Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ

Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khảo - cung cấp tài liệu, kiểm tra kỹ thuật - đánh giá chất lượng và nghiệm thu sản phẩm trắc địa - bản đồ phục vụ cho thi công nghiệm thu công trình về đo đạc - bản đồ do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khả


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ ĐỊA CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/QĐ-ĐĐBĐ

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 03 năm 1997

 

GIÁM ĐỐC SỞ ĐỊA CHÍNH TP HCM

Căn cứ Quyết định số 2526/QĐ-UB-CN ngày 8-8-1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc đổi tên Ban Quản lý Đất đai thành Sở Địa chính Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Qui chế tổ chức và hoạt động đã được ban hành kèm theo Quyết định số 299/QĐ-UB ngày 23/2/1993 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Thông tư số 470 TT-ĐC ngày 18-7-1994 của Tổng cục Địa chính về hướng dẫn tổ chức địa chính các cấp địa phương;

Xét tình hình thực tế và yêu cầu của công tác quản lý hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này qui định tạm thời về trình tự công tác tham khảo - cung cấp tài liệu, kiểm tra kỹ thuật - đánh giá chất lượng và nghiệm thu sản phẩm trắc địa - bản đồ phục vụ cho thi công nghiệm thu các công trình về đo đạc - bản đồ.

Điều 2. Qui định này được thống nhất áp dụng cho tất cả các công trình về đo đạc bản đồ do các đơn vị - tổ chức - cá nhân có chức năng thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qui định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông Trưởng Phòng Đo đạc Bản đồ, Trưởng Đoàn đo đạc bản đồ, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị, Trưởng Phòng Địa chính các Quận - Huyện và các đơn vị - tổ chức - cá nhân thi công các công trình đo đạc - bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Đào Anh Kiệt

 

QUI ĐỊNH (TẠM THỜI)

VỀ CÔNG TÁC THAM KHẢO, TRÍCH LỤC, CUNG CẤP - LƯU TRỮ HỒ SƠ ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NGHIỆM THU SẢN PHẨM TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ DO CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN CÓ CHỨC NĂNG THÀNH LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-ĐĐBĐ ngày 07 tháng 03 năm 1994)

Nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội trong lĩnh vực đo đạc lập bản đồ phục vụ các yêu cầu khác nhau mà đặc biệt là đo đạc địa chính lập bản đồ thửa đất. Để đảm bảo thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, đảm bảo cho hoạt động đo đạc bản đồ của các thành phần kinh tế-theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Nay Sở Địa chính ban hành Qui định tạm thời về công tác tham khảo trích lục, cung cấp - lưu trữ hồ sơ đo đạc bản đồ và công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm trắc địa bản đồ do các Doanh nghiệp Nhà nước - Tư nhân có chức năng thành lập.

I. Nguyên tắc chung:

1. Trong khi chờ đợi Tổng cục Địa chính chính thức ban hành qui chế về quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất - thi công trong lĩnh vực về đo đạc bản đồ, các doanh nghiệp có chức năng về đo đạc bản đồ được thành lập theo đúng thủ tục qui định cần liên hệ với Sở Địa chính Tp HCM để đăng ký hành nghề và để được hướng dẫn trình tự thủ tục hành nghề về đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đăng ký hành nghề là điều kiện bắt buộc để được tham gia dự thầu, ký kết các Hợp đồng kinh tế thi công các công trình về đo đạc bản đồ và thanh toán các sản phẩm đo đạc địa chính …

3. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp về đo đạc bản đồ phải tuân thủ các qui định của Ngành, Sở và được tạo điều kiện để hoạt động như:

- Được xét cấp hoặc được tham khảo các tư liệu, số liệu và bản đồ, không ảnh các loại để tổ chức thi công các công trình về đo đạc bản đồ theo đúng qui định về quản lý nhà nước trong lưu trữ thông tin địa chính - bản đồ.

- Chịu sự giám sát chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn Tp (Sở địa chính Tp).

- Chịu sự kiểm tra kỹ thuật - nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ của Sở Địa chính Tp đối với các công trình đo đạc bản đồ địa chính thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đối với các lĩnh vực trắc địa bản đồ khác khi có yêu cầu thì Sở Địa chính sẽ kết hợp với các Sở chuyên ngành để kiểm tra nghiệm thu và quản lý nhà nước theo qui định.

4. Mỗi doanh nghiệp về đo đạc bản đồ cần cử một vài cán bộ nhất định đại diện doanh nghiệp để quan hệ tham khảo tài liệu cũng như yêu cầu được cung cấp tư liệu cho tổ chức thi công về đo đạc bản đồ của đơn vị mình (Đăng ký danh sách kèm ảnh cán bộ của đơn vị cho Phòng Đo đạc Bản đồ - Sở Địa chính).

- Chỉ những cán bộ của doanh nghiệp có lập danh sách đăng ký với Phòng Đo đạc Bản đồ mới được phép vào kho lưu trữ để yêu cầu được tham khảo và xin cung cấp tài liệu-tư liệu theo đúng quy định.

- Tất cả các công tác tham khảo hồ sơ (tài liệu bản đồ không ảnh, số liệu hồ sơ kỹ thuật) và xin cung cấp tư liệu cho các hoạt động đo đạc bản đồ của các đơn vị - doanh nghiệp đều phải nộp một khoản chi phí theo quy định để giải quyết yêu cầu nhân sự phục vụ cho việc tham khảo - cung cấp tư liệu, cho bảo quản duy tu các tư - tài liệu và cho các hoạt động của kho lưu trữ…

- Tất cả các tài liệu do Phòng Đo đạc Bản đồ cung cấp cho các doanh nghiệp đo đạc bản đồ chỉ phục vụ cho mục đích lập hồ sơ đo đạc và phải kèm theo hồ sơ kỹ thuật của công trình, không được sử dụng cho bất cứ một mục đích nào khác.

- Việc tham khảo hồ sơ - tư liệu được thực hiện tại chỗ, không được phép mang ra khỏi kho tư liệu. Những trường hợp đặc biệt cần mượn hồ sơ ra khỏi kho tư liệu phải do Lãnh đạo Phòng Đo đạc Bản đồ có ý kiến hoặc có sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở

- Trong quá trình tham khảo, các doanh nghiệp không được phép tự tiện sao chép các tư liệu - tài liệu, hồ sơ dưới bất cứ hình thức nào. Tất cả các nhu cầu về trích lục - sao lục - xin cung cấp tư liệu của doanh nghiệp đều phải thực hiện bằng phiếu yêu cầu cung cấp tư liệu (phụ lục 2) gởi cho quản lý kho để thực hiện theo yêu cầu (những trường hợp đặc biệt quản lý kho sẽ xin ý kiến lãnh đạo Phòng Đo đạc Bản đồ trước khi thực hiện cung cấp tư liệu theo yêu cầu).

II. Qui định về việc tham khảo và cung cấp tư liệu:

1. Tham khảo các tài liệu bản đồ, số liệu điểm khống chế và hồ sơ kỹ thuật các loại

- Việc thực hiện tham khảo hồ sơ tư liệu - tài liệu theo các nội dung cụ thể ghi trong phiếu yêu cầu (Phụ lục 1 - mẫu 1&2).

- Kho lưu trữ tư liệu - hồ sơ của Phòng Đo đạc Bản đồ thực hiện công tác phục vụ tham khảo cho các doanh nghiệp về đo đạc bản đồ theo lịch trình như sau:

+ Phục vụ tham khảo tất cả các ngày trong tuần ngoại trừ chiều thứ bảy (để sắp xếp, vệ sinh kho).

Sáng từ 7h30 đến 11h00.

Chiều từ 1h00 đến 4h00.

2. Cung cấp tư liệu, hồ sơ, bản đồ theo yêu cầu:

Cách doanh nghiệp đo đạc bản đồ có yêu cầu cung cấp tư liệu - số liệu - bản đồ các loại cần ghi rõ - cụ thể vào phiếu yêu cầu cung cấp tư liệu (phụ lục 2).

a) Thời gian cung cấp bản đồ địa hình các loại:

- Nếu nhu cầu với số lượng ít (từ 20 tờ trở xuống và của 1 ÷ 5 đầu mảnh): cung cấp ngay trong ngày.

- Số lượng cần cung cấp trung bình (từ 20 đến dưới 60 tờ bản đồ và của 5 ÷ 10 đầu mảnh): thời gian cung cấp tư liệu là 2 ÷ 3 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu chính thức (phiếu yêu cầu kèm theo biên lai đóng tiền).

- Nếu nhu cầu với số lượng lớn - số đầu mảnh nhiều thì thời gian cung cấp tư liệu là 5 ÷ 7 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu chính thức.

b) Thời gian cung cấp các tư liệu số liệu khác:

- Cung cấp các số liệu tọa độ - độ cao điểm khống chế các loại và các cấp hạng phục vụ cho thi công và các công trình đo đạc bản đồ:

+ Trường hợp yêu cầu chỉ cung cấp số liệu (theo mẫu phụ lục 3) không có hoặc có kèm bản photo ghi chú điểm với số lượng ít (dưới 5 bản - 5 điểm): thực hiện cung cấp ngay theo yêu cầu.

+ Trường hợp số lượng nhiều - đặc biệt cần phải có đủ bản photo ghi chú điểm (nhiều hơn 5 điểm) thì sẽ được cung cấp trong thời gian: 1 đến 2 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu chính thức (phiếu đề nghị cung cấp tư liệu theo phụ lục 2 kèm theo biên lai đóng tiền).

- Cung cấp các bản trích - sao lục thửa đất:

+ Bản sao lục giấy trắng phục vụ cho các yêu cầu tham khảo, bổ sung hồ sơ ……, thời gian cung cấp bản trích lục (mẫu 1 phụ lục 4) là 2 ÷ 5 ngày tùy theo loại bản vẽ (nhỏ - lớn) và số lượng theo yêu cầu (ít hoặc nhiều bản).

+ Bản can trích lục thửa đất phục vụ cho nhu cầu lập hồ sơ đo vẽ hiện trạng - vị trí của các doanh nghiệp về đo đạc bản đồ: thời gian cung cấp bản vẽ là 1 ÷ 2 kể từ khi nhận được yêu cầu chính thức.

- Cung cấp các loại tài liệu khác: như sao chụp các loại tài liệu kỹ thuật, cung cấp các số liệu dạng số trên máy vi tính … tùy theo số lượng và khối lượng yêu cầu cung cấp mà thời gian từ 1 đến 4 ngày sẽ giao tư liệu (các trường hợp sao chụp tư liệu hồ sơ kỹ thuật đều phải có ý kiến phê duyệt Lãnh đạo Phòng Đo đạc Bản đồ hoặc có sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở).

3. Qui định về chi phí tham khảo và cung cấp tư liệu số liệu liên quan:

- Chi phí tham khảo các tài liệu - tư liệu bản đồ, hồ sơ kỹ thuật các loại của các doanh nghiệp đo đạc bản đồ sẽ được thu 1 lần hàng tháng (vào ngày 25 hoặc 26 của tháng), được tính trên cơ sở số lần - lượt tham khảo cũng như số lượng loại tài liệu tham khảo của đơn vị trong tháng.

- Chi phí về cung cấp các loại tư liệu số liệu được tính cụ thể và thu cho từng trường hợp phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu (mẫu của phụ lục 3). Bộ phận cung cấp tư liệu căn cứ trên phiếu yêu cầu chính thức kèm theo biên lai thu tiền để thực hiện và cung cấp tư liệu theo đúng qui định.

- Chi phí cụ thể cho từng loại công tác, từng chủng loại tư liệu-tài liệu, số liệu, …qui định chi tiết tại bản phụ lục số 9.

III. Công tác kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu các sản phẩm đo đạc bản đồ

1. Những qui định chung:

- Công tác kiểm tra kỹ thuật - nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ cấp quản lý nhà nước nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm về trắc địa bản đồ, đảm bảo không có thứ phẩm đối với sản phẩm về đo đạc bản đồ.

- Công tác phải được thực hiện theo đúng qui định của "quy chế kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm trắc địa bản đồ" do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1995.

- Cơ sở để kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ là các qui định quy phạm kỹ thuật do Tổng cục Địa chính, Sở Địa chính Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành còn hiệu lực, các luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc phương án kinh tế kỹ thuật thi công tác các công trình đo đạc bản đồ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt chấp thuận triển khai thi công.

2. Những quy phạm kỹ thuật, quy định hiện hành cho các công trình đo đạc bản đồ trên Thành phố Hồ Chí Minh:

Bao gồm:

- Quy phạm xây dựng lưới tọa độ Địa chính do Tổng cục Quản lý Ruộng Đất ban hành ngày 1-7-1991 theo Quyết định số 219QĐ/ĐC.

- Quy phạm đo vẽ bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/1000, 1/2000, 1/5000 do Tổng cục Quản lý Ruộng Đất ban hành ngày 1-7-1991 theo Quyết định số 220QĐ/ĐC.

- Quy định về định mức tạm thời cho lao động đo đạc lập bản đồ Địa chính do Tổng cục Quản lý Ruộng Đất ban hành ngày 25-12-1991 theo Quyết định số 489QĐ/RĐ.

- Quy định kỹ thuật áp dụng cho công tác đo vẽ bản đồ hiện trạng vị trí… đối với hồ sơ trích đo do Sở Địa chính Thành phố ban hành theo Quyết định số 121/QĐ-ĐĐ ngày 21-4-1995.

- Quy phạm thành lập bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 khu vực đô thị do Tổng cục Địa chính ban hành theo QĐ số 423/QĐ-ĐĐBĐ ngày 17-6-1995.

- Quy định "Ký hiệu bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 khu vực đô thị "do Tổng cục Địa chính ban hành theo QĐ số 422/QĐ/ĐĐBĐ ngày 17-6-1995.

- Công văn số 762/ĐĐBĐ ngày 20-6-1995 của Tổng cục Địa chính về thống nhất qui trình xây dựng lưới tọa độ độ cao Địa chính.

- Quy chế kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm trắc địa bản đồ do Tổng cục Địa chính ban hành 1995.

- Quy phạm xây dựng lưới tam giác nhà nước hạng I, II, III, IV của Cục Đo đạc Bản đồ Nhà Nước ban hành năm 1976.

- Quy phạm đo lưới đường chuyền hạng IV và đa giác do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước ban hành.

- Quy phạm đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500 đến 1/5000 do Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước ban hành năm 1990 theo Quyết định số 248/KT ngày 9-8-1990.

- Tập ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000-1/5000 và 1/10000-1/25000 do Tổng cục Địa chính ban hành theo các Quyết định số 1125/ĐĐBĐ và số 1126/ĐĐBĐ ngày 19-11-1994.

3. Kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu sản phẩm đo đạc - bản đồ:

a) Đối với các công trình đo đạc địa chính:

- Các công trình đo lập Bản đồ Địa chính:

Sở Địa chính kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm ở cấp quản lý nhà nước sau khi đã nhận đủ thành phần hồ sơ sản phẩm đo đạc bản đồ đã được đơn vị thực hiện nghiệm thu đạt yêu cầu (cấp quản lý sản xuất).

Nhằm tổ chức tốt việc thực hiện đúng quy định của "Quy chế kiểm tra kỹ thuật-nghiệm thu sản phẩm trắc địa bản đồ "do Tổng cục Địa chính đã ban hành 1995, Sở Địa chính (Phòng Đo đạc Bản đồ) sẽ cử cán bộ kỹ thuật đảm bảo:

* Bám sát các công trình đo đạc để chỉ đạo kỹ thuật và kiểm tra kỹ thuật thường xuyên

* Tổ chức tốt việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ cho từng công đoạn chính các công trình đo đạc bản đồ.

Cụ thể sẽ tiến hành kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu qua từng công đoạn:

* Kiểm tra việc xây dựng phương án thiết kế - luận chứng kinh tế kỹ thuật tổ chức thi công đo đạc bản đồ Địa chính, thẩm định và trình phê duyệt luận chứng - phương án cho cấp thẩm quyền.

* Kiểm tra kỹ thuật - nghiệm thu thành quả thi công lưới không chế Địa chính theo luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc phương án thiết kế.

* Kiểm tra kết quả lập lược đồ tổng quát, lập biên bản xác định mốc ranh thửa.

* Kiểm tra, đánh giá kết quả đo lập từng tờ bản đồ Địa chính.

* Kiểm tra kỹ thuật kết quả nội nghiệp lập bản đồ gốc và biên tập bản đồ Địa chính.

* Kiểm tra thẩm định - nghiệm thu toàn bộ thành quả công trình đo đạc bản đồ Địa chính.

Trong quá trình kiểm tra nghiệm thu cấp quản lý nhà nước, đại diện có trách nhiệm của đơn vị (doanh nghiệp) đo đạc bản đồ và tác giả công trình cần phối hợp chặt chẽ thường xuyên và đồng thời phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cán bộ kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng và thời gian kiểm tra nghiệm thu công trình (thời gian kiểm tra tùy thuộc vào chất lượng và mức độ hoàn chỉnh của từng công trình).

- Các hồ sơ trích đo hiện trạng vị trí thửa đất:

Nhằm đảm bảo chất lượng kỹ thuật và tính pháp lý bản đồ khi ban hành sử dụng, các bản đồ đo đạc hiện trạng vị trí thửa đất được thực hiện bởi các doanh nghiệp đo đạc bản đồ phải được Sở Địa chính kiểm tra nghiệm thu và công nhận. Chủ yếu chỉ kiểm tra nội nghiệp hồ sơ; ngoài ra đối với một số công trình trọng điểm, đặc trưng hoặc khi cần thiết phải xác định chất lượng thi công thực địa thì Sở Địa chính sẽ cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra thực địa để đánh giá đúng chất lượng hồ sơ.

• Quy trình và các công đoạn kiểm tra hồ sơ đo đạc hiện trạng vị trí thửa đất

* Kiểm tra thành phần hồ sơ

* Kiểm tra kỹ thuật hồ sơ, xác minh tham khảo tài liệu bản đồ gốc - không ảnh … (nếu cần thiết).

* Lập biên bản đánh giá thành quả đo đạc.

* Cho số lô thửa chính thức vào sổ quản lý (đối với các loại bản đồ giao đất - thuê đất …).

* Phê duyệt kết quả kiểm tra.

* Hoàn trả cho đơn vị thực hiện:

+ In ấn, trình ký đối với hồ sơ hoàn trả đạt yêu cầu.

+ Chỉnh sửa, đo bổ sung … đối với hồ sơ chưa đạt.

• Thời gian thực hiện kiểm tra hồ sơ:

+ Đối với hồ sơ bản vẽ bán nhà theo Nghị định 61/CP (chỉ kiểm tra nội nghiệp hồ sơ).

- Bản vẽ nhà theo CT 12-14: kiểm tra hoàn tất hồ sơ ngay trong ngày.

- Bản vẽ theo Quy định 135: thời gian kiểm tra và hoàn tất hồ sơ bản vẽ từ 2 ÷ 4 ngày.

+ Đối với các hồ sơ đo đạc bản đồ hiện trạng vị trí thửa đất có diện tích thông thường (< 2000m2 khu nội thành - nội thị, < 1ha đối với khu ngoại thành), có mức độ phức tạp trung bình: thời gian kiểm tra hồ sơ 4 ngày.

+ Đối với các hồ sơ đo đạc lập bản đồ hiện trạng vị trí khu đất có diện tích lớn, phức tạp (như đo các khu công nghiệp, khu quy hoạch …) hoặc các hồ sơ phân lô theo quy hoạch với số lượng lô thửa > 10. Thời gian kiểm tra hồ sơ từ 7 ÷ 10 ngày tùy theo mức độ đầy đủ và hoàn chỉnh của hồ sơ đo đạc.

Ghi chú: thời gian như trên tính từ ngày đơn vị đo đạc giao nộp đầy đủ hồ sơ theo Quy định.

Trường hợp phải tổ chức kiểm tra thực địa thì thời gian kiểm tra hồ sơ là 7 ÷ 10 ngày tùy theo khối lượng và chất lượng thành quả hồ sơ đã giao nộp để kiểm tra nghiệm thu.

b) Đối với các công trình đo đạc bản đồ khác:

Nhằm đảm bảo chức năng quản lý ngành, quản lý các hoạt động về đo đạc bản đồ tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Địa chính sẽ đảm nhận vai trò quản lý nhà nước ở các lãnh vực:

+ Thẩm định luận chứng hoặc phương án kinh tế kỹ thuật đo lập bản đồ địa hình các tỷ lệ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất với đơn vị quản lý đầu tư công trình về sự cần thiết, nhu cầu phải đo lập bản đồ địa hình với tỷ lệ tương ứng, đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt …

+ Kiểm tra kỹ thuật, thẩm định - nghiệm thu phê duyệt sản phẩm bản đồ địa hình ở cấp quản lý nhà nước theo đúng qui định "Quy chế kiểm tra kỹ thuật nghiệm thu sản phẩm trắc bản đồ" do Tổng cục Địa chính ban hành.

Riêng đối với các công trình đo đạc bản đồ địa hình phục vụ cho yêu cầu thiết kế chi tiết công trình có tính cục bộ chuyên ngành, nếu có yêu cầu thì Sở Địa chính sẽ phối hợp với ngành chủ quản công trình (Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chánh) để thẩm định kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm bản đồ địa hình theo đúng qui định và quy chế hiện hành.

4. Thành phần hồ sơ thành quả công trình đo đạc bản đồ:

a) Đối với các công trình đo lập Bản đồ Địa chính

Nguyên tắc chung, thành phần hồ sơ sản phẩm đo đạc bản đồ giao nộp để kiểm tra nghiệm thu cấp quản lý Nhà nước phải tuân theo các qui định tại điều VIII-16 Phần VIII: "Qui phạm đo vẽ bản đồ địa chính năm 1991 và điều 8-6 phần 8 của qui phạm thành lập bản đồ địa chính khu đô thị năm 1996".

Nói chung, thành phần hồ sơ bao gồm:

a1- Báo cáo thi công công trình đo đạc

a2- Luận chứng hoặc Phương án kỹ thuật đã phê duyệt

a3- Sơ đồ lưới khống chế, sơ đồ chọn điểm chôn mốc

a4- Ghi chú điểm, biên bản bàn giao mốc

a5- Sổ đo góc bằng, sổ đo cạnh, đo cao

a6- Số đo mốc - tiêu, giấy chiếu điểm qui tâm (nếu có)

a7- Tài liệu tính toán, bình sai lưới khống chế.

a8- Tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc

a9- Biên bản kiểm tra nghiệm thu chất lượng hệ thống khống chế

a10- Lược đồ tổng quát

a11- Biên bản xác định ranh giới hành chính khu đo

a12- Biên bản xác định ranh sử dụng, cắm mốc giới sử dụng

a13- Bản đồ gốc (chì, can), bản can bản đồ địa chính chính thức

a14- Số đo chi tiết ngoại nghiệp

a15- Sổ dã ngoại

a16- Sơ đồ phân mảnh bản đồ, đánh số hiệu mảnh

a17- Tài liệu tính toán, tính diện tích

a18- Bản can tiếp biên, can biên bản vẽ

a19- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

a20- Các biên bản kiểm tra nghiệm thu và đánh giá chất lượng sản phẩm bản đồ

a21- Các tài liệu liên quan khác

a22- Trường hợp đo đạc lập bản đồ bằng công nghệ bản đồ số phải giao nộp kèm theo hồ sơ các dĩa mềm gốc ghi chép số liệu đo-tính toán và thành quả

b. Công trình trích đo hiện trạng - vị trí thửa đất:

Bao gồm một số thành phần hồ sơ chính gồm:

b1- Phiếu thống kê tài liệu và sản phẩm giao nộp (mẫu phụ lục 5)

b2- Hợp đồng đo đạc

b3- Phiếu chuyển yêu cầu đo đạc của Sở Địa chính (Phòng Qui Hoạch-Kế Hoạch) có ghi rõ nội dung thực hiện bản vẽ.

b4- Báo cáo công tác đo đạc (mẫu 1 - phụ lục 6): ghi rõ ràng, đầy đủ và cụ thể từng nội dung-từng công đoạn của công tác ngoại nghiệp đến tính toán, nội nghiệp lập bản vẽ, gắn vị trí, lập bản đồ chính thức …

b5- Bản can trích lục bản đồ gốc (mẫu 2 - phụ lục 4)

b6- Bản vẽ gốc chì

b7- Bản can mực chính thức: hiện trạng-vị trí, chứng nhận QSHNỞ - QSDĐỞ, giao thu hồi - thuê đất (phụ lục 7 từ mẫu 1 đến mẫu 6 tùy theo loại bản đồ)

b8- Các sổ đo ngoại nghiệp: sổ đo góc bằng, sổ đo cạnh, sổ đo chi tiết (các mẫu 2,3,4 phụ lục 6)

b9- Sổ lược đồ khu đo

b10- Các bảng tính toán, bình sai đường chuyền - bảng tính toán tọa độ góc ranh thửa…

b11- Sổ tính diện tích, so sánh diện tích và chỉnh lý bình sai (nếu có) theo mẫu 6 phụ lục 6

b12- Các biên bản đo đạc thực địa đính kèm (nếu có): phân chiết ranh thửa, cắm mốc vị trí góc ranh …

b13- Biên bản cắm mốc giao đất của các cơ quan thẩm quyền (bản sao có chứng thực)

b14- Biên bản thỏa thuận ranh giới sử dụng nhà - đất với các chủ giáp ranh (do chủ nhà làm nộp theo hồ sơ đo đạc)

b15- Các tài liệu trích sao lục địa bộ - bằng khoán do Phòng Đăng Ký Định Giá - Sở Địa chính cung cấp (nếu có liên quan đến việc lập hồ sơ đo đạc bản đồ hiện trạng vị trí của đất)

b16- Các tài liệu liên quan như: bảng liệt kê tọa độ - độ cao điểm mốc khống chế (do Sở cung cấp) theo phụ lục 3, bảng sao lục họa đồ (nếu có) theo mẫu 1 phụ lục 4.

b17- Bản vẽ nhà do Quận - Huyện lập, bản đồ qui hoạch đã được cấp thẩm quyền duyệt

b18- Các tài liệu liên quan khác - đối với việc lập hồ sơ

c. Các công trình đo đạc bản đồ khác:

Bao gồm một số thành phần hồ sơ chính phụ tùy thuộc vào từng loại công trình đo đạc bản đồ:

c1- Luận chứng hoặc Phương án KT-KT thi công công trình (đã được cấp thẩm quyền phê duyệt chính thức)

c2- Sơ đồ thiết kế thi công chi tiết (kèm theo LC hoặc PA)

c3- Báo cáo thi công công trình đo đạc, tổng kết kỹ thuật

c4- Sơ đồ thi công thực tế

c5- Các tài liệu đo đạc liên quan việc xây dựng hệ thống khống chế tọa độ-độ cao (nếu có)

c6- Các tài liệu đo đạc chi tiết lập bản vẽ (sổ đo, sổ tính toán, bảng vẽ gốc, bản vẽ chính thức)

c7- Lược đồ tổng thể - chi tiết khu đo

c8- Các tài liệu kiểm tra, kiểm nghiệm máy móc và dụng cụ đo đạc

c9- Các bản can bản vẽ gốc, bản can tiếp biên (nếu có)

c10- Các tài liệu, biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng thành quả và nghiệm thu sản phẩm của đơn vị sản xuất

c11- Các tài liệu liên quan khác

c12- Nếu thi công công trình bằng công nghệ tin học (kết hợp các thiết bị đo đạc toàn đạc điện tử - Total Station) thì phải giao nộp kèm hồ sơ dĩa mềm gốc chi chép số liệu đo đạc - tính toán và thành quả kèm theo thuyết minh phần mềm sử dụng của đơn vị.

5. Kinh phí cho công tác kiểm tra nghiệm thu cấp quản lý Nhà nước:

Tất cả các công trình đo đạc bản đồ sau khi thực hiện hoàn tất, giao nộp sản phẩm để kiểm tra - nghiệm thu cấp quản lý Nhà nước đều phải chịu chi phí cho tổ chức thực hiện kiểm tra - nghiệm thu. Chi phí cho công tác này được tính như sau:

• Đối với các sản phẩm đo đạc lập bản đồ địa chính chính qui, phải tuân thủ đúng các qui định về định mức công lao động và kinh phí do Tổng cục Địa chính đã ban hành.

• Đối với các sản phẩm đo đạc bản đồ khác (có kiểm tra nghiệm thu ngoại nghiệp hoặc chỉ kiểm tra nội nghiệp), chi phí cụ thể cho từng loại qui định tại bản phụ lục số 9.

IV. Đánh giá chất lượng sản phẩm - trách nhiệm đối với chất lượng và xử lý vi phạm chất lượng:

1. Đánh giá chất lượng sản phẩm:

a) Nguyên tắc chung:

- Sản phẩm về trắc địa bản đồ không chấp nhận có thứ phẩm (sản phẩm kém chất lượng)

- Chất lượng sản phẩm được đánh giá theo 3 bậc: tốt, khá và đạt theo những chỉ tiêu cơ bản như: độ chính xác, tính thống nhất đồng bộ, hình thức tu chỉnh sản phẩm.

- Sản phẩm trắc địa bản đồ không đạt tiêu chuẩn quy định sẽ được hoàn lại đơn vị đo đạc để xử lý tùy theo mức độ sai sót:

+ Nếu sai sót nhỏ (vượt qui định đánh giá đạt yêu cầu không nhiều) thì đơn vị đo đạc phải làm lại - chỉnh sửa những khu vực - phạm vi có sai sót bằng tự kinh phí của đơn vị.

+ Nếu sản phẩm có sai sót lớn, vi phạm các nguyên tắc căn bản trong công tác trắc địa bản đồ thì hồ sơ có thể bị niêm phong, đơn vị đo đạc phải tự tổ chức làm lại công trình và phải chịu mọi chi phí phát sinh do tổ chức thực hiện - thi công lại công trình.

b) Phân loại chất lượng sản phẩm:

• Đối với sản phẩm đo đạc xây dựng hệ thống khống chế tọa độ - độ cao các cấp

Chất lượng sản phẩm đo đạc hệ thống khống chế được phân loại trên cơ sở:

b1. Tất cả các điểm khống chế phải đạt hạn sai qui định trong mỗi lần đo, các lần đo với nhau, đạt tất cả các hạn sai khác có thể có, sai số trung phương (SSTP) toàn mạng lưới khống chế đạt dưới hạn sai:

+ SSTP toàn mạng đạt dưới 1/3 hạn sai: loại tốt

+ SSTP toàn mạng đạt dưới 1/2 hạn sai: loại khá

+ SSTP toàn mạng đạt trên 1/2 hạn sai: đạt yêu cầu

Phân loại chất lượng sản phẩm khống chế ngoài tiêu chuẩn căn bản này cần phải kết hợp với tiêu chuẩn nêu tại các mục dưới đây:

b2. Các tư liệu liên quan phải đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.

b3. Các điểm khống chế phải được bố trí tại vị trí tốt nhất, cấu trúc mạng lưới thuận lợi tốt nhất cho việc phát triển lưới cấp thấp, điều kiện thi công thuận lợi, bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài.

b4. Chất lượng, qui cách - chôn mốc đúng qui định, hình thức tu chỉnh mặt mốc - tường bảo vệ đúng qui định và có đầy đủ ghi chú điểm (đầy đủ nội dung - rõ ràng) - biên bản bàn giao mốc cho địa phương.

b5. Các sổ đo - tính toán đầy đủ rõ ràng, ghi chép đúng qui định thuận tiện cho việc khai thác sử dụng.

b6. Tu chỉnh các tài liệu đúng qui định rõ, sạch, đẹp.

• Đối với sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính, bản đồ địa hình:

b7. Các chỉ tiêu kỹ thuật từ xây dựng lưới khống chế đo vẽ đến đo vẽ chi tiết đều phải đảm bảo đúng qui định của qui phạm tương ứng hoặc qui định trong Phương án (Luận chứng) KTKT đã được phê duyệt

Tất cả các chỉ tiêu về sai số như:

+ Sai số trung phương vị trí điểm đo vẽ (so với điểm cấp cao)

+ Sai số trung bình vị trí mặt phẳng các điểm địa vật hoặc các góc ranh thửa so với điểm khống chế đo vẽ.

+ Sai số tương hỗ giữa các điểm địa vật chủ yếu, các điểm góc ranh

+ Sai số kích thước cạnh thửa so với thực tế

+ Độ chính xác vị trí đường bình độ

+ Sai số tính diện tích thửa

+ Sai số tiếp biên bản đồ

đều phải đạt hạn sai qui định và được phân loại

+ Đạt dưới 1/3 hạn sai qui định: loại tốt

+ Đạt dưới 1/2 hạn sai qui định: loại khá

+ Đạt trên 1/2 hạn sai qui định: đạt yêu cầu

Đồng thời phải đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:

b8. Các tư liệu - tài liệu liên quan của công trình đo đạc - bản đồ phải đầy đủ, điều viết rõ ràng, đúng qui định (sổ đo, bảng tính ….).

b9. Bản đồ gốc, bản đồ địa chính … phải đầy đủ các thửa, các địa vật quan trọng, đánh số thửa chính xác, hồ sơ kỹ thuật thửa đất - kích thước - diện tích vị trí chính xác theo đúng qui định.

b10. Nội dung bản đồ phải đầy đủ, hình thức trình bày đúng qui định tương ứng cho từng loại bản đồ - từng loại tỷ lệ. Thanh vẽ bản đồ phải chính xác đầy đủ so với bản gốc biên vẽ

b11. Tu chỉnh thành quả và các tài liệu liên quan phải đúng qui định rõ, sạch và đẹp

2. Trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm:

- Các Doanh nghiệp đo đạc bản đồ phải trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do đơn vị mình sản xuất.

Trường hợp phát hiện sai sót trong sản phẩm thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm làm bù - chỉnh sửa - hoặc làm lại các sản phẩm kém chất lượng bằng kinh phí của tự đơn vị (kể cả các kinh phí phát sinh liên quan).

- Cá nhân hoặc cơ quan - doanh nghiệp cố tình hoặc vì thiếu trách nhiệm giao nộp các sản phẩm kém chất lượng tùy theo mức độ phải chịu trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chánh (có thể bị đề nghị cấm hành nghề có thời hạn hoặc vĩnh viễn hoặc Sở Địa chính sẽ kiến nghị cơ quan thẩm quyền rút chức năng đo đạc bản đồ tạm thời hoặc vĩnh viễn). Trong trường hợp sản phẩm kém chất lượng gây ra những tổn hại lớn cho tài sản Nhà nước hoặc công dân thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo luật định.

- Cá nhân vì cố tình hoặc vì thiếu trách nhiệm kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm kém chất lượng phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu sản phẩm kém chất lượng đó gây tổn hại lớn cho tài sản nhà nước hoặc công dân.

3. Xử lý về vi phạm chất lượng sản phẩm trắc địa bản đồ:

Vi phạm tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật đo đạc bản đồ, không đảm bảo chất lượng sản phẩm, không hoặc trốn tránh trách nhiệm chỉnh sửa sản phẩm đo đạc bản đồ do đơn vị mình thi công thì sẽ bị phạt đền bù thiệt hại, bị đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đề nghị rút chức năng đo đạc bản đồ từ 1 đến 5 năm.

Tùy theo mức độ - tính chất về vi phạm chất lượng sản phẩm mà đơn vị thực hiện sẽ bị xử lý trong trường hợp như sau:

a. Trường hợp vi phạm những nguyên tắc căn bản của công tác trắc địa - bản đồ như: số liệu đo đạc không trung thực, sửa số liệu, không tuân thủ các qui định qui phạm như số lần đo không đủ - sử dụng thiết bị không đúng không phù hợp, không tuân thủ phương pháp đo…

+ Vi phạm lần 1: hồ sơ sẽ bị niêm phong thu giữ, đơn vị thực hiện phải chịu trách nhiệm tổ chức thi công lại công trình theo đúng qui định.

+ Vi phạm lần 2: hồ sơ sẽ bị niêm phong thu giữ, đơn vị thi công chịu trách nhiệm bồi hoàn hợp đồng theo điều khoản đã ký kết cho đơn vị đầu tư. Sở Địa chính sẽ đề nghị rút giấy phép chứng nhận kinh doanh đối với chức năng về đo đạc bản đồ trong 1 năm.

+ Vi phạm lần 3: ngoài việc hồ sơ bị niêm phong, phải bồi hoàn hợp đồng, Sở Địa chính sẽ đề nghị rút giấy phép chứng nhận kinh doanh đối với chức năng về đo đạc bản đồ của Doanh nghiệp trong 5 năm (hoặc đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề đến 5 năm).

+ Vi phạm lần 4: thu hồi chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn.

b. Trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm

+ Những trường hợp vi phạm về nội dung hoặc hình thức của sản phẩm đo đạc bản đồ nhưng không mang tính chất thường xuyên, sai sót nhỏ không ảnh hưởng sai lệch kết quả hồ sơ: doanh nghiệp thực hiện công trình phải tổ chức chỉnh sửa và tu chỉnh hồ sơ đầy đủ - đồng bộ theo qui định.

+ Những trường hợp vi phạm chất lượng về nội dung hoặc hình thức có sai sót nhỏ nhưng sai sót lập lại thường xuyên (mức độ trên 30% tổng số hồ sơ do đơn vị thực hiện và giao nộp kiểm tra - nghiệm thu): ngoài việc phải tổ chức chỉnh sửa - tu chỉnh đồng bộ hồ sơ, đơn vị còn phải chịu chi trả kinh phí phát sinh do làm lại và sửa hồ sơ như kiểm tra lần 2 ……, sẽ bị thông báo về chất lượng - khả năng chuyên môn kém của doanh nghiệp trong thi công các công trình đo đạc bản đồ.

+ Những trường hợp vi phạm chất lượng về nội dung và hình thức mà trong đó độ chính xác vượt quá 1,5 - 2 lần so với hạn sai cho phép, tỷ lệ sai sót vượt quá 1,5 lần so với qui định thì sẽ bị xử lý tương tự như trường hợp a (vi phạm nguyên tắc: ……).

+ Các trường hợp vi phạm khác, tùy theo mức độ sai sót về chất lượng sẽ có hình thức xử lý phù hợp nhằm đảm bảo các đơn vị - doanh nghiệp phải có và đảm bảo năng lực chuyên môn trong thi công các công trình về đo đạc - bản đồ, không được để có thứ phẩm.

V. Tổ chức thực hiện:

1. Phòng Đo đạc Bản đồ - Sở Địa chính:

Là đơn vị tham mưu cho Ban Giám đốc Sở Địa chính thực hiện các chức năng về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề đo đạc bản đồ của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Phòng Đo đạc Bản đồ có trách nhiệm:

- Thẩm định hồ sơ đăng ký hành nghề hoặc xin cấp chứng chỉ hành nghề của các doanh nghiệp để trình Ban Giám đốc Sở chứng nhận hoặc cấp phép (khi Tổng cục Địa chính đã ban hành qui chế quản lý hoạt động ngành đo đạc bản đồ và phân cấp cho địa phương cấp phép).

- Chịu trách nhiệm quản lý - chỉ đạo - giám sát kỹ thuật đối với tất cả các công trình về trắc địa - bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cung cấp các qui trình, qui phạm hiện hành về lĩnh vực đo đạc bản đồ do Trung ương hoặc Thành phố đã ban hành để các doanh nghiệp thực hiện trong quá trình tổ chức thi công các công trình về đo đạc bản đồ.

- Cung cấp cho tham khảo các tư liệu - tài liệu bản đồ các loại, hồ sơ kỹ thuật các loại phục vụ cho thực hiện các hồ sơ về đo đạc bản đồ của các doanh nghiệp.

- Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra - nghiệm thu cấp quản lý Nhà nước đối với tất cả các sản phẩm về trắc địa bản đồ địa chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp các sản phẩm trắc địa công trình thì Phòng Đo đạc Bản đồ - Sở Địa chính sẽ phối hợp với bộ phận chuyên môn của các Sở chuyên ngành như xây dựng, giao thông công chính, thủy lợi … để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.

- Quản lý các hoạt động trong lĩnh vực về đo đạc bản đồ của các doanh nghiệp đã được Sở Địa chính chứng nhận đăng ký hành nghề hoặc đã cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng qui chế về đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ (khi Tổng cục Địa chính đã ban hành qui chế quản lý hoạt động ngành đo đạc bản đồ và phân cấp cho địa phương cấp phép).

- Ban Giám đốc Sở ủy quyền cho Lãnh đạo Phòng Đo đạc Bản đồ ký phê duyệt kết quả kiểm tra kỹ thuật đối với các bản đồ trích đo hiện trạng vị trí thửa đất phục vụ các nhu cầu xin sử dụng, hợp thức hóa sử dụng đất … của các tổ chức - đơn vị - cá nhân do các doanh nghiệp đo đạc thực hiện.

2. Đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực về đo đạc bản đồ:

- Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực về đo đạc bản đồ của đơn vị mình theo đúng các qui định của pháp luật và các qui định hiện hành về quản lý hoạt động ngành nghề đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Báo cáo hàng tháng và định kỳ về khối lượng và chất lượng các công trình đo đạc bản đồ do đơn vị đã thực hiện được theo qui định cho Sở Địa chính - đơn vị quản lý nhà nước các công trình đo đạc bản đồ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chấp hành đầy đủ các qui định về hoạt động thi công trong lĩnh vực về đo đạc bản đồ do Trung ương và Thành phố ban hành.

3. Phòng Đăng ký Định giá:

Phục vụ tham khảo, cung cấp theo qui định các tư liệu - tài liệu liên quan thửa đất - bằng khoán của sổ bộ địa chính phục vụ cho các yêu cầu lập hồ sơ về đo đạc bản đồ (nếu có) và thu lệ phí về tham khảo và cung cấp tư liệu theo qui định hiện hành.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 209/QĐ-ĐĐBĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu209/QĐ-ĐĐBĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/03/1997
Ngày hiệu lực07/03/1997
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Bất động sản
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 209/QĐ-ĐĐBĐ

Lược đồ Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khả


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khả
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu209/QĐ-ĐĐBĐ
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýĐào Anh Kiệt
                Ngày ban hành07/03/1997
                Ngày hiệu lực07/03/1997
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXây dựng - Đô thị, Bất động sản
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khả

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 209/QĐ-ĐĐBĐ năm 1997 Quy định tạm thời trình tự công tác tham khả

                        • 07/03/1997

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 07/03/1997

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực