Quyết định 2117/QĐ-UBND

Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Nội dung toàn văn Quyết định 2117/QĐ-UBND 2017 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Lâm Đồng


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2117/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Thông tư số 2085/QĐ-TTg hỗ trợ kinh tế xã hội vùng dân tộc">02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát trin kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Văn bản số 1025/UBDT-CSDT ngày 26/9/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định 2085/QĐ-TTg tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 371/TTr-BDT ngày 29/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án; có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ủy ban Dân tộc;
- C
ác Bộ: KH&ĐT, TC, TN&MT, NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu VT, TH
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm S

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 2117/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

TÌNH HÌNH CHUNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên 9.783,34 km2; có 12 đơn vị hành chính (gồm: 10 huyện; 02 thành phố: Đà Lạt và Bảo Lộc), 01 huyện (Đam Rông) thuộc diện đầu tư hỗ trợ theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ; 147 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 117 xã; 18 phường; 12 thị trấn); 1.573 thôn, buôn, tổ dân phố. Dân số (đến hết năm 2016) là 1.289.326 người, với 43 dân tộc sinh sống; trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm khoảng 24,1% (66.536 hộ với 309.636 người; riêng các dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17% dân số); 66 xã và 468 thôn có trên 20% ĐBDTTS. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh cuối năm 2016 là 5,19 % (giảm 1,58 % so với năm trước), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS là 14,71% (giảm 4,34 % so với năm trước).

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ số, tỉnh Lâm Đồng có: 77 xã khu vực I; 62 xã khu vực II (có 116 thôn đặc biệt khó khăn - ĐBKK); 8 xã khu vực III (34 thôn ĐBKK).

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP năm sau cao hơn năm trước; đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đã từng bước khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành để phục vụ cho sự nghiệp phát triển; những vấn đề bức xúc trong xã hội được quan tâm giải quyết, không còn hộ đói, shộ nghèo giảm nhanh.

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010; số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015; số 755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK và các quy định khác có liên quan, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết những khó khăn, từng bước ổn định đời sống cho hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế và do các nguyên nhân khách quan nên một số nội dung trong thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, ĐCĐC và vay vốn phát triển sản xuất cho hộ ĐBDTTS nghèo chưa đạt được kết quả như mong muốn, số hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất còn chiếm tỷ lệ cao cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng nhiều chương trình, dự án, chính sách khác.

Chính vì vậy, việc triển khai xây dựng Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh là rt cn thiết, thhiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đtiếp tục đầu tư để phát triển sản xuất, ổn định nơi ở và cải thiện cuộc sống cho ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Phần II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG NHỮNG NĂM QUA

I. Kết quả thực hiện:

1. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà và nước sinh hoạt:

a) Thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

* Tổng kinh phí thực hiện: 108.880,7 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 100.127 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 8.753,7 triệu đồng.

* Các hạng mục đã thực hiện:

- Hỗ trợ đất ở: 1.850 hộ/diện tích 143,27 ha;

- Giải quyết đất sản xuất: 2.463 hộ/diện tích 1.909,33 ha;

- Hỗ trợ chăn nuôi: 559 hộ/559 con bò;

- Giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho 1.415 hộ/diện tích 30.276 ha;

- Đầu tư hệ thống nước sinh hoạt: 6.448 giếng đào, 1.019 bể chứa nước, 114 công trình giếng khoan, 17 công trình hệ thống nước tự chảy.

b) Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

* Tổng số hộ đã thực hiện: 4.183 hộ, kinh phí 28.416 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 26.460 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 1.956 triệu đồng.

* Các hạng mục đã thực hiện:

- Khai hoang đất sản xuất cấp cho 125 hộ/diện tích 36 ha;

- Mua sm nông cụ, máy móc cho 995 hộ;

- Hỗ trợ trực tiếp nước sinh hoạt phân tán cho 1.566 hộ; 14 công trình nước sinh hoạt tập trung/1.497 hộ thụ hưởng.

2. Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định (ĐCĐC) theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

Toàn tỉnh hiện có 21 dự án ĐCĐC để bố trí cho 1.171 hộ/6.002 khẩu (08 dự án tập trung và 13 dự án xen ghép), với tng nhu cầu vốn 149.714 triệu đồng, trong đó:

- Vốn thực hiện theo Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: 89.522 triệu đồng;

- Vốn lồng ghép: 60.192 triệu đồng.

Đến nay, đã đầu tư cơ bản hoàn thành 08 dự án (01 dự án tập trung và 07 dự án xen ghép); giải quyết được 562 hộ/2.885 khẩu, đạt 45,43% mục tiêu đề ra; kinh phí được bố trí 66.440 triệu đồng (vốn ĐCĐC: 55.037 triệu đồng; vốn lồng ghép: 11.403 triệu đồng) đạt 44,38% kế hoạch.

Qua rà soát tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tỉnh Lâm Đồng còn 07 dự án ĐCĐC tập trung và 04 điểm ĐCĐC xen ghép còn thiếu vốn, đang đầu tư dở dang cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện trong giai đoạn 2017 - 2020.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

II. Đánh giá chung:

1. Những mặt đạt được:

- Việc thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và mua sắm nông cụ đã giúp hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn ĐBKK có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Diện tích đất ở, đất sản xuất sau khi cấp cho hộ ĐBDTTS nghèo đã đưa vào sản xuất, sử dụng hiệu quả, tâm lý chung của các hộ đều phấn khởi và yên tâm sản xuất n định lâu dài.

- Đối với chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định 1342/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Mặc dù vẫn còn tiêu chí chưa đạt, song việc đầu tư các dự án ĐCĐC đã làm thay đi cơ bản nhận thức của ĐBDTTS về tập quán sinh hoạt, sản xuất từ du canh, du cư đến ĐCĐC; cuộc sống của ĐBDTTS được hưởng lợi từ dự án đã dần đi vào n định; điện lưới quốc gia kéo đến xã, mạng điện thoại di động, Internet được phủ sóng trên diện rộng, nhiều hộ mua sắm được ti vi, xe máy phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của gia đình; có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, học tập, giao lưu văn hóa với các dân tộc khác và thực hiện xóa đói giảm nghèo - đây cũng là tiền đề quan trọng góp phần tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng; củng cố vững chắc lòng tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; n định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đặc biệt là vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, nhất là các khu vực rừng phòng hộ, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách đối với vùng DTTS của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.

2. Những khó khăn, tồn tại:

a) Việc thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

- Đối tượng được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt chủ yếu là hộ ĐBDTTS nghèo, đời sng rất khó khăn nên ngoài nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, việc huy động đóng góp thêm các nguồn vốn khác đthực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

- Một số đối tượng được hỗ trợ nhận thức chưa cao, còn trông chờ, ỷ lại từ các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

- Hiện nay, quỹ đất ở và đất sản xuất trên địa bàn tỉnh rất khó khăn, giá đất sang nhượng, bồi thường khi Nhà nước thu hồi ngày càng gia tăng trong khi mức hỗ trợ của nhà nước quá thấp; việc chuyn đi từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp đbố trí cho các hộ còn thiếu chưa được giải quyết.

b) Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:

- Định mức hỗ trợ thấp, thiếu cân đối giữa vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp; phân bố kinh phí thực hiện còn chậm, chưa đồng bộ, tiến độ thực hiện một số dự án chưa đạt yêu cầu đề ra.

- Việc huy động nhân dân đóng góp kinh phí đthực hiện chương trình còn hạn chế.

- Tiến độ thực hiện các dự án ổn định dân DCTD tại một số huyện còn chậm, do chậm được bố trí vốn hoặc bố trí vốn dàn trải, kéo dài.

Phần III

NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DTTS VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. Căn cứ lập Đề án:

- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

- Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho ĐBDTTS giai đoạn 2007 - 2010;

- Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch định canh, định cư cho ĐBDTTS du canh, du cư đến năm 2012;

- Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho ĐBDTTS đến năm 2015;

- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoan 2017 - 2020;

- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

- Thông tư số 2085/QĐ-TTg hỗ trợ kinh tế xã hội vùng dân tộc">02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

- Quyết định số 34/QĐ-HĐQT ngày 26/4/2014 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh;

- Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng quy định mức bình quân giao đất sản xuất nông nghiệp cho hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh;

- Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

- Kết quả rà soát về phạm vi, đối tượng thực hiện chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh và tình hình thực tế của địa phương;

- Các văn bản chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh Lâm Đồng liên quan đến triển khai hoàn chỉnh Đề án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Văn bản số 1025/UBDT-CSDT ngày 26/9/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc thẩm tra, góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định 2085/QĐ-TTg tỉnh Lâm Đồng.

II. Mục tiêu của Đề án:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tập trung các nguồn lực đầu tư, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sản xuất, đời sống cho hộ DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch về các mặt trong phát triển giữa người kinh và ĐBDTTS.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ DTTS nghèo (theo chuẩn đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020) so với tổng số hộ DTTS toàn tỉnh từ 2% đến 3%/năm;

- Chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ ĐBDTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Hoàn thành các dự án ĐCĐC tập trung, xen ghép theo kế hoạch được duyệt để tiếp tục bố trí sắp xếp dân cư nhằm n định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ ĐBDTTS theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ ĐBDTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi đphát triển sản xuất.

III. Đối tượng và phạm vi thực hiện:

Chính sách này áp dụng cho toàn bộ các hộ ĐBDTTS (kcả vợ hoặc chồng là người DTTS) ở các xã, thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều (bao gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn (theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức bình quân chung (theo Quyết định số 37/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh), thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phân tán.

Thời điểm xác định đối tượng thụ hưởng chính sách: Thực hiện theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

IV. Nguyên tắc:

1. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ ĐBDTTS nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích.

2. Giao quyền chủ động cho các địa phương, tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

3. Bố trí vốn theo các quy định của chính sách và khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

V. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2017 - 2020.

Phần IV

NỘI DUNG ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

I. Nội dung của Đề án:

Tổng số hộ thụ hưởng chính sách của Đề án: 13.569 hộ, kinh phí 292.985 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 72.087 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 24,61%.

- Ngân sách địa phương đối ứng (vốn sự nghiệp): 15.593 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 5,32%.

- Vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội: 205.305 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 70,07%.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

1. Hỗ trđất , hỗ trđất sản xuất và nước sinh hot:

a) Hỗ trợ đất ở:

- Số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở: 2.066 hộ, diện tích khoảng 41,13 ha.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát và tự cân đối quỹ đất tại địa phương để lập thủ tục ban hành quyết định giao đất cho đối tượng thụ hưởng chính sách theo định mức bình quân 200m2/hộ.

b) Hỗ trợ đất sản xuất:

* Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:

Thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; sau khi rà soát thực tế tại các địa phương, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện còn 1.083 hộ thiếu đất sản xuất, với nhu cầu diện tích 433 ha; tổng kinh phí để thực hiện 54.150 triệu đồng.

Hiện nay, Trung ương vẫn chưa có chủ trương, văn bản cho phép tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp để bố trí cho các hộ còn thiếu đất sản xuất (do thực hiện Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020).

Trường hợp, Chính phủ không cho phép chuyển đi từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để bố trí cho các hộ còn thiếu, tỉnh Lâm Đông đề nghị thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác đảm bảo phù hợp theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của từng địa phương, cụ thể:

- Số hộ có nhu cầu hỗ trợ: 1.083 hộ, với tổng kinh phí 54.150 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương: 16.245 triệu đồng; ngân sách địa phương đối ứng: 5.415 triệu đồng; vay từ ngân hàng Chính sách xã hội: 32.490 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục 03 kèm theo)

- Định mức hỗ trợ: 20 triệu đồng/hộ (trong đó: ngân sách Trung ương 15 triệu đồng; ngân sách địa phương đối ứng 05 triệu) và được vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 2085/QĐ-TTg hỗ trợ kinh tế xã hội vùng dân tộc">02/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc.

- Đối tượng hỗ trợ: Áp dụng cho các hộ chuyên canh cây rau màu hoặc lúa 02 vụ có diện tích đất thiếu từ 0,3ha trở lên; các hộ trồng lúa một vụ hoặc trồng cây công nghiệp có diện tích đất thiếu từ 0,4ha trở lên.

* Hỗ trợ chuyển đổi nghề:

- Số hộ thiếu đất sản xuất đề nghị được hỗ trợ chuyn đi nghề (hình thức mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, tiu thủ công nghiệp, buôn bán...): 3.226 hộ, với tổng kinh phí 122.588 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương 16.130 triệu đồng; ngân sách địa phương đối ứng - vốn sự nghiệp 9.678 triệu đồng; vay từ ngân hàng Chính sách xã hội: 96.780 triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo)

- Định mức hỗ trợ: 08 triệu đồng/hộ (trong đó: ngân sách Trung ương 05 triệu đồng; ngân sách địa phương đối ứng 03 triệu đồng) và được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 2085/QĐ-TTg hỗ trợ kinh tế xã hội vùng dân tộc">02/2017/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc.

- Đối tượng hỗ trợ: Áp dụng cho các hộ thiếu đất còn lại.

c) Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:

- Số hộ cần hỗ trợ: 3.513 hộ, với tổng kinh phí: 5.270 triệu đồng từ ngân sách Trung ương;

(Chi tiết tại Phụ lục 05 kèm theo)

- Định mức hỗ trợ: Bình quân 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt; kinh phí hỗ trợ được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước,...đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ phải có nước sinh hoạt n định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân 1,5 triệu đồng/hộ đxây dựng những công trình sử dụng chung; nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước n định.

2. Hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư:

Các dự án ĐCĐC của tỉnh Lâm Đồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009. Qua rà soát, thẩm tra, đến nay có 11 dự án (678 hộ thụ hưởng) còn thiếu vốn, đang đầu tư dở dang và chưa hoàn thiện, cụ thể:

a) Dự án ĐCĐC tập trung: 07 dự án, số hộ thụ hưởng chính sách 476 hộ, với tng kinh phí 27.043 triệu đồng, trong đó: vốn sự nghiệp 2.395 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 24.648 triệu đồng.

b) Điểm ĐCĐC xen ghép: 04 điểm, số hộ thụ hưởng chính sách 202 hộ, với tng kinh phí 7.400 triệu đồng, trong đó: vốn sự nghiệp 800 triệu đồng; vốn đầu tư phát triển 6.600 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

3. Hỗ trvay tín dụng ưu đãi:

- Tổng số hộ DTTS nghèo tại thôn, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có nhu cu vay vốn tín dụng ưu đãi là 5.069 hộ.

- Định mức đề nghị được vay ưu đãi: 15 triệu đồng/hộ.

- Tng vốn vay ưu đãi: 76.035 triệu đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 06 đính kèm)

4. Kinh phí quản lý (ngân sách địa phương):

a) Tng kinh phí: 500 triệu đồng, trong đó:

- Cơ quan thường trực cấp tỉnh: 200 triệu đồng (Năm 2018: 60 triệu đồng, năm 2019: 60 triệu đồng, năm 2020: 80 triệu đồng);

- Cơ quan thường trực các huyện, thành phố: 300 triệu đồng (10 đơn vị x 10 triệu đồng/đơn vị x 3 năm thực hiện)

b) Nội dung: Chi phí quản lý, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn, sơ kết, tổng kết thực hiện chính sách hàng năm, công tác phí, xăng xe, văn phòng phm, họp...).

II. Các giải pháp thực hiện:

1. Công tác quản lý, chỉ đạo điều hành chung:

- Tăng cường phát huy vai trò của cơ quan thường trực và các thành viên Ban chỉ đạo trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương đy nhanh tiến độ thực hiện với tinh thần khn trương, quyết liệt, đồng bộ, tránh chồng chéo, sâu sát và hiệu quả;

- Cơ quan làm công tác Dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan kịp thời tham mưu UBND huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện; kịp thời phát hiện, giải quyết những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở cơ sở; định kỳ tổ chức đánh giá tình hình và kết quả thực hiện để đưa ra các biện pháp tiếp tục thực hiện Đề án kịp thời, đạt hiệu quả.

- Cấp xã triển khai việc lồng ghép của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo xã để chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn. Chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể theo từng nội dung hỗ trợ (đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vay vốn phát triển sản xuất,...) cho hộ ĐBDTTS nghèo đảm bảo hoàn thành dt điểm từ nay đến hết năm 2020; bố trí, phân công cán bộ có năng lực, kinh nghiệm đquản lý, chỉ đạo, theo dõi tng hợp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân đóng chân trên địa bàn; huy động các nguồn lực của cộng đồng và các dòng tộc đtriển khai thực hiện chính sách đạt hiệu quả cao.

2. Giải pháp triển khai thực hiện các nội dung:

a) Đối với đất ở:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm cân đối quỹ đất để bố trí đất cho nhân dân, trên cơ sở quy hoạch, bố trí dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Tuyên truyền, vận động trong nhân dân, dòng họ có nhiều đất đ chuyn nhượng lại hoặc cho, tặng...

b) Hỗ trợ đất sản xuất:

- Đối với hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:

Thực hiện phương án hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất cho các hộ còn thiếu nêu trên (sau khi Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương cho phép chuyn đi từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp như đã đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng). Trường hợp, không có quỹ đất sản xuất để bố trí cho các hộ còn thiếu thì thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác đảm bảo phù hợp theo quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của từng địa phương.

- Đối với hỗ trợ chuyn đi nghề:

+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan làm công tác Dân tộc hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, giám sát việc hỗ trợ chuyn đi ngành nghề thay thế đất sản xuất (như mua sắm máy móc, công cụ sản xut, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiêu thủ công nghiệp, buôn bán,...) nhằm mang lại hiệu quả và tạo thu nhập ổn định, lâu dài thay thế thu nhập từ đất sản xuất; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn chuyn giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

+ Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hướng dẫn các tổ chức hội, đoàn thnhận ủy thác, các Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện bình xét và cho vay vốn đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích đ phát huy hiệu quả.

c) Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn tổ chức khảo sát nhu cầu của người dân và hướng dẫn cho người dân tự đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước,... phù hợp để đảm bảo có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

d) Hỗ trợ btrí, sắp xếp ổn định dân cư: cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khi được Trung ương bố trí đủ vốn (hoặc đã bố trí vốn đồng thời với việc cân đối lồng ghép các nguồn vốn khác đcó đủ nguồn vốn) thực hiện đảm bảo hoàn thành các dự án ĐCĐC giai đoạn 2017 - 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, yên tâm sản xuất và n định cuộc sng.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh:

1. Ban Dân tc:

a) Là cơ quan Thường trực của tỉnh trực tiếp tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và nội dung của Đề án này.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu dự toán kinh phí hàng năm và cho cả giai đoạn 2017 - 2020 để được bố trí và triển khai thực hiện.

c) Hướng dẫn triển khai, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương (hàng quý, năm) theo đúng quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc, các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan:

a) Tổng hợp nhu cầu, dự kiến vốn hàng năm và cả giai đoạn của các địa phương, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tham mưu việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với các chương trình, dự án, đề án, chính sách khác trên địa bàn.

3. Sở Tài chính:

a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn việc quản lý, cấp, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.

b) Tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí đối ứng thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách tỉnh; cấp kinh phí cho các đơn vị, địa phương đtriển khai thực hiện.

c) Cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách tỉnh cho kinh phí quản lý Đề án nhằm hỗ trợ hoạt động của cơ quan chủ trì cấp tỉnh và cấp huyện.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc, hỗ trợ các địa phương thực hiện việc rà soát, tạo quỹ đất sản xuất đhỗ trợ cho các hộ còn thiếu, phát triển sản xuất, chuyn đi nghề chăn nuôi theo đúng quy định để ổn định sản xuất, tạo thu nhập n định lâu dài.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong việc khảo sát, quy hoạch, lập hồ sơ chuyn mục đích sử dụng đất, giao đất nhằm đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

b) Rà soát, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến đất đai như: Chuyn nhượng, cho tặng, khai hoang phục hóa, thu hồi từ các nông, lâm trường, các doanh nghiệp, đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... cho ĐBDTTS nghèo theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

c) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bị lấn chiếm đang canh tác (đặc biệt là người DTTS), đề xuất UBND tỉnh hướng giải quyết đối với diện tích đất này.

6. Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh: Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; căn cứ vào nhu cầu vốn đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch cho vay hằng năm và cả giai đoạn; định kỳ 6 tháng, hằng năm thông báo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc) đ tng hợp chung.

7. Các Sở, ngành liên quan: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương thực hiện có hiệu quả các chính sách có liên quan đến Đề án.

8. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thcấp tỉnh chỉ đạo, phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên các cấp và toàn dân hưởng ứng, tham gia thực hiện có hiệu quả chính sách này.

II. UBND các huyện, thành phố:

1. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện, thành phố; chỉ đạo các phòng, cơ quan chuyên môn, chính quyền cấp xã thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Đề án này trên địa bàn đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, không để xảy ra chồng chéo, tiêu cực; kịp thời phát hiện và giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở hoặc báo cáo UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc) và các Sở, ngành liên quan.

2. Phê duyệt danh sách chi tiết hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác có liên quan làm cơ sở đtổ chức thực hiện chính sách.

3. Rà soát, lập hoặc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất theo thẩm quyền đtạo quỹ đất dành cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn thiếu đất ở và đất sản xuất. Hàng năm, thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hỗ trợ, cấp phát, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí; báo cáo UBND tỉnh và các ngành liên quan theo quy định.

4. Chỉ đạo rà soát, lựa chọn đối tượng thụ hưởng chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đúng với quy định; trong đó, ưu tiên những hộ, địa bàn khó khăn hơn thực hiện trước, đảm bảo tính chính xác của số liệu, tính khả thi.

5. Giao cho cơ quan làm công tác Dân tộc của huyện, thành phố trực tiếp tham mưu giúp UBND huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

6. Ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án, đề án khác đthực hiện chính sách trên địa bàn.

7. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, phối hợp với Phòng giao dịch ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương triển khai thực hiện việc cho vay đến đối tượng thụ hưởng đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

8. Định kỳ hàng quý, năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện (qua Ban Dân tộc) và các Sở, ngành liên quan.

Trên đây là Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng./.

 

PHỤ LỤC 1

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ GIAI ĐOẠN 2009-2015 VÀ NHU CẦU THỰC HIỆN 2017-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

S T T

Tên dự án

  Địa điểm thực hiện (xã, huyện)

Shộ

Skhẩu

Tổng nhu cầu vốn

Vốn được duyệt theo Quyết định 33/TTg-TTg

Kinh phí Trung ương phân bđịa phương

Kinh phí địa phương phân bố thực hiện

Gii ngân và quyết toán

Kinh phí còn thiếu đề nghị tiếp tục phân bố thực hiện theo QĐ 2085

 

Vốn được duyệt

SN

ĐTPT

Vốn lồng ghép

Tổng số

SN

ĐTPT

Tổng cộng

SN

ĐTPT

Tng cộng

SN

ĐTPT

 

Tng cộng

SN

ĐTPT

 

A

DÁN ĐCDC TẬP TRUNG

 

476

2,335

72,741

58,926

37,248

21,628

13,329

44,343

18,005

26,338

44,343

18,005

26,338

44,088

17,868

26,220

27,043

2,395

24,648

 

I

Dự án ĐCĐC đã hoàn thành nhưng do trưt g

 

172

915

38,741

24,926

3,248

21,628

13,329

23,472

3,234

20,238

23,472

3,234

20,238

23,343

3,223

20,120

13,914

1,000

12,914

 

1

DA ĐCĐC thôn Con Ó

Mỹ Đc, Đạ Th

100

550

24,900

13,250

1,862

11,338

11,650

12,470

2,070

10,400

12,470

2,070

10,400

12,470

2,070

10,400

13,240

1,000

12,240

 

2

DA ĐCĐC thôn Láng Mít

Tà Năng, Đức Trọng

72

365

13,841

11,676

1,386

10,290

1,679

11,002

1,164

9,838

11,002

1,164

9,838

10,873

1,153

9,720

674

0

674

 

II

Dự án ĐCĐC còn d dang

 

304

1,420

34,000

34,000

34,000

0

0

20,871

14,771

6,100

20,871

14,771

6,100

20,745

14,645

6,100

13,129

1,395

11,734

 

1

DA ĐCĐC Thôn Bog Tiên

Tà Hine, Đức Trọng

67

250

7,000

7,000

7,000

 

 

4,500

3,500

1,000

4,500

3,500

1,000

4,465

3,465

1,000

2,500

553

1,947

 

2

DA ĐCĐC thôn 6

Lộc Tân, Bảo Lâm

58

275

6,000

6,000

6,000

 

 

3,800

2,800

1,000

3,800

2,800

1,000

3,800

2,800

1000

2,200

0

2,200

 

3

DA ĐCĐC thôn Ka Đô 2

Ka Đô, Đơn Dương

67

335

8,000

8,000

8,000

 

 

4,657

3,357

1,300

4,657

3,357

1,300

4,565

3,265

1300

3,344

842

2,502

 

4

DA ĐCĐC KT 264

Mê Linh, Lâm Hà

54

270

6,000

6,000

6,000

 

 

4,600

3,600

1,000

4,600

3,600

1,000

4,600

3,600

1,000

1,400

0

1,400

 

5

DA ĐCĐC Hàng Láng

Gung Ré, Di Linh

58

290

7,000

7,000

7,000

 

 

3,315

1,515

1,800

3,315

1,515

1,800

3,315

1,515

1,800

3,685

0

3,685

 

B

ĐIM ĐCĐC XEN GHÉP

 

202

995

15,164

5,314

5,314

0

9,850

6,547

4,447

2,100

6,547

4,447

2,100

6,519

4,434

2,085

7,400

800

6,600

 

1

DA ĐCĐC thôn Nao Quang

Lộc Phú, Bo Lâm

70

320

5,079

1,479

1,479

0

3,600

2,587

1,587

1,000

2,587

1,587

1,000

2,587

1,587

1,000

5,000

300

4,700

 

2

DA ĐCĐC Suối Thông A 2

Đạ Ròn, Đơn Dương

50

190

3,010

1,110

1,110

0

1,900

795

795

0

795

795

0

795

795

0

750

0

750

 

3

DA ĐCĐC Hamasin

Đ’Ran, Đơn Dương

30

260

4,300

1,800

1,800

0

2,500

1,450

750

700

1,450

750

700

1,435

750

685

450

0

450

 

4

DA ĐCĐC thôn 3

Tiên Hoàng, Cát Tiên

52

225

2,775

925

925

0

1,850

1,715

1,315

400

1,715

1,315

400

1,702

1,302

400

1,200

500

700

 

Tng cộng

 

678

3,330

87,905

64,240

42,562

21,628

23,179

50,890

22,452

28,438

50,890

22,452

28,438

50,607

22,302

28,305

34,443

3,195

31,248

 

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GIAI ĐOẠN 2017-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Số TT

Huyện, TP

Tổng số lượt hộ thụ hưởng

Nhu cầu vốn

Đất sản xuất

Nước sinh hoạt phân tán

Hỗ trợ tín dụng ưu đãi

Bố trí dân cư

Tổng cộng

Vốn hỗ trợ

Tổng vốn vay

Hỗ trực tiếp đất sản xuất

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

NSTW

NSĐP

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Số hộ

NSTW

Số hộ

Vốn vay

Số hộ

Điểm ĐCĐC

Kinh phí

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

Tập trung

Xen ghép

Tổng

Trong đó

SN

ĐTPT

1

2

3 =(8+13+ 17+19+21)

4=(5+6+7)

5=(10+14+ 18+24)

6=(11+15)

7=(12+16+20)

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

1

Tp Đà Lạt

19

722

95

57

570

0

0

0

0

0

19

95

57

570

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bo Lộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

326

6,673

2,156

302

4,215

55

22

825

275

1,650

9

45

27

270

57

86

153

2,295

52

0

1

1,200

500

700

4

Huyện Đạ Tẻh

219

15,585

13,480

80

2,025

16

6

240

80

480

0

0

0

0

0

0

103

1,545

100

1

0

13,240

1,000

12,240

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bo Lâm

1,871

53,110

16,062

3,328

33,720

425

170

6,375

2,125

12,750

401

2,005

1,203

12,030

321

482

596

8,940

128

1

1

7,200

300

6,900

7

Huyện Di Linh

4,195

77,434

12,427

3,987

61,020

0

0

0

0

0

1,329

6,645

3,987

39,870

1,398

2,097

1,410

21,150

58

1

 

3,685

0

3,685

8

Huyện Đức Trọng

1,097

23,967

5,883

1,359

16,725

0

0

0

0

0

453

2,265

1,359

13,590

296

444

209

3,135

139

2

0

3,174

553

2,621

9

Huyện Lâm Hà

1,606

35,178

7,264

2,114

25,800

271

108

4,065

1,355

8,130

253

1,265

759

7,590

356

534

672

10,080

54

1

0

1,400

0

1,400

10

Huyện Đam Rông

2,830

47,256

5,511

2,160

39,585

96

38

1,440

480

2,880

560

2,800

1,680

16,800

847

1,271

1,327

19,905

0

0

0

0

0

0

11

Huyện Đơn Dương

875

19,242

6,916

941

11,385

67

27

1,005

335

2,010

202

1,010

606

6,060

238

357

221

3,315

147

1

2

4,544

842

3,702

12

Huyện Lạc Dương

531

13,320

2,295

765

10,260

153

61

2,295

765

4,590

0

0

0

0

0

0

378

5,670

0

0

0

0

0

0

13

Kinh phí qun lý Đề án

0

500

0

500

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

0

0

0

0

0

0

Tng cộng:

13,569

292,985

72,087

15,593

205,305

1,083

433

16,245

5,415

32,490

3,226

16,130

9,678

96,780

3,513

5,270

5,069

76,035

678

7

4

34,443

3,195

31,248

 

PHỤ LỤC 3

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT THEO QUYẾT ĐỊNH 2085/QĐ-TTg NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

STT

Huyện, TP

Kế hoạch 2017-2020

Phân kỳ thực hiện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Tổng kinh phí

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Shộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Trung ương (15 triệu/ hộ)

Địa phương (5 triệu/ hộ)

Trung ương (15 triệu/ hộ)

Địa phương (5 triệu/ hộ)

Trung ương (15 triệu/ hộ)

Địa phương (5 triệu/ hộ)

Trung ương (15 triệu/ hộ)

Địa phương (5 triệu/ hộ)

1

Tp Đà Lạt

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bảo Lộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

55

22

825

275

1,650

2,750

55

825

275

1,650

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Huyện Đạ Tẻh

16

6

240

80

480

800

16

240

80

480

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

425

170

6,375

2,125

12,750

21,250

170

2,550

850

5,100

150

2,250

750

4,500

105

1,575

525

3,150

7

Huyện Di Linh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

8

Huyện Đức Trọng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Huyện Lâm Hà

271

108

4,065

1,355

8,130

13,550

100

1,500

500

3,000

90

1,350

450

2,700

81

1,215

405

2,430

10

Huyện Đam Rông

96

38

1,440

480

2,880

4,800

36

540

180

1,080

30

450

150

900

30

450

150

900

11

Huyện Đơn Dương

67

27

1,005

335

2,010

3,350

67

1,005

335

2,010

0

0

0

0

0

0

0

0

12

Huyện Lạc Dương

153

61

2,295

765

4,590

7,650

153

2,295

765

4,590

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng:

1,083

433

16,245

5,415

32,490

54,150

597

8,955

2,985

17,910

270

4,050

1,350

8,100

216

3,240

1,080

6,480

Ghi chú: - Trường hợp Chính phủ không cho phép chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp để bố trí cho các hộ còn thiếu đất, tỉnh Lâm Đồng đề nghị thay thế phương án hỗ trợ phù hợp khác theo quy định hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.

 

PHỤ LỤC 4

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ THEO QUYẾT ĐỊNH 2085/QĐ-TTg NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Huyện, TP

KẾ HOẠCH 2017-2020

Tổng vốn

Phân kỳ thực hiện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ

Vốn vay (Mức cho vay 30 triệu/ hộ)

Trung ương (5 triệu/ hộ)

Địa phương (3 triệu/ hộ)

Trung ương (5 triệu/ hộ)

Địa phương (3 triệu/ hộ)

Trung ương (5 triệu/ hộ)

Địa phương (3 triệu/ hộ)

Trung ương (5 triệu/ hộ)

Địa phương (3 triệu/ hộ)

1

Tp Đà Lạt

19

95

57

570

722

19

95

57

570

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bảo Lộc

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

9

45

27

270

342

9

45

27

270

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Huyện Đạ Tẻh

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

401

2,005

1,203

12,030

15,238

150

750

450

4,500

150

750

450

4,500

101

505

303

3,030

7

Huyện Di Linh

1,329

6,645

3,987

39,870

50,502

500

2,500

1,500

15,000

500

2,500

1,500

15,000

329

1,645

987

9,870

8

Huyện Đức Trọng

453

2,265

1,359

13,590

17,214

150

750

450

4,500

150

750

450

4,500

153

765

459

4,590

9

Huyện Lâm Hà

253

1,265

759

7,590

9,614

100

500

300

3,000

83

415

249

2,490

70

350

210

2,100

10

Huyện Đam Rông

560

2,800

1,680

16,800

21,280

200

1,000

600

6,000

200

1,000

600

6,000

160

800

480

4,800

11

Huyện Đơn Dương

202

1,010

606

6,060

7,676

100

500

300

3,000

60

300

180

1,800

42

210

126

1,260

12

Huyện Lạc Dương

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

0

0

0

0

0

Tng cộng:

3,226

16,130

9,678

96,780

122,588

1,228

6,140

3,684

36,840

1,143

5,715

3,429

34,290

855

4,275

2,565

25,650

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP NHU CẦU HỖ TRỢ NƯỚC SINH HOẠT PHÂN TÁN THEO QUYẾT ĐỊNH 2085/QĐ-TTg NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Huyện, TP

Kế hoạch 2017-2020

Phân kỳ thực hiện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ (NSTW)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ (NSTW)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ (NSTW)

Số hộ

Vốn hỗ trợ từ (NSTW)

1

Tp Đà Lạt

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bảo Lộc

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

57

85.5

57

85.5

0

0.0

0

0.0

4

Huyện Đạ Tẻh

0

0

0

0

0

0

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

0

0

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

321

482

321

482

0

0

0

0

7

Huyện Di Linh

1,398

2,097.0

500

750

500

750

398

597.0

8

Huyện Đức Trọng

296

444

296

444

0

0

0

0

9

Huyện Lâm Hà

356

534.0

356

534.0

0

0

0

0

10

Huyện Đam Rông

847

1,271

282

423

282

423

283

425

11

Huyện Đơn Dương

238

357

138

207

100

150

0

0

12

Huyện Lạc Dương

0

0

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng:

3,513

5,270

1,950

2,925

882

1,323

681

1,022

 

PHỤ LỤC 6

TỔNG HỢP NHU CẦU HỘ NGHÈO CÓ NHU CẦU HỖ TRỢ TÍN DỤNG ƯU ĐÃI THEO QUYẾT ĐỊNH NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 2117/QĐ-UBND ngày 29/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Huyện, TP

Kế hoạch 2017-2020

Phân kỳ thực hiện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số hộ

Vốn vay tín dụng ưu đãi (15trđ/hộ)

Số hộ

Vốn vay tín dụng ưu đãi (15trđ/hộ)

Số hộ

Vốn vay tín dụng ưu đãi (15trđ/hộ)

Số hộ

Vốn vay tín dụng ưu đãi (15trđ/hộ)

1

Tp Đà Lạt

0

-

0

0

0

0

0

0

2

Tp Bảo Lộc

0

-

0

0

0

0

0

0

3

Huyện Cát Tiên

153

2,295

90

1,350

63

945

0

0

4

Huyện Đạ Tẻh

103

1,545

103

1,545

0

0

0

0

5

Huyện Đạ Huoai

0

-

0

0

0

0

0

0

6

Huyện Bảo Lâm

596

8,940

200

3,000

200

3,000

196

2,940

7

Huyện Di Linh

1,410

21,150

500

7,500

500

7,500

410

6,150

8

Huyện Đức Trọng

209

3,135

100

1,500

70

1,050

39

585

9

Huyện Lâm Hà

672

10,080

250

3,750

250

3,750

172

2,580

10

Huyện Đam Rông

1,327

19,905

500

7,500

500

7,500

327

4,905

11

Huyện Đơn Dương

221

3,315

100

1,500

70

1,050

51

765

12

Huyện Lạc Dương

378

5,670

160

2,400

140

2,100

78

1,170

Tổng cộng:

5,069

76,035

2,003

30,045

1,793

26,895

1,273

19,095

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2117/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 2117/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 29/09/2017
Ngày hiệu lực 29/09/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2117/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2117/QĐ-UBND 2017 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Lâm Đồng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 2117/QĐ-UBND 2017 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Lâm Đồng
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 2117/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Ngày ban hành 29/09/2017
Ngày hiệu lực 29/09/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Quyết định 2117/QĐ-UBND 2017 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Lâm Đồng

Lịch sử hiệu lực Quyết định 2117/QĐ-UBND 2017 hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội dân tộc thiểu số miền núi Lâm Đồng

  • 29/09/2017

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 29/09/2017

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực