Quyết định 2084/QĐ-UBND

Nội dung toàn văn Quyết định 2084/QĐ-UBND quy chế ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2084/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 30 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH LÂM ĐỒNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tchức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Tiếp theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 và Quyết định số 1945/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thành lập, điều chỉnh, bổ sung Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT;
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn;

- TT
TU, TT HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu: VT, NN.

CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2084/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (viết tắt là PCTT và TKCN).

Điều 2. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành kiểm tra, đôn đốc công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả lụt, bão, các loại thiên tai và tổ chức phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi toàn tỉnh.

Điều 3. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có con dấu riêng, được cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước và mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định tại Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ.

Điều 4. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được thành lập và kiện toàn theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đảm nhận nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm và được sử dụng cán bộ, công chức, bộ máy, vật tư trang thiết bị của đơn vị mình để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH

Điều 5. Cơ cấu tổ chức

1. Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban.

2. Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Phó Trưởng ban Thường trực.

3. Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban, phụ trách công tác Phòng chống thiên tai.

4. Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó Trưởng ban, phụ trách công tác Tìm kiếm cứu nạn.

5. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được kiện toàn theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh tùy theo tình hình thực tế tại địa phương (năm 2015, gồm các thành viên được quy định tại Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 1945/QĐ-UBND ngày 10/9/2015).

Điều 6. Cơ quan thường trực

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện nhiệm vụ tại Điều 7 của Quy chế này. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đặt tại Chi cục Thủy lợi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

- Địa chỉ Văn phòng thường trực: Tầng 4 thuộc Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt.

- Điện thoại: 063.3822451; Fax: 063.3836485.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh là cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn, có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về công tác tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Địa chỉ: số 01 Thông Thiên Học, phường 2, thành phố Đà Lạt.

- Điện thoại: 063.3821330; Fax: 063.3821943.

Điều 7. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai; trực tiếp chỉ huy các hoạt động ứng phó thiên tai, TKCN khi có tình huống xảy ra và kiểm tra, đôn đốc các địa phương, sở, ngành, đơn vị trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN.

3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác PCTT và TKCN theo quy định. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, phân tích rút kinh nghiệm công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, TKCN hàng năm; trên cơ sở đó rà soát lại nhiệm vụ, phương án và kế hoạch PCTT và TKCN trên phạm vi toàn tỉnh, đảm bảo sát với thực tế và diễn biến của từng loại thiên tai.

4. Tham mưu, đề xuất các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh xem xét khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai và TKCN.

5. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Điều 8. Quyền hạn của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1. Quyết định điều động nhân lực, phương tiện, vật tư của các tổ chức, cá nhân để chi viện, ứng cứu kịp thời các tình huống khn cấp do thiên tai gây ra trên địa bàn.

2. Yêu cầu cơ quan dự báo khí tượng thủy văn địa phương cung cấp kịp thời các thông tin dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác PCTT và TKCN.

3. Yêu cầu sở, ngành, đơn vị trong tỉnh xây dựng phương án phòng, chống thiên tai; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc xây dựng và phê duyệt phương án PCTT hàng năm.

4. Tham gia thẩm định, góp ý các dự án, đề án có liên quan đến công tác PCTT và TKCN trên địa bàn tnh.

5. Quyết định các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương; yêu cầu các cấp, các ngành triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền về mức độ thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ.

6. Được sử dụng các nguồn kinh phí cấp cho hoạt động PCTT, TKCN và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định pháp luật.

Chương III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH

Điều 9. Trưởng ban

1. Phụ trách chung.

2. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các tình huống khẩn cấp về thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và đôn đốc, kiểm tra thực hiện.

4. Chủ trì các cuộc họp thường kỳ và bất thường của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác PCTT và TKCN hàng năm.

5. Chủ tài khoản kinh phí PCTT và TKCN tỉnh; quyết định mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai theo các quy định của cơ quan thẩm quyền.

6. Quyết định, chỉ đạo việc vận hành các hồ thủy điện Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5,... theo quy định tại Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 20/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 10. Các Phó Trưởng ban

1. Phó Trưởng ban thường trực: làm Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của công tác PCTT và công tác cứu hộ, cứu nạn. Thực hiện nhiệm vụ của Trưởng ban khi Trưởng ban đi vắng; chỉ đạo công việc chung khi Trưởng ban ủy quyền.

2. Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai:

a) Giúp Trưởng ban giải quyết công việc phát sinh hàng ngày về công tác phòng, chống thiên tai;

b) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực và tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ngành và địa phương thực hiện các phương án, kế hoạch PCTT.

c) Trực tiếp phụ trách và chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh. Xây dựng kế hoạch PCTT; theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai và biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai.

d) Trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch kinh phí PCTT và TKCN hàng năm; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trong việc bố trí vốn cho các dự án nâng cấp, sửa chữa đầu tư xây dựng các công trình phục vụ PCTT và TKCN, dự phòng nguồn ngân sách để hỗ trợ các ngành, địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

đ) Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ PCTT và TKCN khi có thiên tai xảy ra.

3. Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn:

a) Giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, TKCN và khắc phục hậu quả thiên tai.

b) Phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng để theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, áp thấp nhiệt đới, lụt, bão, nguy cơ thiên tai có thể xảy ra để tham mưu phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả cao nhất.

c) Khi có tình huống sự cố thiên tai, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo gửi UBND tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về tình hình thiên tai và kết quả tổ chức thực hiện nhiệm vụ TKCN.

d) Tham mưu, đề xuất trình UBND tỉnh quyết định việc mua sắm các phương tiện, vật tư, trang thiết bị cần thiết phục vụ có hiệu quả công tác TKCN, cứu hộ.

đ) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh; Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt phương án, kế hoạch bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết; tổ chức diễn tập, sẵn sàng hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng TKCN của các ngành, địa phương, tham gia ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn thiên tai. Chỉ đạo thực hiện việc ứng cứu, xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp và khắc phục hậu quả về lũ, bão, sự cố, tai nạn, thiên tai.

Điều 12. Các Ủy viên

1. Ủy viên thường trực phụ trách công tác phòng, chống thiên tai:

a) Giúp Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ PCTT.

b) Thay mặt Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai giải quyết công việc theo lĩnh vực phụ trách khi Phó Trưởng ban đi vắng.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban và Phó Trưởng ban giao.

2. Ủy viên thường trực phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn:

a) Giúp Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn thực hiện nhiệm vụ tham gia ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn thiên tai. Trường hợp sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý thì phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh và Phó Trưởng ban phụ trách công tác tìm kiếm cứu nạn.

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban và Phó Trưởng ban giao.

3. Các Ủy viên khác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực và kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống, ứng phó lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phối hợp xử lý kịp thời các tình huống khẩn cấp về lụt, bão, thiên tai tại cơ quan, đơn vị và các địa phương được phân công phụ trách.

Điều 13. Chánh Văn phòng

1. Chánh Văn phòng là Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể:

a) Làm nhiệm vụ phụ trách Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, giúp Trưởng ban giải quyết các công việc thường xuyên, đột xuất theo ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban.

b) Là chủ tài khoản kinh phí hoạt động của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.

c) Tổ chức việc tiếp nhận thông tin, chuẩn bị nội dung, báo cáo tại các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

d) Giúp Trưởng ban đôn đốc các Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương, sở, ngành, đơn vị trong tỉnh xây dựng, trình duyệt và triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch đối phó với các tình huống trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

đ) Tham mưu cho Trưởng ban các quyết định, chỉ đạo việc vận hành các hồ thủy điện Đơn Dương, Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5,... theo quy định tại Quyết định 1892/QĐ-TTg ngày 20/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

e) Thừa lệnh Trưởng ban ban hành một số văn bản, như: Thông báo tình hình thiên tai, ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban, giấy triệu tập hội nghị, giấy mời họp, một số báo cáo thuộc lĩnh vực PCTT và TKCN ở địa phương.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, PHỐI HỢP VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 14. Cơ chế phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1. Khi có nhiều thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng tham gia ứng phó tình huống lụt, bão, thiên tai trên cùng một địa bàn, Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền là người chỉ huy ứng phó.

2. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có trách nhiệm thông tin và phối hợp, hỗ trợ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều 15. Chế độ làm việc của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh họp thường kỳ 02 lần/năm. Trong trường hợp khẩn cấp có thể họp bất thường do Trưởng ban quyết định triệu tập.

2. Chương trình, nội dung và tài liệu phục vụ các kỳ họp do Văn phòng Thường trực, các cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phối hợp chuẩn bị.

3. Giữa các kỳ họp, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh triển khai, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả lụt, bão, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Điều 16. Chế độ trực ban

1. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trực ban và triển khai công tác trực ban 24/24 giờ tại đơn vị mình khi có lũ, lụt, bão, áp thp nhiệt đới, và các thiên tai khác; thường xuyên kiểm tra hộp thư điện tử công vụ của cơ quan, đơn vị mình trong quá trình trực ban. Đồng thời, trực tiếp kiểm tra hiện trường nơi xảy ra sự cố, thiên tai để chỉ đạo, điều hành, phối hợp, điều phối giải quyết các hoạt động khắc phục hậu quả, TKCN theo quy định.

2. Thời gian trực ban từ ngày 05/5 đến hết ngày 31/12 hàng năm. Ngoài ra khi có bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, xả lũ, lốc xoáy, sạt lở đất, mưa to kéo dài và các thiên tai khác phải tổ chức bổ sung người trực và trực ban 24/24 giờ, riêng các đơn vị lực lượng vũ trang trực ban theo quy chế của đơn vị.

3. Khi xảy ra lụt, bão, thiên tai các cơ quan, đơn vị, địa phương phải kịp thời báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp, đồng thời báo cáo cho cơ quan cấp trên để xử lý.

Điều 17. Kinh phí hoạt động

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định để đảm bảo cho các hoạt động của Ban theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.

Điều 18. Mối quan hệ của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

1. Đối với Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và Ủy ban Quốc gia TKCN: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, chuyên ngành và có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

2. Đối với UBND tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng PCTT và TKCN tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện, có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo kịp thi và đề xuất, tham mưu những vấn đề liên quan đến công tác PCTT và TKCN, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra.

3. Đối với các sở, ngành của tỉnh, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ để triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.

4. Đối với UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc: Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh có mối quan hệ phối hợp trong việc triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc có trách nhiệm triển khai và phối hợp thực hiện Quy chế này. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các sở, ngành của tỉnh và UBND huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc căn cứ Quy chế này xây dựng quy chế làm việc của đơn vị mình.

Điều 20. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; các Ủy viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh kịp thời phản ánh về cơ quan thường trực để tổng hợp, báo cáo, trình Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2084/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2084/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/09/2015
Ngày hiệu lực30/09/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2084/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2084/QĐ-UBND quy chế ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2084/QĐ-UBND quy chế ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2084/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lâm Đồng
                Người kýĐoàn Văn Việt
                Ngày ban hành30/09/2015
                Ngày hiệu lực30/09/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 2084/QĐ-UBND quy chế ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng 2015

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 2084/QĐ-UBND quy chế ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn Lâm Đồng 2015

                      • 30/09/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 30/09/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực