Quyết định 2158/QĐ-BTTTT

Nội dung toàn văn Quyết định 2158/QĐ-BTTTT 2023 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp


BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2158/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DOANH NGHIỆP VÀ HỖ TRỢ THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 48/2022/NĐ-CP ngày 26/7/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Biên bản thỏa thuận ngày 30/8/2023 phối hợp công tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Mục tiêu

a) Sử dụng Bộ Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số DBI) đã thống nhất giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Cung cấp công cụ đo lường, xác định và theo dõi mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

c) Giúp doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số theo các tiêu chí định tính làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

d) Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về chuyển đổi số doanh nghiệp giúp các cơ quan chức năng có cơ sở đưa ra kế hoạch và giải pháp phù hợp để quản lý và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp nói chung, phát triển kinh tế số.

đ) Tìm ra những điển hình thực tiễn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm hoặc nhân rộng trên cả nước.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Bộ chỉ số DBI gồm 02 Bộ chỉ số thành phần:

(1) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(2) Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để đánh giá, từ đó có góc nhìn sâu hơn để thực hiện chuyển đổi số, hướng tới trở thành doanh nghiệp lớn.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số doanh nghiệp

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án dưới nhiều hình thức (hội nghị, hội thảo, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thu thập, trao đổi ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số từ các kênh trên mạng xã hội…) nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân.

- Thúc đẩy sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, tổ chức và chuyên gia tư vấn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.

- Tổ chức vinh danh các doanh nghiệp đạt kết quả cao về chuyển đổi số, các tổ chức hoặc cá nhân tư vấn có uy tín thuộc Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông; tổng kết các thực tiễn điển hình và bài học kinh nghiệm về chuyển đổi số doanh nghiệp; công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.

2. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

Xây dựng Cổng thông tin Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dbi.gov.vn (gọi tắt là Cổng DBI) để đăng ký, công nhận tư vấn viên; quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông; cung cấp thông tin về Mạng lưới tư vấn viên và công cụ hỗ trợ tư vấn viên, doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu sau:

- Là kênh đầu mối cung cấp, cập nhật thông tin về chuyển đổi số doanh nghiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông; công bố tiêu chí công nhận cá nhân, tổ chức tư vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông; tiếp nhận đăng ký, công nhận, công bố, cập nhật danh sách, dữ liệu tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông.

- Là công cụ kết nối doanh nghiệp với các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số.

- Là công cụ quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động Mạng lưới tư vấn viên, quản lý và theo dõi tiến độ, tiến trình, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp theo thời gian, đồng thời bám sát, giám sát, theo dõi và hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, tiêu chí về chuyển đổi số.

- Cung cấp kho học liệu số và thông tin các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

- Cung cấp các bài học kinh nghiệm, các câu chuyện thành công, giới thiệu điển hình về chuyển đổi số doanh nghiệp để lan tỏa trong cả nước.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyển đổi số doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh làm cơ sở để hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình thúc đẩy chuyển đổi số.

- Tạo lập hệ sinh thái kết nối an toàn, tin cậy giữa các bên: cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh… và chuyên gia tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp nền tảng số phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp.

- Tạo lập kết nối và đồng bộ dữ liệu trực tuyến giữa Cổng DBI (tại địa chỉ https://dbi.gov.vn) và Cổng thông tin và cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn) theo khuôn khổ các nội dung thỏa thuận giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Triển khai bồi dưỡng, tập huấn về Bộ chỉ số DBI

- Xây dựng tài liệu, cẩm nang, sổ tay hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh đánh giá mức độ chuyển đổi số sử dụng Bộ chỉ số DBI.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng sử dụng Bộ chỉ số DBI và sử dụng công cụ hỗ trợ đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp trên Cổng DBI của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dbi.gov.vn và Cổng thông tin và cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn.

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, thực tiễn điển hình về chuyển đổi số bằng nhiều hình thức theo các nhóm ngành, lĩnh vực, theo mức độ chuyển đổi số, theo loại hình hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hiểu, nắm bắt sâu hơn về chuyển đổi số.

- Tổ chức các hội nghị, diễn đàn, phiên chuyên đề về chuyển đổi số doanh nghiệp kết nối giữa nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các nhà cung cấp giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả, xanh và bền vững.

4. Tổ chức, quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của mạng lưới tư vấn doanh nghiệp chuyển đổi số

- Xây dựng, ban hành, cập nhật bộ tiêu chí công nhận cá nhân, tổ chức tư vấn thuộc Mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số ngành Thông tin và Truyền thông.

- Tổ chức xét duyệt, công nhận và tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số qua Cổng DBI, cập nhật vào cơ sở dữ liệu Mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Quản lý, vận hành, duy trì Mạng lưới tư vấn viên bao gồm các hoạt động: Xây dựng mới, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên gia và tổ chức tư vấn; thuê chuyên gia, cộng tác viên rà soát, đánh giá hồ sơ chuyên gia tư vấn và tổ chức tư vấn; Xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho chuyên gia và đơn vị tư vấn; Hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá hoạt động của Mạng lưới tư vấn viên, đưa ra khỏi mạng lưới các tổ chức, cá nhân tư vấn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, công bố công khai trên Cổng DBI; Đánh giá hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp của chuyên gia tư vấn và đơn vị tư vấn; Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trao đổi chuyên đề về chuyển đổi số doanh nghiệp; Xây dựng Quy chế hoạt động và tổ chức hoạt động Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông và tổ chức các hoạt động khác.

5. Triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số

- Tổ chức lựa chọn và huy động các nền tảng số Việt Nam xuất sắc tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số; Xây dựng và cung cấp thông tin qua Cổng thông tin Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

- Triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn và đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và các giải pháp, chính sách hỗ trợ khác theo quy định.

- Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

- Tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực trong cung ứng sản phẩm dịch vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Vụ Kinh tế số và Xã hội số

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án trong các ngành, lĩnh vực và tại các địa phương.

- Chủ trì xây dựng công cụ và hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; phối hợp với các đơn vị có hạ tầng và đội ngũ quản trị hệ thống, đảm bảo vận hành và duy trì hoạt động 24/7 cho Cổng DBI, đồng thời đảm bảo hiệu quả và tối ưu trong khai thác sử dụng tài nguyên.

- Là đầu mối chủ trì, phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, triển khai nội dung thỏa thuận phối hợp công tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông về hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và thúc đẩy phát triển kinh tế số.

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và tổng hợp báo cáo tình hình chuyển đổi số doanh nghiệp.

- Chủ động tổ chức, phối hợp với các cơ quan báo chí, tuyên truyền thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền về Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và các nội dung, hoạt động thuộc Đề án.

- Định kỳ rà soát, sửa đổi, cập nhật, bổ sung các tiêu chí, chỉ số thành phần cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở tổng kết thực tế triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các doanh nghiệp.

- Định kỳ hàng năm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát về các nhiệm vụ thuộc Đề án.

b) Cục Chuyển đổi số quốc gia, Vin Chiến lược Thông tin và Truyền thông, Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam.

- Phối hợp với Vụ Kinh tế số và Xã hội số triển khai thực hiện Đ án và Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nh và vừa chuyn đổi số.

- Tổ chức nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ đủ năng lực tham gia Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ tư vấn, đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp.

c) Cục Công nghiệp Công ngh thông tin và Truyền thông

- Nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách thúc đẩy các doanh nghip công ngh số nhỏ và vừa Make in Viet Nam phát triển các gii pháp, nền tảng s phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện quản lý chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ số.

d) Các cơ quan khối báo chí, tuyên truyền

- Các Cục: Báo chí; Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử; Thông tin cơ s; Thông tin đối ngoại; Xut bn, in và phát hành; chủ trì triển khai, chỉ đạo các cơ quan truyền thông các ni dung sau: thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyn thông đại chúng về các nội dung của Đề án để nâng cao nhn thức của cộng đồng doanh nghip và các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Báo VietnamNet, Tạp chí Thông tin và Truyền thông thực hiện tuyên truyền về chuyn đổi s doanh nghiệp: tuyên truyền v Đề án trong các chuyên trang, chuyên mục, ấn phẩm của đơn vị.

2. Đề nghị các doanh nghiệp, hội, hiệp hội nghề nghiệp

a) Chđộng nghiên cứu, áp dụng Bộ ch số ban hành kèm theo Quyết định này, định kỳ đánh giá mức độ chuyn đổi s của doanh nghip để làm căn cứ hoạch định và cp nhật, điều chnh chiến lược, kế hoạch, lộ trình chuyn đổi số nhằm nâng cao hiu qu hoạt động, năng lực cạnh tranh.

b) Các doanh nghiệp nn tảng s, doanh nghip công ngh s nghiên cứu Bộ chỉ số DBI để áp dụng cho doanh nghip mình, đồng thi phát trin, nâng cp các gii pháp, nền tảng số nhm phục vụ tốt nht cho nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp.

c) Các chuyên gia, t chức cung cp dch vụ tư vn chuyn đi số doanh nghip, tư vấn dự án công nghthông tin, tư vấn phát trin kinh tế s nghiên cứu, áp dụng Bộ ch số DBl trong hoạt động tư vấn, h trợ các doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số.

d) Đề nghị các hội, hip hội ngh nghip ph biến Bộ ch số DBI đến các doanh nghip thành vn, chủ động có các giải pháp đ thúc đẩy các doanh nghiệp s dụng, phát động phong trào chuyn đổi số trong các đơn vị thành viên của hội, hip hi mình và sử dụng Bộ chỉ số DBI để đánh giá kết quả triển khai.

3. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Giao Cục Phát triển doanh nghip thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Vụ Kinh tế số và hội s căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phi hp hướng dn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức trin khai hỗ trợ chuyn đổi s cho doanh nghiệp ti các đa phương.

4. Đề nghị các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Tổ chức thông tin, truyền thông, tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý về Bộ chỉ số DBI và Cổng DBI.

b) Đôn đốc, thúc đẩy doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số trên Cổng DBI của B Thông tin và Truyền thông và Cng Thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của B Kế hoạch và Đầu tư làm căn cứ đánh giá hiệu quả chuyển đổi số và có kế hoạch, lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

5. Đề nghị Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

a) Trên cơ sở nội dung Bộ ch số đánh giá mức độ chuyn đổi s dành cho doanh nghiệp ln tại Phụ lục 2 Quyết định này và đặc thù ca các doanh nghip, xây dựng và ban hành Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyn đổi s doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; tiến tới đưa mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp là một trong những tiêu chí xem xét, đánh giá kết quả hoạt động hàng năm của doanh nghiệp, người quản lý theo quy định của pháp luật.

b) Tổ chức triển khai, ch đạo các tập đoàn, tng công ty nhà nước đẩy mạnh trin khai chuyn đi số.

c) Xây dựng hệ thống thông tin để triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

6. Kinh phí thực hiện

a) Kinh phí triển khai các hoạt động thuộc Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan chức năng của nhà nước ch trì thực hin hàng năm được bảo đảm trong nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có).

b) Việc lp dự toán, quản lý, s dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai các nội dung Đ án hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nưc và các văn bn hướng dẫn Luật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 1970/QĐ-BTTTT ngày 13/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Đề án xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp và Hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số và các quy định trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực.

Trong qtrình thực hiện, nếu có vưng mắc các cơ quan, t chức, doanh nghip liên h với Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kinh tế số và hội s) để phi hợp, tháo gỡ, giải quyết.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
- Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, KTS&XHS.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Huy Dũng

 

PHỤ LỤC 1:

BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Kèm theo Quy
ết định 2158/QĐ-BTTTT ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Bộ chỉ số

“Bộ chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa“ là một bộ các tiêu chí chung, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đánh giá toàn diện mức độ chuyển đổi số theo 07 trụ cột (khía cạnh) chính gồm:

STT

Trụ cột

Nội dung đánh giá

1

Định hưng chiến lược

- Nhận thức của lãnh đạo đối với lợi ích và xu hướng chuyển đổi số đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Mức độ tích hợp giải pháp chuyển đổi số vào chiến lược chung của doanh nghiệp.

2

Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh

- Mức độ áp dụng giải pháp chuyển đổi số vào tiếp thị, phân phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

- Mức độ áp dụng giải pháp phân tích dữ liệu để đo lường và dự báo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3

Chui cung ứng

- Khả năng áp dụng giải pháp chuyển đổi số để kết nối với nhu cầu của khách hàng và với các nhà cung cp của doanh nghiệp;

- Mức độ áp dụng giải pháp chuyển đổi số vào các quy trình và hoạt động kinh doanh cốt lõi.

4

H thống thông tin và quản trị dữ liệu

- Năng lực và khả năng tích hợp của hệ thống thông tin với các hệ thống khác để nâng cấp.

- Khả năng cập nhật các giải pháp chuyển đổi số mới trên thị trường.

- Các quy trình, chính sách về quản trị dữ liệu.

5

Qun lý rủi ro và an toàn thông tin mạng

- Nhận thức về các rủi ro khi áp dụng các giải pháp chuyển đổi số.

- Mức độ áp dụng giải pháp phân tích dữ liệu và các giải pháp khác để đánh giá các rủi ro trong doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro về an toàn thông tin mạng.

6

Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

- Mức độ áp dụng giải pháp chuyển đổi số trong các nghiệp vụ quản lý, tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý, nhân sự.

- Khả năng hỗ trợ của bộ phận tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý trong thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

7

Con người và tổ chức

- Mức độ linh hoạt của doanh nghiệp phản hồi lại với các thay đổi trong môi trường kinh doanh;

- Năng lực của các nhân sự trong doanh nghiệp để thực hiện chuyển đổi số;

- Mức độ áp dụng giải pháp chuyển đổi số để kết nối giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.

2. Đối tượng và mục đích áp dụng

Đối tượng tham gia đánh giá: lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mục đích:

- Giúp tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp mình.

- Xem xét đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp với năng lực tiếp nhận của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Thang đo xếp hạng

Dựa vào phản hồi của người tham gia đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa được cụ thể hóa theo các cấp độ như sau:

- Cơ bản: Doanh nghiệp chưa ban hành mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số, chưa triển khai bất kỳ giải pháp chuyển đổi số nào hoặc có thể đã thực hiện các giải pháp cơ bản số hóa một vài quy trình nội bộ hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ.

- Đang phát triển: Mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp đã được xây dựng và ban hành. Bên cạnh đó, một số cá nhân/ bộ phận quản lý trong doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò chuyển đổi số.

- Phát triển: Chuyển đổi số là một phần không thể thiếu trong chiến lược của doanh nghiệp. Các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch triển khai chuyển đổi số đã được hình thành, nhưng việc đo lường và quản lý công tác thực hiện vẫn còn nhiều thách thức, chưa tht sự hiệu quả.

- Nâng cao: Chuyển đổi số được tích hợp trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên việc mở rộng quy mô và triển khai thành công ở nhiều bộ phận vẫn còn gặp khó khăn.

- Dẫn đầu: Doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đổi mới, dẫn đầu về hoạt động chuyển đổi số của ngành và hướng tới trở thành doanh nghiệp số. Doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển thông qua việc nghiên cứu các mô hình kinh doanh và quản trị mới.

4. Công thức tính điểm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điểm sẵn sàng của mỗi trụ cột bằng giá trị trung bình của tổng giá trị các điểm số thành phần tương ứng với câu trả lời thuộc trụ cột đó. Điểm sẵn sàng của doanh nghiệp được tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

- R là mức độ sn sàng của toàn tổ chức

- A, B, ...G là điểm sẵn sàng của mỗi trụ cột

- a, b,... g là trọng số của mỗi trụ cột (Trọng số sẽ được áp dụng trên Cổng thông tin dbi.gov.vn theo từng thời điểm khác nhau)

Điểm sẵn sàng của mỗi trụ cột

Trụ cột

Trọng số của mỗi trụ cột

A

Định hưng chiến lược

a

B

Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh

b

C

Chui cung ứng

c

D

Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu

d

E

Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng

e

F

Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

f

G

Con người và tổ chức

g

 

Tổng

100%

II. CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Trụ cột Định hướng chiến lược

Trụ cột Định hướng chiến lược gồm 4 tiêu chí thành phần, cụ thể:

1.1. Lãnh đạo doanh nghiệp có hiểu biết về các xu thế, giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

- Mức 1: Chưa từng tìm hiểu về các xu thế của chuyển đổi số.

- Mức 2: Đã tìm hiểu nhưng không quan tâm.

- Mức 3: Đã tìm hiểu sơ bộ và có quan tâm.

- Mức 4: Đã tìm hiểu nhiều và khá quan tâm, mong muốn áp dụng giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp.

- Mức 5: Đã tìm hiểu kỹ, rất quan tâm đến việc áp dụng giải pháp chuyển đổi số trong các hoạt động của doanh nghiệp.

1.2. Lãnh đạo doanh nghiệp đã đưa mục tiêu chuyển đổi số vào nhiệm vụ trọng tâm của doanh nghiệp.

- Mức 1: Kế hoạch hoạt động trong vòng 02 năm của doanh nghiệp hoàn toàn không có nội dung về chuyển đổi số.

- Mức 2: Kế hoạch hoạt động trong vòng 02 năm của doanh nghiệp, giải pháp chuyển đổi số được định hướng áp dụng cho khoảng 30% các bộ phận bên trong doanh nghiệp.

- Mức 3: Kế hoạch hoạt động trong vòng 02 năm của doanh nghiệp, giải pháp chuyển đổi số được định hướng áp dụng cho khoảng 50% các bộ phận bên trong doanh nghiệp.

- Mức 4: Kế hoạch hoạt động trong vòng 02 năm của doanh nghiệp, giải pháp chuyển đổi số được định hướng áp dụng cho hơn 70% các bộ phận bên trong doanh nghiệp.

- Mức 5: Kế hoạch hoạt động trong vòng 02 năm của doanh nghiệp, giải pháp chuyển đổi số được định hướng áp dụng cho hơn 90% các bộ phận bên trong doanh nghiệp.

1.3. Doanh nghiệp có bố trí ngân sách cho các hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp.

- Mức 1: Chưa đầu tư khoản tiền nào cho hoạt động ĐMST hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp trong vòng 02 năm nay.

- Mức 2: Đã đầu tư khoảng 30% chi phí của quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động ĐMST hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp trong vòng 02 năm nay.

- Mức 3: Đã đầu tư khoảng 50% chi phí của quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động ĐMST hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp trong vòng 02 năm nay.

- Mức 4: Đã đầu tư khoảng 70% chi phí của quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động ĐMST hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp trong vòng 02 năm nay.

- Mức 5: Đã đầu tư khoảng trên 90% chi phí của quỹ đầu tư phát triển cho hoạt động ĐMST hoặc các sáng kiến chuyển đổi số bên trong doanh nghiệp trong vòng 02 năm nay.

1.4. Doanh nghiệp đã và đang áp dụng giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu dữ liệu để hỗ trợ các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp như chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi sản phẩm dịch vụ, huy động vốn, tìm nhà đầu tư chiến lược.

- Mức 1: Chưa áp dụng.

- Mức 2: Khoảng 30% các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu.

- Mức 3: Khoảng 50% các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu.

- Mức 4: Khoảng 70% các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu.

- Mức 5: Khoảng trên 90% các quyết định mang tính chiến lược của doanh nghiệp được hỗ trợ bởi giải pháp chuyển đổi số và phân tích dữ liệu.

2. Trụ cột Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh

Trụ cột Trải nghiệm khách hàng và bán hàng đa kênh có 5 tiêu chí thành phần, cụ thể:

2.1. Doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ quá trình tiếp thị, phân phối, bán hàng để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào trong quá trình tiếp thị, phân phối, bán hàng sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

- Mức 2: Ch sử dụng website của doanh nghiệp và các phương pháp quảng cáo thông qua website để giới thiệu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

- Mức 3: Sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số có sẵn trên thị trường (qua kênh mạng xã hội, kênh thương mại điện tử) để giới thiệu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

- Mức 4: Có đầu tư và áp dụng một số giải pháp chuyển đổi số có khả năng liên thông các dữ liệu bán hàng đa kênh, hỗ trợ quá trình giới thiệu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ra thị trường.

- Mức 5: Có đầu tư và áp dụng các giải pháp chuyển đổi số, ngoài khả năng liên thông các dữ liệu bán hàng đa kênh, còn có thể giúp doanh nghiệp tiếp nhận - tư vấn bán hàng - xử lý đơn hàng một cách tự động.

2.2. Doanh nghiệp đã và đang áp dụng các giải pháp chuyển đổi số để tăng cường hoạt động chăm sóc khách hàng, tạo ra dịch vụ khách hàng khác biệt và tăng cường trải nghiệm khách hàng.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào cho mục tiêu tăng cường trải nghiệm khách hàng.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

2.3. Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) của doanh nghiệp có khả năng kết nối với các hệ thống khác để nâng cấp bổ sung thêm các chức năng khi cần.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa sử dụng phần mềm CRM trong hoạt động.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

2.4. Doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số để phân tích dữ liệu, đo lường kết quả hoạt động tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc đo lường kết quả hoạt động tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

2.5. Doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số để phân tích và dự báo kết quả bán hàng, từ đó làm căn cứ điều chỉnh phương pháp tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc đánh giá hoạt động kinh doanh và dự báo kết quả bán hàng.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3. Trụ cột Chuỗi cung ứng

Trụ cột Chuỗi cung ứng có 7 tiêu chí thành phần, cụ thể:

3.1. Doanh nghiệp đã và đang sử dụng giải pháp chuyển đổi số để đánh giá hoạt động kinh doanh và dự báo kết quả bán hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có phần mềm tự động nào hỗ trợ đánh giá hoạt động kinh doanh và dự báo kết quả bán hàng.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3.2. Doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số để hỗ trợ quá trình quản lý chuỗi cung ứng bao gồm dự báo nhu cầu thị trường, nguồn cung tại chỗ của doanh nghiệp và nguồn cung của các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có giải pháp chuyển đổi số nào để hỗ trợ quá trình quản lý chuỗi cung ứng bao gồm dự báo nhu cầu thị trường, nguồn cung tại chỗ của doanh nghiệp và nguồn cung của các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỹ vọng hoặc mục tiêu.

3.3. Doanh nghiệp đã và đang áp dụng giải pháp chuyển đổi số để xây dựng kế hoạch ngân sách đồng bộ với kế hoạch kinh doanh và quản lý thực hiện kế hoạch.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch ngân sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3.4. Doanh nghiệp có áp dụng giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ quy trình vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp một cách linh hoạt, kịp thời với các biến động của thị trường.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ quy trình vận hành chuỗi cung ứng của doanh nghiệp một cách linh hoạt, kịp thời với các biến động của thị trường.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3.5. Doanh nghiệp có áp dụng giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ quá trình vận hành sản xuất bên trong doanh nghiệp được tự động hóa ở mức độ cao.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào để hỗ trợ việc tự động hóa quá trình vận hành sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3.6. Doanh nghiệp áp dụng giải pháp chuyển đổi số vào quá trình quản lý hàng tồn kho đạt mức tự động hóa cao, hiệu quả đáp ứng nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp giảm lãng phí chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào vào việc tự động hóa quá trình quản lý hàng tồn kho.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu (đạt mức tự động hóa cao, hiệu quả đáp ứng nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp giảm lãng phí chi phí hoạt động cho doanh nghiệp).

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

3.7. Giải pháp chuyển đổi số có khả năng phân tích dữ liệu liên quan đến mua sắm, sản xuất, bán hàng để xác định các vấn đề phát sinh và giúp doanh nghiệp đưa ra các kế hoạch hành động phù hợp dựa trên dữ liệu đã được phân tích.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào để hỗ trợ việc thu thập, phân tích dữ liệu và phát hiện các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng và hàng tồn kho của doanh nghiệp.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

4. Trụ cột Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự

Trụ cột Nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, kế hoạch, pháp lý và nhân sự có 3 tiêu chí thành phần, cụ thể:

4.1. Giải pháp chuyển đổi số mà doanh nghiệp đang áp dụng có khả năng đo lường, đánh giá và phân tích về mặt chi phí và lợi nhuận để đưa ra các đề xuất tối ưu về mặt kinh tế cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào để hỗ trợ việc đo lường, đánh giá và phân tích về một chi phí và lợi nhuận để đưa ra các đề xuất tối ưu về một kinh tế cho các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

4.2. Giải pháp chuyển đổi số có khả năng hỗ trợ việc quản trị các nghiệp vụ về nhân sự một cách tự động, kịp thời, hiệu quả và khách quan, đạt sự hài lòng của đội ngũ nhân sự ở các bộ phận liên quan.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc quản trị các nghiệp vụ về nhân sự một cách tự động, kịp thời, hiệu quả và khách quan, đạt sự hài lòng của đội ngũ nhân sự ở các bộ phận liên quan.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

4.3. Giải pháp chuyển đổi số cung cấp đủ thông tin giúp doanh nghiệp chủ động nhận diện được các rủi ro và đánh giá được các mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc cung cấp đủ thông tin giúp doanh nghiệp chủ động nhận diện được các rủi ro và đánh giá được các mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

5. Trụ cột Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu

Trụ cột Hệ thống thông tin và quản trị dữ liệu có 5 tiêu chí thành phần, cụ thể:

5.1. Giải pháp chuyển đổi số có khả năng tự động cập nhật các giải pháp công nghệ mới nhất từ các nhà cung cấp trên thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới nổi.

- Mức 1: Chưa áp dụng giải pháp chuyển đổi số nào hỗ trợ việc tự động cập nhật các giải pháp công nghệ mới nhất từ các nhà cung cấp trên thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới nổi.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kvọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

5.2. Việc áp dụng các công nghệ số mới nổi (điện toán đám mây, công nghệ di động, trí tuệ nhân tạo, học máy và dữ liệu lớn...) giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh.

- Mức 1: Chưa áp dụng công nghệ số mới nổi (điện toán đám mây, công nghệ di động, trí tuệ nhân tạo, học máy và dữ liệu lớn...) giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh.

- Mức 2: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 30% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 3: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 50% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 4: Đã áp dụng, nhưng chỉ đạt yêu cầu khoảng 70% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

- Mức 5: Đã áp dụng, đạt yêu cầu trên 90% so với kỳ vọng hoặc mục tiêu.

5.3. Các giải pháp chuyển đổi số hiện tại mà doanh nghiệp đang áp dụng có khả năng tích hợp với các giải pháp mới một cách thuận lợi, dễ dàng mà không phải đầu tư lại từ đầu.

- Mức 1: Không có giải pháp chuyển đổi số hiện tại nào có khả năng tích hợp với các giải pháp công nghệ mới khác.

- Mức 2: Có khả năng tích hợp, nhưng mức độ tích hợp chỉ ở khoảng 30%.

- Mức 3: Có khả năng tích hợp, nhưng mức độ tích hợp chỉ ở khoảng 50%.

- Mức 4: Có khả năng tích hợp, nhưng mức độ tích hợp chỉ ở khoảng 70%.

- Mức 5: Có khả năng tích hợp, mức độ tích hợp có khả năng trên 90%.

5.4. Doanh nghiệp đã sẵn sàng khả năng về một nguồn lực (nhân lực và tài chính) cho việc nâng cấp, đổi mới hệ thống thông tin và phần mềm khi cần thiết.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa chuẩn bị sẵn sàng khả năng.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

5.5. Doanh nghiệp đã có sẵn các chính sách và hệ thống quy trình vận hành của từng bộ phận nghiệp vụ để sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa có sẵn chính sách và hệ thống quy trình vận hành của từng bộ phận nghiệp vụ để sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi số.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

6. Trụ cột Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng

Trụ cột Quản lý rủi ro và an toàn thông tin mạng có 4 tiêu chí thành phần, cụ thể:

6.1. Doanh nghiệp nhận thức rõ về các rủi ro trong quá trình chuyển đổi số, bao gồm rủi ro về quản lý dữ liệu và rủi ro về an toàn thông tin mạng.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa nhận thức rõ về các rủi ro trong quá trình chuyển đổi số, bao gồm rủi ro về quản lý dữ liệu và rủi ro về an toàn thông tin mạng.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

6.2. Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ việc quản lý hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu bên trong doanh nghiệp có khả năng phát hiện sớm các rủi ro về quản lý thông tin và mạng dữ liệu, đánh giá và đưa ra giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa có giải pháp chuyển đổi số nào đáp ứng khả năng hỗ trợ việc quản lý hệ thống thông tin và phân tích dữ liệu bên trong doanh nghiệp có khả năng phát hiện sớm các rủi ro về quản lý thông tin và mạng dữ liệu, đánh giá và đưa ra giải pháp hướng dẫn doanh nghiệp phòng tránh các rủi ro.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

6.3. Các giải pháp chuyển đổi số về quản lý thông tin và an toàn thông tin mạng doanh nghiệp đang áp dụng có khả năng rà soát, đánh giá các rủi ro về an toàn hệ thống một cách định kỳ tự động và kịp thời đưa ra các cảnh báo khi phát hiện các bất thường về hệ thống thông tin.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa có giải pháp chuyển đổi số nào đáp ứng khả năng rà soát, đánh giá các rủi ro về an toàn hệ thống một cách định kỳ tự động và kịp thời đưa ra các cảnh báo khi phát hiện các bất thường về hệ thống thông tin.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

6.4. Các quy trình xử lý sự cố về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng đang được áp dụng được đánh giá đạt hiệu quả về độ liên thông và an toàn.

- Mức 1: Hoàn toàn chưa có quy trình xử lý sự cố về công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng nào đang được áp dụng, đáp ứng khả năng rà soát, đánh giá các rủi ro về an toàn hệ thống một cách định kỳ tự động và kịp thời đưa ra các cảnh báo khi phát hiện các bất thường về hệ thống thông tin.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

7. Trụ cột Con người và tổ chức

Trụ cột Con người và tổ chức có 6 tiêu chí thành phần, cụ thể:

7.1. Đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi số có khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng và tích cực.

- Mức 1: Đội ngũ nhân sự tham gia vào quá trình chuyển đổi số hoàn toàn chưa có khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách nhanh chóng và tích cực.

- Mức 2: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 30%.

- Mức 3: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 50%.

- Mức 4: Đã có, mức độ đáp ứng khoảng 70%.

- Mức 5: Đã có, mức độ đáp ứng trên 90%.

 

PHỤ LỤC 2.

BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHUYỂN ĐỔI SỐ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP LỚN
(Kèm theo Quyết định số 2158/QĐ-BTTTT ngày 07 tháng 11 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Bộ chỉ số

Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số cho doanh nghiệp lớn là bộ các tiêu chí đánh giá nâng cao để các doanh nghiệp tự thực hiện hoặc thông qua tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên được công nhận giữa hai Bộ thực hiện đánh giá. Các tiêu chí được xây dựng ở mức độ nâng cao, bám sát vào các hoạt động của doanh nghiệp lớn, có tính hệ thống để đánh giá mức độ chuyển đổi số.

Cấu trúc Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn được chia thành 06 trụ cột (Dimension) gồm:

(1) Khách hàng: gồm 04 nhóm tiêu chí, 25 tiêu chí thành phần;

(2) Chiến lược: gồm 06 nhóm tiêu chí, 24 tiêu chí thành phần;

(3) Công nghệ: gồm 05 nhóm tiêu chí, 29 tiêu chí thành phần;

(4) Vận hành: gồm 04 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(5) Văn hóa: gồm 03 nhóm tiêu chí, 22 tiêu chí thành phần;

(6) Dữ liệu: gồm 03 nhóm tiêu chí, 18 tiêu chí thành phần.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, hợp tác xã quy mô thành viên hoặc quy mô tổng nguồn vốn lớn.

Khuyến khích các doanh nghiệp quy mô vừa có thể sử dụng Bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp lớn để đánh giá từ đó có cái nhìn sâu hơn hơn để thực hiện chuyển đổi số, hướng tới việc trở thành doanh nghiệp lớn.

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có thể tham khảo sử dụng Bộ chỉ số DBI để đánh giá xác định mức độ chuyển đổi số của mình. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh hệ số đánh giá cho phù hợp.

3. Thang đo xếp hạng

Dựa vào tổng điểm đánh giá, các mức độ chuyển đổi số được phiên ra các mức (Level) như sau:

- Mức 1 - Khởi động: Doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số, hoặc có thực hiện ở mức độ sự vụ, chưa có quy trình, định hướng, hoặc đã có định hướng nhưng tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp nhỏ hơn 25%.

- Mức 2 - Bắt đầu: Doanh nghiệp đã nhận thức được sự quan trọng của chuyển đổi số theo các trụ cột và bắt đầu có các hoạt động chuyển đổi số doanh nghiệp trong từng trụ cột của chuyển đổi số. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 25% đến dưới 50%. Chuyển đổi số bắt đầu đem lại lợi ích trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng:

- Mức 3 - Hình thành: Việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã cơ bản được hình thành theo các trụ cột ở các bộ phận, đem lại lợi ích và hiệu quả thiết thực cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như trải nghiệm của khách hàng. Tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 50% đến dưới 75%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 3 là bắt đầu hình thành doanh nghiệp số.

- Mức 4 - Nâng cao: Chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng cao một bước. Nền tảng số, công nghệ số, dữ liệu số giúp tối ưu nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp trong khoảng từ 75% đến dưới 100%. Doanh nghiệp đạt chuyển đổi số mức 4 cơ bản trở thành doanh nghiệp số, với một số mô thức kinh doanh chính dựa trên nền tảng số và dữ liệu số.

- Mức 5 - Dẫn dắt: Chuyển đổi số doanh nghiệp đạt mức độ hoàn thiện, doanh nghiệp thực sự trở thành doanh nghiệp số với hầu hết phương thức kinh doanh, mô hình kinh doanh chủ yếu dựa trên và được dẫn dắt bởi nền tảng số và dữ liệu số, tỷ lệ chuyển đổi trên phạm vi doanh nghiệp là 100%. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.

4. Nguyên tắc và cách tính điểm chuyển đổi số

a) Nguyên tắc tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

- Mỗi bộ phận, đơn vị chức năng sẽ lựa chọn các tiêu chí đánh giá phù hợp với chức năng nhiệm vụ của bộ phận, đơn vị chức năng đó. Nếu bộ phận, đơn vị chức năng không có chức năng nhiệm vụ liên quan đến tiêu chí nào thì bỏ qua không đánh giá tiêu chí đó (không tính vào điểm bình quân).

- Tính điểm đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc từ dưới lên theo thứ tự: từ điểm tiêu chí đến điểm nhóm tiêu chí rồi đến điểm trụ cột: từ đó tính điểm của bộ phận, đơn vị chức năng; tính điểm tổng thể doanh nghiệp. Phương pháp trung bình cộng được áp dụng dựa trên điểm chấm của các tiêu chí để xác định điểm của nhóm tiêu chí, điểm các trụ cột, điểm các bộ phận, đơn vị chức năng và điểm tổng thể của doanh nghiệp. Cụ th cách nh điểm như bảng dưới đây:

Mức độ

Thang điểm cho từng tiêu chí

(tính theo tỷ lệ% hoàn thành các nhiệm vụ theo từng tiêu chí)

Thang điểm của từng trụ cột

(tính theo điểm % bình quân của các tiêu chí thành phần trong trụ cột)

Thang điểm cho bộ phận, đơn vị chức năng

(tính theo điểm % bình quân các tiêu chí thành phần trong bộ phận, đơn vị chức năng)

Thang điểm tổng thể cho doanh nghiệp

(tính theo điểm % bình quân của các bộ phận, đơn vị chức năng)

Mô t mức độ

1

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

[0 - < 25%]

Khởi động

2

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

[25% - < 50%]

Bt đầu

3

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

[50% - < 75%]

Hình thành

4

[75%-< 100%]

[75%-< 100%]

[75%-< 100%]

[75%-< 100%]

Nâng cao

5

100%

100%

100%

100%

Dn dt

b) Nguyên tắc tính điểm đối với loại hình nhóm công ty (tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con)

- Đối với loại hình nhóm công ty như tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác đánh giá dựa trên nguyên tắc:

+ Đánh giá và tính điểm của từng công ty con, công ty thành viên trước làm cơ sở để đánh giá và tính điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ.

+ Điểm tổng hợp của nhóm công ty tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ được tính theo công thức bình quân gia quyền, với trọng số chính là tỷ lệ sở hữu của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty mẹ đối với mỗi công ty con, công ty thành viên.

Trong đó: xi là điểm chuyển đổi số của công ty con, công ty thành viên thứ i; wi là trọng số bình quân gia quyền, chính là tỷ lệ sở hu của Tổng công ty, công ty mẹ đối với công ty con, công ty thành viên th i tương ứng.

II. CHI TIẾT BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHO DOANH NGHIỆP LỚN

1. Trụ cột Khách hàng

Trụ cột Khách hàng đánh giá mức độ trưởng thành về quản trị trải nghiệm khách hàng làm căn cứ xây dựng, xác định chiến lược, tầm nhìn về trải nghiệm cũng như các hành động nhằm thúc đẩy gia tăng trải nghiệm, gắn kết với khách hàng trên toàn bộ hành trình số hoặc hợp nhất hành trình O2O (Online to Offline) trong toàn bộ vòng đời của khách hàng.

Trụ cột Khách hàng gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 25 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

1.1. Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm tốt cho khách hàng về các sn phm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhóm tiêu chí Góc nhìn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ bao gồm 09 tiêu chí thành phần:

1.1.1. Cá nhân hóa trải nghiệm

Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng dựa trên bối cảnh và thông tin chi tiết thu thập về khách hàng.

- Mức 1: Có ít hoặc chưa có cá nhân hóa trong trải nghiệm khách hàng.

- Mức 2: Một số khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Một số khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được và triển khai ở một số cụm các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Tất cả các khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được và triển khai trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Tất cả các khía cạnh trong trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa dựa trên thông tin về khách hàng thu thập được, triển khai trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

1.1.2. Tiếp thị mục tiêu

Nội dung tiếp thị đúng khách hàng mục tiêu và phù hợp với bối cảnh.

- Mức 1: Có một số nội dung tiếp thị được nhắm mục tiêu.

- Mức 2: Hầu hết nội dung tiếp thị được nhm mục tiêu.

- Mức 3: Hầu hết nội dung tiếp thị được nhm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.

- Mức 4: Tất cả nội dung tiếp thị trong doanh nghiệp được nhằm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.

- Mức 5: Tất cả nội dung tiếp thị từ cả doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đều được nhằm mục tiêu và có liên quan đến bối cảnh của khách hàng.

1.1.3. Tự tùy chỉnh

Cung cấp các công cụ số để khách hàng dễ dàng tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ mà họ sử dụng.

- Mức 1: Có rất ít công cụ sẵn có để cho phép khách hàng tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 2: Một số công cụ có sẵn để cho phép khách hàng tùy chỉnh một số sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 3: Một loạt các công cụ có sẵn để cho phép khách hàng tùy chỉnh tương đối đầy đủ cho một số sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 4: Một loạt các công cụ được doanh nghiệp cung cấp cho phép khách hàng tùy chỉnh hoàn toàn cho các sản phẩm và dịch vụ của chính họ cùng một lúc.

- Mức 5: Một loạt các công cụ được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp cho phép khách hàng tùy chỉnh đầy đủ cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ cùng một lúc.

1.1.4. Dễ sử dụng

Doanh nghiệp giúp khách hàng cảm thấy thuận lợi, dễ dàng tương tác khi được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 1: Có rất ít hoạt động tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 2: Một số tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 3: Hầu hết các tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 4: Tất cả các tương tác với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 5: Tất cả các tương tác với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy dễ dàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

1.1.5. Mức độ hứng thú của khách hàng

Doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm thú vị để khách hàng được đáp ứng nhu cầu cá nhân.

- Mức 1: Có rất ít hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

- Mức 2: Một số hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

- Mức 3: Hầu hết hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

- Mức 4: Tất cả hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

- Mức 5: Tất cả hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp khiến khách hàng cảm thấy thú vị.

1.1.6. Tương tác số

Tương tác của khách hàng có thể thực hiện liên thông tự động trên các kênh số.

- Mức 1: Có rất ít tương tác có thể được thực hiện trên các kênh số.

- Mức 2: Một số tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.

- Mức 3: Hầu hết các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.

- Mức 4: Tất cả các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.

- Mức 5: Tất cả các tương tác của khách hàng với doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có thể được thực hiện trên các kênh số.

1.1.7. Chủ động chăm sóc

Các nhu cầu và vấn đề của khách hàng có thể được chủ động dự đoán và giải quyết.

- Mức 1: Có rất ít nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng được doanh nghiệp dự đoán trước.

- Mức 2: Một số nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng được doanh nghiệp dự đoán trước.

- Mức 3: Hầu hết các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp dự đoán trước.

- Mức 4: Tất cả các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp dự đoán trước.

- Mức 5: Tất cả các nhu cầu hoặc vấn đề của khách hàng đều được doanh nghiệp hoặc các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp dự đoán trước.

1.1.8. Gắn kết xã hội

Tạo gắn kết xã hội với khách hàng và giữa các khách hàng với nhau để khuyến khích sự trung thành với thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức 1: Sự gắn kết xã hội chưa được xem xét.

- Mức 2: Ít nhất một đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.

- Mức 3: Hầu hết các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.

- Mức 4: Toàn bộ các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.

- Mức 5: Toàn bộ các đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái có hoạt động thúc đẩy sự gắn kết xã hội với và giữa các khách hàng để khuyến khích sự trung thành.

1.1.9. Thúc đẩy mức độ trung thành

Xây dựng một cách có hệ thống các chương trình khuyến khích sự trung thành của khách hàng với thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức 1: Các chương trình thúc đẩy sự trung thành chưa được doanh nghiệp tích cực xem xét.

- Mức 2: Doanh nghiệp khuyến khích toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng triển khai các hành động để thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.

- Mức 3: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có hành động thực tế thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.

- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng liên quan đến khách hàng có hành động thực tế thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.

- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng liên quan đến khách hàng và hệ sinh thái có hành động thực tế thúc đẩy sự trung thành của khách hàng với thương hiệu.

1.2. Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng

Doanh nghiệp bộ máy và hệ thống quản trị trong nội bộ để mang lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng.

Nhóm tiêu chí Quản lý trải nghiệm khách hàng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

1.2.1. Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng

Tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng và được hiểu rõ trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có bất kỳ tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.

- Mức 3: Doanh nghiệp có một tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng, được một số bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng.

- Mức 4: Doanh nghiệp có tầm nhìn chung về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng và dễ hiểu.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có tầm nhìn chung về trải nghiệm khách hàng được xác định rõ ràng và dễ hiểu.

1.2.2. Thiết kế theo định hướng của trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng được xem xét trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 1: Trải nghiệm khách hàng chưa được xem xét một cách có chú ý.

- Mức 2: Trải nghiệm khách hàng được xem xét bởi ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 3: Trải nghiệm khách hàng được xem xét bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp trong việc thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 4: Trải nghiệm khách hàng được doanh nghiệp xem xét đầy đủ trong thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 5: Trải nghiệm của khách hàng được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp xem xét đầy đủ trong quá trình thiết kế và triển khai các sản phẩm và dịch vụ.

1.2.3. Có ngân sách đầu tư để đạt các mục tiêu trải nghiệm khách hàng

Có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn trải nghiệm của khách hàng.

- Mức 2: Ít nhất một đơn vị bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp lên kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn trải nghiệm khách hàng của mình.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng trong doanh nghiệp đều lên kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng của họ.

- Mức 4: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.

- Mức 5: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng có liên quan đến khách hàng và hệ sinh thái có kế hoạch đầu tư để đạt được tầm nhìn về trải nghiệm của khách hàng.

1.2.4. Phạm vi danh mục sản phẩm và dịch vụ

Việc phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng về trải nghiệm khách hàng.

- Mức 1: Trải nghiệm khách hàng chưa được xem xét trong phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ.

- Mức 2: Trải nghiệm khách hàng là một phần của danh mục sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Trải nghiệm khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Trải nghiệm khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

- Mức 5: Trải nghiệm của khách hàng là một phần không thể thiếu trong danh mục sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.

1.2.5. Quá trình đăng ký sử dụng sản phẩm và dịch vụ

Trải nghiệm khách hàng được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mới.

- Mức 1: Trải nghiệm của khách hàng chưa được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mới.

- Mức 2: Có ít nhất một bộ phận, đơn vị chức năng đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đưa trải nghiệm khách hàng vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và hệ sinh thái của doanh nghiệp đưa trải nghiệm khách hàng được đưa vào quá trình tiếp cận và giới thiệu đăng ký sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng mới.

1.2.6. Đa kênh hợp nhất

Khách hàng dễ dàng bắt đầu hành trình trải nghiệm của mình trên một kênh/thiết bị và tiếp tục trên một kênh/thiết bị khác.

- Mức 1: Khách hàng chưa thể bắt đầu hành trình trên một kênh thiết bị và tiếp tục ở một kênh thiết bị khác.

- Mức 2: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của một số cấu phần trong hành trình khách hàng liên thông trên hầu hết các kênh và thiết bị.

- Mức 3: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của hầu hết các hành trình khách hàng liên thông trên hầu hết các kênh và thiết bị.

- Mức 4: Doanh nghiệp quản lý được bối cảnh của toàn bộ các hành trình khách hàng liên thông trên tất cả các kênh và thiết bị.

- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái quản lý được bối cảnh của toàn bộ các hành trình khách hàng liên thông trên tất cả các kênh và thiết bị.

1.2.7. Đo lường trải nghiệm khách hàng

Hiệu suất hành trình khách hàng được đo lường.

- Mức 1: Hiệu suất hành trình khách hàng chưa được đo lường.

- Mức 2: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của ít nhất một hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng. (Lưu ý: không phải khách hàng nào cùng đi đầy đủ toàn hộ hành trình, có một số khách hàng chỉ tham gia một vài giai đoạn trong hành trình khách hàng rồi kết thúc.)

- Mức 3: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

- Mức 4: Doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái đo lường được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

1.2.8. Quản lý hành trình khách hàng

Các chỉ số đánh giá trải nghiệm trên toàn bộ hành trình khách hàng được quản lý.

- Mức 1: Hiệu suất của hành trình của khách hàng chưa được quản lý.

- Mức 2: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của ít nhất một hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng. (Lưu ý: không phải khách hàng nào cũng đi đầy đủ toàn bộ hành trình, có một số khách hàng chỉ tham gia một vài giai đoạn trong hành trình khách hàng rồi kết thúc.)

- Mức 3: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và một số giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

- Mức 4: Doanh nghiệp quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

- Mức 5: Doanh nghiệp và hệ sinh thái quản lý được hiệu quả của tất cả hành trình khách hàng và các giai đoạn riêng lẻ trong hành trình của khách hàng.

1.3. Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng

Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dữ liệu dễ thấu hiểu khách hàng.

Nhóm tiêu chí Thấu hiểu khách hàng bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

1.3.1. Góc nhìn 360 độ về khách hàng

Có góc nhìn toàn diện (360 độ) về khách hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có góc nhìn 360 độ về khách hàng.

- Mức 2: Doanh nghiệp duy trì góc nhìn 360 độ của một số khách hàng.

- Mức 3: Doanh nghiệp duy trì góc nhìn 360 độ của hầu hết khách hàng.

- Mức 4: Doanh nghiệp luôn duy trì góc nhìn 360 độ về tất cả khách hàng.

- Mức 5: doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình luôn duy trì góc nhìn 360 độ về tất cả khách hàng.

1.3.2. Nguồn khai thác dữ liệu tin cậy duy nhất

Có nguồn dữ liệu tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin về khách hàng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có một nguồn tin cậy duy nhất cho bất kỳ thông tin nào của khách hàng.

- Mức 2: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho một số yếu tố của thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 3: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho hầu hết các yếu tố thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 4: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Có một nguồn tin cậy duy nhất cho toàn bộ thông tin khách hàng trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

1.3.3. Nhu cầu của khách hàng

Những kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng được tích cực xem xét.

- Mức 1: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng chưa được tích cực xem xét.

- Mức 2: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng tích cực xem xét ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng được tích cực xem xét trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Tất c các kỳ vọng, sở thích và nhưng điều khách hàng chưa hài lòng đều được tích cực xem xét trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Tất cả các kỳ vọng, sở thích và những điều khách hàng chưa hài lòng đều được tích cực xem xét trong toàn doanh nghiệp v các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

1.4. Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng

Doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm cho khách hàng phù hợp đúng với cam kết thương hiệu (Cam kết thương hiệu).

Nhóm tiêu chí Niềm tin của khách hàng bao gồm 05 tiêu chí thành phần:

1.4.1. Cam kết thương hiệu

Kỳ vọng của khách hàng gắn với uy tín thương hiệu đã định được đáp ứng.

- Mức 1: Cam kết về thương hiệu hiếm khi phù hợp với kỳ vọng của khách hàng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.

- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng (có liên quan đến cam kết thương hiệu) trong doanh nghiệp và hệ sinh thái doanh nghiệp đáp ứng các kỳ vọng của khách hàng phù hợp với cam kết thương hiệu của doanh nghiệp.

1.4.2. Xử lý phản ánh khách hàng

Khiếu nại được xử lý, phản hồi và rút kinh nghiệm một cách hiệu quả.

- Mức 1: Khiếu nại nhận được hiếm khi được trả lời hoặc rút kinh nghiệm một cách thích hợp.

- Mức 2: Một số khiếu nại nhận được được phản hồi một cách thích hợp và có những cải tiến liên quan.

- Mức 3: Hầu hết các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và dẫn tới các cải tiến liên quan.

- Mức 4: Toàn bộ các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và có sự cải tiến liên tục trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Toàn bộ các khiếu nại nhận được đều được phản hồi một cách thích hợp và có sự cải tiến liên tục trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

1.4.3. Quyền riêng tư

Khách hàng tin tưởng doanh nghiệp đảm bảo quyền riêng tư của họ.

- Mức 1: Khách hàng chưa tin tưởng doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền riêng tư của họ.

- Mức 2: Một số khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.

- Mức 3: Hầu hết khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.

- Mức 4: Toàn bộ khách hàng tin tưởng doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.

- Mức 5: Toàn bộ khách hàng tin tưởng doanh nghiệp và hệ sinh thái của doanh nghiệp sẽ thiết kế đảm bảo quyền riêng tư của họ.

1.4.4. Kiểm soát thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân

Người dùng biết và có thể kiểm soát cách thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.

- Mức 1: Người dùng chưa thể kiểm soát cách thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ được sử dụng.

- Mức 2: Người dùng có thể kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng một số thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.

- Mức 3: Người dũng có thể kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng hầu hết thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.

- Mức 4: Người dùng nhận thức được và có thể dễ dàng kiểm soát cách doanh nghiệp sử dụng tất cả thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.

- Mức 5: Người dùng biết và có thể dễ dàng kiểm soát cách doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái sử dụng tất cả thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân của họ.

1.4.5. Thúc đẩy niềm tin khách hàng

Thúc đẩy niềm tin của khách hàng, nghĩa là doanh nghiệp chủ động thực hiện các hành động để thúc đẩy, gia tăng và tối đa hóa niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp.

- Mức 1: Niềm tin của khách hàng chưa được đưa vào xem xét trong định hướng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tiến hành kinh doanh theo cách thúc đẩy tạo niềm tin cho khách hàng.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tiến hành kinh doanh theo cách thúc đẩy vào sự tin tưởng của khách hàng.

- Mức 4: Hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi doanh nghiệp theo cách tối đa hóa niềm tin của khách hàng.

- Mức 5: Hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp theo cách tối đa hóa niềm tin của khách hàng.

2. Trụ cột Chiến lược

Trụ cột Chiến lược đề cập đến xây dựng và quản trị các hoạt động thúc đẩy cho Chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các hệ sinh thái chiến lược, quản lý đổi mới danh mục sản phẩm dịch vụ, xây dựng và định vị đồng bộ với chiến lược tiếp thị thương hiệu số.

Trụ cột Chiến lược số bao gồm 06 nhóm tiêu chí, được chia thành 24 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

2.1. Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu

Doanh nghiệp phát triển và duy trì thông điệp thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh.

Nhóm tiêu chí Quản lý marketing và thương hiệu bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

2.1.1. Chiến lược thương hiệu

Doanh nghiệp có chiến lược thương hiệu số với các hướng dẫn thương hiệu được áp dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 1: Chiến lược thương hiệu số chưa tồn tại hoặc chỉ tồn tại theo sự vụ.

- Mức 2: Chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và hiểu tại một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Một chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được hiểu và áp dụng bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Một chiến lược thương hiệu số với nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và được hiểu trong toàn bộ doanh nghiệp.

- Mức 5: Một chiến lược thương hiệu số thống nhất với các nguyên tắc thương hiệu được áp dụng và được hiu trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2.1.2. Quản trị thương hiệu

Thực hiện quản trị thương hiệu số để đảm bảo tính tuân thủ chiến lược thương hiệu.

- Mức 1: Quản trị thương hiệu kỹ thuật số chưa tồn tại hoặc là tồn tại theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ theo các quy tắc được thiết lập trong cấu trúc quản trị.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cấu trúc quản trị.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cơ cấu quản trị.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc được thiết lập trong cơ cấu quản trị.

2.1.3. Chỉ số đo lường thương hiệu

Có quy trình đo lường và đánh giá các chỉ số thương hiệu số.

- Mức 1: Chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số được đo lường theo sự vụ.

- Mức 2: Có một quy trình được thực hiện ở một số bộ phận, đơn vị chức năng để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.

- Mức 3: Có một quy trình được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.

- Mức 4: Có một quy trình hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.

- Mức 5: Có một quy trình hiệu quả được áp dụng trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp để đo lường chỉ số phản ánh hoạt động của thương hiệu số.

2.1.4. Chiến lược tiếp thị

Chiến lược tiếp thị số hỗ trợ chiến lược tổng thể.

- Mức 1: Chiến lược tiếp thị số chưa phù hợp với chiến lược tổng thể.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược tổng thể.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thống nhất về chiến lược tiếp thị số phù hợp với chiến lược hệ sinh thái tổng thể.

2.2. Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái

Doanh nghiệp có khả năng tận dụng các hệ sinh thái để tạo ra giá trị kinh doanh.

Nhóm tiêu chí Quản lý hệ sinh thái bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.2.1. Hệ sinh thái kinh doanh

Có chiến lược rõ ràng để khai thác giá trị kinh doanh trong việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong hệ sinh thái.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa nhận thức được giá trị kinh doanh của việc tham gia hệ sinh thái.

- Mức 2: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết một phần về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.

- Mức 3: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.

- Mức 4: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị và đã bắt đầu xác định chiến lược tham gia hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.

- Mức 5: Doanh nghiệp thể hiện sự hiểu biết đầy đủ về giá trị của việc tham gia hệ sinh thái và đã xác định chiến lược hệ sinh thái và vai trò của doanh nghiệp trong đó.

2.2.2. Thiết kế hệ sinh thái

Doanh nghiệp thiết kế hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa bắt đầu thiết kế hệ sinh thái.

- Mức 2: Doanh nghiệp đã bắt đầu thiết kế các hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình.

- Mức 3: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái để thúc đẩy chiến lược của mình nhằm gia tăng các dòng giá trị hiện có.

- Mức 4: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái bền vững và mở rộng chiến lược của mình để tập trung vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động, mở ra các luồng giá trị mới.

- Mức 5: Doanh nghiệp đã thiết kế các hệ sinh thái bền vững và mở rộng chiến lược của mình bằng cách triển khai các năng lực liên ngành cho phép tạo ra các luồng giá trị mới.

2.2.3. Lựa chọn đối tác

Doanh nghiệp lựa chọn các đối tác hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa chọn đối tác như một phần của hệ sinh thái.

- Mức 2: Doanh nghiệp đã chọn các đối tác hệ sinh thái để hỗ trợ chiến lược của mình.

- Mức 3: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái đang hỗ trợ chiến lược của mình.

- Mức 4: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái tối ưu nâng cao chiến lược của mình ngoài ngành truyền thống (ngành lĩnh vực đang hoạt động của doanh nghiệp).

- Mức 5: Doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ đối tác hệ sinh thái tối ưu và triển khai các năng lực liên ngành, tạo điều kiện cho các luồng giá trị mới.

2.3. Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính

Doanh nghiệp có ngân sách cho chiến lược chuyển đổi số.

Nhóm tiêu chí Bảo trợ tài chính bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.3.1. Ngân sách cho chuyển đổi số

Doanh nghiệp có kinh phí cho các dự án chuyển đổi số.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có ngân sách cho chuyển đổi số.

- Mức 2: Ngân sách sẵn có và linh hoạt để chuyển đổi số ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Ngân sách sẵn có và linh hoạt để chuyển đổi số trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Ngân sách luôn sẵn sàng và linh hoạt để chuyển đổi số trên toàn bộ doanh nghiệp.

- Mức 5: Ngân sách luôn sẵn sàng và linh hoạt để chuyển đổi số trên toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2.3.2. Đo lường hiệu quả đầu tư

Doanh nghiệp thiết lập các KPI (hỗ trợ chiến lược chuyển đổi số) để đánh giá các quyết định đầu tư.

- Mức 1: KPI đánh giá các quyết định đầu tư chi được thiết lập theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có sẵn KPIs để đánh giá các quyết định đầu tư.

- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng KPIs để đánh giá các quyết định đầu tư.

- Mức 4: KPI để đánh giá các quyết định đầu tư được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp.

- Mức 5: KPI để đánh giá các quyết định đầu tư được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2.3.3. Đầu tư cải tiến liên tục

Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện dựa trên kết quả hoạt động.

- Mức 1: Quyết định đầu tư chưa được cải thiện dựa trên kết quả trong quá khứ.

- Mức 2: Quyết định đầu tư được cải thiện tại một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Các quyết định đầu tư liên tục được cải thiện trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của nó.

2.4. Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường

Thu thập thông tin thị trường làm đầu vào cho chiến lược.

Nhóm tiêu chí Hiểu biết về thị trường bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.4.1. Đánh giá xu hướng ngành

Doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Đánh giá xu hướng ngành chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đánh giá xu hướng ngành để thúc đẩy chiến lược số của họ.

2.4.2. Đánh giá nhu cầu của khách hàng

Doanh nghiệp phân tích các nhu cầu khách hàng để định hướng chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Phân tích nhu cầu của khách hàng chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng phân tích nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phân tích nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp phân tích và dự đoán nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình phân tích và dự đoán nhu cầu của khách hàng để thúc đẩy chiến lược số của họ.

2.4.3. Đánh giá mạng lưới giá trị

Doanh nghiệp phân tích mạng lưới giá trị (value fabric) để định hướng chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Đánh giá kết cấu giá trị chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng phân tích mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phân tích mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp phân tích và dự đoán mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp phân tích và dự đoán mạng lưới giá trị để thúc đẩy chiến lược số của họ.

2.5. Nhóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số

Doanh nghiệp duy trì một danh mục cân đối các sản phẩm và dịch vụ số.

Nhóm tiêu chí Quản lý danh mục sản phẩm, dịch vụ số bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

2.5.1. Cân đối danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân đối phù hợp với chiến lược của mình.

- Mức 1: Cân bằng danh mục đầu tư ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng, phù hợp nhất với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng phù hợp nhất với chiến lược của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hộ sinh thái của doanh nghiệp có một danh mục sản phẩm và dịch vụ số cân bằng, phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.

2.5.2. Lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có lộ trình triển khai các sản phẩm, dịch vụ số trong danh mục.

- Mức 1: Lộ trình danh mục đầu tư ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có lộ trình danh mục sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược của mình.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một lộ trình danh mục các sản phẩm và dịch vụ số phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.

2.5.3. Đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp có quy trình đổi mới sáng tạo danh mục sản phẩm, dịch vụ số.

- Mức 1: Đổi mới danh mục đầu tư chi được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp một phần với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với chiến lược của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình đổi mới danh mục sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất với chiến lược chung của mình.

2.6. Nhóm tiêu chí Quản lý chiến lược

Doanh nghiệp xây dựng, ban hành chiến lược chuyển đổi số rõ ràng, đầy đủ và áp dụng trong toàn doanh nghiệp

Nhóm tiêu chí Qun lý chiến lược bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

2.6.1. Chiến lược phù hợp với tầm nhìn

Chiến lược doanh nghiệp bao gồm tầm nhìn rõ ràng.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có tầm nhìn rõ ràng.

- Mức 2: Doanh nghiệp có một tầm nhìn và đang bắt đầu phát triển một chiến lược phù hợp.

- Mức 3: Doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hầu hết phù hợp với tầm nhìn.

- Mức 4: Doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một chiến lược rõ ràng hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn.

2.6.2. Đồng bộ giữa các nhóm kinh doanh/nghiệp vụ và kỹ thuật

Các nhóm kinh doanh và công nghệ cùng tham gia xây dựng chiến lược doanh nghiệp.

- Mức 1: Hoạt động phối hợp xây dựng chiến lược doanh nghiệp giữa bộ phận (kinh doanh, kỹ thuật, khách hàng...) thuật chi được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Chiến lược doanh nghiệp đang bắt đầu được đồng phát triển giữa các nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ.

- Mức 3: Chiến lược doanh nghiệp được đồng phát triển giữa các nhóm kinh doanh/nghiệp vụ và công nghệ trên các bộ phận, đơn vị chức năng cốt lõi.

- Mức 4: Chiến lược doanh nghiệp liên tục được tối ưu hóa giữa các nhóm nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Chiến lược doanh nghiệp liên tục được tối ưu hóa giữa các nhóm kinh doanh/ nghiệp vụ và công nghệ trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2.6.3. Đo lường các chỉ số

Doanh nghiệp thực hiện đo lường các mục tiêu chiến lược.

- Mức 1: Đo lường hiệu quả cho các mục tiêu chiến lược ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện toàn diện các biện pháp đ đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.

- Mức 4: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng thực hiện toàn diện các biện pháp phù hợp để đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.

- Mức 5: Toàn bộ các bộ phận, đơn vị chức năng và đối tác trong hệ sinh thái thực hiện toàn diện các biện pháp phù hợp để đo lường kết quả các mục tiêu chiến lược.

2.6.4. Quản lý rủi ro

Doanh nghiệp có chiến lược qun lý ri ro.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chiến lược qun lý rủi ro rõ ràng.

- Mức 2: Một chiến lược quản lý rủi ro đang bt đầu được phát triển một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Một chiến lược qun lý rủi ro được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Một chiến lược qun lý rủi ro được thông qua bi doanh nghiệp.

- Mức 5: Một chiến lược quản lý ri ro chung được thông qua bi doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp.

2.6.5. Lộ trình chuyển đổi

Doanh nghiệp có lộ trình chuyển đổi số.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có lộ trình chuyn đổi rõ ràng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đang thực hiện lộ trình chuyn đi

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đang thực hin một lộ trình chuyn đổi nht quán.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đang thực hiện một lộ trình chuyn đổi nhất quán.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đang thực hiện một lộ trình chuyển đi nht quán.

2.6.6. Áp dụng chiến lược chuyển đổi số

Ban lãnh đo tích cực truyền thông chiến lược chuyển đổi số để thúc đẩy sự đồng thuận.

- Mc 1: Truyền thông v chiến lược chuyn đổi số chưa được hiểu rõ.

- Mức 2: Chiến lược số được áp dụng một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Chiến lưc số được áp dụng đầy đủ trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mc 4: Chiến lược s được áp dụng đầy đủ trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Chiến lược số được chấp nhận hoàn toàn trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong h sinh thái của doanh nghiệp.

2.6.7. Qun trị chuyển đổi

Doanh nghiệp có thực hiện qun trị thực thi chuyển đổi số.

- Mc 1: Qun trị chuyển đổi ch được thực hin theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phn, đơn vị chức năng đã áp dụng mô hình quản trị chuyn đổi số chung.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã áp dụng một mô hình qun trị chuyn đổi số chung.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã áp dụng một mô hình quản trị chuyển đổi số phổ biến và mạnh m.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã áp dụng mô hình qun trị chuyển đổi số nhất quán và mạnh m.

2.6.8. Nhn diện và áp dụng các bài học thành công

Doanh nghiệp chủ động nhn din và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất (best practices).

- Mc 1: Việc áp dụng thông l tốt nhất ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng xác định và khuyến khích áp dụng các thông lộ tốt nhất (best practices).

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tích cực xác định và khuyến khích áp dụng các thông l tt nhất.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp tích cực xác định và khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tích cực xác định khuyến khích áp dụng các thông lệ tốt nhất.

3. Trụ cột Công nghệ

Trụ cột Công nghệ đánh giá mức độ trưởng thành trong việc qun trị, khai thác, áp dụng các nền tng, công nghệ công cụ mới vào hoạt động một cách an toàn trên cả môi trường số và môi trường vật lý.

Trụ cột Công nghệ bao gồm 05 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

3.1. Nhóm tiêu chí Quản trị công nghệ

Doanh nghiệp qun trị tốt việc ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sn phẩm cung cấp dịch vụ của mình.

Nhóm tiêu chí Qun trị công nghệ bao gồm 05 tiêu chí thành phần:

3.1.1. Khung quản trị công nghệ

Doanh nghiệp có khung quản trị công nghệ chính thức để giám sát việc triển khai công nghệ.

- Mức 1: Một khung quản trị công nghệ chưa được áp dụng chính thức.

- Mức 2: Một khung qun trị công nghệ đang được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Một khung qun trị công nghệ đang được áp dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Một khung quản trị công nghệ đang được áp dụng trên toàn doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.1.2. Tiêu chuẩn ngành

Doanh nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn ngành.

- Mức 1: Việc sử dụng các tiêu chuẩn ngành được thực hiện theo sự vụ và chưa tính đến lợi ích kinh doanh.

- Mức 2: Các tiêu chuẩn ngành có liên quan được sử dụng một phần để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.

- Mức 3: Các tiêu chun ngành liên quan được tận dụng tối đa để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng đầy đủđóng góp vào các tiêu chuẩn ngành có liên quan.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tận dụng triệt đểđóng góp vào các tiêu chuẩn ngành có liên quan.

3.1.3. Qun lý môi trường

Doanh nghiệp quan tâm tới sự tác động của công nghệ tới môi trường.

- Mc 1: Doanh nghiệp ít hoặc chưa xem xét đến tác động môi trường của các hoạt động công nghệ.

- Mc 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng xem xét tác động đến môi trường từ các hoạt động công nghệ của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng quản lý tác động đến môi trường của các hoạt động công nghệ của họ.

- Mức 4: Doanh nghiệp chủ động quản lý tác động đến môi trường của các hoạt động công nghệ của mình.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của mình chủ động quản lý tác động đối với môi trường của các hoạt động công nghệ của họ.

3.1.4. Quản lý năng lượng

Doanh nghiệp quan tâm sự tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp.

- Mức 1: Việc xem xét quản lý năng lượng được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng quản lý tác động kinh tế của tiêu thụ năng lượng.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng quản tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.

- Mc 4: Doanh nghip chủ động qun lý tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp chủ động quản lý tác động kinh tế của việc tiêu thụ năng lượng.

3.1.5. Công nghệ mới

Doanh nghiệp quan tâm, bổ sung áp dụng các công nghệ mới vào hoạt động của doanh nghiệp.

- Mức 1: Doanh nghiệp ít hoặc chưa quan tâm đến các công nghệ mới.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tích cực áp dụng các công nghệ mới cho hoạt động kinh doanh của họ.

- Mức 3: Doanh nghiệp đã tích cực áp dụng các công nghệ mới cho hoạt động kinh doanh.

- Mức 4: Doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm (scan) các công nghệ mới và hoạt động kinh doanh của họ.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đang chủ động tìm kiếm các công nghệ mới hoạt động kinh doanh của họ.

3.2. Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng

Kiến trúc công nghệ cho phép các ứng dụng hoạt động và tích hợp các ứng dụng này vào các nền tảng công nghệ dịch vụ.

Nhóm tiêu chí Kiến trúc công nghệ và ứng dụng bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

3.2.1. Chiến lược/lộ trình công nghệ

Lộ trình công nghệ gắn kết với chiến lược tổng thể.

- Mức 1: Lộ trình công nghệ chưa phù hợp với chiến lược kinh doanh.

- Mức 2: Lộ trình công nghệ phù hợp một phần với chiến lược kinh doanh.

- Mc 3: Lộ trình công nghệ phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mc 4: Lộ trình công nghệ liên tục được tối ưu hóa để phù hợp và thúc đẩy chiến lược kinh doanh trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Lộ trình công nghệ liên tục được tối ưu hóa để phù hợp thúc đẩy chiến lược kinh doanh trong toàn doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.2.2. Kiến trúc Microservices & kiến trúc theo hướng dịch vụ (SOA - Service-Oriented Architecture)

Thiết kế kiến trúc tiếp cận theo hướng dịch vụ.

- Mức 1: Kiến trúc hướng dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Microservices đã được triển khai trong một số ứng dụng.

- Mức 3: Microservices được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng và lập trình hướng sự kiện đang được triển khai.

- Mức 4: Microservices và lập trình hướng sự kiện được áp dụng đầy đủ trong bối cảnh ứng dụng của doanh nghiệp.

- Mức 5: Microservices lập trình hướng sự kiện được áp dụng đầy đủ trong bối cảnh ứng dụng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.2.3. Mã nguồn mở

Doanh nghiệp sử dụng các giải pháp nguồn mở.

- Mc 1: Việc sử dụng nguồn m chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Các giải pháp mã nguồn mở có liên quan được sử dụng một phần để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.

- Mức 3: Các giải pháp mã nguồn mở liên quan được sử dụng đầy đủ để tối đa hóa lợi ích kinh doanh.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng đầy đủ và đóng góp cho các giải pháp mã nguồn mở liên quan.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng đầy đủ và đóng góp cho các giải pháp nguồn mở có liên quan.

3.2.4. Khả năng cấu hình ứng dụng

Các ứng dụng được cấu hình phù hp để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.

- Mức 1: Các ứng dụng chủ yếu được tùy chỉnh.

- Mức 2: Một số ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết các ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.

- Mức 4: Tất cả các ứng dụng được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghiệp.

- Mức 5: Tất cả các ứng dụng đều được cấu hình linh hoạt, đáng tin cậy và nhanh chóng bởi doanh nghip và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.2.5. Nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây (Cloud)

Doanh nghiệp đổi mới để nâng cao năng lực sử dụng điện toán đám mây ( dụ: sử dụng đám mây riêng, đám mây công cộng, đám mây lai).

- Mức 1: Việc áp dụng các năng lực sử dụng điện toán đám mây chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định một cách tiếp cận chung để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu xác định một cách tiếp cận chung để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ.

- Mức 4: Doanh nghiệp có một cách tiếp cận chung được cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của mình nhằm tối đa hóa giá trị kinh doanh.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp một cách tiếp cận chung được cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển năng lực sử dụng điện toán đám mây của họ nhằm tối đa hóa giá trị kinh doanh.

3.2.6. Áp dụng API

Doanh nghiệp sử dụng API mở (Open API) để tích hợp.

- Mức 1: Việc sử dụng API chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu hỗ trợ API.

- Mức 3: Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API cho tất cả các ứng dụng mới và đang bắt đầu áp dụng các thông số kỹ thuật mở.

- Mức 4: Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API dựa trên thông số kỹ thuật mở cho tất cả các ứng dụng và đã đạt được sự áp dụng rộng rãi.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp bắt buộc sử dụng API dựa trên các thông số kỹ thuật mở cho tất cả các ứng dụng và đã đạt được sự áp dụng rộng rãi.

3.2.7. Kiến trúc công nghệ

Kiến trúc công nghệ được thiết kế để hỗ trợ các ứng dụng một cách linh hoạt.

- Mức 1: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ các ứng dụng được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ triển khai kịp thời một số ứng dụng.

- Mức 3: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ triển khai kịp thời hầu hết các ứng dụng.

- Mực 4: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ liền mạch việc triển khai kịp thời các ứng dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Kiến trúc công nghệ hỗ trợ liền mạch việc triển khai kịp thời các ứng dụng trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.3. Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng

Doanh nghiệp lập kế hoạch và chủ động giải quyết các mối đe dọa, lỗ hổng bảo mật và các yêu cầu tuân thủ an toàn thông tin mạng và bảo vệ tài sản.

Nhóm tiêu chí An toàn thông tin mạng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

3.3.1. Bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

An toàn thông tin mạng được thực hiện trong thiết kế và triển khai các thành phần của hệ thống thông tin.

- Mức 1: Phê duyệt 80% Hồ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin.

- Mức 2: Phê duyệt 100% Hồ sơ đề xuất cấp độ cho các hệ thống thông tin triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho 50% các HTTT.

- Mức 3: 100% hệ thống thông tin được phê duyệt và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

- Mức 4: Mc độ 3 và định kỳ 100% các HTTT được kiểm tra, đánh giá định kỳ theo quy định của pháp luật.

- Mức 5: Mức độ 4 và triển khai giám sát cho 100% các HTTT được giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp.

3.3.2. Phát hiện và giảm thiểu xâm nhập

Giám sát các thành phần của hệ thống nhằm phát hiện giảm thiểu tác động của các hoạt động xâm nhập và vi phạm chính sách an toàn thông tin mạng.

- Mức 1: Việc phát hiện xâm nhập chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong một số thành phần của các hệ thng.

- Mức 3: Doanh nghiệp phát hiện giảm thiểu xâm nhập trong hầu hết các thành phần của các hệ thng.

- Mức 4: Doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong thời gian gần thực.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp phát hiện và giảm thiểu xâm nhập trong thời gian gần thực.

3.3.3. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Bảo vệ hệ thống thông tin của doanh nghiệp khỏi bị tổn hại trước các cuộc xâm hại an toàn thông tin mng.

- Mức 1: Bảo vệ hệ thống thông tin được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có năng lực bo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả.

- Mức 3: Doanh nghiệp có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả.

- Mc 4: Doanh nghiệp năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu qu và liên tục được cải thiện.

- Mc 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng hiệu quả và liên tục được cải thiện.

3.3.4. Bảo mật vật lý

Áp dụng công nghệ đm bảo an ninh (vật lý) cho doanh nghiệp.

- Mức 1: Vic sử dụng các thành phần công nghệ để bảo mật vật lý được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số yếu tố công nghệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bảo mt vật lý của doanh nghiệp.

- Mức 3: Các yếu tố công nghệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp.

- Mức 4: Các yếu tố công nghệ được sử dụng hiệu qu để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghiệp.

- Mức 5: Các yếu tố công nghệ được sử dụng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu bảo mật vật lý của doanh nghip và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.4. Nhóm tiêu chí Ứng dụng và nền tảng

Sử dụng các nền tảng công nghệ và công cụ để phát triển và quản lý các ứng dụng và quy trình một cách hiệu quả.

Nhóm tiêu chí ng dụng nền tảng bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

3.4.1. Trí tuệ nhân tạo

Doanh nghiệp ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Mức 1: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mc 2: Trí tuệ nhân tạo được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng trong toàn doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều trong toàn doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 5: Trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi và ngày càng nhiều trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp để mang lại giá trị kinh tế.

3.4.2. Nền tảng dữ liệu lớn

Doanh nghiệp sử dụng năng lực của nền tảng dữ liệu lớn để hỗ trợ phân tích dữ liệu.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có nền tảng dữ liệu lớn.

- Mức 2: Doanh nghiệp đã có kế hoạch triển khai nền tảng dữ liệu lớn.

- Mức 3: Một nền tảng dữ liệu lớn đã được thiết lập và đi vào hoạt động.

- Mức 4: Một nền tảng dữ liệu lớn đang được sử dụng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu trong toàn doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 5: Một nền tảng dữ liệu lớn đang được sử dụng để thu thập, quản lý phân tích dữ liệu trong toàn doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp nhằm mang lại giá trị kinh tế.

3.4.3. Công cụ phát triển ứng dụng

Doanh nghiệp công cụ phát triển ứng dụng.

- Mức 1: Việc sử dụng các công cụ phát triển ứng dụng được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Doanh nghiệp có sẵn một bộ công cụ phát triển ứng dụng để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Doanh nghiệp có sẵn một bộ công cụ phát triển ứng dụng hoàn chỉnh để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp các công cụ phát triển ứng dụng tốt nhất trong cùng phân khúc và liên tục được nâng cao để mang lại giá trị kinh doanh.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có sẵn các công cụ phát triển ứng dụng tốt nhất và liên tục được nâng cao để mang lại giá trị kinh doanh.

3.4.4. Danh mục công cụ

Doanh nghiệp bộ công cụ sẵn sàng phục vụ tự động hóa các tác vụ.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có hành động cụ thể để lập danh mục các công cụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã bắt đầu lập danh mục và tài liệu hóa các công cụ họ sử dụng.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng duy trì một danh mục và i liệu hóa về các công cụ họ sử dụng.

- Mức 4: Có một danh mục toàn doanh nghiệp về các công cụ được sử dụng cùng với tài liệu toàn diện.

- Mức 5: Có một danh mục các công cụ được sử dụng trên toàn bộ doanh nghiệp hệ sinh thái của doanh nghiệp cùng với tài liệu toàn diện.

3.5. Nhóm tiêu chí Kết nốitính toán

Doanh nghiệp có các kết nối mạng và năng lực tính toán cần thiết để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh số.

Nhóm tiêu chí Kết nối và tính toán bao gồm 09 tiêu chí thành phần:

3.5.1. o hóa ( dụ: SDN/NFV)

Doanh nghiệp áp dụng ảo hóa (virtualization).

- Mức 1: Ảo hóa chưa được sử dụng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng ảo hóa để mang lại giá trị kinh tế (giảm chi phí, tăng năng suất lao động,...).

- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng ảo hóa để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả ảo hóa ở bất cứ nơi nào mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu qu ảo hóa bất cứ nơi nào mang lại giá trị kinh tế.

3.5.2. Kết nối không dây

Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ kết nối không dây.

- Mc 1: Việc sử dụng kết nối không dây được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng kết nối không dây để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng kết nối không dây để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả kết nối không dây phù hợp bất cứ nơi nào giá trị kinh tế được mang lại.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả kết nối không dây thích hợp ở bất cứ nơi nào giá trị kinh tế được mang lại.

3.5.3. Giao thức Internet

Doanh nghiệp sử dụng kết nối theo giao thức Internet (IP).

- Mức 1: Việc sử dụng IP được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: IP được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng một cách có chủ ý trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 3: IP được sử dụng bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 4: IP được sử dụng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: IP được sử dụng rộng rãi trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

3.5.4. Internet vạn vật

Doanh nghiệp sử dụng công nghệ Internet vạn vật (loT) để hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ.

- Mức 1: loT chưa được sử dụng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng IoT để mang lại giá trị kinh tế.

- Mc 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng loT để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả IoT ở bất cứ nơi nào mang lại giá trị kinh tế.

- Mc 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả loT ở bất cứ nơi nào nó mang li giá trị kinh tế.

3.5.5. Quản hạ tầng

Quản lý cơ sở hạ tầng để đáp ứng đầy đủ chiến lược doanh nghiệp.

- Mức 1: Qun hạ tầng chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số khía cạnh của Quản lý hạ tầng đang đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hầu hết các khía cạnh của Quản lý hạ tầng đang đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Mức 4: Quản lý (các) hạ tầng được tích hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp liên tục được cải thiện.

- Mc 5: Quản lý (các) hạ tầng được tích hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp liên tục được ci thiện.

3.5.6. Điều phối nguồn lực

Điều phối các nguồn lực và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

- Mức 1: Điều phối nguồn lực được xử lý chưa hiệu quả.

- Mc 2: Điều phối nguồn lực đang đáp ứng một phần các mc dịch vụ bắt buộc do doanh nghiệp cung cấp.

- Mc 3: Điều phối nguồn lực đang đáp ứng các mức dịch vụ bắt buộc do doanh nghiệp cung cấp.

- Mc 4: Điều phối nguồn lực đang vượt trội mức dịch vụ cần thiết do doanh nghiệp cung cấp.

- Mc 5: Điều phối đang vượt trội mc dịch vụ cần thiết do doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.

3.5.7. Điện toán đám mây

Doanh nghiệp triển khai dịch vụ của mình thông qua nền tảng điện toán đám mây.

- Mức 1: Hạ tầng điện toán đám mây chưa được sử dụng.

- Mức 2: Hạ tầng điện toán đám mây được một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Hạ tầng điện toán đám mây được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hạ tầng điện toán đám mây toàn bộ những nơi mà nó giúp mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu qu hạ tầng điện toán đám mây toàn bộ những nơi mà giúp mang lợi giá trị kinh tế.

3.5.8. Điện toán biên

Áp dụng các nguyên tắc thiết kế điện toán biên hỗ trợ nhu cầu nghiệp vụ của doanh nghiệp.

- Mức 1: Điện toán biên chưa được sử dụng.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng điện toán biên để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Nhiều bộ phận, đơn vị chức năng sử dụng điện toán biên để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Doanh nghiệp sử dụng hiệu quả điện toán biên bất cứ nơi nào nó mang lại giá trị kinh tế.

- Mc 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng hiệu quả điện toán biên bất cứ nơi nào mang lại giá trị kinh tế.

3.5.9. Tự động hóa

Tự động hóa các quy trình.

- Mức 1: Tự động hóa chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã áp dụng tự động hóa để mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 3: Hầu hết các quy trình đều được tự động hóa mang lại giá trị kinh tế.

- Mức 4: Tự động hóa Zero-Touch đã sẵn sàng và mang lại giá trị kinh tế trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Tự động hóa Zero-Touch đã sẵn sàng mang lại giá trị kinh tế cho toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

4. Trụ cột Vận hành

Trụ cột Vận hành đánh giá mức độ sẵn sàng, linh hoạt trong vận hành của doanh nghiệp, áp dụng các phương pháp đổi mới trong hoạt động xây dựng, phát triển, vận hành cải tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, kỳ vọng của các bên một cách hiệu quả.

Trụ cột Vận hành bao gồm 04 nhóm tiêu chí, được chia thành 29 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

4.1. Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành

Doanh nghiệp có cơ chế quản trị vận hành hiệu qu.

Nhóm tiêu chí Quản trị vận hành bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

4.1.1. Mô hình doanh nghiệp

hình vận hành của doanh nghiệp phù hợp với chiến lược chuyển đổi số.

- Mc 1: hình vận hành chưa hỗ trợ chiến lược chuyển đổi số.

- Mc 2: Mô hình vận hành đang được xây dựng để phù hợp với chiến lược số.

- Mức 3: hình vận hành của doanh nghiệp phù hợp với chiến lược số.

- Mức 4: Mô hình vận hành của doanh nghiệp thể hiện đầy đủ chiến lược số và nó liên tục được cải thiện.

- Mức 5: Mô hình hoạt động của doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thể hiện đầy đủ chiến lược số và liên tục được ci thiện.

4.1.2. Quản lý rủi ro hoạt động

Quản lý rủi ro vận hành được áp dụng trong các hoạt động hàng ngày.

- Mc 1: Quản lý rủi ro hoạt động chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng trên hầu hết các bộ phận chức năng.

- Mức 4: Quản trị rủi ro hoạt động được áp dụng đầy đủ trong hoạt động của doanh nghiệp.

- Mức 5: Quản lý rủi ro hoạt động được áp dụng đầy đủ trong hoạt động của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

4.1.3. Sự tuân thủ

Hoạt động vận hành tuân thủ các yêu cầu pháp lý, quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn đang có hiệu lực.

- Mức 1: Việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.

- Mức 4: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.

- Mức 5: Toàn bộ bộ phận, đơn vị chức năng và đối tác trong hệ sinh thái tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý và quy định cũng như áp dụng các tiêu chuẩn trong hoạt động của mình.

4.1.4. Hoạt động bảo đảm vận hành an toàn trong quản lý tài sản doanh nghiệp

Các hoạt động an ninh bo vệ tài sản của doanh nghiệp.

- Mức 1: Hoạt động bảo vệ tài sản của doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Doanh nghiệp đang bảo vệ một phần tài sản của mình.

- Mức 3: Hoạt động bảo đảm vận hành bảo vệ tài sn doanh nghiệp được thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp.

- Mức 4: Hoạt động bảo đảm vận hành bo vệ toàn diện tài sản doanh nghiệp trong thời gian thực trên toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Hoạt động bảo đảm vận hành bảo vệ hoàn toàn tài sản doanh nghiệp trong thời gian thực trên toàn doanh nghiệp được thống nhất với các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

4.2. Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ

Doanh nghiệp thể thiết kế và phát triển một cách hiệu quả các dịch vụ đổi mới sáng tạo mang lại giá trị cho doanh nghiệp

Nhóm tiêu chí Thiết kế và đổi mới sáng tạo dịch vụ bao gồm 06 tiêu chí thành phần:

4.2.1. Đáp ứng yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ

Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu đầy đủ và phản ánh trong thiết kế kiến trúc, sản phẩm dịch vụ.

- Mức 1: Các yêu cầu nghiệp vụ được chuyn thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng và được chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.

- Mức 3: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được hiểu bởi hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng và được chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.

- Mức 4: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được doanh nghiệp hiểu đầy đủ và chuyển thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.

- Mức 5: Các yêu cầu kinh doanh/nghiệp vụ được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp hiểu đầy đủ và chuyn thành Kiến trúc và thiết kế dịch vụ.

4.2.2. Tư duy Thiết kế (Design Thinking)

Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận Tư duy Thiết kế để thấu hiểu nhu cầu thách thức của các bên liên quan.

- Mức 1: Tư duy Thiết kế chưa được sử dụng.

- Mức 2: Tư duy Thiết kế được áp dụng bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.

- Mc 3: Tư duy Thiết kế được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng để hiểu nhu cầu thách thức của các bên liên quan.

- Mức 4: Tư duy Thiết kế được doanh nghiệp áp dụng đầy đủ để hiểu nhu cầu và thách thức của các bên liên quan.

- Mức 5: Tư duy Thiết kế được doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ để hiểu nhu cầu thách thức của các bên liên quan.

4.2.3. Phát triển linh hoạt

Doanh nghiệp áp dụng Agile methods (phương thức phát triển phần mềm linh hoạt) trong quá trình phát triển và cải tiến sn phẩm.

- Mức 1: Agile methods chưa được sử dụng.

- Mức 2: Agile methods được một số bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.

- Mức 3: Agile methods được hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.

- Mức 4: Agile methods được toàn bộ doanh nghiệp áp dụng trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.

- Mức 5: Agile methods được doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ trong quá trình phát triển và cải tiến sản phẩm.

4.2.4. Tối ưu hóa quy trình

Tối ưu hóa quy trình vận hành.

- Mức 1: Tối ưu hóa quy trình được thực hiện theo sự vụ.

- Mc 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có tối ưu hóa quy trình hoạt động.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tối ưu hóa quy trình hoạt động.

- Mức 4: Các quy trình vận hành được doanh nghiệp tối ưu hóa hoàn toàn bất cứ khi nào có thể.

- Mức 5: Các quy trình vận hành được doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp tối ưu hóa hoàn toàn bất cứ khi nào thể.

4.2.5. Đổi mới liên tục sản phẩm và dịch vụ

Doanh nghiệp liên tục đổi mới sáng tạo để cải thiện các dịch vụ hiện có và đưa ra những dịch vụ mới.

- Mức 1: Đổi mới sáng tạo được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu những dịch vụ mới.

- Mức 4: Doanh nghiệp liên tục đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có giới thiệu những dịch vụ mới.

- Mức 5: Doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của mình liên tục đổi mới để cải thiện các dịch vụ hiện có và giới thiệu các dịch vụ mới.

4.2.6. Hợp tác với đối tác

Quy trình thuận lợi, hiệu quả khi hợp tác các đối tác.

- Mức 1: Hợp tác đối tác được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình Hợp tác đối tác hiệu quả.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình Hợp tác đối tác hiệu quả.

- Mức 4: Doanh nghiệp một quy trình hiệu quả để Hợp tác các đối tác.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình có một quy trình hiệu quả để Hợp tác các đối tác.

4.3. Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ

Doanh nghiệp có năng lực cung cấp, triển khai và ngừng các dịch vụ một cách nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Chuyển tiếp/Triển khai dịch vụ bao gồm 04 tiêu chí thành phần:

4.3.1. Quản thay đổi hoạt động

Quy định trách nhiệm quản lý thay đổi trong vận hành.

- Mức 1: Qun lý thay đổi được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã thống nhất và xác định trách nhiệm quản lý thay đổi.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã thống nhất và xác định trách nhiệm quản lý thay đổi.

- Mức 4: Doanh nghiệp đã xác định rõ ràng trách nhiệm qun lý thay đổi.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã thống nhất và xác định trách nhiệm đối với việc qun lý thay đổi.

4.3.2. Quản phát hành

Doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận thống nhất đối với việc quản lý các phiên bản phát hành.

- Mức 1: Qun lý phát hành được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Cách tiếp cận Quản lý phát hành được một số bộ phận bộ phận, đơn vị chức năng đồng ý và áp dụng.

- Mc 3: Cách tiếp cận Qun lý phát hành được hầu hết các bộ phận bộ phận, đơn vị chức năng đồng ý và áp dụng.

- Mc 4: Cách tiếp cận Qun lý phát hành linh hoạt, được thống nhất và áp dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Cách tiếp cận Quản lý phát hành linh hoạt, được thống nhất và áp dụng trong toàn doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

4.3.3. DevSecOps

Doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc DevSecOps (Quy trình Phát triển - Vận hành phần mềm).

- Mức 1: DevSecOps chưa được sử dụng.

- Mức 2: Các nguyên tắc DevSecOps đang bắt đầu được xác định.

- Mc 3: Các nguyên tắc DevSecOps được xác định và bắt đầu được giới thiệu.

- Mức 4: Các nguyên tắc DevSecOps được doanh nghiệp áp dụng triệt để.

- Mức 5: Các nguyên tắc DevSecOps được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp áp dụng đầy đủ.

4.3.4. CI/CD

Doanh nghiệp áp dụng phương pháp và quy trình Cl/CD trong phát triển phần mềm (Tích hợp liên tục/Chuyn giao liên tục).

- Mức 1: CI/CD chưa được sử dụng.

- Mức 2: Quy trình công việc CI/CD đang bắt đầu được xác định.

- Mức 3: Quy trình công việc CI/CD được ghi lại đang bắt đầu được giới thiệu.

- Mức 4: Doanh nghiệp vận hành quy trình công việc CI/CD được ưu tiên và ghi chép đầy đủ.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp vận hành quy trình làm việc CI/CD được ưu tiên ghi chép đầy đủ.

4.4. Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ

Doanh nghiệp có năng lực vận hành các dịch vụ của mình một cách hiệu lực, hiệu qu, đảm bảo tính sn sàng, chất lượng và mức độ phản hồi cao trước các yêu cầu thay đổi.

Nhóm tiêu chí Vận hành dịch vụ bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

4.4.1. Đảm bảo dịch vụ

Doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hoạt động của các dịch vụ theo các mc cam kết.

- Mức 1: Đảm bo dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Đảm bảo dịch vụ được ban hành nhưng thỉnh thoảng các dịch vụ mới đạt được mức hiệu suất đã thỏa thuận.

- Mức 3: Đảm bo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ đang hoạt động ở mức hiệu suất đã thỏa thuận.

- Mức 4: Đảm bảo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp đang hoạt động ở mức hiệu suất đã thỏa thuận và liên tục cải thiện.

- Mức 5: Đảm bảo dịch vụ được áp dụng và các dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp đang hoạt động ở mức hiệu suất đã thỏa thuận và liên tục ci thiện.

4.4.2. SRE

Doanh nghiệp áp dụng mô hình qun lý độ tin cậy của dịch vụ (SRE: Site Reliability Engineering).

- Mc 1: SRE chưa được sử dụng.

- Mức 2: SRE được thực hiện một phần bởi doanh nghiệp.

- Mức 3: SRE được thực hiện bởi doanh nghiệp.

- Mức 4: SRE được doanh nghiệp triển khai hiệu quả để cung cấp các hoạt động dịch vụ không có lỗi.

- Mức 5: SRE được doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp triển khai hiệu quả để cung cấp các hoạt động dịch vụ không có lỗi.

4.4.3. Hoạt động chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hoạt động linh hoạt và có thể đáp ứng kịp thời đối với các thay đổi.

- Mức 1: Hoạt động chuỗi cung ứng chưa linh hoạt và chưa kịp thời.

- Mức 2: Hoạt động chuỗi cung ứng tính linh hoạt hạn chế.

- Mức 3: Hoạt động chuỗi cung ứng linh hoạt.

- Mức 4: Hoạt động chuỗi cung ứng linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi.

- Mức 5: Hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp rất linh hoạt và có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi.

4.4.4. Đáp ứng yêu cầu sn phẩm và dịch vụ của khách hàng

Khách hàng hài lòng với việc cung ứng các đơn đặt hàng đúng thời gian.

- Mức 1: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đang bắt đầu để đảm bảo rằng các sản phẩm hoàn chỉnh và theo yêu cầu của khách hàng.

- Mức 3: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bảo các sản phẩm được cung cấp bởi doanh nghiệp là hoàn chỉnhthường theo yêu cầu.

- Mc 4: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bảo các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp luôn đầy đủ và có sẵn theo yêu cầu.

- Mức 5: Đáp ứng yêu cầu sản phẩm và dịch vụ đảm bo các sản phẩm do doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp luôn đầy đủ và sẵn sàng theo yêu cầu.

4.4.5. Giám sát hoạt động

Việc giám sát vận hành cung cấp góc nhìn tổng thể về hiệu năng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

- Mức 1: Giám sát hoạt động được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Giám sát hoạt động cung cấp cái nhìn một phần về hiệu suất dịch vụ để quản lý các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

- Mức 3: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn toàn diện về hiệu suất dịch vụ để quản lý các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

- Mức 4: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn tổng thể theo thời gian thực về hiệu suất dịch vụ để quản lý và cải thiện các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.

- Mức 5: Giám sát hoạt động cung cấp một cái nhìn tổng thể theo thời gian thực về hiệu suất dịch vụ để quản lý ci thiện các dịch vụ do doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp cung cấp.

4.4.6. Hoạt động quản lý doanh thu

Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để đảm bảo doanh thu.

- Mc 1: Các công nghệ số chưa được doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo doanh thu.

- Mức 2: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng một phần để đảm bảo doanh thu.

- Mức 3: Các công nghệ s được doanh nghiệp sử dụng để đảm bảo doanh thu.

- Mức 4: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để đảm bảo doanh thu theo thời gian thực.

- Mc 5: Các công nghệ số được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để đảm bảo doanh thu theo thời gian thực.

4.4.7. Hoạt động quản lý gian lận

Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ số để ngăn chặn gian lận.

- Mức 1: Các công nghệ số chưa được doanh nghiệp sử dụng để ngăn chặn rủi ro.

- Mức 2: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng một phần để ngăn chặn gian lận.

- Mức 3: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng để ngăn chặn gian lận.

- Mức 4: Các công nghệ số được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để ngăn chặn gian lận trong thời gian thực.

- Mức 5: Các công nghệ số được doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp sử dụng rộng rãi để ngăn chặn gian lận trong thời gian thực.

4.4.8. Vận hành hệ thống

Nâng cấp, cải tiến các hệ thống vận hành đang có để tích hợp vào các hoạt động vận hành tổng thể.

- Mức 1: Nâng cấp, cải tiến hệ thống sẵn có ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Các hệ thống được nâng cấp và tích hợp một phần vào các hoạt động tổng thể.

- Mức 3: Các hệ thng được nâng cấp và tích hợp vào các hoạt động tổng thể.

- Mức 4: Các hệ thống được nâng cấp và tích hợp đầy đủ và liền mạch vào các hoạt động tổng thể.

- Mức 5: Các hệ thống cũ của doanh nghiệp đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được nâng cấp và tích hợp đầy đủ và liền mạch vào các hoạt động tổng thể.

5. Trụ cột Văn hóa

Trụ cột Văn hóa đánh giá mức độ trưởng thành về văn hóa số trong doanh nghiệp, là tiền đề thúc đẩy thay đổi văn hóa hành vi từ lãnh đạo xuống đến cấp nhân viên thực thi. Trụ cột này giúp doanh nghiệp xây dựng các chương trình và hành động thúc đẩy chuyển đổi lực lượng lao động số và văn hóa số, một trong những trụ cột quan trọng nhất hỗ trợ cho chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp phát triển bền vững và thành công.

Trụ cột Văn hóa bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 22 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

5.1. Nhóm tiêu chí Giá trị doanh nghiệp

Thiết lập các giá trị của doanh nghiệp để thúc đẩy trải nghiệm cho người lao động.

Nhóm tiêu chí Giá tr doanh nghiệp bao gồm 06 tiêu chí thành phần:

5.1.1. Hành vi lãnh đạo

Hành vi của lãnh đạo phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp và bối cảnh hiện tại.

- Mức 1: Hành vi của lãnh đạo được thực hiện theo sự vụ, chưa sự liên kết ràng với chiến lược và hoàn cảnh của doanh nghiệp.

- Mc 2: Hành vi lãnh đạo trong một số bộ phận, đơn vị chức năng phù hợp với chiến lược và bối cnh của doanh nghiệp.

- Mức 3: Hành vi lãnh đạo trong hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng phù hợp với chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp.

- Mức 4: Hành vi lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với chiến lược và bối cảnh của doanh nghiệp.

- Mức 5: Hành vi lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái hoàn toàn phù hợp với chiến lược và bối cảnh chung của họ.

5.1.2. Tác động của nhân viên

Người lao động hiểu rõ tác động của họ đối với doanh nghiệp.

- Mức 1: Nhân viên chưa hiểu tác động của họ đối với doanh nghiệp.

- Mức 2: Nhân viên trong một số bộ phận, đơn vị chức năng hiểu tác động của họ ở cấp độ bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Nhân viên trong hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng hiểu tác động của họ ở cấp độ bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Tất cả nhân viên của doanh nghiệp hiểu đầy đủ tác động của họ đối với doanh nghiệp.

- Mức 5: Tất cả nhân viên của doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp hiểu đầy đủ về tác động đóng góp của họ đối với hoạt động kinh doanh chung của họ.

5.1.3. Giá trị được chia sẻ

Người lao động hiểu đồng thuận (bằng hành động) với chiến lược chuyển đổi số.

- Mc 1: Nhân viên chưa biết chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 2: Nhân viên trong một số bộ phận, đơn vị chức năng ủng hộ chiến lược số của doanh nghiệp.

- Mức 3: Nhân viên ở hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng tin tưởng vào chiến lược số của doanh nghiệp.

- Mức 4: Tất cả nhân viên hoàn toàn tin tưởng vào chiến lược số của doanh nghiệp.

- Mức 5: Tất cả nhân viên hoàn toàn đồng ý với chiến lược số được chia sẻ của doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

5.1.4. Thất bại kiểm soát

Doanh nghiệp văn hóa được phép thất bại trong giới hạn” (chế hạn chế tác động của thất bại tới hoạt động của doanh nghiệp).

- Mức 1: Văn hóa chưa khuyến khích sự minh bạch và sự thất bại.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.

- Mc 4: Toàn bộ doanh nghiệp có văn hóa cho phép “thất bại trong một giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có văn hóa cho phép “thất bại trong 1 giới hạn nhất định” với các cơ chế được áp dụng để giảm thiểu các tác động ảnh hưởng.

5.1.5. Cộng tác ảo

Doanh nghiệp có năng lực làm vic cộng tác trên môi trường số.

- Mức 1: Cộng tác ảo được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng khả năng cho phép cộng tác ảo.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có khả năng cộng tác ảo.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp khả năng toàn diện cộng tác ảo trong và giữa các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp khả năng toàn diện cộng tác ảo trong và giữa các bộ phận, đơn vị chức năng.

5.1.6. Sự hoà nhập

Doanh nghiệp có sự bình đẳng trong hòa nhập và tiếp cận các cơ hội.

- Mức 1: Các hoạt động thúc đẩy sự hòa nhập trong doanh nghiệp chỉ được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng thúc đẩy toàn diện sự hòa nhập.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng thúc đẩy toàn diện sự hòa nhập.

- Mức 4: doanh nghiệp hoàn toàn chấp nhận sự hòa nhập.

- Mức 5: doanh nghiệp và các đối tác hệ sinh thái của doanh nghiệp hoàn toàn chấp nhận sự hòa nhập.

5.2. Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng

Doanh nghiệp có đủ năng lực, kiến thức và công cụ để xây dựng và phát triển lực lượng lao động hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Quản lý tài năng bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

5.2.1. Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ tổng thể khuyến khích việc thực thi chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Chính sách đãi ngộ được áp dụng một cách cứng nhắc và chưa thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 2: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp với và được hiển thị để thúc đẩy chiến lược số của một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp được hiển thị để thúc đẩy chiến lược số của hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp được thể hiện để thúc đẩy chiến lược số của doanh nghiệp.

- Mức 5: Chính sách đãi ngộ hoàn toàn phù hợp và được thể hiện để thúc đẩy chiến lược số của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

5.2.2. Năng lực cơ bản

Doanh nghiệp hiểu năng lực lực lượng lao động.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng chưa một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động của họ.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã có một hồ sơ cấu trúc về năng lực của lực lượng lao động của họ.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp một hồ sơ cấu trúc chính xác về năng lực của lực lượng lao động của mình.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp hồ sơ cấu trúc chính xác về năng lực của lực lượng lao động được chia sẻ.

5.2.3. Lập kế hoạch phát triển lực lượng lao động

Quy hoạch lực lượng lao động bằng cách xác định các kỹ năng cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Các kỹ năng cần thiết để triển khai chiến lược chuyển đổi số được xác định được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận sẵn quy trình xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có sẵn một quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để xác định các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số.

5.2.4. Thu hút nhân tài

Doanh nghiệp đạt được các kỹ năng lao động cần thiết để thực thi chiến lược chuyển đổi số.

- Mức 1: Các kỹ năng cần thiết để doanh nghiệp triển khai chiến lược chuyển đổi s.

- Mc 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng sẵn quy trình để đạt các kỹ năng cần thiết để thực hiện chiến lược số.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều quy trình hiệu qu để đạt các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp quy trình hiệu quả để đạt các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp một quy trình hiệu quả để có được các kỹ năng cần thiết nhằm thực hiện chiến lược số, bao gồm cả việc sử dụng các nguồn lực nhân tài phi truyền thống.

5.2.5. Nhóm tài năng bên ngoài

Nuôi dưỡng nguồn nhân tài bên ngoài doanh nghiệp.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa nuôi dưng nguồn tài năng bên ngoài.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã thiết lập một nhóm tài năng từ nhng nhân viên tiềm năng.

- Mức 3: Hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng đã thiết lập một nhóm tài năng từ những nhân viên tiềm năng.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp được coi là một nhà tuyển dụng hấp dn với đội ngũ nhân tài tiềm năng đã được thiết lập.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được coi là những nhà tuyn dụng hấp dẫn với đội ngũ nhân tài tiềm năng lâu đời.

5.2.6. Phát triển tài năng

Phát triển tài năng là hoạt động liên tục mang lại cơ hội bình đng cho mọi người lao động.

- Mức 1: Việc phát triển tài năng ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có quy trình phát triển nhân tài.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có quy trình phát triển nhân tài hiệu quả.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có quy trình phát triển nhân tài hiệu quả.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đi tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một quy trình hiệu quả để phát trin tài năng.

5.2.7. Học tập trên môi trường số

Học tập trên môi trường số mang lại giá trị kinh doanh.

- Mức 1: Học tập trên môi trường số ch được thực hin theo sự vụ.

- Mức 2: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Học tập trên môi trường số đang mang lại giá trị kinh doanh trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức ng.

- Mức 4: Học tập trên môi trường s đang mang lại giá trị kinh doanh rõ ràng trong doanh nghiệp.

- Mức 5: Học tập trên môi trưng số đang mang li giá tr kinh doanh rõ ràng trong và trên toàn doanh nghiệp cũng như các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

5.2.8. Sự gn kết của người lao động

Doanh nghiệp đo lường và tìm cách ci thiện sự gn kết của người lao động với doanh nghiệp.

- Mức 1: Sự gắn kết của người lao động chưa được đo lường.

- Mức 2: Doanh nghiệp đang bt đầu đánh giá sự gn kết của người lao động.

- Mức 3: Doanh nghiệp thường xuyên đánh giá sự gn kết của người lao động.

- Mức 4: Doanh nghiệp thưng xuyên đánh giá sự gn kết của người lao động và to ra các kế hoạch hành đng nhm thúc đẩy cải tiến sự gn kết.

- Mức 5: Doanh nghip và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp thường xuyên đánh giá mức độ gn kết của người lao động và lập kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy cải tiến sự gn kết.

5.3. Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc

Môi trường làm việc, công cụ làm việc và các hoạt động thực tế được thúc đẩy để tăng năng sut lao động và đổi mới sáng to.

Nhóm tiêu chí Hỗ trợ môi trường làm việc bao gồm 08 tiêu chí thành phần:

5.3.1. Môi trường thúc đẩy năng suất

Môi trường làm vic h trợ nâng cao năng suất lao động.

- Mức 1: Môi trường làm việc chưa chú trọng xem xét thúc đẩy tăng năng sut.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng sut.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã tạo ra nhng môi trường làm việc thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đi tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đi cùng nhau tạo ra nhng môi trường làm việc thúc đy năng suất một cách tăng.

5.3.2. Môi trường thúc đẩy đổi mới sáng to

Môi trường làm việc hỗ trợ cho việc đổi mới sáng tạo.

- Mức 1: Nơi làm việc chưa chú trọng xem xét thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đy đi mới một cách hiệu quả.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đã tạo ra môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mới một cách hiệu quả.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp đã tạo ra những môi trường làm việc thúc đẩy sự đổi mi một cách hiệu qu.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp đã cùng nhau tạo ra những môi trường làm việc thúc đy sự đi mới một cách hiệu quả.

5.3.3. Công cụ thúc đẩy tăng năng suất

Doanh nghiệp có sn các công cụ hỗ trợ nâng cao năng suất lao động.

- Mức 1: Công cụ chưa có sn đ thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn din giúp thúc đy năng suất một cách tăng.

5.3.4. Công cụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp có sn các công cụ h trợ đổi mới sáng tạo.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có công cụ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đi mi một cách hiệu quả.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đẩy đổi mi một cách hiệu quả

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình có một bộ công cụ toàn diện giúp thúc đy đi mi một cách hiệu quả.

5.3.5. Chính sách thúc đẩy tăng năng sut

Các chính sách và quy trình làm việc h trợ nâng cao năng sut lao động.

- Mức 1: Chính sách làm việc chưa thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có các chính sách làm việc giúp thúc đẩy tăng năng sut.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng đều duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đẩy tăng năng suất.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp duy trì các chính sách làm việc thúc đẩy tăng năng sut.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình cùng nhau duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đy năng suất một cách tăng.

5.3.6. Chính sách thúc đy đi mới sáng tạo

Các chính sách và quy trình làm việc hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

- Mức 1: Chính sách làm việc chưa thúc đẩy đổi mi sáng tạo.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có các chính sách làm việc giúp thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng duy trì các chính sách làm việc nhằm thúc đẩy đổi mới một cách hiệu quả.

- Mức 4: Toàn bộ doanh nghiệp duy trì các chính sách làm việc thúc đẩy hiệu quả sự đổi mới.

- Mức 5: Toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của mình cùng nhau duy trì các chính sách đang hoạt động nhm thúc đy đi mới một cách hiệu quả.

5.3.7. Nắm bắt tri thức

Tri thức được nm bắt hiu qu trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 1: Nm bắt tri thức được thực hin theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng nm bt tri thức hiệu quả.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng nm bt tri thức một cách hiệu quả.

- Mức 4: Doanh nghiệp nm bt hiu qu tri thức trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp nm bt tri thức một cách hiệu qu trên toàn hệ sinh thái.

5.3.8. Chia sẻ tri thức

Tri thức được chia s một cách hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 1: Chia s tri thức được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng chia s tri thức một cách hiệu qu.

- Mức 3: Hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng chia s tri thức một cách hiệu quả.

- Mức 4: Doanh nghiệp chia sẻ tri thức một cách hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp chia s tri thức một cách hiệu quả trên toàn hệ sinh thái.

6. Tr cột D liệu

Trụ cột Dữ liệu đánh giá mức độ trưng thành về năng lực xây dựng, quản trị và khai thác các giá trị từ Dữ liệu, là căn cứ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và trin khai trong thực tế để khai thác dữ liệu một cách an toàn, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và sự cho phép của người dùng.

Trụ cột Dữ liệu bao gồm 03 nhóm tiêu chí, được chia thành 18 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:

6.1. Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu

Doanh nghiệp có hệ thống quản trị dữ liệu hiệu quả.

Nhóm tiêu chí Quản trị dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

6.1.1. Quản siêu dữ liệu

Xác định và sử dụng dữ liệu đặc tả (metadata) để tối đa hóa giá trị kinh doanh của tài sản thông tin bằng cách cung cấp một góc nhìn thống nhất, toàn diện về bối cảnh kinh doanh, gán nhãn dữ liệu (tagging), mi quan h, chất lượng dữ liệu và việc sử dụng dữ liệu.

- Mức 1: Có ít siêu dữ liệu được thực hiện theo sự vụ hoặc chưa xác định.

- Mức 2: Siêu dữ liệu bt đầu chuẩn hóa phân loại trong một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Siêu dữ liệu được định nghĩa s dụng phân loại theo chức năng.

- Mức 4: Siêu dữ liệu liên tục được tối ưu hóa trong doanh nghiệp.

- Mức 5: Siêu dữ liệu liên tục được tối ưu hóa trong doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.2. Quản lý dữ liệu

Giao người chịu trách nhiệm về tài sn dữ liệu (data stewardship) và cung cấp dữ liệu cht lượng cao cho người dùng đủ thm quyền.

- Mức 1: Vic quản lý dữ liệu ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Bt đầu có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm đi với một s tài sản dữ liệu của doanh nghiệp.

- Mức 3: Có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhim đi với hầu hết các tài sản d liu của doanh nghiệp.

- Mức 4: Có nhân sự quản lý dữ liệu và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tất c tài sản dữ liệu của doanh nghiệp.

- Mức 5: Có nhân sự quản lý d liu và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với tt cả tài sản dữ liệu của doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.3. Quản lý dữ liệu chủ

Xác định và sử dụng Quản lý dữ liệu chủ (Master Data Management) để đm bảo những dữ liệu trọng yếu đi với doanh nghiệp luôn có sẵn và nhất quán.

- Mức 1: Qun lý dữ liệu chủ ch được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Quản lý dữ liệu chủ đang bt đu được áp dụng trong một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Quản lý dữ liệu chủ được xác định trong các khu vực chức năng.

- Mức 4: Quản lý dữ liệu chủ được tối ưu hóa nht quán trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Quản lý dữ liệu chủ được tối ưu hóa nhất quán cho các đi tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.4. Quản lý bảo mt d liệu

Bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cp, sử dụng, thay đổi, tiết lộ và phá hủy trái phép.

- Mức 1: Quản lý bảo mt dữ liệu ch được thực hin theo sự vụ.

- Mức 2: Quản lý bo mật dữ liệu đang bắt đu được xác định một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Quản lý bảo mật dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được s dụng trong một số khu vực chức năng.

- Mức 4: Quản lý bảo mật dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được sử dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Quản lý bảo mt dữ liệu được tích hợp với yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời được sử dụng giữa các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.5. Quản chính sách dữ liệu

Doanh nghiệp có chính sách dữ liệu rõ ràng với các quy định và quy trình về quyn s hữu.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chính sách dữ liệu chính thức.

- Mức 2: Doanh nghiệp bt đầu xây dựng chính sách dữ liệu.

- Mức 3: Chính sách dữ liệu theo bộ phận, đơn v chức năng được áp dụng.

- Mức 4: Chính sách dữ liệu chung được s dụng trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Chính sách dữ liệu chung được sử dụng trên các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.6. Chiến lược dữ liệu

Chiến lược dữ liệu thiết lập tầm nhìn và mục tiêu tổng quát dài hạn với các mục tiêu cụ th đo lường được.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa có chiến lược dữ liệu.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng có một chiến lược dữ liệu riêng.

- Mức 3: Mi bộ phận, đơn vị chức năng có một chiến lược dữ liệu xác định được sử dụng với kết quả kinh doanh có th đo lường được.

- Mức 4: Doanh nghiệp có một chiến lược dữ liệu chung được xác định rõ ràng được doanh nghiệp sử dụng với kết qu kinh doanh có th đo lường được.

- Mức 5: Doanh nghiệp có một chiến lược d liệu chung được xác định rõ ràng được sử dụng bi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp với kết quả kinh doanh có th đo lường được.

6.1.7. Tổ chức và vai trò

Xác định các vai trò trong doanh nghiệp phân công trách nhiệm quản lý dữ liệu.

- Mức 1: Chưa xác định được vai trò cụ thể trong doanh nghiệp để quản lý dữ liệu.

- Mức 2: Một số vai trò quản lý dữ liệu đã được xác định.

- Mức 3: Các vai trò quản lý dữ liệu đã được thực hiện.

- Mức 4: Vai trò quản lý dữ liệu toàn diện được thực hiện trên toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Các vai trò quản lý dữ liệu toàn diện được triển khai trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.1.8. Quản lý quyn riêng tư dữ liệu

Quản lý tính riêng tư dữ liệu (Data Privacy Management) đảm bảo rng dữ liệu người dùng được xử lý và chia s theo phân quyền đúng với mong mun của người dùng, đồng thời tuân thủ đầy đủ các yêu cầu quy định của cơ quan quản lý.

- Mức 1: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu đang bt đầu được xác định ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được s dụng hiệu quả trong một số lĩnh vực chức năng.

- Mức 4: Quản lý quyền riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cầu quy định về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư và được s dụng hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Qun lý quyn riêng tư dữ liệu phù hợp với các yêu cu quy định v bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, đồng thời được sử dụng hiệu quả trong toàn bộ doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.2. Nhóm tiêu chí Kỹ thuật dữ liệu

Doanh nghiệp có các hệ thống và quy trình hiệu quả đ thu thập, truyền đưa, lưu tr và xử lý dữ liệu.

Nhóm tiêu chí K thut dữ liệu bao gồm 07 tiêu chí thành phần:

6.2.1. Mô hình hóa dữ liệu

Dữ liệu được doanh nghiệp và chuyển đổi thành “các cu trúc” hỗ trợ doanh nghiệp hiểu thu (insights) và ra quyết định.

- Mức 1: Dữ liệu sử dụng bôi doanh nghiệp chưa được xác định và phân loại.

- Mức 2: Dữ liệu sử dụng bởi một số bộ phận, đơn vị chức năng được xác định và phân loại thành nhiều mô hình dữ liệu.

- Mức 3: Dữ liệu sử dụng trong hầu hết bộ phận, đơn vị chức năng được xác định và phân loại thành nhiều mô hình dữ liệu.

- Mức 4: Dữ liệu toàn doanh nghiệp sử dụng được xác định và phân loại thành một mô hình dữ liệu chung.

- Mức 5: Dữ liệu sử dụng bi doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp được xác định và phân loại thành một mô hình dữ liệu chung.

6.2.2. Lưu tr dữ liệu

Doanh nghiệp có khả năng lưu tr, lưu tr lâu dài (archive) và xóa dữ liệu của mình.

- Mức 1: Lưu trữ, bảo tồn và xóa dữ liệu được thực hin theo sự vụ.

- Mức 2: Một số thao tác xóa và lưu trữ dữ liệu được kiểm soát một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Việc xóa và lưu trữ dữ liệu được kiểm soát trong các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Việc xóa và lưu trữ dữ liệu được kim soát tối ưu trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Lưu trữ, xóa và lưu trữ được kiểm soát tối ưu trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.2.3. Khả năng truy cập dữ liệu

Doanh nghiệp đảm bo dữ liệu cn thiết luôn truy cập được.

- Mức 1: Khả năng truy cp dữ liệu bị hạn chế.

- Mức 2: Dữ liệu có thể được truy cp bi một số bộ phận, đơn v chức năng.

- Mức 3: Dữ liệu cần thiết luôn có thể được truy cập bởi các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Dữ liệu cần thiết luôn có th được truy cp bởi người dùng được doanh nghiệp cp quyền.

- Mức 5: Dữ liệu cần thiết luôn có th được truy cp bởi người dùng được phê duyệt cho doanh nghiệp và đối tác của hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.2.4. Quản lý vòng đời dữ liệu

Doanh nghiệp qun lý luồng dữ liệu từ khâu tạo, sử dụng, chia sẻ và xóa.

- Mức 1: Qun lý vòng đời dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Quản lý vòng đi dữ liệu được áp dụng nhất quán trong các bộ phận, đơn v chức năng.

- Mức 4: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng nhất quán trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Quản lý vòng đời dữ liệu được áp dụng nhất quán trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.2.5. Thu thập dữ liệu

Doanh nghiệp thu thập những dữ liệu cần thiết cho doanh nghiệp.

- Mức 1: Dữ liệu được thu thập được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Việc thu thập dữ liệu được thực hiện nhất quán một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Thu thập dữ liệu được tối ưu hóa trong các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Thu thập dữ liệu được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Việc thu thp dữ liệu được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.

6.2.6. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu

Doanh nghiệp đảm bo tính toàn vẹn của dữ liệu.

- Mức 1: Đm bo tính toàn vẹn dữ liệu được thực hiện theo sự vụ.

- Mức 2: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bảo ở một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bo trên hầu hết các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Tính toàn vẹn dữ liệu được đảm bo trên toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Tính toàn vẹn của dữ liệu được đm bo trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.

6.2.7. Trực quan hóa dữ liệu

Doanh nghiệp trình bày dữ liệu theo cách phù hợp với mục đích.

- Mức 1: Dữ liệu được trình bày theo sự vụ.

- Mức 2: Dữ liệu được trình bày một số b phận, đơn v chức năng.

- Mức 3: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Dữ liệu được trình bày theo cách tối ưu trong doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái.

6.3. Nhóm tiêu chí hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu

Doanh nghiệp có thể hiện thực hóa giá trị kinh doanh từ các tài sản dữ liệu của mình.

Nhóm tiêu chí Hiện thực hóa giá trị từ dữ liệu bao gồm 03 tiêu chí thành phần:

6.3.1. Ra quyết định dựa trên dữ liệu

Các quyết định của doanh nghiệp được dựa trên dữ liệu.

- Mức 1: Các quyết định của doanh nghiệp hiểm khi dựa trên dữ liệu.

- Mức 2: Một số bộ phận, đơn vị chức năng của doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.

- Mức 3: Hầu hết các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu cấp bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu từ khp doanh nghiệp.

- Mức 5: Các quyết định của doanh nghiệp được đưa ra dựa trên dữ liệu từ khp doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.3.2. ng lc khoa học dữ liệu

Doanh nghiệp có năng lực trích xuất trí thức và sự thu hiểu từ dữ liệu nhờ các quy trình, thuật toán, mô phỏng và hệ thng.

- Mức 1: Kh năng khoa học dữ liệu chưa tồn tại.

- Mức 2: Khả năng khoa học dữ liệu tồn tại với một số bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 3: Khả năng khoa học dữ liệu tồn tại trên các bộ phận, đơn vị chức năng.

- Mức 4: Khả năng Khoa học dữ liệu hiệu qu được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Các năng lực Khoa học dữ liệu hiệu quả được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp và các đối tác trong hệ sinh thái của doanh nghiệp.

6.3.3. Khai thác giá trị kinh tế từ dữ liệu

Doanh nghiệp tạo ra các lợi ích kinh tế từ dữ liệu và có th đo lường được.

- Mức 1: Doanh nghiệp chưa tạo ra giá trị đo lường được từ dữ liệu.

- Mức 2: Doanh nghiệp tạo ra một số giá trị đo lường được từ dữ liệu.

- Mức 3: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng kể có thể đo lường từ dữ liệu trong các bộ phận, đơn vị chức năng cụ th.

- Mức 4: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng kể có th đo lường từ dữ liệu và được tối ưu hóa trong toàn doanh nghiệp.

- Mức 5: Doanh nghiệp tạo ra giá trị đáng k có th đo lường được t dữ liệu và được tối ưu hóa trên toàn doanh nghiệp và các đi tác trong hệ sinh thái.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2158/QĐ-BTTTT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2158/QĐ-BTTTT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/11/2023
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật5 tháng trước
(17/11/2023)
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2158/QĐ-BTTTT

Lược đồ Quyết định 2158/QĐ-BTTTT 2023 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2158/QĐ-BTTTT 2023 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2158/QĐ-BTTTT
                Cơ quan ban hànhBộ Thông tin và Truyền thông
                Người kýNguyễn Huy Dũng
                Ngày ban hành07/11/2023
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật5 tháng trước
                (17/11/2023)

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 2158/QĐ-BTTTT 2023 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 2158/QĐ-BTTTT 2023 xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp

                            • 07/11/2023

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực