Quyết định 22/2017/QĐ-UBND

Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nội dung toàn văn Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2017/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 19 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Luật Giá năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 142/2015/TT-BTC ngày 04/09/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về giá;

Căn cứ Thông tư 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 832/TTr-STC ngày 25/4/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 6 năm 2017 và thay thế Quyết định số 28/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Ki
m tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thư
ng trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh ;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Đ/c PCT UBND tỉnh ;
- Sở Tư pháp;
- Báo Gia Lai;
- Đài PTTH t
nh;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hoàng

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 19/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về bình ổn giá; định giá của nhà nước; hiệp thương giá, kiểm tra yếu t hình thành giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dliệu quốc gia v giá.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân); người tiêu dùng; cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điều 3. Nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nước về giá

1. Phân công cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Phân cấp cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự xây dựng giá, quy trình thẩm định phương án giá và phân cấp quyết đnh giá.

3. Phân công cơ quan tiếp nhận biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá.

4. Phân công cơ quan tiếp nhận biểu mẫu kê khai giá đối với từng loại hàng hóa dịch vụ trong thời gian nhà nước không áp dụng biện pháp bình n giá và giá hàng hóa dịch vụ thuộc diện kê khai giá.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. BÌNH ỔN GIÁ

Điều 4. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

1. Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: Xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, du diêzen, du mazut.

2. Điện bán lẻ.

3. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

4. Phân đạm urê; phân NPK.

5. Thuốc bảo vệ thực vật, gồm: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuc trừ cỏ.

6. Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

7. Muối ăn.

8. Sa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.

9. Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện.

10. Thóc, gạo tẻ thường.

11. Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khi có sự điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thì thực hiện danh mục điều chỉnh hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo quy định của pháp Luật Giá.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giá và các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện bình ổn giá

1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh, có trách nhiệm:

a) Kịp thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền.

b) Tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá do Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

d) Báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng trên địa bàn tỉnh.

2. Các sở, ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức khác liên quan có trách nhiệm:

a) Thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chính phủ quyết định và hướng dẫn của Bộ Tài chính, các bộ quản lý ngành; các biện pháp bình ổn giá thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo ngành, lĩnh vực quản lý và nhiệm vụ được phân công.

b) Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc chp hành quy định của nhà nước về bình ổn giá đối với các mặt hàng thuộc ngành, lĩnh vực qun lý trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá đã được Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn của các bộ. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cơ quan tiếp nhận, đối tượng thực hiện đăng ký giá và việc thực hiện đăng ký giá

1. Cơ quan tiếp nhận:

a) Sở Tài chính phi hợp và đồng tiếp nhận các biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp tnh cấp giy phép đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, Điều 4 Quy định này.

b) Sở Công thương tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp tnh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 8, Điều 4 Quy định này.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và rà soát biu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp tnh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 5, 6, 7, 9, 10, Điều 4 Quy định này.

d) Sở Y tế tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp tnh cấp giy phép đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 11, Điều 4 Quy định này.

đ) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 Quy định này.

Cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp kết quả tiếp nhận và rà soát biểu mẫu đăng ký giá gửi về Sở Tài chính (kèm theo biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức sản xuất, kinh doanh) đSở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Đối tượng thực hiện đăng ký giá:

a) Các tổ chc, cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai mà không có tên trong danh sách thực hiện đăng ký giá ở trung ương, không có tên trong văn bản hướng dẫn riêng về việc đăng ký giá của các bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền.

b) Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phi trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo giá do nhà cung cấp quyết định) không phải đăng ký giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính, sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tại địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về vic chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính, sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo phân công của Ủy ban nhân dân tnh sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của việc cung cấp thông tin.

3. Thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá (không bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc danh sách đăng ký giá ở trung ương).

a) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, Điều 4 Quy định này.

b) Sở Công thương tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 8, Điều 4 Quy định này.

c) Sở Y tế tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 11, Điều 4 Quy định này.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách các tổ chức, cá nhân đăng ký giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 5, 6, 7, 9, 10, Điều 4 Quy định này.

Định kỳ vào ngày 01 tháng 7 hằng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký giá chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đu tư, Cục Thuế và các cơ quan chuyên môn của tỉnh rà soát, đề xuất điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá tại địa phương, gửi Sở Tài chính tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo điều chỉnh danh sách các tổ chức, cá nhân đăng ký giá trên địa bàn địa phương.

4. Các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai các nội dung về: Danh sách tổ chức, cá nhân đăng ký giá; địa chỉ email, số điện thoại, số fax của các cơ quan được phân công tiếp nhận đăng ký giá.

5. Hàng hóa dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định về đăng ký giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật đó.

Điều 7. Cách thức thực hiện đăng ký giá; quy trình tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá; quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký giá

1. Trong thời gian nhà nước áp dụng biện pháp đăng ký giá để bình ổn giá đối với mặt hàng cụ thể thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá bng việc lập biu mu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký bt đu từ ngày cơ quan co thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp đăng ký giá có hiệu lực và trước khi định giá, điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Các trường hợp đăng ký giá gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chthực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn.

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là đơn vị nhập khu, đng thời là nhà phân phối độc quyền thì đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ dự kiến.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh là nhà phân phi độc quyn thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán lẻ dkiến; tổng đại lý có quyn quyết định giá và điều chỉnh giá thì đăng ký giá bán buôn, giá bán lẻ hoặc giá bán ldự kiến; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện đăng ký giá bán lẻ.

đ) Việc đăng ký giá bán đối với mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường, do tổ chức, cá nhân sản xut, kinh doanh mặt hàng muối ăn, thóc, gạo tẻ thường thực hiện (không bao gồm nông dân). Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mua trực tiếp thóc, gạo tẻ thường của nông dân thì phải đăng ký giá mua thóc, gạo tẻ thường của nông dân.

2. Cách thức đăng ký giá thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư s 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi tắt là Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC); Nghị định số 177/2013/NĐ-CP)

3. Quy trình tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 56/2014/TT-BTC.

4. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện đăng ký giá thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC và Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 233/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 177/2013/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Thông tư số 233/2016/TT-BTC).

Mục 2. ĐỊNH GIÁ

Điều 8. Giá dịch vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định

1. Dịch vụ giáo dục mm non và giáo dục phthông công lập.

2. Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước (trừ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bo hiểm y tế).

Điều 9. Hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định

1. Giá các loại đất.

2. Giá cho thuê đất, thuê mặt nước.

3. Giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

4. Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở.

5. Giá nước sạch sinh hoạt.

6. Giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.

7. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

8. Giá cụ thể đối với: Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý; dịch vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc cho phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ; dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vn ngân sách nhà nước.

9. Giá tối đa đối với: Dịch vụ sdụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh; dịch vụ sử dụng đò, phà được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý; dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, dịch vụ trông gixe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

10. Khung giá đối với: Dịch vụ sử dụng đò, phà được đầu tư bng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga (bao gồm dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container) do địa phương quản lý; dịch vụ sử dụng cảng, nhà ga (bao gồm cảng, bến thủy nội địa) được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý.

11. Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục dược trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

12. Giá hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 10. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc xây dựng phương án giá, thẩm định, trình và quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Hội đồng nhân dân tỉnh

Các sở quản lý ngành, lĩnh vực xây dựng phương án giá báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan, ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính. Cụ thể như sau:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng phương án giá dịch vụ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập thuộc tnh.

b) Sở Y tế: Xây dựng phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước (trừ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế) thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 11. Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan trong việc xây dựng phương án giá, thẩm định, trình và quyết định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Sở Tài chính:

- Chtrì phối hợp với các đơn vị sau đây để thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể:

+ Với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành có liên quan và y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất.

+ Với các cơ quan có liên quan xây dựng tỷ lệ phần trăm đơn giá thuê đất, giá thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Với các cơ quan có liên quan thẩm định phương án giá dịch vụ xử lý cht thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vn ngoài ngân sách nhà nước do chủ đầu tư lập phương án giá.

+ Với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án giá nước sạch sinh hoạt tại các đô thị, khu công nghiệp và khu vực nông thôn do đơn vị cấp nước xây dựng phương án giá trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

+ Với Sở Giao thông vận tải thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá dịch vụ xe ra, vào bến xe trên cơ sở phương án giá do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác bến xe lập.

+ Với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tnh và các cơ quan liên quan xây dựng giá tính thuế tài nguyên trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đthực hiện cho năm tiếp theo (từ ngày 11/11 đến ngày 25/11 hàng năm, căn cứ khung giá tính thuế tài nguyên do Bộ Tài chính ban hành và trên cơ sở thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thuế tnh tng hợp).

- Thẩm định trình y ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc thẩm định đcơ quan chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên ngành lập phương án giá quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Điều này.

- Tổ chức theo dõi, thu thập, tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo giá thị trường. Gửi báo báo định kỳ, đột xuất cho Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định. Hướng dẫn Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố theo dõi, thu thập và báo cáo giá thị trường về Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

2. Các sở qun lý ngành, lĩnh vực, đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính. Cụ th như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Xây dựng giá các loại đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Xây dựng phương án giá cụ thể đối với dịch vụ đo đạc, lập bn đđịa chính trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đt mới hoặc cho phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

- Chỉ đạo các đơn vị lập phương án giá sản phẩm đo đạc bản đồ và quản lý đất đai đối với các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức nhà nước đặt hàng giao kế hoạch.

- Từ ngày 01/11 đến ngày 10/11 hàng năm, căn cứ thực tế khai báo của doanh nghiệp nhưng phải phù hợp báo cáo thăm dò đánh giá của các cơ quan, tổ chức vhàm lượng, chất lượng, sản lượng của loại tài nguyên, phương pháp khai thác, tỷ l thu hi tài nguyên tại địa bàn nơi có tài nguyên khai thác để xây dựng định mức sử dụng tài nguyên làm căn cứ quy đi từ sản phẩm tài nguyên hoặc sn phm công nghip ra sn lượng tài nguyên khai thác có trong sản phẩm tài nguyên và sản phẩm công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, tổng hp bổ sung danh mục tài nguyên phát sinh trên địa bàn tỉnh gửi Sở Tài chính tổng hợp.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Xây dựng phương án giá rừng bao gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

- Xây dựng hệ s“K” để làm cơ sở xác định tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho nhà nước.

- Xây dựng phương án giá đền bù cây cối hoa màu trên địa bàn tỉnh.

- Từ ngày 01/11 đến ngày 10/11 hàng năm, tổng hợp danh mục sản phẩm rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, các cơ sở xây dựng giá tính thuế tài nguyên của các sản phẩm rừng tự nhiên, các loại thực vật, các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên gửi Sở Tài chính tổng hợp.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương án giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi do địa phương quản lý.

c) Sở Xây dựng:

- Xây dựng phương án giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công vụ được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở.

- Xây dựng khung giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

- Thẩm định phương án giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xây dựng và đề nghị. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả và thời hạn thực hiện thẩm định.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan xây dựng phương án giá cho thuê tài sản nhà nước là công trình hạ tầng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

- Xây dựng phương án giá cho thuê nhà ở sinh viên.

- Chtrì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước.

- Xây dựng phương án giá đền bù nhà, vật kiến trúc.

- Xây dựng phương án giá tính lệ phí trước bạ nhà, vật kiến trúc.

- Xây dựng phương án giá tối đa đối với dịch vụ xử lý chất thải rn sinh hoạt sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo:

Thẩm định phương án giá dịch vụ giáo dục mm non, phthông công lập chất lượng cao do các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập chất lượng cao xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

đ) Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đthực hiện:

- Xây dựng phương án giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý thuộc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ đ kinh doanh.

- Thẩm định phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng vốn ngân sách nhà nước do đơn vị được nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch lp phương án giá trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Xây dựng giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đò được đu tư bng nguồn vn ngoài ngân sách nhà nước; khung giá dch vụ sử dụng đò, cảng, nhà ga được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, do địa phương quản lý.

e) Sở Công thương:

Chủ trì phi hợp vơi các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương án giá cụ thể đối với dịch vụ sử dụng din tích bán hàng tại chợ, giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý; xây dựng phương án giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, giá dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vn ngoài ngân sách do đa phương qun .

g) Cục Thuế tỉnh:

- Xây dựng phương án giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Căn cứ vào hóa đơn bán hàng hợp pháp, quyết định bán hoặc hợp đng mua bán có chứng thực, giá thành sản phẩm, giá tính thuế nhập khu trên tờ khai hi quan xây dựng giá tính lệ phí trước bạ đối với tài sản khác.

- Từ ngày 01/11 đến ngày 10/11 hàng năm, trên cơ sở các tài liệu, chng t, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp, tổ chức trong tỉnh về chất lượng, sản lượng của loại tài nguyên, giá sản phẩm tài nguyên bán ra tại thị trường địa phương và thị trường của các địa phương lân cận, Cục Thuế tnh tổng hợp giá tài nguyên khai thác và giá sản phm tài nguyên tương ứng với tính chất của tài nguyên, sản phm tài nguyên khai thác, chế biến của các doanh nghiệp hoạt động trong địa bàn tỉnh gởi Sở Tài chính tổng hợp.

h) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Xây dựng phương án giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyn rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn.

i) Mc trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trcước vn chuyển chi từ ngân sách địa phương và trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào min núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Các sở chuyên ngành xây dựng phương án trợ giá, trợ cước gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức trợ giá, trợ cước cụ th.

3. Các đơn vị sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được địa phương đặt hàng: Đi vi giá sản phẩm, dch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công và hàng hóa dch vụ được địa phương đặt hàng, giao kế hoạch sản xut, kinh doanh sử dụng ngân sách địa phương (nếu có), các đơn vị sản xuất, cung ứng lập phương án giá gửi sở chuyên ngành thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

4. Giá hàng hóa, dịch vụ khác chưa có trong quy định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 12. Điều chỉnh mức giá do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định giá

1. Khi các yếu tcấu thành chi phí sản xuất có biến động, hoặc có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, quy chuẩn chất lượng dịch vụ; thay đổi về định mức kinh tế kthuật; thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nước có liên quan làm biến động giá ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh giá những hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhng hàng hóa, dịch vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định giá khi kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.

3. Trình tự trình, thẩm định và quyết định điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy định này.

4. Thời hạn điều chỉnh giá: Các sở quản lý ngành được giao nhiệm vụ xây dựng, thm định phương án giá theo quy định tại Điều 10 có trách nhiệm trình phương án điều chnh mức giá cho Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân kiến nghị điều chỉnh giá không hợp lý thì sở quản lý ngành có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bằng văn bản.

Điều 13. Điều chỉnh mức giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá

1. Khi các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất có biến động, hoặc có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, quy chuẩn chất lượng dịch vụ; thay đổi về định mức kinh tế kthuật; thay đi về cơ chế chính sách của nhà nước có liên quan làm biến động giá ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời xem xét, điều chỉnh giá nhng hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định giá khi kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.

3. Trình tự trình, thẩm định và quyết định điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 11 Quy định này.

4. Thời hạn điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân kiến nghị điều chỉnh giá không hợp lý thì Sở Tài chính, sở quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bng văn bản.

Điều 14. Hồ sơ phương án giá

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lập hồ sơ phương án giá theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC và gửi 01 bản chính, 01 bản sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10, Điều 11 quy định này.

2. Nội dung phương án giá thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông tư số 56/2014/TT-BTC.

Điều 15. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá.

1. Sở Tài chính có ý kiến thẩm định bng văn bản về nội dung phương án giá trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giá trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của Sở Tài chính; đối với giá đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định phương án giá, quyết định giá thì cơ quan thẩm định và cơ quan ra quyết định phải thông báo bng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết; thời gian kéo dài không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều này.

Mục 3. THẨM ĐỊNH GIÁ CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 16. Tài sản thẩm định giá

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 31 và Điều 44 của Luật Giá.

Điều 17. Trình tự, thủ tục thẩm định giá của nhà nước

Trình tự, thủ tục thẩm định giá của nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 23, 24, 25 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá (sau đây gọi tắt là Nghị định số 89/2013/NĐ-CP).

Điều 18. Hội đồng thẩm định giá

Hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP.

Mục 4. HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 19. Tổ chức hiệp thương giá

Trường hợp tổ chức hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Giá.

Điều 20. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá

1. Thẩm quyền và trách nhiệm tổ chức hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 24 của Luật Giá.

2. Thành phần tham gia hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Sở Tài chính; đại diện bên mua, bên bán; đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài chính.

Điều 21. Hồ sơ hiệp thương giá

Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giá">56/2014/TT-BTC.

Điều 22. Trình tự tổ chức hiệp thương giá

1. Trình tự tổ chức hiệp thương giá được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP và Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, Điều này.

2. Thời hạn Sở Tài chính rà soát sơ bộ hồ sơ hiệp thương giá tối đa không quá 05 ngày làm việc k từ ngày tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ hiệp thương giá (tính theo dấu công văn đến).

3. Trường hợp hồ sơ hiệp thương giá không đúng quy định, Sở Tài chính thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết để hoàn chỉnh theo quy định.

Đối với trường hợp hiệp thương giá theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thời hạn đcác bên hoàn thiện hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tối đa không quá 15 ngày làm việc (tính theo dấu công văn đến).

4. Trong thời hạn tối đa không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hiệp thương giá theo quy định (tính theo dấu công văn đến), Sở Tài chính tiến hành hiệp thương giá.

5. Trường hợp bên mua hoặc bên bán hoặc cả bên mua và bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên mua và bên bán có quyn rút lại hồ sơ hiệp thương giá đtự thỏa thuận về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá và phải báo cáo mức giá đã thỏa thuận và thời gian thực hiện mức giá đó cho Sở Tài chính.

6. Tại Hội nghị hiệp thương giá:

a) Sở Tài chính trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá; đồng thời ly ý kiến của các cơ quan có liên quan trực tiếp tham gia hiệp thương giá.

b) Sở Tài chính kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của Sở Tài chính, đại diện bên mua, đại diện bên bán), sau đó có văn bản thông báo kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thực hiện.

7. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá nhưng các bên chưa thống nhất được mức giá thì Sở Tài chính quyết định giá tạm thời đhai bên thực hiện.

Quyết định giá tạm thời do Sở Tài chính công bcó hiệu lực thi hành tối đa là 06 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời, các bên tiếp tục thương thảo về giá. Nếu các bên thống nhất được giá thì thực hiện theo giá đã thng nhất và có trách nhiệm báo cáo Sở Tài chính biết giá đã thống nhất, thời gian thực hiện.

Hết thời hạn 06 tháng, nếu các bên không thỏa thuận được giá thì Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá lần hai. Nếu các bên vẫn không đạt được thỏa thuận về giá thì quyết định giá tạm thời vẫn tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi đạt được thỏa thuận về mức giá.

Chương III

KÊ KHAI GIÁ, NIÊM YẾT GIÁ

Mục 1. KÊ KHAI GIÁ

Điều 23. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá

1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện kê khai giá bao gồm:

a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại Điều 4 Quy định này trong thời gian nhà nước không áp dụng biện pháp đăng ký giá.

b) Xi măng, thép xây dựng.

c) Than.

d) Thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm và thủy sản; thuốc thú y đ tiêu đc, sát trùng, tẩy trùng, trị bệnh cho gia súc, gia cm và thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Giy in, viết (dạng cuộn), giấy in báo sản xuất trong nước.

c) Dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá.

g) Sách giáo khoa.

h) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá.

i) Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước.

k) Cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ; cước vận tải hành khách bằng taxi.

l) Thực phẩm chức năng cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định của Bộ Y tế.

m) Etanol nhiên liệu không biến tính; khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); khí thiên nhiên nén (CNG).

n) Hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương.

Điều 24. Cơ quan tiếp nhận kê khai và đối tượng thực hiện kê khai giá

1. Cơ quan tiếp nhận văn bản kê khai giá:

a) Sở Tài chính tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa dịch vụ quy định tại Điểm b, c, d, đ, m, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

b) Sở Công thương tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm 1, n Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

c) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm e, h, k, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

d) Sở Y tế tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm i, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

đ) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm g, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tiếp nhận văn bản kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n Khoản 1, Điều 23 Quy định này trên địa bàn huyện.

g) Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 23 Quy định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát biu mẫu đăng ký giá quy định tại Khon 1, Điều 6 Quy định này có trách nhiệm tiếp nhận văn bản kê khai giá.

2. Đối tượng thực hiện kê khai giá bao gồm:

a) Tổ chc cá nhân (bao gồm cả các đại lý có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá) có trụ sở chính trên địa bàn tỉnh mà không có tên trong danh sách thực hiện kê khai giá ở trung ương hoặc văn bản hướng dẫn riêng về kê khai giá của bộ quản lý ngành theo thẩm quyền.

b) Tổ chức, cá nhân là chi nhánh, đại lý (bao gồm cả cửa hàng) không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá (ký hợp đồng phân phi trực tiếp với nhà cung cấp và mua, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do nhà cung cấp quyết định) không phải kê khai giá nhưng có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản gửi Sở Tài chính, sở qun lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tại địa phương nơi chi nhánh, đại lý đặt trụ sở chính về việc chi nhánh, đại lý không có quyền quyết định giá, điều chỉnh giá; cung cấp thông tin về mức giá của nhà cung cấp cho Sở Tài chính sở quản lý ngành, y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phtheo phân công của Ủy ban nhân dân tnh sau khi nhận được quyết định hoặc thông báo điều chnh giá của nhà cung cấp và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc cung cấp thông tin.

c) Định kỳ vào ngày 01 tháng 7 hàng năm hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tnh, các sở qun lý ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với SKế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tnh và các cơ quan chuyên môn của tnh rà soát, đxuất điều chỉnh danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá tại địa phương để gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo điều chỉnh danh sách các tổ chức, cá nhân kê khai giá trên địa bàn địa phương.

3. Thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá (không bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc danh sách đăng ký giá ở trung ương):

a) Sở Công thương: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm l, II, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

b) S Giao thông vận tải: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm e, h, k, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

c) Sở Y tế: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá đi với hàng hóa, dch vụ quy định tại Điểm i, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm g, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Tham mưu cho y ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá ở địa phương đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, I, m, n, Khoản 1, Điều 23 Quy định này.

e) Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 23 Quy định này, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, rà soát biểu mẫu đăng ký giá quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy định này có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo danh sách tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện kê khai giá.

4. Danh sách tổ chức, cá nhân kê khai giá; địa chemail, số điện thoại, sfax của các cơ quan được phân công tiếp nhận kê khai giá quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều này được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các cơ quan này.

5. Hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật chuyên ngành có quy định về kê khai giá thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Mục 2. NIÊM YẾT GIÁ

Điều 25. Niêm yết giá

1. Địa điểm niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.

2. Cách thức niêm yết giá thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 177/2013/NĐ-CP.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC GIÁ

Mục 1. THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN

Điều 26. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

2. Chỉ đạo thực hiện chính sách giá, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về giá, quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương kịp thời.

3. Quyết định các biện pháp bình ổn giá theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định 177/2013/NĐ-CP; Quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ quan trọng cần thiết cần bình ổn giá tại địa phương.

4. Quyết định giá một số hàng hóa dịch vụ quy định tại Điều 11 của Quy định này.

5. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Điều 27. Trách nhiệm của Sở Tài chính.

1. Tham mưu xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giá.

2. Báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Trách nhiệm của các sở, ngành thuộc tỉnh

1. Chỉ đạo hoặc chủ trì kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết đối với hàng hóa thuộc ngành mình quản lý.

2. Tham mưu, xây dựng, lập, trình phương án giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Quy định này; Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành mình quản lý có biến động giá (tăng, giảm từ 20% trở lên) thì kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính.

3. Phối hợp với Sở Tài chính trong công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh.

4. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các nội dung quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền.

Điều 29. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản pháp luật về giá; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về giá trên địa bàn.

2. Phân công các đơn vị trực thuộc tổ chức tiếp nhận đăng ký giá, kê khai giá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính.

3. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan chuyên môn có liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký giá, kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn.

4. Thực hiện chế đthông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về giá thị trường cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài chính.

5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các nội dung quản lý nhà nước về giá theo thẩm quyền,

Mục 2. CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ GIÁ

Điều 30. Đối tượng xây dựng cơ sở dữ liệu về giá

Sở Tài chính có trách nhiệm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá phục vụ qun lý nhà nước trong lĩnh vực ngành, địa phương.

Điều 31. Nội dung, nguồn thông tin, trách nhiệm và kinh phí xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá

1. Nội dung cơ sở dliệu về giá thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 4 Thông tư số 142/2015/TT-BTC ngày 04/9/2015 của Bộ Tài chính quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về giá (sau đây gọi tắt là Thông tư số 142/2015/TT-BTC).

2. Nguồn thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về giá thực hiện theo quy định tại Điu 5 Thông tư s 142/2015/TT-BTC.

3. Trách nhiệm xây dựng cơ sdữ liệu về giá:

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng, khai thác và quản lý vận hành cơ sở dữ liệu về giá tại địa phương.

4. Kinh phí đảm bảo cho việc xây dựng và qun lý cơ sở dữ liệu về giá:

a) Kinh phí đầu tư xây dựng, duy trì, nâng cấp, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về giá giao cho Sở Tài chính, được đảm bảo bng ngân sách nhà nước theo phân cp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Hàng năm Sở Tài chính có trách nhiệm lập dự toán ngân sách phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Kinh phí bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Sở Tài chính theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Tổ chức thực hiện

Các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh của Quy định này, căn cứ chức năng quyền hạn và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và phi hợp thực hiện đúng quy định.

Điều 33. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, các tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời bng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2017/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 22/2017/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 19/06/2017
Ngày hiệu lực 29/06/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2017/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên Gia Lai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản hiện thời

Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên Gia Lai
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 22/2017/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Đức Hoàng
Ngày ban hành 19/06/2017
Ngày hiệu lực 29/06/2017
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên Gia Lai

Lịch sử hiệu lực Quyết định 22/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên Gia Lai

  • 19/06/2017

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 29/06/2017

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực