Quyết định 2067/QĐ-TTg

Quyết định 2067/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 2067/QĐ-TTg 2021 lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2067/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “KIỂM KÊ, QUAN TRẮC, LẬP BÁO CÁO VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA DẠNG SINH HỌC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 10 tháng 12 năm 2018;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung:

Thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia nhằm đánh giá hiện trạng, giá trị, din biến đa dạng sinh học phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ theo yêu cầu chuyển đổi số, tăng cường hiệu quả quản lý đa dạng sinh học của các bộ, ngành, địa phương và hoạt động phát triển kinh tế, xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2022 - 2025:

- 100% các khu bảo tồn có danh hiệu quốc tế thực hiện chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc;

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị và năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học được củng cố. Hệ thống quan trắc đa dạng sinh học tại các khu vực ưu tiên được xây dựng và vận hành phù hợp với quy hoạch;

- Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia được xây dựng, cơ bản hoàn thiện, vận hành trên cơ sở nền tảng quản trị, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ và khai thác sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường. Cung cấp, chia sẻ, cập nhật và phát triển thông tin, dliệu, dliệu mở về đa dạng sinh học cho cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân và liên thông với quốc tế thông qua các kênh thông tin hiện đại, trực tuyến. Tạo lập môi trường, điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia điều tra, kiểm kê, quan trắc, thu nhận, triển khai xây dựng hạ tầng dữ liệu s, cung cấp dịch vụ số về đa dạng sinh học.

b) Giai đoạn 2025 - 2030:

- 100% các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thực hiện chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc;

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị và năng lực đội ngũ cán bộ được tăng cường, đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học. Hệ thống quan trắc đa dạng sinh học được thiết lập đồng bộ, phù hợp với quy hoạch;

- Kiến trúc dữ liệu và chức năng của cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia được nâng cấp, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu thông tin, báo cáo, hoạch định chính sách quản lý, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; kết nối, chia sẻ, cập nhật cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học theo quy định; tổ chức khai thác, cung cấp thông tin, dữ liệu từ kết quả điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế xã hội;

- Cơ chế, điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kim kê, quan trc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học được xây dựng và áp dụng thí điểm.

c) Giai đoạn sau 2030:

- Chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu vực ưu tiên được triển khai thực hiện trên toàn quốc;

- Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật thực hiện kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học được hoàn thiện nâng cấp; 100% đội ngũ cán bộ thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học được tăng cường năng lực. Hệ thống quan trắc đa dạng sinh học được vận hành hiệu quả;

- Tiếp tục phát triển, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học theo mức độ tăng trưng, phát triển của yêu cầu quản lý nhà nước, tiến bộ khoa học công nghệ về khoa học dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hiệu quả khai thác, ứng dụng. Dữ liệu về thiên nhiên, đa dạng sinh học sẽ góp phần phát triển kinh tế số, xã hội s; huy động được sự tham gia của khu vực tư nhân, cộng đồng vào các hoạt động phục vụ số hóa quản lý thiên nhiên và đa dạng sinh học; tạo dựng nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các nhà đầu tư khi tiến hành lập dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

II. PHẠM VI, ĐI TƯỢNG CỦA Đ ÁN

1. Phạm vi: Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tập trung vào các khu vực ưu tiên là đối tượng của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao;

2. Đối tượng: Việc điều tra, kiểm kê, quan trắc nhm theo dõi, đánh giá, giám sát hiện trạng và biến động đa dạng sinh học được thực hiện cho các đối tượng là các hệ sinh thái (bao gồm: trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển) và loài (bao gồm: loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài đặc hữu, loài bị đe dọa).

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng Chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc

- Nghiên cứu, đánh giá cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn, yêu cầu của các Điều ước quốc tế, kinh nghiệm quốc tế và đánh giá điều kiện thực tiễn trong nước về kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học;

- Xác định các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc đối với các hệ sinh thái: trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển;

- Xác định các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc đối với loài về danh mục loài, số lượng quần thể, cá thể các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài đặc hữu và loài bị đe dọa;

- Xây dựng Chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học theo bộ chỉ tiêu, chỉ thị phù hợp lộ trình đặt ra;

- Xác định các chỉ tiêu đa dạng sinh học trong hệ thống các chỉ tiêu thống kê, chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường và bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của địa phương; chỉ tiêu về thiên nhiên, đa dạng sinh học lồng ghép trong các dự án nhằm phát triển các giải pháp, biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy thế mạnh của thiên nhiên, đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội;

- Xây dựng quy định kỹ thuật và tổ chức thực hiện quan trắc đa dạng sinh học phù hợp với quy hoạch.

2. Thí điểm các phương pháp, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kiểm kê, quan trc đa dạng sinh học; hoàn thiện, phát triển bộ chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc

- Xây dựng, thí điểm, hoàn thiện các phương pháp, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kim kê, quan trc đa dạng sinh học đối với các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc cơ bản được nêu tại Phụ lục II của Quyết định;

- Xác định, lựa chọn các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc đặc thù cho đối tượng, địa bàn, mục tiêu quản lý cụ thể và các phương pháp, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật để triển khai thực hiện kiểm kê, quan trắc;

- Xác định các tiêu chí và lựa chọn các khu vực để thực hiện thí điểm; xây dựng chương trình kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học và thực hiện thí điểm tại hiện trường.

3. Hoàn thiện hành lang pháp lý; phương pháp, quy trình, hướng dẫn kthuật, định mức kinh tế - kthuật điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dliệu đa dạng sinh học quốc gia

- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các nội dung quy định về điều tra, kiểm kê, quan trắc, thống kê đa dạng sinh học trong các hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tin của Việt Nam; trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, chỉ tiêu, chỉ thị kiểm kê, quan trắc, thống kê đa dạng sinh học;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách kinh tế hóa nguồn dữ liệu về thiên nhiên, đa dạng sinh học, tạo dựng nguồn thông tin chính thống, kịp thời cho các nhà đầu tư khi tiến hành lập dự án nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí của nhà đầu tư, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước; nghiên cứu, thí điểm huy động sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động phục vụ cho việc shóa trong hoạt động quản lý thiên nhiên và đa dạng sinh học;

- Xây dựng quy định về phương pháp, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kim kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học;

- Xây dựng quy định, hướng dẫn về lồng ghép thực hiện các ch tiêu nhằm tăng cường các giải pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy thế mạnh thiên nhiên, đa dạng sinh học trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia ngành, địa phương và các dự án phát triển;

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật về thiết lập, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cấp tỉnh, khu bảo tồn; quy định về thu nhận, tạo lập, quản lý, vận hành, khai thác, công bố, chia sẻ thông tin, dữ liệu đa dạng sinh học áp dụng với các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân liên quan;

- Xây dựng các quy định, hướng dẫn về nguồn lực cho công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ở trung ương và địa phương; cơ chế, điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và vận hành cơ sở dliệu đa dạng sinh học.

4. Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu, lập báo cáo đa dạng sinh học thống nhất từ trung ương tới địa phương

- Xây dựng, hoàn thiện, vận hành và khai thác hệ thống cơ sở dliệu đa dạng sinh học quốc gia bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên và môi trường và các quy định về kết nối, liên thông dữ liệu, liên thông với các cơ sở dliệu quốc tế liên quan; nâng cấp kiến trúc dliệu, các chức năng của hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia, đáp ứng nhu cầu quản lý, khai thác dữ liệu; phát triển hệ thống phần mềm quản trị dliệu và hệ thống phần mềm ứng dụng; xây dựng cơ sở dữ liệu trên nền tảng di động, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin;

- Cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cấp tỉnh và khu bảo tồn được xây dựng tuân thủ quy định của cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia, đảm bảo tính thống nhất và kết nối, liên thông từ trung ương đến địa phương. Thiết lập nền tảng tích hợp và các dịch vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu đa dạng sinh học với các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở nâng cấp nền tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng bộ với nền tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu quốc gia;

- Cập nhật thông tin, dữ liệu điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học; tạo lập, vận hành Trang thông tin quốc gia về thiên nhiên và đa dạng sinh học Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ, phục vụ đa mục tiêu, trong đó có mục tiêu quảng bá hình ảnh thiên nhiên đất nước cho toàn thế giới;

- Báo cáo đa dạng sinh học được xây dựng theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, sử dụng các thông tin chính thống từ kết quả điều tra, kim kê, quan trắc, thống kê đa dạng sinh học, cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và các nguồn thông tin khác.

5. Tăng cường năng lực, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực

- Tchức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực về kỹ thuật điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo đa dạng sinh học, xây dựng, vận hành, quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cho đội ngũ cán bộ, nhân sự tham gia công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và các đối tượng liên quan khác tại trung ương, địa phương;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện trường, công cụ, công nghệ phục vụ hoạt động điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học; ưu tiên hệ thống thông tin địa lý, các bản đồ và ảnh viễn thám, thiết bị bẫy ảnh, bẫy âm thanh, thiết bị định vị vệ tinh... và các giải pháp công nghệ mới trong thu nhận, truyền dẫn, xử lý dữ liệu thông minh phục vụ xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học như: Internet vạn vật, thị giác máy tính, xử lý ảnh, dữ liệu lớn, điện toán đám mây...;

- Đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng thí nghiệm, các trung tâm, các viện nghiên cứu, các trường đại học; hình thành trung tâm triển lãm, trưng bày về thiên nhiên, đa dạng sinh học quốc gia, góp phần củng cố chủ quyền quốc gia, đồng thời phục vụ đa mục tiêu về bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, thu hút khách du lịch và hoạt động nghiên cứu khoa học;

- Đẩy mạnh, ưu tiên xây dựng, thực hiện chương trình, dự án nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực, kinh nghiệm cho công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học. Tăng cường vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

6. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và cập nhật thông tin, dữ liệu

- Triển khai kiểm kê, quan trắc theo các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc cơ bản tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này;

- Tổ chức triển khai các chương trình, dự án điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học theo lộ trình; lập báo cáo đa dạng sinh học và cập nhật thông tin, dữ liệu kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

(Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thực hiện Đề án cụ thể tại Phụ lục I của Quyết định).

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Ngân sách nhà nước được btrí theo quy định pháp luật để bảo đảm thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong Đề án thuộc trách nhiệm của nhà nước. Ngân sách trung ương bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ có liên quan; ngân sách địa phương btrí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan;

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan, đơn vị để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định;

3. Tạo điều kiện và huy động kinh phí từ nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tăng cường các nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đng thời, có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đhuy động, thu hút đầu tư có hiệu quả cho công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

V. T CHỨC THỰC HIỆN Đ ÁN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ trì, điều phối thực hiện Đề án, có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện Đề án; nghiên cứu, đánh giá, thí điểm và ban hành theo thẩm quyền chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trc đa dạng sinh học có tính đặc thù cho đối tượng, địa bàn, mục tiêu quản lý cụ thể;

- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ tại Đề án này để giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương, đồng thời hướng dẫn, tổng hợp, đề xuất nguồn lực để thực hiện theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc thẩm quyền; hàng năm cập nhật cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Thực hiện lồng ghép nội dung điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ liên quan trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; cung cấp, chuyển giao, chia sẻ thông tin dữ liệu nông, lâm, ngư nghiệp theo các chỉ tiêu kiểm kê, chỉ thị quan trắc đa dạng sinh học có liên quan.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Đặt hàng các nghiên cứu khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng đim hỗ trợ công tác điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học;

- Kết nối thông tin, sliệu cơ sở dữ liệu qugen quốc gia thuộc Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Tham mưu, tổng hợp, đề xuất bố trí vốn đầu tư cho các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đthực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Đề án.

5. Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổng hợp chung, cân đối, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí chi thường xuyên, đặc biệt là nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và theo phân cấp ngân sách nhà nước.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông:

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương liên quan đảm bảo kết nối, vận hành liên thông theo yêu cầu của Chính phủ điện tử; cung cấp dữ liệu đa dạng sinh học qua Cổng dữ liệu quốc gia cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, khai thác.

7. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

Thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ điều tra, kiểm kê, quan trắc và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ của cơ quan; kết nối thông tin, dữ liệu liên quan với cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Căn cứ nội dung Đề án và điều kiện thực tế của địa phương, chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai Đề án và tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, hiệu quả;

- Trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao cho địa phương từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; sử dụng các nguồn lực do trung ương cấp và các nguồn lực khác để thực hiện Đề án;

- Lồng ghép thực hiện các nội dung của Đề án với các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án liên quan trên địa bàn và trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học thuộc địa bàn quản lý; xây dựng báo cáo đa dạng sinh học cấp tỉnh; xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học cấp tỉnh và kết nối, tích hợp vi cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng T
ng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
-
y ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NN, CN, QHĐP, QHQT;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên các chương trình, dự án ưu tiên

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp, thực hiện

1

Dự án thí điểm hoàn thiện các phương pháp, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học, xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

2022 - 2025

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Các Trường đại học; Viện nghiên cứu liên quan; Các Ban quản lý Khu bảo tồn; tổ chức được giao quản lý các khu vực thuộc đối tượng thực hiện.

2

Chương trình điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên có danh hiệu quốc tế trên phạm vi toàn quốc.

2022 - 2025

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Các Trường đại học; Viện nghiên cứu liên quan; Các Ban quản lý Khu bảo tồn.

3

Chương trình điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn quốc.

2025 - 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Các Trường đại học; Viện nghiên cứu liên quan; Các Ban qun lý Khu bảo tồn; tổ chức được giao quản lý các khu vực thuộc đối tượng thực hiện.

4

Chương trình điều tra, kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học tại các hành lang đa dạng sinh học, khu vực đa dạng sinh học cao.

Sau 2030

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Các Trường đại học; Viện nghiên cứu liên quan; tổ chức được giao quản lý các khu vực thuộc đối tượng thực hiện.

5

Dự án chuyển đổi số, tăng cường năng lực; hạ tầng kthuật, trang thiết bị, công cụ thực hiện điều tra, kiểm kê, quan trắc, lập báo cáo và xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học.

2022 - 2030

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Bộ Tài chính; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Các Ban quản lý Khu bảo tồn; tổ chức được giao quản lý các khu vực thuộc đối tượng thực hiện.

 

PHỤ LỤC II

CÁC CHỈ TIÊU KIM KÊ, CHỈ THỊ QUAN TRC ĐA DẠNG SINH HỌC CƠ BẢN
(Kèm theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

- Giai đoạn 1: Năm 2022 - 2025;

- Giai đoạn 2: Năm 2025 - 2030;

- Giai đoạn 3: Sau năm 2030.

TT

Tên Chỉ tiêu/Chỉ thị

Hoạt động

Phạm vi thực hiện

Lộ trình thực hiện

I

SỐ LƯỢNG, DIỆN TÍCH CÁC ĐI TƯỢNG CỦA QUY HOẠCH BẢO TN ĐA DẠNG SINH HỌC

1

Tổng số lượng Khu bảo tồn

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

2

Tổng diện tích đất Khu bảo tồn (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

3

Diện tích của từng Khu bảo tồn (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

4

Diện tích các phân khu của Khu bảo tồn (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

5

Tổng số lượng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

6

Tổng diện tích đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

7

Diện tích của từng cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

8

Tổng số lượng hành lang đa dạng sinh học

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

9

Tổng diện tích hành lang đa dạng sinh học (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

10

Diện tích của từng hành lang đa dng sinh hc (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 1

11

Tổng số lượng khu vực đa dạng sinh học cao

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 2

12

Tổng diện tích khu vực đa dng sinh học cao (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 2

13

Diện tích của từng khu vực đa dạng sinh học cao (ha)

Kiểm kê

Toàn quốc

Giai đoạn 2

II

HỆ SINH THÁI

 

 

 

14

Diện tích rừng tự nhiên (ha)

Kiểm kê

Khu bo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

15

Diện tích rừng (ha)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

16

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

17

Diện tích rừng ngập mặn (ha)

Kiểm kê

Khu bo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

18

Diện tích đất ngập nước (ha)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

19

Diện tích đất ngập nước ven biển (ha)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

20

Diện tích rạn san hô (ha)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

21

Độ phủ san hô sống (%)

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

22

Diện tích thảm cbiển (ha)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

23

Độ phủ thảm cỏ biển (%)

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 1: Đối với các khu có danh hiệu quốc tế

Giai đoạn 2: Toàn bộ các khu bảo tồn thiên nhiên

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

III

LOÀI

 

 

 

24

Danh mục loài trong Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Kiểm kê

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Giai đoạn 2

25

Sổ lượng cá thể các loài trong Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Kiểm kê

Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học

Giai đoạn 2

26

Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

27

Số lượng quần thể của mỗi loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

28

Số lượng cá thể các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

29

Danh mục các loài đặc hữu

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

30

Số lượng quần thể các loài đặc hữu

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

31

Số lượng cá thể các loài đặc hữu

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học,

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

32

Danh mục các loài bị đe dọa theo Sách đỏ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

33

Số lượng quần thể các loài bị đe dọa theo Sách đỏ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

34

Số lượng cá thể các loài bị đe dọa theo Sách đỏ

Kiểm kê

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học,

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

35

Tần suất và địa điểm bắt gặp/xuất hiện các loài động vật (thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ)

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

36

Số lượng loài mới được phát hiện

Quan trắc

Khu bảo tồn

Giai đoạn 2

Hành lang đa dạng sinh học,

Khu vực đa dạng sinh học cao

Giai đoạn 3

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2067/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2067/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/12/2021
Ngày hiệu lực08/12/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2067/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 2067/QĐ-TTg 2021 lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2067/QĐ-TTg 2021 lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2067/QĐ-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýLê Văn Thành
                Ngày ban hành08/12/2021
                Ngày hiệu lực08/12/2021
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2067/QĐ-TTg 2021 lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2067/QĐ-TTg 2021 lập báo cáo và xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia

                      • 08/12/2021

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/12/2021

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực