Quyết định 1953/QĐ-UBND

Quyết định 1953/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung toàn văn Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

Số: 1953/QĐ-UBND

Thành phổ Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 4 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 TRÊN DỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Thực hiện Công văn số 2252/BTP-VĐCXDPL ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp về công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1154/TTr-STP-THPL ngày 03 tháng 4 năm 2013 và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Minh Trí

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Công văn số 2252/BTP-VĐCXDPL ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013;

Nhằm đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

I. PHẠM VI, LĨNH VỤC THEO DÕI

1. Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đối vói hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố:

Đánh giá việc thi hành và triển khai thực hiện quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phấm, Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.

2. Lĩnh vực cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép:

Đánh giá việc thi hành và triển khai thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009; Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh dịch vụ xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

II. HÌNH THỨC THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ TIẾN ĐỘ THỤC HIỆN

1. Thực hiện khảo sát thông qua phiếu khảo sát đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm:

a) Lập phiếu khảo sát:

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Đơn vị phối hợp: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Địa bàn thực hiện:

Phiếu khảo sát được thực hiện tại một số quận - huyện trên địa bàn thành phố (đơn vị cụ thể sẽ thông báo sau, sau khi thống nhất giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan phối họp).

c) Đối tượng khảo sát:

Các cơ sở, đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố (địa bàn cụ thể sẽ được thông báo sau khi thống nhất giữa cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp).

d) Thời gian thực hiện: Quý II năm 2013.

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật:

a) Thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật:

Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành do Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của đại diện các Sở - ngành có liên quan đến nội dung, phạm vi kiểm tra thuộc trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố, đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân và đại diện Mặt trận Tổ quốc thành phố.

b) Phạm vi, nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra việc thi hành và triển khai thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo cấp phép theo quy định của Luật Xây dựng năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.

- Kiểm tra việc thi hành và triển khai thực hiện quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố (sau đây gọi tắt là cơ sở) theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm, Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố đối với trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

c) Địa bàn kiểm tra:

Ủy ban nhân dân quận - huyện, các đơn vị cụ thể và/hoặc một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Sở Xây dựng, Sở Y tế và các Sở - ngành liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Quý III năm 2013.

3. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trong từng lĩnh vực:

a) Đơn vị chủ trì thực hiện báo cáo:

- Sở Y tế chủ trì, phối họp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng báo cáo tình hình thi hành và triển khai thực hiện quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố nêu tại Khoản 1 Mục I.

- Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Ban Quản lý Khu đô thị mới (khu Nam, khu Tây Bắc, khu Thủ Thiêm), Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ủy ban nhân dân quận - huyện báo cáo về tình hình thi hành và triển khai thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép nêu tại Khoản 2 Mục I.

b) Đơn vị phối hợp:

Ủy ban nhân dân quận - huyện, các Sở - ngành thành phố phối hợp báo cáo, cung cấp thông tin về tình hinh thi hành pháp luật trên địa bàn, lĩnh vực được giao phụ trách theo yêu cầu của đơn vị chủ trì thực hiện báo cáo nêu tại Điểm a Mục này.

c) Nội dung báo cáo:

- Đối với lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng, quản lý xây dựng theo cấp phép thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 1, 1a (đính kèm).

- Đối với lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2, 2a (đính kèm).

d) Thời gian báo cáo:

- Ủy ban nhân dân quận - huyện, các Sở - ngành (là đơn vị phối hợp) gửi báo cáo cho Sở Xây dựng, Sở Y tế (là đơn vị chủ trì trong từng lĩnh vực) trước ngày 05 tháng 10 năm 2013.

- Sở Xây dựng, Sở Y tế tổng hợp, gửi báo cáo về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 10 năm 2013.

4. Xây dựng Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh:

Sở Tư pháp chủ trì triển khai việc xây dựng dự thảo Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật năm 2013 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các báo cáo về tình hình thi hành pháp luật đối với các lĩnh vực, văn bản quy phạm pháp luật cần theo dõi, đánh giá; thông tin tổng hợp đánh giá từ phiếu khảo sát và kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của Đoàn Kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật, Sở Tư pháp tổng hợp xây dựng dự thảo Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 15 tháng 10 năm 2013.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch và hướng dẫn, đôn đốc các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện phối hợp thực hiện;

b) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; phối hợp với các Sở - ngành liên quan tổ chức xây dựng Kế hoạch làm việc của Đoàn và thông báo cho các đơn vị được kiểm tra trước khi tổ chức kiểm tra.

c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng mẫu phiếu khảo sát và hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện việc khảo sát theo mẫu.

2. Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm:

a) Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể; chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai, đôn đốc việc thực hiện báo cáo về tình hình thi hành pháp luật đối với những nội dung nêu tại Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này nhằm đảm bảo chất lượng, nội dung và thời gian theo yêu cầu.

b) Xây dựng Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật đối với những nội dung thuộc lĩnh vực mình quản lý, đảm bảo đầy đủ về nội dung và gửi về Sở Tư pháp đúng thời gian theo yêu cầu nêu tại Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này.

3. Các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm:

a) Phối hợp cung cấp thông tin, báo cáo, thực hiện khảo sát theo yêu cầu của các đơn vị chủ trì; chuẩn bị báo cáo theo yêu cầu của Đoàn Kiểm tra liên ngành.

b) Ủy ban nhân dân quận - huyện có trách nhiệm triển khai kế hoạch đến các cơ quan chuyên môn có liên quan và Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn để kế hoạch được thực hiện có hiệu quả.

4. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán kinh phí không tự chủ năm 2013 của Sở Tư pháp và giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Tư pháp quyết toán kinh phí theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

NỘI DUNG BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 ĐỐI VỚI LĨNH VỤC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO GIẤY PHÉP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 18 tháng4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. ĐẢNH GIÁ NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ dạo, đôn đốc triển khai thực hiện, thi hành pháp luật trong năm 2013 đối với lĩnh vực cấp phép xây dựng tại địa phương

a) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Số lượng, hình thức văn bản cần được xây dựng, ban hành theo yêu cầu;

- Số lượng, hình thức văn bản được xây dựng ban hành đúng tiến độ;

- Số lượng, hình thức và tên văn bản xây dựng, ban hành chậm tiến độ. Lý do chậm tiến độ.

(Nội dung này được đánh giá căn cứ vào kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

b) Việc ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm các loại văn bản không phải văn bản QPPL - liệt kê số lượng văn bản, hình thức ban hành).

c) Đánh giá tình hình ban hành văn bản:

- Tính kịp thời, đầy đủ của văn bản;

- Tính thống nhất đồng bộ của văn bản;

- Tính khả thi của văn bản.

(Các nội dung đánh giá trong mục này không chỉ đối với văn bản của địa phương mà còn đối với văn bản của Trung ương)

d) Đánh giá về trình tự, thủ tục hành chính

Nêu những thuận lợi, khó khăn.

2. Các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật

a) Công tác phổ biến pháp luật đến đối tượng liên quan, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trong lĩnh vực này;

b) Tình hình tổ chức nhân sự; công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức, nhân sự; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện bão đảm khác.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

3. Tình hình quản lý và kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong năm 2013

a) Hoạt động quản lý

- Số lượng giấy phép xây dựng đã cấp;

- Số lượng công trình xây dựng không thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng (nếu có);

- Số lượng đơn vị đã thực hiện, số lượng đơn vị chưa thực hiện xây dựng theo giấy phép (nếu có);

b) Kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

- Số lượng vụ việc thanh tra đã thực hiện; số lượng các sai phạm được phát hiện qua hoạt động thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra và kết quả xử lý sai phạm;

- Số lượng vụ việc vi phạm phát hiện qua hoạt động kiểm tra;

- Số lượng quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xứ lý vi phạm hành chính khác đã ban hành;

- Số lượng quyết định đã được chấp hành; số lượng quyết định chưa được chấp hành, lý do chủ yếu của việc chưa chấp hành;

- Đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật:

+ Các vi phạm pháp luật có tính chất phổ biến.

+ Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật.

Nêu và đánh giá nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật: do bất cập của quy định pháp luật về nội dung, về trình tự, thủ tục; do nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng thi hành; do công tác tổ chức thi hành pháp luật (điều kiện về nguồn lực đảm bảo; công tác đôn đốc thực hiện, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm...).

c) Đánh giá về tình hình ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

II. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Kiến nghị xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật:

a) Nêu tên văn bản và các nội dung quy định pháp luật cụ thể.

b) Kiến nghị (xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bãi bỏ và lý do cụ thể).

2. Đề xuất, kiến nghị về thủ tục hành chính:

a) Ban hành thủ tục hành chính mới, hoặc

b) Sửa đổi, hủy bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, không cần thiết, gây cản trở, phiền hà, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

3. Kiến nghị về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật./.

(Ghi chú: số liệu báo cáo được thống kê từ ngày 01/10/2012 đến 30/9/2013.

 

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT NĂM 2013 ĐỐI VỚI LĨNH VỤC AN TOÀN VỆ SINH THỤC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1953/OĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. ĐẢNH GIÁ NHỮNG NỘI DUNG CỤ THỂ VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ dạo, đôn đốc triển khai thực hiện, thi hành pháp luật trong năm 2013 trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối vói hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn:

a) Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

- Số lượng, hình thức văn bản cần được xây dựng, ban hành theo yêu cầu;

- Số lượng, hình thức văn bản được xây dựng ban hành đúng tiến độ;

- Số lượng, hình thức và tên văn bản được xây dựng, ban hành chậm tiến độ. Lý do chậm tiến độ.

(Nội dung này được đánh giá căn cứ vào kết quả ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

b) Việc ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm các loại văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật - liệt kê số lượng văn bản, hình thức ban hành).

c) Đánh giá tình hình ban hành văn bản:

- Tính kịp thời, đầy đủ của văn bản;

- Tính thống nhất đồng bộ của văn bản;

Tính khả thi của văn bản.

(Các nội dung đánh giá trong mục này không chỉ đối với văn bản của địa phương mà còn đối với văn bản của Trung ương)

đ) Đánh giá về trình tự, thủ tục hành chính.

Nêu những thuận lợi, khó khăn.

2. Các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật:

a) Kết quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (các nội dung, hình thức phổ biến đã thực hiện, các đối tượng được phổ biến, hiệu quả công tác phổ biến pháp luật); ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân trong lĩnh vực này;

Tình hình tổ chức nhân sự; công tác xây dựng, kiện toàn tổ chức, nhân sự; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ; kinh phí, cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm khác.

Đánh giá thuận lợi, khó khăn.

3. Tình hình quản lý và kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong năm 2013:

Hoạt động quản lý:

- Tổng số cơ sở đang quản lý;

- Số lượng cơ sở đã đăng ký kinh doanh; Ngừng kinh doanh (nếu có);

- Số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm; số lượng cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Kết quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

- Số lượng vụ việc thanh tra đã thực hiện; số lượng các sai phạm được phát hiện qua hoạt động thanh tra; kết quả thực hiện kết luận thanh tra và kết quả xử lý sai phạm.

- Số lượng vụ việc vi phạm phát hiện qua hoạt động kiểm tra;

- Số lượng quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính khác đã ban hành;

- Số lượng quyết định đã được chấp hành; số lượng quyết định chưa được chấp hành, lý do chủ yếu của việc chưa chấp hành.

- Đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật:

+ Các vi phạm pháp luật có tính chất phổ biến;

+ Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật.

Nêu và đánh giá nguyên nhân của tình hinh vi phạm pháp luật: do bất cập của quy định pháp luật về nội dung, về trình tự, thủ tục; do nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng thi hành; do công tác tổ chức thi hành pháp luật (điều kiện về nguồn lực đảm bão; công tác đôn đốc thực hiện, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm...).

c) Đánh giá về tình hình ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

II. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẦM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT

1. Kiến nghị xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật.

a) Nêu tên văn bản và các quy định pháp luật cụ thể.

b) Kiến nghị (xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ bãi bỏ và lý do cụ thể).

2. Đề xuất, kiến nghị về thủ tục hành chính:

a) Ban hành thủ tục hành chính mới, và/hoặc

b) Sửa đổi, hủy bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp, không cần thiết, gây cản trở, phiền hà, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

3. Kiến nghị về các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật./.

(Ghi chú: số liệu báo cáo được thống kê từ ngày 01/10/2012 đến 30/9/2013.

 

Phụ lục la

TỔNG HỢP SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CẤP PHÉP XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1953/OĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Đơn vị

Tình hình ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai

Điều kiện đảm bảo

Quản lý cấp phép

Tình hình kiểm tra, thanh tra phát hiện, xử lý vi phạm

Công tác phổ biến PL

Điều kiện khác

Tổng số đơn vị đã được cấp phép

Công trình xây dựng không thuộc diện cấp phép

Đã thực hiện (nếu có)

Chưa thực hiện (nếu có)

Thanh tra

Kiểm tra

Vi phạm

Kết quả thi hành QĐXPVPHC, QĐ áp dụng các BPHC khác

Phát hiện Vi phạm

Quyết định XP

QĐ áp dụng các biện pháp hành chính khác

Nhắc nhở

Số tiền phạt (1.000 đ)

Đã chấp hành

Chưa chấp hành

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

1. Cấp thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Sở Xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. BQL Khu Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. BQL Khu Đô thị mới Thủ Thiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d. BQL Khu Đô thị Tây Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

đ. BQL Khu chế xuất - Khu công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

e. BQL Khu Công nghệ cao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấp quận - huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Quận - huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(10) = (11) + (12) + (13)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2a

TỐNG HỢP SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ĐỐI VÓI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
(Kèm theo Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phổ)

STT

Đơn vị

Tình hình các văn bản chỉ đạo, triển khai

Điều kiện đảm bảo

Tổng số cơ sở quản lý

Số cơ sở đã đăng ký KD

Số cơ sở được cấp GCNVSATTP

Tình hình kiểm tra, thanh tra phát hiện, xứ lý vi phạm

Số đợt tập huấn, tuyên truyền

Số ngưòi tham dự

Thanh tra

Kiểm tra

Vi phạm

Kết quả thi hành QDXPVPHC:

Phát hiện vi phạm

QĐ xử phạt

Nhc nhở

Số tiền phạt (1.000 đ)

Đã chấp hành

Chưa chấp hành

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

 

1. Cấp thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Sở Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Sở NN & PTNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c. Sở Công Thuơng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cấp quận - huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Quận- huyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Phường - xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

= (10) + (11)

=(13) + (14)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1953/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1953/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/04/2013
Ngày hiệu lực18/04/2013
Ngày công báo01/05/2013
Số công báoSố 19
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1953/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1953/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýLê Minh Trí
                Ngày ban hành18/04/2013
                Ngày hiệu lực18/04/2013
                Ngày công báo01/05/2013
                Số công báoSố 19
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 1953/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi

                  • 18/04/2013

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 01/05/2013

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 18/04/2013

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực