sản phẩm do đơn vị mình thi công; trường hợp công trình, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng, khối lượng theo yêu cầu thì phải tiếp tục hoàn thiện mà không được cấp bổ sung kinh phí;

4. Thực hiện thi công theo đúng chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đúng các quy chuẩn, quy định kỹ thuật, văn bản quy phạm pháp luật liên quan và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có).

5. Chịu sự giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu của cơ quan quyết định đầu tư và chủ đầu tư đối với chất lượng, khối lượng, tiến độ thực hiện chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ được giao thực hiện.

6. Báo cáo về khối lượng, tiến độ đã thực hiện gửi chủ đầu tư trước ngày 25 hàng tháng.

7. Báo cáo kịp thời bằng văn bản với chủ đầu tư khi có sự thay đổi về giải pháp công nghệ, khi lượng công việc, tiến độ thi công so với chương trình, đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ trong xây dựng công trình xây dựng đo đạc

1. Trước khi xây dựng công trình xây dựng đo đạc phải giải quyết các thủ tục về sử dụng đất hoặc sử dụng công trình làm nơi đặt công trình xây dựng đo đạc theo quy định của pháp luật.

2. Sau khi công trình xây dựng đo đạc hoàn thành, đơn vị xây dựng công trình xây dựng đo đạc làm biên bản bàn giao dấu mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của chủ sử dụng đất hoặc chủ shữu công trình nơi đặt dấu mốc đo đạc.

Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc

1. Khi sử dụng công trình xây dựng đo đạc cần liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã đđược chỉ dẫn. Trong quá trình sử dụng phải giữ gìn, bảo vệ không làm hư hỏng dấu mốc đo đạc, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trng như ban đầu.

2. Không được làm hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc cản trở việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng đo đạc.

3. Thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện công trình xây dựng đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại.

Điều 44. Trách nhiệm của chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có công trình xây dựng đo đạc

1. Phải bảo vệ, không được làm hư hỏng, hủy hoại hoặc cản trở việc khai thác sử dụng công trình xây dựng đo đạc trong quá trình sử dụng đất và công trình.

2. Khi có công trình kiến trúc mới được xây dựng trên thửa đất liền kề làm nh hưởng đến việc khai thác sử dụng công trình xây dựng đo đạc thì phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã biết để có biện pháp duy trì, bảo v.

3. Trường hợp cải tạo, tu sửa hoặc xây dựng mới công trình có thể làm ảnh hưởng đến dấu mc đo đạc thì chủ sử dụng đt có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để có biện pháp bảo vệ dấu mốc đo đạc.

4. Trường hợp phải di dời hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc có trên thửa đất hoặc gn vào công trình kiến trúc thì chủ sử dụng đất phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết. Việc di dời hoặc hủy bỏ dấu mốc đo đạc chỉ được thực hiện khi có sự đng ý của cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc phân cấp tại Điều 5 của Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

5. Kinh phí di dời, khôi phục dấu mốc đo đạc do chủ đầu tư công trình, dự án chi trả.

6. Trường hợp tự ý hủy hoại công trình xây dựng đo đạc thì chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 45. Trách nhiệm và thời hạn giải quyết của cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc trong trường hợp phải di dời hoặc hủy bỏ dấu mc đo đạc

1. Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của chủ sử dụng đất hoặc chủ sở hữu công trình xin di dời hoặc hủy bỏ công trình xây dựng đo đạc do Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ sử dụng đất, chủ sở hữu công trình biết.

2. Cơ quan quản lý công trình xây dựng đo đạc có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện việc di dời, khôi phục các công trình xây dựng đo đạc bị hư hỏng.

3. Trường hợp phải di dời dấu mốc đo đạc của các điểm đo đạc cơ sở quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường lập phương án kỹ thuật - dự toán di dời. Phương án cần được gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thẩm định trước khi phê duyệt và thực hiện.

4. Kết quả hủy bỏ hoặc di dời công trình xây dựng đo đạc phải được cập nhật vào hồ sơ các tài liệu liên quan đến công trình xây dựng đo đạc lưu trữ tại cơ quan quản lý theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 49/2015/TT-BTNMT ngày 12/11/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc.

5. Trường hợp sử dụng nguồn kinh phí được cấp hàng năm của địa phương để duy tu, bảo trì khôi phục hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, Sở Tài nguyên và Môi trường phải gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thẩm định phương án kỹ thuật - dự toán di dời, khôi phục trước khi thực hiện.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 46. Chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ

Cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ; tổ chức được cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ; Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BTNMT ngày 30/10/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ.

Điều 47. Điều khoản thi hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan; y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có văn bản của cấp trên ban hành làm cho nội dung trong Quy định này không còn phù hợp nữa hoặc có hướng dẫn về cùng nội dung thì áp dụng văn bản của cấp trên.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 19/2017/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu19/2017/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/10/2017
Ngày hiệu lực08/11/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 19/2017/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ Khánh Hòa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ Khánh Hòa
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu19/2017/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Khánh Hòa
              Người kýLê Đức Vinh
              Ngày ban hành24/10/2017
              Ngày hiệu lực08/11/2017
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Bất động sản
              Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản thay thế

                Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ Khánh Hòa

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ Khánh Hòa

                  • 24/10/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 08/11/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực