Quyết định 20/2007/QĐ-UBND

Quyết định 20/2007/QĐ-UBND về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình

Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình đã được thay thế bởi Quyết định 214/QĐ-UBND Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực Hòa Bình 2017 và được áp dụng kể từ ngày 16/02/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HOÀ BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2007/QĐ-UBND

Hoà Bình, ngày 05 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Chỉ thị số 14/1998/CT-TTg ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội;

Căn cứ Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;

Căn cứ Công văn số 3083/BVHTT-VHTTCS ngày 28/7/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc triển khai và đẩy mạnh thực hiện Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá-Thông tin tại Tờ trình số 168/TTr-SVHTT ngày 03/8/2007 và Báo cáo thẩm định số 812/BC-STP ngày 27/7/2007 của Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Những văn bản khác trái với Quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành ./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ VH,TT&DL;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, phó VP/UB;
- Lưu VT, VX (80b).

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Văn Tỉnh

 

QUY ĐỊNH

THỰC HIỆN NẾP SỐNG VĂN MINH TRONG VIỆC CƯỚI, VIỆC TANG VÀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 05/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Quy định này quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hoà Bình;

2. Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, công ty Nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (quân đội nhân dân và công an nhân dân) phải gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện Quy định này;

3. Mọi gia đình, công dân đều có trách nhiệm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Điều 2. Tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội phải đảm bảo:

1. Không trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc; không được thực hiện các hoạt động mê tín, dị đoan (xem tướng số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa…).

2. Không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không lợi dụng để truyền đạo trái phép và các hoạt động chia rẽ đoàn kết dân tộc;

3. Không làm cản trở giao thông và các hoạt động nơi công cộng;

4. Không tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức;

5. Giữ gìn yên tĩnh, hạn chế gây tiếng ồn vào ban đêm;

6. Không lợi dụng việc cưới, việc tang để nhận quà biếu nhằm trục lợi cá nhân; sử dụng công quỹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức để làm quà mừng cưới, phúng viếng đám tang phục vụ cho mục đích cá nhân.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. Việc cưới

Điều 3. Việc cưới, phải thực hiện đúng quy định sau:

1. Việc cưới cần tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và các yêu cầu của Quy định này;

2. Lễ đăng ký kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn phải thực hiện theo đúng nghi thức do pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định;

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân đăng ký kết hôn đúng thủ tục hành chính mà Nhà nước quy định;

3. Các thủ tục có tính phong tục, tập quán như: dạm ngõ; lễ hỏi; xin dâu cần được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, từng địa phương;

4. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể phải trang trọng, lịch sự, không cầu kỳ, khuyến khích cô dâu, chú rể mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình;

5. Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu và nghiêm túc chấp hành quy định chung; không lấy công quỹ làm quà mừng, tặng cưới, không đi dự tiệc cưới trong giờ làm việc.

Điều 4. Khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc cưới:

1. Báo hỷ thay cho mời dự lễ cưới, tiệc cưới;

2. Tổ chức tiệc trà thay cho tổ chức tiệc mặn tại gia đình, nếu tổ chức tiệc mặn cần tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh từng gia đình, không kéo dài nhiều ngày và phải đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, không phô trương, hình thức, lợi dụng mời khách tràn lan để thu tiền mừng nhằm mục đích vụ lợi;

3. Cơ quan, tổ chức hoặc đoàn thể xã hội đứng ra tổ chức lễ cưới;

4. Đặt hoa ở đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sĩ hoặc trồng cây lưu niệm ở địa điểm sinh hoạt cộng đồng tại địa phương trong ngày cưới;

5. Đối với cán bộ, công chức hoặc gia đình cán bộ, công chức khi tổ chức tiệc ăn nên hạn chế (dưới 50 mâm cỗ).

Điều 5: Tổ chức cưới và đưa đón dâu phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự xã hội.

II. Việc tang

Điều 6.

1. Khi có người qua đời, tổ dân phố, thôn, xóm nơi cư trú thành lập Ban tang lễ giúp gia đình tang chủ. Ban tang lễ gồm trưởng xóm (trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố), các thành viên đại diện cơ quan, đoàn thể…

2. Ban tang lễ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ tang chủ tổ chức chu đáo việc tang trên tinh thần: trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm tương trợ, đoàn kết cộng đồng, phù hơp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh gia đình và phải được quy định trong quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố;

3. Gia đình tang chủ có trách nhiệm làm thủ tục khai tử tại UBND xã, phường, thị trấn. Nếu người qua đời không xác định được danh tính và nơi cư trú, không có gia đình hoặc không có người thân đứng ra lo liệu thì chính quyền địa phương nơi đó chịu trách nhiệm làm các thủ tục và tổ chức an táng cho chu đáo;

4. Đám tang không dùng hệ thống âm thanh quá lớn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh. Không được sử dụng hệ thống âm thanh tang lễ sau 22 giờ đêm và trước 05 giờ sang;

5. Không nên phúng viếng các lễ bằng thực phẩm (cả chín và sống), hạn chế phúng viếng nhiều vòng hoa, câu đối, trướng, gây lãng phí, mất vệ sinh chung;

Nếu đám tang đông con cháu hoặc bạn bè thân thích, Ban tang lễ nên chuẩn bị một số vòng hoa, để luân phiên cho các đoàn vào viếng (các đoàn vào viếng chuẩn bị băng chữ để gắn vào vòng hoa) cử người đại diện thắp hương và phúng viếng;

6. Các tuần tiết trong việc tang như lễ cúng giỗ; (3 ngày, 10 ngày, 1 tháng, 49 ngày, 100 ngày) tổ chức trong nội bộ gia đình, họ tộc;

7. Việc quàn, khâm liệm, chôn cất, hoả táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt phải thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và hướng dẫn của cán bộ y tế địa phương;

- Không để người chết trong nhà quá 36 giờ (trường hợp chết do bệnh truyền nhiễm phải chôn cất trong vòng 24 giờ sau khi chết);

- Khi đưa tang phải tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông và trật tự nơi công cộng, hạn chế tối đa việc thả tiền, vàng mã ra đường gây mất vệ sinh môi trường, mất an toàn giao thông.

Điều 7. Tang phục; cờ tang và treo cờ tang theo phong tục truyền thống của từng vùng, dân tộc, tôn giáo.

Điều 8. Việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần, ban hành kèm theo Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ:

1. Ban tổ chức lễ tang gồm đại diện một số thành viên trong cơ quan hoặc chính quyền địa phương đang trực tiếp quản lý người từ trần, số lượng Ban lễ tang tuỳ theo tình hình thực tế từng đám tang;

2. Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ địa phương hoặc gia đình;

3. An táng tại nghĩa trang đã được quy định của địa phương và phải tuân thủ các quy định của Ban quản trang, khuyến khích hình thức hoả táng hoặc điện táng theo nguyện vọng của gia đình.

Điều 9. Chính quyền địa phương các cấp phải có quy hoạch, kế hoạch và đầu tư kinh phí, từng bước xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thành công trình văn hoá tưởng niệm của địa phương.

Điều 10. Việc chôn, cải táng, xây mộ phải nằm trong quy hoạch và các quy định của Ban quản lý nghĩa trang, nghĩa địa. Không xây mồ mả quá đồ sộ gây tốn kém về tiền của và quỹ đất của nghĩa trang.

III. Lễ hội

Điều 11. Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành và các Quy chế bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể và Bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh của tỉnh Hoà Bình.

1. Trước khi tổ chức lễ hội phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép: đối với lễ hội cấp làng, xã nên một năm tổ chức một lần, lễ hội cấp huyện hai năm một lần, lễ hội cấp tỉnh từ 3 năm đến 5 năm một lần, tuỳ theo tính chất, nội dung của lễ hội mà định thời điểm và thời gian; phải chú ý đến hiệu quả của các lễ hội, gắn việc tổ chức lễ hội với phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Cần khuyến khích xã hội hoá tổ chức hoạt động lễ hội.

2. Việc tổ chức lễ hội cần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của nhân dân, tôn vinh bản sắc dân tộc và cộng đồng, tránh tình trạng phô trương, lãng phí trong việc tổ chức lễ hội;

3. Phải có những hoạt động nhằm giới thiệu nội dung di tích, thân thế và sự nghiệp người được lập thờ. Nếu người được thờ là anh hùng dân tộc hoặc danh nhân văn hoá thì nên tổ chức phòng trưng bày truyền thống và tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể theo hướng dẫn của Sở Văn hoá- Thông tin;

4. Cần khai thác những trò diễn, trò chơi dân gian, tục lệ tốt đẹp được truyền từ lâu đời, phù hợp với truyền thống dân tộc trong lễ hội;

5. Tuỳ theo các lễ hội mà tổ chức các hình thức sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao, chiếu phim, vui chơi giải trí lành mạnh.

Điều 12. Chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm tại các di tích, danh lam thắng cảnh; lừa đảo trộm cắp tài sản của du khách; thương mại hoá các hoạt động lễ hội, hoạt động mê tín dị đoan và phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực diễn ra lễ hội.

Điều 13. Tổ chức lễ đón nhận huân chương, danh hiệu cao quý và các ngày lễ kỷ niệm, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức phải thực hiện đúng Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỷ nịêm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Kết hợp lễ đón Huân chương, danh hiệu cao quý vào các lễ kỷ niệm, Đại hội…

- Không tặng hoa cho các đơn vị tổ chức lễ kỷ niệm…

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm:

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật;

2. Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy định này có hành vi vi phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái Quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Tổ chức thực hiện:

1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm phổ biến, giáo dục, động viên và quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của mình thực hiện Quy định này.

2. Căn cứ các nội dung trong Quy định này, UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các xã, phường, thị trấn cụ thể hoá thành các quy ước, hương ước cho phù hợp với tình hình thực tế phong tục, tập quán, văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi địa phương; nhưng phải đảm bảo đúng pháp luật và không trái với nội dung của Quy định này.

Điều 16. Uỷ ban nhân dân các cấp phối hơp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục các tầng lớp nhân dân nhận thức đúng và tự giác thực hiện quy ước xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá….

Việc thực hiện các quy định về việc cưới, việc tang, lễ hội được coi là nội dung thi đua để xét khen thưởng hàng năm; đánh giá công nhận gia đình văn hoá, làng văn hoá và là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... trong việc đề bạt, nâng lương.

Điều 17. Giao Sở Văn hoá- Thông tin chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" của tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện và nhân các điển hình tiên tiến; tổ chức giám sát việc ban hành các quy ước, hương ước cụ thể ở địa phương;

1. Các cơ quan thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Hoà Bình, Báo Văn nghệ Hoà Bình thường xuyên tổ chức việc tuyên truyền sâu rộng Quy định trong nhân dân, tổ chức các chuyên mục trao đổi, giới thiệu các điển hình cá nhân, tập thể tiên tiến, đồng thời phê phán những mặt còn hạn chế trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch phát huy các nguồn lực (Nhà nước và nhân dân cùng làm) để xây dựng nhà văn hoá, nhà tang lễ, nghĩa trang nhân dân, mua sắm các trang, thiết bị phục vụ tốt cho việc cưới, việc tang và lễ hội của nhân dân ở địa phương.

Điều 18. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các địa phương kịp thời báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu20/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/10/2007
Ngày hiệu lực15/10/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/02/2017
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu20/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hòa Bình
                Người kýBùi Văn Tỉnh
                Ngày ban hành05/10/2007
                Ngày hiệu lực15/10/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/02/2017
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 20/2007/QĐ-UBND Quy định thực hiện nếp sống văn minh tỉnh Hoà Bình