Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND

Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND về quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang

Nội dung toàn văn Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hà Giang


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1926/2009/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 25 tháng 6 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH HÀ GIANG

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông báo kết luận số 58/TB-UBND ngày 26/5/2009 của UBND tỉnh Hà Giang tại phiên họp tháng 5/2009 về ban hành Quy chế Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang, Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Trường Tô

 

QUY CHẾ

XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành theo Quyết định số 1926/2009/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tên gọi

Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hà Giang mang tên là: "Giải thưởng văn học nghệ thuật Tây Côn Lĩnh".

Điều 2. Đối tượng và phạm vi xét tặng giải thưởng

Giải thưởng văn học nghệ thuật Tây Côn Lĩnh được xét tặng 5 năm một lần cho những công trình, tác phẩm sáng tạo văn học nghệ thuật xuất sắc, có giá trị cao về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc, phản ánh chân thực, phong phú về mọi mặt của đời sống con người, quê hương Hà Giang.

Điều 3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng

Việc xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Tây Côn Lĩnh thực hiện theo nguyên tắc công khai, công bằng, chính xác và khách quan, trung thực.

Tác phẩm được giải thưởng phải có ảnh hưởng tích cực và hiệu quả xã hội cao; có tính giáo dục, thuyết phục, động viên, khích lệ hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật.

Điều 4. Kinh phí tổ chức

1. Ngân sách địa phương (cấp qua tài khoản của Hội văn học nghệ thuật tỉnh).

2. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

3. Các nguồn hợp pháp khác.

Chương II

NỘI DUNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TÂY CÔN LĨNH

Điều 5. Ban tổ chức, Hội đồng sơ khảo và chung khảo

1. Ban tổ chức giải thưởng văn học nghệ thuật Tây Côn Lĩnh do UBND tỉnh quyết định thành lập theo mỗi đợt xét giải. Thành phần, số lượng do Hội văn học nghệ thuật tỉnh đề xuất.

2. Hội đồng sơ khảo do Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh quyết định thành lập. Thành phần, số lượng không quá 9 người.

3. Hội đồng chung khảo do Trưởng ban tổ chức giải thưởng văn học nghệ thuật Tây Côn Lĩnh quyết định thành lập. Thành phần, số lượng do Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh đề xuất nhưng không quá 11 người và phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hội đồng chung khảo có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thư ký và các thành viên.

Thành viên Ban tổ chức, Hội đồng sơ khảo và hội đồng chung khảo có quyền được tham dự giải thưởng, nhưng không được bỏ phiếu chấm điểm cho tác phẩm của mình.

4. Hội đồng sơ khảo và hội đồng chung khảo có trách nhiệm thẩm định chất lượng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật đăng ký tham dự giải thưởng một cách khách quan, công bằng và chính xác.

Điều 6. Phương thức xét tặng giải thưởng

1. Định kỳ 5 năm một lần, Ban tổ chức công bố thể lệ xét tặng giải thưởng gồm: Tác phẩm, công trình, đối tượng tham gia; giới hạn thời gian, thời hạn nhận tác phẩm; số lượng, thời điểm công bố và trao giải thưởng...

2. Đối với tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật hội đồng giám khảo sẽ tổ chức xem, nghe, thẩm định và đánh giá trực tiếp (bằng phiếu kín).

3. Đối với các tác phẩm văn học, các thành viên Hội đồng nghệ thuật nghiên cứu, thẩm định, viết nhận xét, sau đó họp thảo luận nhận xét công khai và đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín.

4. Hội văn học nghệ thuật là Thường trực Ban tổ chức tiếp nhận tác phẩm, phân loại, lập biên bản tổng hợp số lượng tác giả, tác phẩm tham dự xét giải nộp cho Ban tổ chức để Ban tổ chức chuyển cho các thành viên hội đồng sơ khảo chấm.

5. Sau khi nhận hồ sơ, kết quả chấm từ Hội đồng sơ khảo, Hội văn học nghệ thuật có trách nhiệm lập hồ sơ tác phẩm, công trình, báo cáo Trưởng Ban tổ chức giải thưởng cho ý kiến trước khi chuyển tác phẩm, công trình cho các thành viên Hội đồng chung khảo chấm. Không xét các tác phẩm, công trình không qua vòng sơ khảo.

Điểm chấm của các vòng sơ khảo, chung khảo là điểm trung bình cộng của các thành viên Hội đồng nghệ thuật.

6. Sau khi hoàn thiện việc chấm điểm, các thành viên hội đồng chung khảo có trách nhiệm ký vào phiếu nhận xét và gửi về Ban tổ chức. Ban tổ chức công bố rộng rãi các tác phẩm, công trình đạt giải trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Sau 15 ngày kể từ ngày công bố, Ban tổ chức hoàn chỉnh thủ tục để báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.

7. Phương pháp chấm điểm và xếp loại giải phải do Ban tổ chức quy định nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và của từng kỳ xét giải thưởng.

Điều 7. Điều kiện xét tặng giải thưởng

1. Không xét tặng giải thưởng cho những tác phẩm, công trình đã đạt các giải thưởng cấp nhà nước.

2. Những tác phẩm, công trình phải được chính tác giả, nhóm tác giải đăng ký tham gia hoặc được các chi hội chuyên ngành và các tổ chức, đơn vị...công bố tác phẩm, công trình đó giới thiệu. Các tác phẩm VHNT tham dự giải thưởng phải là các tác phẩm đã được công bố, xuất bản, các công trình kiến trúc đã hoàn thành đưa vào sử dụng.

3. Mỗi tác phẩm VHNT, công trình chỉ được xét trao giải thưởng một lần và ở một chuyên ngành. Những tác phẩm, công trình đã được xét trong giải kỳ trước sẽ không được xét để trao giải thưởng cho các kỳ sau đó.

Điều 8. Tiêu chuẩn về tác phẩm, công trình tham gia xét tặng giải thưởng

Tác phẩm công trình dự giải thưởng là những sáng tác, công trình nghiên cứu về con người và quê hương Hà Giang đăng ký tham gia gửi về Thường trực Ban tổ chức, cụ thể:

1. Đối với tác phẩm Văn học

a) Tập truyện ngắn, tập bút ký, tiểu thuyết, truyện dài, truyện vừa, tản văn có chủ đề tư tưởng rõ ràng, phản ánh hiện thực cuộc sống lao động, học tập của đồng bào các dân tộc Hà Giang một cách sinh động. Góp phần xây dựng hình thành tư tưởng tình cảm theo hướng chân, thiện, mỹ, hướng tới tương lai tốt đẹp. Hình thức nghệ thuật được thể hiện hấp dẫn, gần gũi với đời sống.

b) Thơ (xét tập thơ): Tập thơ, truyện thơ, trường ca có tình cảm sâu nặng với quê hương, đất nước, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, độc đáo vừa phát huy truyền thống văn hoá dân tộc vừa hiện đại cách tân, hoà nhập với dòng chảy thơ ca thời đại mới.

2. Đối với nghiên cứu, lý luận phê bình và sưu tập văn nghệ dân gian (xét tập sách): Công trình nghiên cứu công phu, khách quan, trung thực đánh giá đúng các tác phẩm văn học nghệ thuật có tính định hướng sáng tác và định hướng công chúng. Tập hợp được những tư liệu quý về quê hương Hà Giang, sưu tầm vốn văn hoá văn nghệ dân gian đa dạng và phong phú của các dân tộc Hà Giang. Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc.

3. Đối với tác phẩm Âm nhạc: (In băng đĩa CD, VCD)

Gồm 5 tác phẩm đã được công bố. Nội dung truyền cảm sâu sắc, có sức lay động lòng người, giai điệu, tiết tấu mới mẻ, phát triển chủ đề khúc triết, mang đậm bản sắc dân tộc.

4. Đối với Mỹ thuật: (hội họa, đồ họa, điêu khắc)

Có ít nhất từ 02 đến 05 tác phẩm được công bố, kích thước từ (60cm x 80 cm) trở lên. Bố cục chặt chẽ, nội dung phong phú, bút pháp mới mẻ, màu sắc hài hoà dễ cảm nhận, có giá trị nâng cao thẩm mỹ.

5. Đối với nhiếp ảnh: (ảnh mầu hoặc đen trắng)

Gồm 05 tác phẩm đã được công bố, kích thước (30cm x 45cm) kèm theo 01 ảnh (9cm x 12cm), nội dung phản ánh sâu sắc, hiện thực về quê hương và con người Hà Giang.

6. Đối với Sân khấu: (kịch nói, kịch hát và có băng hình, đĩa CD hoặc VCD kèm theo).

Nếu là kịch bản: Phải là kịch bản đã xuất bản thành sách hoặc kịch bản đã được dàn dựng. Nội dung sâu sắc, có tính văn học cao, ngôn ngữ đối thoại sắc bén, giàu kịch tính. Chủ đề tư tưởng rõ ràng có tính thuyết phục.

Nếu là vở diễn: Phải có kịch bản kèm theo đĩa ghi hình buổi công diễn.

Nếu là đạo diễn: Dựng vở hiệu quả, sân khấu xuất sắc, tạo được nhiều hình tượng, lớp diễn sinh động.

7. Đối với tác phẩm điện ảnh: (chỉ xét từ phim tài liệu trở lên) có băng hình kèm theo.

Phản ánh sâu sắc công cuộc đổi mới xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp. Nếu tác phẩm điện ảnh là tác phẩm chuyển thể từ kịch bản văn học thì xem xét cả phần văn học và nghệ thuật điện ảnh thể hiện.

8. Đối với Kiến trúc:

Đối với các đồ án, công trình đã được thực thi phải là những công trình điển hình, kiến trúc hài hoà, hiệu quả sử dụng thiết thực. Có bản thiết kế công trình và ảnh chụp toàn bộ công trình đã xây dựng xong, ảnh nội, ngoại thất tiêu biểu.

Đối với tác phẩm về quy hoạch xây dựng: Các bản thiết kế chính, ảnh chụp phối cảnh tổng thể và tiêu cảnh.

Điều 9. Quy định về giải thưởng

Giải thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật đạt giải được xếp theo giải A,B,C, giải khuyến khích.

Mức thưởng do UBND tỉnh quy định riêng cho từng lần xét giải.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Hội văn học nghệ thuật tỉnh có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp các tác phẩm, công trình tham dự xét tặng giải thưởng.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì chưa phù hợp, các cá nhân, tổ chức có liên quan phản ánh về Hội văn học nghệ thuật tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1926/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1926/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/06/2009
Ngày hiệu lực05/07/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật15 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1926/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hà Giang


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hà Giang
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1926/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang
                Người kýNguyễn Trường Tô
                Ngày ban hành25/06/2009
                Ngày hiệu lực05/07/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật15 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hà Giang

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1926/2009/QĐ-UBND xét tặng giải thưởng văn học nghệ thuật Hà Giang

                        • 25/06/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 05/07/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực