Quyết định 2178/QĐ-UBND

Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2178/QĐ-UBND

Hậu Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH HẬU GIANG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ V/v lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét Tờ trình số 648/TTr-SKH&ĐT-KT ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 với các nội dung chính sau:

1. Tên của dự án: Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020.

2. Quan điểm quy hoạch:

2.1. Quan điểm phát triển:

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đưa ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển nhanh, bền vững góp phần đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ương khóa X.

- Chuyển đổi nhanh, mạnh từ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, quy mô hộ gia đình sang phương thức chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại. Trên cơ sở hình thành các vùng khuyến khích phát triển phát triển chăn nuôi tập trung gắn với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung nhằm đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính, nâng cao t trọng đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệptạo cơ hội tốt để người dân có thể làm giàu từ chăn nuôi.

- Khai thác tối ưu hiệu quả sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp dành cho phát triển chăn nuôi. Trên cơ sở phối hợp tốt giữa Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và Quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận các cơ sở chăn nuôi tập trung buộc phải di dời hoặc thu hút các nhà đầu tư vào vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo đúng tiến độ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, tạo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ngành chăn nuôi và công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm như: sản xuấtnhân các giống chất lượng cao, sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y nhất là khâu xây dựng chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi, công nghệ giết mổ tiên tiến, hiện đại với sự tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.

- Đi đôi với đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi cần tăng cường công tác quản lý thông qua việc nâng cao năng lực quản lý ngành nhất là công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm; kiểm soát và xử lý chất thải; công tác giám sát sản phẩm chăn nuôi,…nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

2.2. Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020, ngành chăn nuôi của tỉnh cơ bản chuyển sang phương thức chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo hướng công nghiệp, hiện đại đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh, môi trường chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm,…

- Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 9,46%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,5%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Nâng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 20% năm 2015 và đạt 35% năm 2020.

- Sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt 48,1 nghìn tấn. Trong đó: thịt heo 36,9 tấn, thịt gia cầm 10,8 nghìn tấn, thịt trâu 94 tấn, thịt bò 191 tấn; sản lượng thịt hơi các loại năm 2020 đạt 81,8 nghìn tấn. Trong đó, thịt heo 66,2 nghìn tấn, thịt gia cầm 15,1 nghìn tấn, thịt trâu 154 tấn, thịt bò 263 tấn.

- Sản lượng trứng gia cầm đạt 172 triệu quả trứng năm 2015 và 241 triệu quả trứng năm 2020.

3. Quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020.

3.1. Quy mô đàn các loại vật nuôi chính:

- Quy mô đàn heo: năm 2015 là 230 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 34,5 nghìn con (15%); năm 2020 là 400 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 240 nghìn con (60%).

- Quy mô đàn gà: năm 2015 là 1.500 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 602 nghìn con (40%); năm 2020 là 2.400 nghìn con, trong đó nuôi tập trung 2.044 nghìn con (85%).

- Quy mô đàn vịt: năm 2015 là 3.500 nghìn con, trong đó nuôi có kiểm soát của ngành Thú y theo hướng an toàn dịch bệnh là 398 nghìn con (11%); năm 2020 là 4.600 nghìn con, trong đó nuôi có kiểm soát của ngành Thú y theo hướng an toàn dịch bệnh 2.857 nghìn con (62%).

- Quy mô đàn trâu: năm 2015 là 2 nghìn con; năm 2020 là 3 nghìn con.

- Quy mô đàn bò: năm 2015 là 3,3 nghìn con; năm 2020 là 3,8 nghìn con.

3.2 Quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi tập trung:

a) Các vùng đủ điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung độc lập với tổng diện tích đất nông nghiệp là 99.702 ha.

b) Các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, gồm:

- Huyện Phụng Hiệp: bố trí 02 vùng, cụ thể như sau:

+ Vùng 1: diện tích 270 ha thuộc ấp Bào Môn và ấp Hòa Phụng C, xã Hòa An.

+ Vùng 2: diện tích 250 ha thuộc ấp 6 và ấp 7, xã Hòa An.

- Huyện Vị Thủy: bố trí 01 vùng, diện tích 150 ha thuộc xã Vĩnh Trung.

- Huyện Long Mỹ: bố trí 03 vùng, cụ thể như sau:

+ Vùng 1: diện tích 200 ha thuộc xã Xà Phiên.

+ Vùng 2: diện tích 100 ha thuộc khu phát triển chăn nuôi thủy cầm kết hợp nuôi trồng thủy sản nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc xã Lương Nghĩa.

+ Vùng 3: diện tích 230 ha thuộc vùng đầu tư, phát triển chăn nuôi hướng ngoại nằm trong Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc xã Lương Nghĩa.

3.3. Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung:

Toàn tỉnh bố trí 10 cụm cơ sở giết mổ tập trung, cụ thể như sau:

a) TP. Vị Thanh: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Vị Tân, Hỏa Lựu, Tân Tiến và các phường 1, 3, 4, 5, 7 (thành phố Vị Thanh); xã Vị Đông (huyện Vị Thủy).

b) Huyện Long Mỹ: bố trí 02 cụm, gồm:

- Cụm phía Tây: phụ trách các xã: Vĩnh Viễn, Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A, Xà Phiên (huyện Long Mỹ); xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và xã Vĩnh Thuận Tây (huyện Vị Thủy).

- Cụm phía Đông: phụ trách các xã: Thuận Hòa, Long Phú, Tân Phú, Thuận Hưng, Vĩnh Thuận Đông, Long Trị, Long Trị A, Long Bình và thị trấn Long Mỹ, Trà Lồng (huyện Long Mỹ).

c) Huyện Vị Thủy: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Vị Thanh, Vị Bình, Vĩnh Trung, Vĩnh Tường, Vị Trung, Vị Thắng, Vị Thủy và thị trấn Nàng Mau (huyện Vị Thủy).

d) Huyện Châu Thành A: bố trí 02 cụm, gồm:

- Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía Tây: phụ trách các xã: Trường Long Tây, Trường Long A, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A, thị trấn Bảy Ngàn, Một Ngàn (huyện Châu Thành A).

- Cụm cơ sở giết mổ tập trung phía Đông: phụ trách các xã: Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh và thị trấn Rạch Gòi, Cái Tắc (huyện Châu Thành A); xã: Thạnh Hòa, Long Thạnh, Tân Long (huyện Phụng Hiệp); xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành).

e) Huyện Phụng Hiệp: bố trí 02 cụm, gồm:

- Cụm phía Bắc: phụ trách các xã: Tân Bình, Bình Thành, Phụng Hiệp, Hòa Mỹ, Hòa An và thị trấn Kinh Cùng.

- Cụm phía Nam: phụ trách các xã: Tân Phước Hưng, Hiệp Hưng, Phương Phú, Phương Bình và thị trấn Cây Dương, thị trấn Búng Tàu.

f) Thị xã Ngã Bảy: bố trí 01 cụm phụ trách các phường: Lái Hiếu, Hiệp Thành, Ngã Bảy và xã: Hiệp Lợi, Đại Thành, Tân Thành.

g) Huyện Châu Thành: bố trí 01 cụm phụ trách các xã: Phú Hữu A, Phú Hữu, Đông Phước, Đông Phước A, Phú An, Đông Phú và thị trấn Ngã Sáu.

4. Tổng vốn đầu tư.

Để thực hiện phương án quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 1.499 t đồng, trong đó:

4.1. Vốn đầu tư của doanh nghiệp, hộ gia đình 1.102 tỷ đồng (73,49%), bao gồm:

- Vốn đầu tư để phát triển đàn gia súc, gia cầm bố mẹ.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chuồng trại, nhà xưởng và mua sắm trang thiết bị phục vụ chăn nuôi và giết mổ của trang trại chăn nuôi tập trung.

- Vốn đầu tư để sang nhượng đất đai.

4.2. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 362 tỷ đồng (24,14%), bao gồm:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và cụm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, bao gồm: hệ thống giao thông và hệ thống điện phục vụ phát triển chăn nuôi.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung ở những địa bàn trọng điểm trong trường hợp chưa thu hút được nhà đầu tư.

- Vốn đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phải di dời đến nơi quy hoạch.

- Vốn đầu tư hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, quảng bá thương hiệu sản phẩm chăn nuôi và thực hiện các chương trình dự án ưu tiên giai đoạn 2011- 2020.

- Vốn đầu tư hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

4.3. Nguồn vốn khác 35,6 tỷ đồng (2,37%), bao gồm: vốn tài trợ của các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, chế biến sản phẩm chăn nuôi cho các hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, đào tạo và quảng cáo, tiếp thị sản phẩm.


Biểu bảng vốn đầu tư đến năm 2020

Số TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá

(triệu đồng)

Tổng đầu tư

Chia ra

Tổng

2011-2015

2016-2020

Giá trị (triệu đồng)

%

2011-2015

2016-2020

 

TỔNG ĐẦU TƯ

 

 

 

 

 

1.499.004

 

387.926

1.041.078

A

Phân theo hạng mục đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Đầu tư phát triển sản xuất

 

 

 

 

 

1.238.200

82,60

294.460

873.740

1

Chi phí sang nhượng đất chăn nuôi

ha

296

89

207

450

133.200

8,89

39.960

93.240

2

Chi phí xây dựng cơ sở chăn nuôi

 

 

 

 

 

1.035.000

69,05

254.500

780.500

 

Đàn heo

Con

200.000

50.000

150.000

3,9

780.000

52,03

195.000

585.000

 

Đàn gà

103 con

1.500

350

1.150

170

255.000

17,01

59.500

195.500

3

Chi phí đầu tư cơ sở giết mổ

Cơ sở

20

6

14

3.500

70.000

4,67

21.000

49.000

II

Đầu tư cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

186.548

12,44

66.576

119.972

1

Giao thông

 

18,59

10,72

7,87

 

167.249

11,16

62.716

104.533

-

Mở mới

Km

5,80

1,56

4,24

22.000

127.600

8,51

34.320

93.280

-

Nâng cấp

Km

12,79

9,16

3,63

3.100

39.649

2,65

28.396

11.253

2

Điện trung thế

Km

29,69

5,94

23,75

650

19.299

1,29

3.860

15.439

III

Chi phí đào tạo nghề

Người

2100

1260

840

1,5

3.150

0,21

1.890

1.260

IV

Chi phí khác

 

 

 

 

 

71.106

4,74

25.000

46.106

B

Phân theo nguồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

361.889

24,14

102.966

258.923

1

Hỗ tợ phát triển sản xuất

 

 

 

 

 

136.639

9,12

22.000

114.639

2

Đầu tư cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

 

186.548

12,44

66.576

119.972

3

Đào tạo nghề

 

 

 

 

 

3.150

0,21

1.890

1.260

4

Chi phí khác

 

 

 

 

 

35.553

2,37

12.500

23.053

II

Doanh nghiệp và hộ đầu tư

 

 

 

 

 

1.101.562

73,49

235.568

698.992

1

Vốn tự có

 

 

 

 

 

495.703

33,07

94.227

279.597

2

Vốn vay

 

 

 

 

 

605.859

40,42

141.341

419.395

III

Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

35.553

2,37

12.500

23.053


5. Thời gian thực hiện:

Dự án thực hiện trong giai đoạn 2011-2020. Định kỳ 5 năm sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch nhằm phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của địa phương.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

6.1. Về thị trường tiêu thụ:

- Khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến sản phẩm chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ, hiện đại đồng thời mở rộng liên kết giữa các trang trại chăn nuôi tập trung với các cơ sở giết mổ và chế biến này nhất là các cơ sở đang hoạt động ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam, nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm chăn nuôi lớn, ổn định, đa dạng đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, quy mô lớn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm và tham gia các chương trình hội chợ, triển lãm chăn nuôi. Hỗ trợ thành lập các hợp tác xã giết mổ, thu mua, chế biến sản phẩm chăn nuôi với các chính sách hỗ trợ thiết thực về vốn, thuế,…Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,…

6.2. Về sản xuất thức ăn chăn nuôi:

- Khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm công suất lớn, công nghệ hiện đại nhằm chủ động cung ứng lượng lớn thức ăn chăn nuôi trong tỉnh và các vùng lân cận. Mở rộng liên kết, hợp tác giữa nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi - Trang trại chăn nuôi trong phát triển chăn nuôi. Riêng đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc nhai lại cần tận dụng đất thổ cư, đất vườn,…trồng các loại cỏ năng suất cao để cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ, kịp thời nhất là trong mùa nước nổi.

- Cơ quan khuyến nông của tỉnh cần lên kế hoạch tập huấn thường xuyên kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ dân trong tỉnh nhất là khâu chăm sóc, nuôi dưỡng nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các loại thức ăn, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

6.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ, đào tạo và khuyến nông:

a) Khoa học và công nghệ:

- Sản xuất giống: tập trung đầu tư, phát triển đàn đực giống tốt và chọn lọc đàn nái chất lượng cao, nâng cao tỷ lệ thụ tinh, giảm số lần thụ tinh và chi phí cho một lần thụ tinh; khuyến khích thành lập các cơ sở chuyên sản xuất con giống gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng chuồng trại: đảm bảo khoảng cách giữa các dãy chuồng và mật độ nuôi hợp lý. Tùy theo tình hình thực tế của chủ cơ sở có thể áp dụng các kiểu chuồng tiên tiến, hiện đại vào hoạt động chăn nuôi.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng: thực hiện tốt các chỉ tiêu kỹ thuật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển ban hành, trước mắt là đối với trang trại chăn nuôi gà công nghiệp và trang trại chăn nuôi heo đạt tiêu chí xác định kinh tế trang trại.

- Xử lý chất thải: xử lý nghiêm đối với các hộ nuôi chưa có hoặc có công trình xử lý chất thải nhưng không đạt tiêu chuẩn theo quy định; đưa nhanh công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, có khả năng tận dụng chất thải để sản xuất các sản phẩm phục vụ sản xuất và đời sống (phân hữu cơ vi sinh, biogas).

- Quản lý dịch bệnh: kết hợp biện pháp phòng chống dịch bệnh tổng hợp từ khâu chọn giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng vắc xin, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, tiêu độc sát trùng,… theo quy trình chăn nuôi khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

b) Đào tạo:

Tiếp tục hỗ trợ kinh phí mở các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức kinh doanh, quản lý trang trại, quản lý hợp tác xã, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu; nghiên cứu, chọn lọc tiến đến áp dụng các mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất và bảo vệ môi trường tiên tiến vào chăn nuôi của tỉnh.

c) Khuyến nông:

Kiện toàn mạng lưới và có sự kết hợp nhịp nhàn giữa lực lượng khuyến nông và Chăn nuôi, Thú y từ tỉnh đến cơ sở đồng thời bổ sung nguồn kinh phí hoạt động để mua sắm mới vật tư, trang thiết bị để phục vụ tốt cho công tác khuyến nông và chăn nuôi, thú y.

6.4. Giải pháp về quản lý an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường:

a) Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải cam kết thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y đồng thời không sử dụng các chất cấm sử dụng trong hoạt động chăn nuôi. Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thẩm tra, cấp và giám sát việc thực hiện các nội dung quy định về điều kiện vệ sinh Thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên cơ sở đó, tiến hành xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định này.

b)  Xử lý chất thải và quản lý môi trường trong chăn nuôi:

Cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Môi trường; thử nghiệm và nhân rộng các mô hình xử lý chất thải tiên tiến như xử lý toàn bộ chất thải bằng phương pháp biogas kết hợp phát điện, xử lý chất thải bằng công nghệ sinh học, sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi,…

6.5. Giải pháp về huy động vốn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ vốn cho phát triển chăn nuôi tập trung:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung được huy động trực tiếp từ nguồn ngân sách, lồng ghép trong các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng của tỉnh; tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước để nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và giết mổ,… trước mắt là chương trình chuyển giao công nghệ nuôi heo và gà theo hướng an toàn sinh học và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung huy động vốn để xây dựng chuồng trại, đầu tư sản xuất, kinh doanh,…thông qua các hình thức sở hữu khác như: thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, công ty cổ phần về chăn nuôi và giết mổ tập trung; tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về đất đai, thuế, vốn vay và lãi suất cho vay đối với các cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung để thu hút, kêu gọi đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng quy hoạch của tỉnh.

6.6. Giải pháp về chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung và di dời các cơ sở chăn nuôi, giết mổ vào vùng quy hoạch:

- Các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển chăn nuôi trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành về đất đai, thuế (bao gồm thuế đất, thuế thu nhập cá nhân) trong một thời gian nhất định, vốn vay ngân hàng và lãi suất cho vay,…Đồng thời, được hỗ trợ để xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các chương trình Hội chợ, triển lãm sản phẩm chăn nuôi,…

- Nghiên cứu, ban hành chính sách mới phù hợp với điều kiện của địa phương như: hỗ trợ chi phí di dời theo đầu con hoặc theo quy mô chuồng trại (m2 chuồng trại) với mức hỗ trợ phù hợp (có thể từ 20 - 30% so với chi phí xây dựng mới chuồng trại), hỗ trợ nguồn vốn vay và lãi suất cho vay đối với các hộ buộc phải di dời hoặc đầu tư, xây dựng mới chuồng trại vào trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.

- Vận động và có chính sách hỗ trợ thiết thực đối với những hộ gia đình nằm trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung nhưng không có nguyện vọng đầu tư, phát triển chăn nuôi phải di dời ra khỏi vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung.

6.7. Quy chế quản lý trong các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung:

- Tiêu chí xem xét, cấp phép đối với cơ sở chăn nuôi tập trung trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung là diện tích tối thiểu từ 2.000 m2 trở lên; số lượng vật nuôi chủ yếu tối thiểu của hộ chăn nuôi heo nái từ 20 con và hộ chăn nuôi heo thịt từ 100 con trở lên; hộ chăn nuôi gà 2.000 con trở lên; có vị trí phù hợp theo quy định, chuồng trại phải được đầu tư theo hướng hiện đại (trước mắt là chuồng kín) và cơ sở được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Quản lý quy trình kỹ thuật chăn nuôi và xử lý môi trường chăn nuôi đảm bảo tuân thủ các quy định tại Pháp lệnh Thú y năm 2004 và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y, các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn và gia cầm an toàn sinh học,…do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung không bắt buộc phải chuyển mục đích sử dụng sang chăn nuôi, việc đầu tư, phát triển chăn nuôi hay không là do chủ sử dụng đất quyết định, nhưng nhà nước chủ trương khuyến khích các hộ dân này đầu tư, phát triển chăn nuôi tập trung hoặc liên kết góp vốn, sang nhượng cho hộ dân khác đầu tư, phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch của tỉnh.

- Các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung cũng như các tổ chức, cá nhân khác không được phép xây dựng nhà ở, các công trình công cộng vào trong vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung (được tính từ ranh vùng khuyến khích chăn nuôi tập trung đến ranh giới thành phố, thị xã, thị trấn, các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện, công sở, trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông liên xã) theo quy định.

- Trong khuôn viên trang trại, diện tích xây dựng chuồng trại phải đảm bảo không vượt quá 25% đối với trại chăn nuôi heo và không vượt quá 40% đối với trại chăn nuôi gà, diện tích còn lại trồng cây lâu năm hoặc cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

- Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô vừa và nhỏ có trách nhiệm xử lý chất thải, nước thải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường chăn nuôi theo quy định đồng thời phải đăng ký cam kết bảo vệ môi trường với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố. Riêng đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Giao việc tổ chức, quản lý các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung cho UBND các huyện, thị xã, thành phố có vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung. UBND các huyện, thị xã, thành phố có thể thành lập ban quản lý cho tất cả các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi hoặc cho từng vùng tùy theo tình hình thực tế của từng huyện, trong đó có sự tham gia quản lý của các chủ cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung. Ban quản lý vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tổ chức, quản lý theo đúng quy định của nhà nước.

7. Tổ chức thực hiện Quy hoạch:

7.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang:

- Công bố Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng tiến độ những nội dung của quy hoạch đã được duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm, các dự án ưu tiên đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch và dự án này.

7.2. Các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai, thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch đã được duyệt.

- Lồng ghép các chương trình, dự án của tỉnh về xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển chăn nuôi tại vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung hoặc buộc phải di dời đến nơi quy hoạch, thực hiện tốt các quy định của nhà nước về điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

7.3. Các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thông:

Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện tốt Quy hoạch; giới thiệu nhằm nhân rộng các mô hình sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm tiên tiến, hiệu quả, bền vững đồng thời nêu gương tiêu biểu những nông dân chăn nuôi giỏi lồng ghép với việc tiếp thị quảng bá thương hiệu và các sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

7.4. Các cơ sở chăn nuôi và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

Chủ cơ sở chăn nuôi và chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chủ động đăng ký phương án phát triển chăn nuôi hoặc phương án di dời với cơ quan chức năng theo quy định để được hướng dẫn các chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo Luật Đấu thầu, kế hoạch vốn, đảm bảo trình tự và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT,
KT . NgH
D\2011\QD\ QH co so giet mo gia suc 2020

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Nhơn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2178/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2178/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/12/2011
Ngày hiệu lực30/12/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2178/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2178/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hậu Giang
                Người kýNguyễn Thành Nhơn
                Ngày ban hành30/12/2011
                Ngày hiệu lực30/12/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2178/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi

                  • 30/12/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 30/12/2011

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực