Nội dung toàn văn Quyết định 2129/QĐ-UBND 2011 nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Sơn La
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2129/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 20 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2011-2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư số 20/2010/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức, quản lý và điều hành Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” và Hướng dẫn xây dựng chương trình năng xuất chất lượng sản phẩm hàng hoá địa phương của Ban điều hành chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Thông tư 20/2010/TT-BKHCN;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn la, tại tờ trình số 298/TTr –KHCN ngày 09 tháng 9 năm 2011.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “ Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020”; gồm các nội dung chính sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Dự án:
1.1. Mục tiêu của dự án:
1.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Tạo bước chuyển biến về năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong tỉnh (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm trọng điểm), từng bước cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TPF);
- Xây dựng phòng trào năng suất chất lượng thông qua việc xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng kết hợp với áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu…
- Nâng cao nhận thức, năng lực cải tiến của các doanh nghiệp trên địa bàn về năng suất và chất lượng;
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia về năng suất chất lượng và các tổ chức đánh giá sự phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia Dự án thực hiện các hoạt động năng suất chất lượng;
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
a, Mục tiêu về cải tiến năng suất chất lượng:
- Xác định danh mục, đánh giá thực trạng hoạt động cải tiến năng suất, chất lượng và cơ hội triển khai các dự án cải tiến năng suất chất lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn năm 2011;
- Đến năm 2020, tối thiểu 80 % các doanh nghiệp sản xuất/cung cấp sản phẩm, hàng hoá trọng điểm triển khai các dự án năng suất chất lượng; trong đó tối thiểu 50% triển khai các công cụ/phương án cải tiến năng suất, chất lượng (Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ; áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến; xây dựng thương hiệu, xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến…)
- Xây dựng 20 doanh nghiệp điển hình toàn diện (thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hoá trọng điểm) về cải tiến năng suất chất lượng;
- Các doanh nghiệp điển hình đạt được mức tăng năng suất của từng nhân tố thành phần đạt 35% vào năm 2015; tỷ trọng tăng năng suất của các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng doanh nghiệp đạt mức 30%.
- Xây dựng tối thiểu 04 tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm trọng điểm của tỉnh;
- Xây dựng tối thiểu 02 phòng Thử nghiệm trọng điểm đạt tiêu chuẩn quốc tế đủ năng lực thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá trọng điểm của tỉnh.
b, Mục tiêu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Đến năm 2013, 100% cán bộ chuyên môn của các Sở, Ban, Ngành tham gia Dự án được đào tạo về các công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại;
- Đến năm 2015, 100% các doanh nghiệp sản xuất/cung cấp sản phẩm, hàng hoá trọng điểm có nhân lực được đào tạo về công cụ cải tiến năng suất chất lượng hiện đại;
- Hình thành mạng lưới năng suất chất lượng của tỉnh với đại diện của tối thiểu 50% doanh nghiệp sản xuất/cung cấp sản phẩm, hàng hoá trọng điểm. Hàng năm tổ chức hội nghị thường niên để triển khai chương trình.
c, Mục tiêu về tuyên truyền nâng cao nhận thức:
- Đến năm 2012 hình thành và duy trì hoạt động của 01 cổng thông tin Năng suất Chất lượng của tỉnh là nơi quảng bá, chia sẻ thông tin, kiến thức và sinh hoạt của mạng lưới năng suất chất lượng. Xây dựng kho dữ liệu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam và Quốc tế cho các sản phẩm trọng điểm của tỉnh;
- Xây dựng và phát sóng tối thiểu 04 chương trình truyền hình/năm về phong trào Năng suất Chất lượng.
1.2. Nhiệm vụ của dự án:
1.2.1. Xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp, bao gồm các nội dung:
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;
- Thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn về công tác tiêu chuẩn hóa và hoạt động đánh giá sự phù hợp cho các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp;
- Tăng cường năng lực kỹ thuật và thực hiện các hệ thống quản lý hoạt động đo lường thử nghiệm để đảm bảo sự chính xác trong đánh giá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
1.2.2. Hỗ trợ xây dựng áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến để nâng cao năng suất chất lượng của các doanh nghiệp tỉnh Sơn La:
+ Thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất chất lượng;
+ Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
1.2.3. Đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020:
- Đổi mới công nghệ, thiết bị dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp;
- Hoàn thiện dây chuyền công nghệ, dây chuyền sản xuất.
- Chuyển giao công nghệ mới và tiên tiến ;
- Chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm chủ đạo của tỉnh.
1.2.4. Hỗ trợ phát triển tài sản sở hữu trí tuệ
- Thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn và phổ biến kiến thức về phát triển tài sản sở hữu trí tuệ;
- Điều tra, khảo sát, đánh giá tiềm năng trong các doanh nghiệp, các làng nghề, các vùng cây - con đặc sản nhằm đề xuất giải pháp khai thác hiệu quả;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, làng nghề xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ;
1.2.5. Xây dựng đội ngũ chuyên gia đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm hàng hoá; đo lường năng suất chất lượng thuộc các ngành của tỉnh:
- Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia về đánh giá trình độ chất lượng của sản phẩm, hàng hoá; đo lường năng suất;
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ đào tạo, tập huấn về các chỉ tiêu đánh giá, nội dung và kỹ năng đánh giá cho các chuyên gia năng suất của tỉnh;
- Thực hiện thống kê, đánh giá các chỉ tiêu về năng suất chất lượng tại các doanh nghiệp các ngành;
- Tổng hợp, phân tích và công bố kết quả đánh giá trước, trong và khi kết thúc dự án.
2. Phạm vi, đối tượng thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp:
2.1. Phạm vi: từ năm 2011-2020;
2.2. Đối tượng:
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của tỉnh; các doanh nghiệp khác tham gia dự án năng suất chất lượng địa phương;
- Các cơ quan tổ chức có liên quan: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở xây dựng, Sở Y tế, Sở giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố, liên minh các Hợp tác xã…
- Sản phẩm, hàng hoá chủ lực của địa phương.
2.3. Cơ quan chủ trì: UBND tỉnh Sơn La
2.4. Cơ quan thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ
2.5. Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở xây dựng, Sở Y tế, Sở giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố, liên minh các Hợp tác xã.
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Về tổ chức: Thành lập Ban quản lý Dự án để điều phối quá trình thực hiện.
3.2. Về tài chính:
- Nguồn vốn của doanh nghiệp là chủ yếu để: Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nguồn gốc xuất xứ...
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện các hoạt động sau: Hoạt động tuyên truyền, đào tạo, tư vấn, chuyển giao công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường tiềm lực KHCN cho các cơ quan thuộc chương trình (đào tạo chuyên gia năng suất chất lượng, chuyên gia đánh giá, hình thành các tổ chức chứng nhận, nâng cao năng lực đo lường thử nghiệm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng các sản phẩm hàng hoá trọng điểm...)
(Nội dung chi, chế độ chi, các hạng mục được chi được thực hiện theo các quyết định hiện hành).
4. Trách nhiệm thực hiện Dự án:
Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp phát triển Nông thôn, Công Thương, Y tế, Xây dựng, Giao thông, Văn hoá Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện; các tổ chức và cá nhân có liên quan và các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia Dự án.
5. Dự kiến tổng nguồn vốn: 133,910 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách (vốn sự nghiệp khoa học và đầu tư phát triển KHCN) 40,510 tỷ đồng; vốn của các doanh nghiệp 63,43 tỷ đồng; vốn lồng ghép giữa các chương trình 29,97 tỷ đồng (bao gồm các nguồn vốn nguồn vốn phục vụ chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, Chương trình khuyến nông, Chương trình khuyến công...)
6. Hiệu quả của dự án:
6.1. Hiệu quả về kinh tế:
- Góp phần nâng cao tỷ trọng của năng suất và các yếu tố tổng hợp (TPF) trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh lên 30% và năm 2015 và 35% vào các năm tiếp theo;
- Nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trọng điểm của tỉnh; hình thành các chuỗi cung cấp từ nguyên liệu đến thành phẩm, bán thành phẩm cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh góp phần nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao tỷ trọng các sản phẩm qua chế biến, hàng hoá xuất khẩu của tỉnh…
6.2. Hiệu quả về xã hội và phát triển bền vững:
- Hình thành phong trào năng suất chất lượng trên địa bàn tỉnh với nòng cốt là 100 chuyên gia về năng suất chất lượng của các doanh nghiệp, các huyện, các cơ quan quản lý…
- Bảo đảm sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động và đáp ứng kịcp thời các yêu cầu về phát triển nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Sơn La.
6.3. Hiệu quả về tổ chức, phát triển nguồn lực:
- Hình thành 02 cơ quan đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đủ năng lực đánh giá chứng nhận cho các sản phẩm công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp; các sản phẩm thực phẩm và các sản phẩm khác trong đó chú trọng các sản phẩm phải chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất, nhập khẩu và nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá của các doanh nghiệp;
- Hoàn thiện 01 Trung tâm đo lường thử nghiệm và kiểm soát an toàn bức xạ tập trung đủ năng lực đo thử nghiệm chất lượng các sản phẩm hàng hoá chủ lực, đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp; tránh lãng phí do đầu tư dàn trải, đủ năng lực phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn;
- Hoàn thiện 04 phòng thử nghiệm chuyên ngành được đầu tư các trang thiết bị kiểm tra nhanh để hoàn thiện năng lực kiểm tra nhanh các lĩnh vực được phân công…
(Nội dung chi tiết có bản Dự án được phê duyệt kèm theo Quyết định này)
Điều 2: Các Ông (Bà ): Chánh văn phòng UBND Tỉnh; Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Dự án; Giám đốc các sở: Khoa học Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, Văn hoá thông tin và các doanh nghiệp tham gia Dự án chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |